Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Ngành y tế đã trở thành quốc nạn !

  Bệnh viện B ở đây là bện viện Bạch Mai Hà nội, chúng tôi đang tiếp tục làm rõ thêm những thứ Y đức mà bệnh viện Bạch Mai mang ra hành nghề, phục vụ dân chúng.

TP - Anh Nguyễn Văn Thụy (Hưng Yên), bị điện giật, nhiều lần gia đình đưa đi cấp cứu, nhưng bị các bác sỹ từ chối khuyên đưa về nhà chờ chết. Tuy nhiên, đến nay anh Thụy dần khỏe lại và nói “sao bác sỹ lại muốn em chết”.
Bệnh nhân Thụy được chăm sóc tại bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an)
Bệnh nhân Thụy được chăm sóc tại bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an).
Còn nước nhưng bác sỹ ngừng tát
Một lần vào thăm người bệnh tại bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an) tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội, chúng tôi vô tình gặp chị Chu Thị Nên (Nhân Hòa, Mỹ Hào, Hưng Yên), vợ bệnh nhân Nguyễn Văn Thụy. Chị Nên khóc nức nở rồi kể về câu chuyện của chồng chị.
Trong khóe mắt đỏ âu ấy, có lẽ một phần chị khóc vì buồn tủi trước cách ứng xử của một số bác sỹ tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện B ở Hà Nội), một phần vui vì chồng chị đã dần hồi phục sức khỏe. Chị Nên nói: Ngày 1/6, anh Nguyễn Văn Thụy (chồng chị) bê tấm tôn lên để che lại bể nước trong khu nhà trọ, vô tình tấm tôn cứa vào dây điện, khiến nguồn điện 220V phóng xuống người anh Thụy. Ngay sau khi phát hiện anh Thụy bị điện giật, người con rể đã lập tức dùng gậy đẩy tấm tôn ra. Lúc đó anh Thụy bị ngã vào trong bể chứa nước.
Sau khi sự việc xảy ra, gia đình chị Nên đưa anh Thụy đến bệnh viện Đa khoa phố Nối cấp cứu. Ban đầu da anh Thụy đen sạm, nhưng sau mấy giờ chăm sóc của bác sỹ, dần trở lại bình thường. Ngày 2/6, gia đình đưa anh Thụy lên bệnh viện B để điều trị tiếp.
Nhưng khi đến đây, một số bác sỹ phán: Có điều trị cũng không sống được. Các bác sỹ khuyên gia đình nên đưa anh Thụy về nhà. Chị Nên đã mất gần 1 giờ đồng hồ năn nỉ mới được các bác sỹ tại bệnh viện B làm thủ tục cho vào buồng bệnh.
Chị Nên kể tiếp, đến 17h cùng ngày, thấy anh Thụy ngáp và thở hắt ra, bác sỹ nói: Không thể cứu được nữa. Các bác sỹ tiếp tục khuyên gia đình đưa anh Thụy về nhà để chết cho đàng hoàng, tránh tình trạng phải chết đường chết chợ.
Một bác sỹ khác cảnh báo, để bệnh nhân chết ở đây phải làm nhiều thủ tục lắm, tốt nhất là đưa về nhà. Không còn cách nào khác, chị Nên đành ngậm ngùi đưa chồng về nhà. Trên đường về chị Nên thuê bình ô xy, quả bóng bóp để hỗ trợ cho anh Thụy thở. Về nhà, chị Nên chạy ngược chạy xuôi để chuẩn bị quan tài chờ anh Thụy nhắm mắt tắt thở rồi khâm liệm.
Khi về tới nhà được 1, 2 tiếng đồng hồ, thấy chân, tay anh Thụy dần ấm lại, gia đình chị Nên lại thuê xe đưa anh Thụy lên bệnh viện B để cứu chữa. Tuy nhiên, theo chị Nên, lần này bác sỹ ở đây không chỉ khuyên mà còn mắng cho người nhà chị Nên một trận. Chiếc xe đưa anh Thụy đang trên đường về Hưng Yên lại phải lộn lại để đón anh Thụy trở về bệnh viện Đa khoa phố Nối.
Trở lại bệnh viện Đa khoa phố Nối, được sự tận tình cứu giúp của các bác sỹ nơi đây, anh Thụy dần dần tỉnh lại.
Một kỳ tích

            Chị Chu Thị Nên kể với phóng viên về câu chuyện của chồng trong nước mắt
Chị Chu Thị Nên kể với phóng viên về câu chuyện của chồng trong nước mắt.

Được mọi người mách nước, đến ngày 21/6, anh Thụy được đưa đến điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an). Từ khi được các bác sỹ của bệnh viện Y học cổ truyền tận tình cứu chữa, đến nay, anh Thụy đã đi lại và nói được.
Chị Nên thất vọng với cách hành xử của một số bác sỹ tại bệnh viện B, “Từ trước tới giờ, tôi đưa người nhà đến bệnh viện đều được các bác sỹ tận tình giúp đỡ với mong muốn “còn nước, còn tát”, chứ đâu phải đùn đẩy ép người sống về nhà chờ chết như ở Bệnh viện B. Cũng may mà được các bác sỹ tại bệnh viện Đa khoa phố Nối và Bệnh viện Y học cổ truyền tận tình cứu chữa, không chồng tôi lại chết oan”, chị Nên nói.
Bên giường bệnh anh Thụy thì thào: Sau khi tôi bị điện giật, đầu óc tôi như người say rượu, tôi không nhớ được nhiều lắm. Nhưng tôi cảm nhận được cách hành xử của mọi người xung quanh. Khi tới bệnh viện, tôi vẫn thoáng nghe được giọng của bác sỹ nói, đưa tôi về nhà chờ chết. Lúc đó tôi buồn lắm “sao bác sỹ lại muốn em chết”. Tôi muốn nhảy xổ dậy, nhưng cơ thể quá yếu không cử động, không nói được.
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Thị Hương (Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Y học cổ truyền) nói: Bệnh nhân Thụy nhập viện lúc 10 giờ ngày 21/6 sau 3 tuần xảy ra tai nạn. Tôi vẫn còn nhớ, lúc đó, bệnh nhân ở trong tình trạng lơ mơ, tuy mắt vẫn mở nhưng gọi hỏi không đáp ứng, phải thở qua ống mở khí quản ở cổ.
Dù đã qua giai đoạn nguy kịch nhưng tình trạng của bệnh nhân vẫn vô cùng nan giải. Sau quá trình điều trị ban đầu, bệnh nhân đã hết sốt, trí nhớ dần hồi phục. Các bác sĩ đã kết hợp đông tây y, châm cứu xoa bóp bệnh nhân đã có thể đi lại và tự ăn uống. Bệnh nhân bị dòng điện hạ thế 220V giật và bị ngã xuống nước. Các bác sĩ tại bệnh viện B kết luận Bệnh nhân bị “chết não” dù tim vẫn đập, phổi vẫn thở.
“Đây là ca đầu tiên chúng tôi chữa trị cho một bệnh nhân ở trong tình trạng như vậy. Bệnh nhân bị tổn thương nặng do dòng điện cao, lại hôn mê trong thời gian dài như thế sẽ rất khó hồi phục. Tuy nhiên, quá trình hồi phục của bệnh nhân Thụy khá nhanh. Chỉ sau 2 tuần bệnh nhân đã mở mắt, tuần tiếp theo gọi hỏi đã có thể quay đầu lại, các chức năng cũng dần dần phục hồi. Đây thực sự là một kỳ tích bởi những bệnh viện hàng đầu tuyến Trung ương đã kết luận không cứu chữa được”, bác sỹ Hương chia sẻ.
Chị Nên thất vọng với cách hành xử của một số bác sỹ tại bệnh viện B, “Từ trước tới giờ, tôi đưa người nhà đến bệnh viện đều được các bác sỹ tận tình giúp đỡ với mong muốn “còn nước, còn tát”, chứ đâu phải đùn đẩy ép người sống về nhà chờ chết như ở Bệnh viện B. Cũng may mà được các bác sỹ tại bệnh viện Đa khoa phố Nối và Bệnh viện Y học cổ truyền tận tình cứu chữa, không chồng tôi lại chết oan”, chị Nên nói.
MINH ĐỨC

17 nhận xét:

  1. Trịnh Đình Thảolúc 15:40 26 tháng 7, 2013

    Các "chiến tích" tệ mạt của ngành y tế kể mãi vẫn không thể hết.
    Nhà nhà, người người đều gặp.
    Mụ Tiến "vẩu" có biến đi thì vẫn không giải quyết được gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. uh sau vụ tiêm vác xin ngành ý tế bắt đầu được công dân đửa lên thớt để mổ sẻ mà moi móc ra đủ thứ, phen này bà bộ trưởng bộ ý tế mệt đầu đây, đúng là cái ngôn luận xã hội nó có cái sức mạng nghê gớm thật xẩy 1 cái là toi ngay được hẳn nào bọn chấy rận chủ nó thường xuyên tác động vào mảng ngôn luận là vì thế!

      Xóa
    2. Uả bà Tiến trốn đi đâu rồi ah? vậy là thật sao bạn nói đùa hay sao ấy chứ mình thấy đâu đến nỗi như thế chứ? vụ việc lần này liên quan tới Vac xin viên gan B thì phải, đúng là vụ này hơi căng đấy chưa có cau trả lời thỏa đáng thì sao dám lộ mặt chứ!

      Xóa
  2. Bác Trọng nói: “Đảng viên hư trước, làng nước hư theo!” xem tại đây:lúc 15:47 26 tháng 7, 2013

    http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=1&ID=7249

    Trong hôm khai mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tư (khóa XI), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói đến nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ do sự sa sút phẩm chất chính trị và đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên từ Trung ương tới cơ sở; trong khi hàng triệu nhân dân, đảng viên đang nỗ lực xây dựng đất nước.

    Điều này nhân dân đã biết từ lâu. Chưa bao giờ thấy nhiều hiện tượng trái với đạo lí dân tộc như trong những năm gần đây: Cha giết con, chồng chém vợ, thầy giáo bị học trò làm hại, gia đình bệnh nhân đánh thầy thuốc, nông dân bị chiếm đất ồ ạt đi khiếu kiện, cán bộ tỉnh đánh bạc mỗi ván ăn thua tới 5 tỉ đồng, tội phạm vị thành niên ngày càng tăng. Sự dối trá tràn lan. Chạy chức chạy quyền, cúng bái cầu tài cầu lộc, mê tín dị đoan tràn ngập…

    Trách nhiệm thuộc về ai? Thuộc về sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Chính phủ, các cấp từ Trung ương tới cơ sở.

    Bản Di chúc năm 1969 của Bác Hồ, đã nhấn mạnh điều quyết định là Đảng cầm quyền phải thực sự trong sạch. Sau hơn 40 năm, mặc dầu chúng ta có phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhưng còn hình thức.

    Khi Đảng còn nhiều uy tín trong xã hội, dân ta đã có câu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Và nhiều thanh niên hăng hái phấn đấu vào Đảng.

    Đến nay thì ngược lại, một số người trung thực đã quyết định không vào Đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt Đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo Đảng nữa. Thế là Đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn, thật nguy to!



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng ác trước, làng nước ác theo.

      Xóa
    2. Đừng có vì một vài việc nhỏ của ngành y tế mà suy ra cả Đảng chứ? mấy chú đầu óc cũng chỉ ngắn gọn đến như thế thôi, nếu chú nào có đủ bản lĩnh thì nhảy vào đây nói chuyện với anh chứ đừng có nói bóng gió vài câu mà không hiểu cũng như không tự chủ mình đang nói gì. ok?

      Xóa
    3. Tổ chức nào đưa bà Tiến vào vị trí Bộ trưởng đó long toi nhỉ? Đừng bảo dân bầu nhé!

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Bác sĩ mà người ta là người có tài thật đấy nhưng cái đức thì có người có người không, bạn mà gặp được người tốt bụng thì khỏi phải nghĩ người ta tận tình lắm, nếu đen gặp phải người không ra gì thì một chút kính biếu sẽ làm mọi sự hài hòa trở lại ngay lập tức!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ủa như thế là cũng có những người lòng dạ xấu xa đúng không, như vậy là toi rồi, vậy nên phải tim ra những kẻ xấu xa đó loại bỏ ra khỏi ngành y tế có mạnh tay mới có được một bộ mặt mới và mới lấy lại được sự tin yêu của người dân!

      Xóa
  5. Quốc nạn cái con khỉ, ở Việt Nam ta do kinh tế chưa thực sự phát triển mạnh mẽ nên nhiều vùng người dân còn chưa có điều kiện để đi khám thường xuyên như thế sẽ tránh được rất nhiều loại bệnh, thứ 2 các bệnh viện cấp dưới cần được cải thiện để thu hút những nhân tài trẻ. chẳng mất bộ mặt ngành y tẻ thay đổi

    Trả lờiXóa
  6. Đứng đầu nghành là một con mụ mặt nó ác như thế thì dân còn chết oan nhiều!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là trông bà ta ác tướng, điêu toa.

      Xóa
  7. Đúng tìm ra những tên bác sĩ vô lương tâm, độc ác tàn nhẫn mang ra để hành quyết nào, có như thế toàn ngành y tế mới thực sự trở lên đáng tôn trọng bởi trong đó đội ngũ y bác sĩ đều là những người giỏi có tâm có đức! đôi khi có những người tài giỏi mà không có đức thì sao? ta phải làm gì với họ!

    Trả lờiXóa
  8. Mấy vụ liên quan đến ngành y tế gần đây đúng là cơ hội cho bọn xấu nói ra nói vào, bây giờ chính trị ít chuyện để nói rồi sao mà lại chuyển sang lên án y tế không biết, đây đúng là thủ đoạn của bọn phá hoại chuyên chọc ngoáy, đâm sâu vào những sai lầm. Đưa tin cho người ta biết là được rồi sao còn đưa cả ý kiến chủ quan của mình vào, lại còn mang tính tiêu cực. Nếu muốn lên án cả ngành y tế thì xem lại xem nếu không có y tế thì nhiều người đã chẳng còn sống như bây giờ, sức khỏe của nhân dân đã đảm bảo như hiện nay. Không suy nghĩ trước sau mà phán xét linh tinh, câu like rẻ tiền bằng mấy cái tiêu đề động trời.

    Trả lờiXóa
  9. Đành rằng ngành y tế nước ta còn nhiều bất cập cả về lĩnh vực chuyên môn lẫn về lĩnh vực đạo đức. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều mặt tốt được phát huy trong các năm qua. Kinh tế nước ta đang trên đà phát triển. Vì vậy không thể nói là ngành y tế không nỗ lực hết mình mà là do nước ta bị chiến tranh tàn phá. Kinh tế , khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì y tế cũng thế thôi. Cứ chờ đi. Ngành y tế nước ta sẽ phát triển sớm thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Cựu nhà báo Thu Hồng có ý kiến hay
    Xem tại đây:

    http://beoth.blogspot.com/2013/08/ba-tham-sat.html

    Trả lờiXóa