Người đình công bất ngờ bị đuổi việc
Một số người lao động bị Cty Environstar sa thải sáng 18.12.
Như Lao Động đã đưa tin, ngày 17.12, hơn 300 công nhân (CN) của Cty TNHH Environstar (đóng tại xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) đã ngừng việc tập thể để kiến nghị Cty về việc thống nhất trả lương cho NLĐ theo thời gian hay trả lương theo sản phẩm, cùng các kiến nghị khác về chất lượng bữa ăn, nhà ăn, nhà để xe…
Hành xử trên cả luật pháp
Sáng 18.12, PV Báo Lao Động có mặt tại cổng Cty TNHH Environstar. Tại đây, có mặt Trưởng phòng nhân sự của Cty - ông Trang - cùng với 2 nhân viên của Cty đang làm thủ tục cho CN ký giấy xin nghỉ việc, đồng thời viết giấy hẹn ngày công nhân được lĩnh lương.
Chị Hoàng Thị Nhinh - CN tổ 1 của bộ phận may - nước mắt lăn trên má, cho biết: Sáng 17.12, đang làm việc bình thường thì thấy Cty nói lên họp. Tại phòng họp của Cty có bà Lê Thị Huyền - Phó Tổng GĐ, ông Quảng - trợ lý sản xuất và một người khác bên Công an huyện Thủy Nguyên cùng đại diện một số CN. Lúc đó, bà Huyền nói, ai có ý kiến gì thì cứ phát biểu, kiến nghị. Biết được tâm tư, nguyện vọng của hầu hết các CN nên chị đã mạnh dạn đứng lên phát biểu về những kiến nghị, mong muốn của anh chị em là: Trong năm 2015, mức lương cơ bản được Chính phủ tăng, do đó, nếu Cty tính lương theo thời gian thì cũng phải tăng lên theo quy định, còn nếu tính lương theo sản phẩm thì phải tăng đơn giá lên, vì đơn giá hiện tại, theo nhiều CN, là quá thấp. Trong cuộc họp, bà Huyền có nói ai muốn vào làm ngay thì vào, không thì sáng hôm sau (18.12), đi làm cũng được và muốn kiến nghị gì thì viết đơn gửi Cty. Chiều tối đó, chị đã viết đơn với chữ ký của nhiều CN để kiến nghị các nội dung đã trình bày lúc sáng cho chị tổ trưởng.
"Sáng 18.12, tôi vẫn vào làm bình thường. Nhưng đến khoảng 10h sáng, trợ lý sản xuất Cty đã gọi tôi ra ngoài và nói rằng “Em không thích hợp để làm việc ở Cty. Em chính thức bị đuổi việc”, đồng thời yêu cầu tôi ra cổng Cty, sẽ có bộ phận nhân sự làm việc. Tại cổng Cty, ông Trang yêu cầu tôi phải ký vào đơn xin nghỉ việc thì mới được nhận phiếu hẹn trả lương số ngày làm việc trong tháng 12, vào ngày 20.1.2015. Nếu em từ chối ký đơn xin nghỉ việc sẽ không được lĩnh tiền lương đã làm việc. Em chưa bao giờ thấy uất ức như vậy, vì cách hành xử bất chấp quy định luật pháp của Cty ” - chị Nhinh uất ức bật khóc.
Tương tự chị Nhinh, chị Trịnh Hồng Nhung - CN bộ phận may - cũng đã phát biểu kiến nghị trong cuộc họp của Cty sáng 17.12. Sáng 18.12, lúc đang làm việc, chị cũng bị trợ lý sản xuất gọi ra ngoài, thông báo bị đuổi việc. Hàng chục chị em khác cũng đã bị gọi ra ngoài, thông báo bị đuổi việc vì đã tham gia ngừng việc, hoặc có ý kiến phát biểu, kiến nghị trong cuộc họp với lãnh đạo Cty.
Nói một đằng, làm một nẻo
Ngoài việc đuổi những công nhân tham gia ngừng việc tập thể, theo phản ánh của CN, Cty này mới thành lập vào tháng 10.2014, vì nhà ăn chật hẹp, thiếu bàn ghế nên gần nửa số CN phải ngồi bệt ăn cơm, ngay cạnh phòng vệ sinh. Bữa ăn trưa chất lượng thức ăn dở. Lúc mới vào làm, trưởng phòng nhân sự thông báo, CN sẽ được bình bầu xếp loại A, B, C, sẽ có trợ cấp chuyên cần và xăng xe, nhưng khi vào làm, CN không được hưởng. Không những thế, CN thường xuyên phải tăng ca đến 21h, làm cả chủ nhật, nhưng thu nhập thấp.
Theo phản ánh của một số CN, khi vào làm việc tại đây, họ được hứa hẹn môi trường làm việc tốt, lương cao vì là Cty của Mỹ đầu tư. Tuy nhiên, khi vào làm mới biết, mọi chế độ đều không như lời hứa. Thậm chí một số CN đã phải mất chi phí mới được vào làm việc.
Sáng 18.12, PV Báo Lao Động đã trực tiếp gặp ông Trang - Trưởng phòng nhân sự - đề nghị được liên hệ để làm việc với lãnh đạo Cty, thì ông này nói rằng đang bận, không liên hệ được. Khi PV gặp gỡ, trao đổi với các CN, ông Trang đã yêu cầu bảo vệ ra xua CN, không được tụ tập ở cổng Cty. PV vào cổng Cty, đề nghị lần nữa được trao đổi, ông Trang cho bảo vệ đuổi phóng viên ra ngoài và nói “không làm việc”.
Ông Nguyễn Trần Lanh - Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên - khi nghe thông tin về việc trên, cho biết “sẽ cho phòng chuyên môn kiểm tra và giải quyết vụ việc”.
Việc doanh nghiệp sa thải công nhân của họ đó là quyền của họ thôi, còn công nhân nếu như họ cảm thấy doanh nghiệp đã làm sai luật lao động thì họ có thể kiện doanh nghiệp ra tòa án và tôi tin cơ quan thực thi pháp luật sẽ làm rõ những sai phạm của doanh nghiệp, nên việc mà đình công rồi đuổi việc là chuyện thường ngày thôi, ở tư bản cái này càng rõ hơn khi nền công nghiệp phát triển
Trả lờiXóabạn nói cũng đúng đấy.cái lũ bán nước này nó có biết cái gì về luật đâu mà cứ chỏ móm vào cơ chứ.thật là không chấp nhận được.chúng mày nên nhớ rằng làm gì thì cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật,việc doanh nghiệp đuổi việc ai cũng phải có nguyên nhân và cũng phải theo quy định cả.chẳng phải tự nhiên mà họ lại đi làm cái chuyện đó cả.
Xóatòa án nào đây?công nhân không có 'phong bì bôi trơn"cho tòa,bao nhiêu năm nay chỉ có luật rừng của Cộng sản Ba Đình
Xóacác bạn nên tuyên truyền cho nhân dân biết được cái bộ mặt thật sự của cái nhóm tàn dư này cũng chỉ làm được có vậy thôi, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân rồi đục nước béo cò, phá hoại đất nước, trong khi tình hình biển đông thì còn đang căng thẳng. Cái lũ mà chỉ biết tới mình như vậy thì sẽ chẳng bao giờ có được sự tiếp nhận của nhân dân đâu...và khi đó cái giá phải trả sẽ lớn lao vô cùng
Xóamình nói rồi đấy chứ "Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm" câu nói này của cố TT Nguyễn văn Thiệu
XóaNước ta dân số trong độ tuổi lao động rất đông nên như cầu việc làm luôn thiếu hụt. Những công nhân này nghe lời xúi dục của những thành phần tư tưởng không tốt để đình công bỏ làm, giờ lĩnh hậu quả cũng là những công nhân đấy, còn bọn xúi dục thì nhởn nhơ. Có ý kiến thì kiến nghị lên ban giám đốc, công đoàn, đằng này lại đi bỏ làm, gây tổn hại cho công ty. Nhưng ngời công nhân ý tức như vậy thì họ cho nghỉ việc là đúng rồi. Công nhân có trình độ thấp thường là những đối tượng dễ bị kích động và bị lợi dụng cho những mục đích chính trị.
Trả lờiXóatôi nghĩ công an và các cơ quan chức năng nên có những biện pháp đồng bộ và mạnh tay để trân áp những vụ việc tương tự xảy ra..tăng cường lực lượng bảo vệ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, cho doanh nghiệp nước ngoài, kể cả lập thêm một số đồn công an mới để đảm bảo an ninh trật tự, tính mạng, tài sản, để các doanh nghiệp, công nhân yên tâm làm việc. làm ổn định tinhg hình và an ninh trong khu vực
Trả lờiXóaTrong thời khó khăn công ty nào cũng cố gắng để giữ cho công ty mình không khủng hoảng và đúng vững trước những khó khăn của nền kinh tế cho nên chấm công ty không thể đáp ứng hết những chính sách cho nhân viên được và công ty có quyền chấm rứt hợp đồng với nhân viên của hộ khi công ty không có việc làm nhiều và việc chấm rứt hợp đòng với nhân viên thì công ty phải chọn những nhân viên làm việc kém để họ chấm rứt hợp đồng và việc chấm rứt hợp đồng phải đảm bảo đúng thủ tục cho nên công nhân mơi phải làm thủ tục đầy đủ.
Trả lờiXóa