Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Người nông dân Việt nam đang nuôi lũ ăn bám vào váy họ.

Khi nhóm lợi ích vét sạch thành quả của người trồng lúa

Nông dân đầu vụ lúa đi vay từ giống đến phân bón, thuốc trừ sâu, chờ tới ngày hái quả thì lại bất lực chịu các doanh nghiệp thu mua ép giá. Số tiền lãi các doanh nghiệp hưởng còn những người nông dân bỏ vốn, bỏ công sức ra thì chấp nhận lỗ hoặc huề vốn.
Đứng thứ nhất, thứ nhì trên biểu đồ xuất khẩu nông sản toàn thế giới là vậy mà nông dân nhà ta vẫn buồn rười rượi bởi thua lỗ. Quanh năm làm ăn chỉ trông cậy vào ông trời. Nếu may mắn mưa thuận gió hòa thì giá cả lại bị chèn ép nên người nông dân liên tục thua lỗ.
Gần đây, câu chuyện về người nông dân một nắng hai sương đang đứng trước cảnh nợ nần khiến người Việt nào cũng đứng ngồi không yên. Giá nông sản liên tục sụt giảm trong khi các loại đầu vào như giống má, phân bón, thuốc hóa học thì liên tục tăng như bao nhiêu năm vẫn vậy. 
Quả thực, chưa khi nào giá lúa lại xuống thấp như hiện nay. Gần đây, người ta đau xót khi ví von rằng phải 3 kg thóc mới mua được 1 kg ốc bươu vàng. Cái loài vật là kẻ thù của nhà nông ấy lại được xem như loài có giá hơn cả cây lúa 4 tháng trời mới được thu hoạch. Tổng cục Thống kê đã chỉ ra rằng trong số người nghèo ở Việt Nam có đến 83 % là nông dân. Đúng đến đắng lòng khi nhìn cảnh nông dân đầu vụ lúa đi vay từ giống đến phân bón, thuốc trừ sâu, chờ tới ngày hái quả thì lại bất lực chịu các doanh nghiệp thu mua ép giá.
Ấy vậy mà, Chính phủ có Nghị quyết “Về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” và “đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất.” Có lẽ con số lời 30% ru ngủ nhiều người và làm đẹp trên trang giấy, nhưng trong thực tế thì giá lúa tính chung giảm 30% từ năm 2011 đến 2012
Chẳng tính đâu xa, trong hai năm 2008-2009, Việt Nam xuất khẩu gần 11 triệu tấn gạo trị giá 5.5 tỉ USD, và tính trung bình giá xuất khẩu là 10,360 đồng một kg. Trong khi đó giá mua thì chỉ 7000 đồng/kg gạo. Như vậy, giá xuất khẩu và giá mua chênh lệch đến 3360 đồng mỗi kg. Số tiền lãi này là các doanh nghiệp hưởng còn những người nông dân bỏ vốn, bỏ công sức ra thì chấp nhận lỗ hoặc huề vốn. Người nông dân mình vốn hiền lành cho rằng lấy công làm lãi nhưng trên thực tế họ không bao giờ được lãi, chứ chưa nói đến 30 % như các báo cáo vẫn nêu.
Ai cũng biết các doanh nghiệp thu mua lúa gạo đang hưởng lợi bởi chính sách tạm trữ lương thực của nhà nước ta. Các doanh nghiệp này, dù đã được hưởng lợi từ Nhà nước nhưng vẫn chọn thời điểm để ép giá lúa, và hệ quả là người nông dân lãnh đủ. Biết là mình bị thiệt nhưng nông dân ta cũng chẳng thể kiện doanh nghiệp hay "nhóm lợi ích" trong nông nghiệp được. Biết kiện ai bây giờ, người nông dân đi kiện chẳng khác nào con kiến kiện củ khoai.
Mà thực tế cũng chứng minh đây thôi, từ trước đến nay, chưa có một nông dân kiện doanh nghiệp ăn lãi nhiều quá mà thắng lợi cả. Người ta vẫn nói mạnh vì gạo, bạo vì tiền, nếu so với điều này người nông dân chẳng có cái gì để mà lớn tiếng, mạnh miệng được. Thôi thì, người dân ta nghèo chấp nhận thua thiệt về mình.
Có lúc đắng lòng người nông dân cũng than, chính sách nông nghiệp bỏ rơi họ. Nhưng than là than vậy thôi, bởi vì nông dân ta yêu nước lắm. Cứ nói đến đóng phí, góp tiền là nông dân hăng hái. Không chỉ vậy, dù làm ăn thua lỗ nhưng người nông dân vẫn một nắng hai sương không bỏ hoang đất bởi họ yêu đất nước này lắm lắm. Không ai kiên trì bám trụ với đồng ruộng như người nông dân Việt.
Bài toán "người nông dân phải làm gì" trong bối cảnh nông nghiệp liên tục đi xuống về giá cả. Dù năng suất có cao lên đến mấy mà giá bị bóp thì nghèo vẫn nghèo. Kiện doanh nghiệp, tiểu thương ép giá thì không kiện được, vậy phải chăng người nông dân nên mạnh dạn viết đơn kiện ông Trời. Kiện ông Trời tại sao không thương người nông dân để thiên tai, hạn hán liên tục xảy ra khiến cái đói cái nghèo cứ bám lấy họ. Nếu mưa thuận, gió hòa thì người nông dân sẽ chỉ việc "đi cấy lấy công" không phải trông ngóng thêm nhiều thứ làm gì.
Thôi thì, không biết làm gì, vắt tay lên trán suy nghĩ cũng chỉ thêm bạc tóc, nông dân ta cứ viết đơn lên kiện ông trời có lẽ trời sẽ đoái thương chứ đời con kiến mãi không thể kiện được củ khoai nhiều rễ kia đâu. Con cóc còn kiện được ông trời huống chi người nông dân ta. Biết đâu, một mai, trẻ con sẽ được học câu chuyện khác, ngày... năm 20..., người nông dân Việt Nam đã đâm đơn kiện ông trời.
KHÁNH NGỌC (ĐẤT VIỆT ONLINE)

17 nhận xét:

  1. Chủ trương đưa ra thì đúng nhưng việc thực hiện của chúng ta chưa được tốt nhất là ở cơ sở khi việc việc quản lý, thực hiện các chính sách, nghị định còn lơ là thậm chí một số địa phương còn buông lỏng quản lý. Đây là vấn đề đã được nói nhiều tại nhiều diễn đàn cũng như nghị trường nhưng việc tìm ra giải pháp cho vấn đề này vẫn còn nan giải. Việc người nông dân chịu thua lỗ mặc dù khó khăn vất vả, giá cả leo thang nhưng giá lúa vẫn vậy, thậm chí là còn sụt giảm cho thấy công tác quản lý của chúng ta còn kém. Cần phải có tư duy đổi, những hành động quyết liệt mới có thể đưa nước nhà phát triển

    Trả lờiXóa
  2. Người nông dân một nắng hai sương để làm ra hạt lúa, hạt gạo, mặt hàng nông sản... là lực lượng chiếm tỉ lệ lớn trong xã hội ta, do đó Đảng và Nhà nước từ xưa đến nay luôn luôn đặc biệt quan tâm và những chính sách nông nghiệp luôn hướng đến người nông dân.
    Do đó cái khẳng định "chính sách nông nghiệp bỏ rơi họ(người nông dân)" là hoàn toàn sai lầm. Không thể phủ nhận, có không ít trường hợp những mặt hàng nông sản của ta tuy số lượng thu hoạch là rất lớn nhưng giá trị sản phẩm lại chưa cao, nếu thực sự muốn mổ sẻ nguyên nhân thì chúng ta cần nói đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến điều đó:
    - đầu tiên phải nói đến nguyên nhân khách quan là tình hình kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, không chỉ riêg Việt Nam, mà rất nhiều các quốc gia nông nghiệp phát triển khác trên thế giới cũng gặp phải tình trạng tương tự như chúng ta.
    - không thể không kể đến yếu tố việc quản lí của các cơ quan, ban ngành, cùng các chính sách của Đảng và Nhà nước
    - chính cách thức, phương pháp và tính chất làm việc của người nông dân đôi khi cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá trị sản phẩm không cao.
    Đơn giản như chúng ta đã chứng kiến bao lần sự việc : người nông dân cùnh nhau ồ ạt trồng một loại cây vì đơn giản là vào thời điểm đó giá trị sản phẩm tăng cao, thế rồi chỉ một thời gian sau, khi lượng sản phâm dư thừa thì giá trị đương nhiên giảm, mặc cho những khuyến cáo của bộ nông nghiệp và phát triển
    ... Đó là chưa kể đến những yếu tố như việc gia nhập các công ước, hiệp ước quốc tế đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải tốt...

    Cho nên vội vàng quy chụp và kết luận như vậy không phải là cách hay để cố tình hạ uy tín của Đảng và Nhà nước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng như vậy, chúng ta không được vội quy trách nhiệm để hạ uy tín cho Đảng và Nhà nước như vậy. Đảng và Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho nhân dân được điều kiện tốt nhất để nhân dân được phát triển, để họ có được cuộc sống tốt hơn. Mọi chính sách đều nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên trong khi thực hiện thì không thể tránh khỏi những sai sót.

      Xóa
    2. Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhân dân phát triển. Đặc biệt là ngành nông nghiệp, Nhà nước đang có những đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Đây đang là một trong những ngành trọng điểm, mọi chủ trương chính sách của Đảng đều hướng tới nhân dân, vì nhân dân. Vì thế chúng ta không thể vội vàng có những nhận xét, quy trách nhiệm cho Đảng, Nhà nước được.

      Xóa
    3. Cái người nông dân cần nữa đó là việc nhà nước phải giải quyết việc thu mua lương thực đê xuất khẩu. Không thể để tình trạng các doanh nghiệp mua giá thấp mà lại bán giá cao. thế thì người nông dân lời thế nào được trong khi chính họ là người lao động vất vả để làm ra lương thực. Nhưng người nông dân mà không bán đi thì không được, vậy nên khi bị ép giá người nông dân cũng không biết làm thế nào

      Xóa
  3. Nông dân thì lỗ nhưng lũ ăn bám là hiệp hội lương thực chúng giàu sụ - đó mới là vấn đề.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta không thể quy lỗi và trách nhiệm nhanh như thế được. Mọi chủ trương chính sách của Đảng đều là phục vụ lợi ích, vì nhân dân là chính. Vì thế có thể khẳng định mọi chủ trương chính sách là đúng và đều để phục vụ lợi ích của quần chúng nhân dân. Thiệt hại không phải chỉ là do một nguyên nhân. Vì thế chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn.

      Xóa
    2. Nghèo vì nuôi lũ gòi Dư luận viên vô tích sự.

      Xóa
  4. Hệp hội lương thực giàu sụ?
    Hiệp hội lương thực là ai Nặc danh biết không? mà họ giàu bằng gì Nặc danh biết không? Hay cứ thấy người lắm tiền sẽ là người ăn bám?
    Nhà tôi cũng làm nông nghiệp nhưng không phải vì vụ mùa kém mà tôi đổ lỗi ngay lên đầu những người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi từ việc lựa chọn giống cây trồng, loại vật nuôi, đến viẹc hướng dẫn cách thức chăm sóc, thu hoạch và giúp đỡ trong đầu ra sản phẩm...
    Trong hiệp hội đó có rất nhiều những người "anh hùng" sản xuất kinh doanh giỏi trên chính mảnh đất và đồng ruộng của mình, họ không dừng lại ở việc pphát triển cho bản thân, mà còn tham gia giúp đỡ những người bạn nông của mình cùng phát triển. Những lúc được mùa, được giá thì không thấy dân oan ngợi khen họ, nay có chút khó khăn là đổ đầu họ ngay.
    Đó có phải là loại hèn không?

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Việc xuất khẩu gạo có sự chênh lệch giá bán và giá mua là bình thường, đâu phải là doanh nghiệp bán bao nhiêu thì mình chủ doanh nghiệp đút vào túi hết, còn phải có tiền lương dành cho công nhân, rồi chi phí cho máy móc nhà xưởng chi phí vận chuyển hàng trăm loại chi phí. Nói là doanh nghiệp ngồi không ăn hết lãi của người dân là không đúng

    Trả lờiXóa
  7. Công bằng mà nói thì đúng là việc thu mua lúa gạo xuất khẩu đối với người nông dân còn những bất công. Chuyện này chẳng phải là chuyện mới đây và cũng là câu chuyện mà đến vụ mùa nào thời sự cũng đưa tin về việc nông dân phải bán gạo lỗ cho doanh nghiệp thu mua. Thực sự nghe đến đó mình cũng thấy thật bất công cho người nông dân. Người nông dân một nắng hai sương vất vả lao động chờ ngày thu kết quả nhưng thực tế thì doanh nghiệp thu mua giá lương thực lại thấp.

    Trả lờiXóa
  8. Nhưng ông Huỳnh vốn là giáo viên trường luật vậy hơn ai hết ông phải hiểu luật. Nhưng vì sao ông vẫn cố tình kêu oan cho ông Trần Huỳnh Duy Thức. Lẽ nào vì tình cha con mà bỏ qua cả luật pháp. Người làm luật thì không nên có hành động như vậy. Nói rằng ông Sang có trả lời thư của ông Huỳnh hay không? Lá thư của ông Huỳnh là muốn thả con của ông ấy ra nhưng sự việc đâu thể diễn biến theo ý đó được, luật là luật không thể làm khác được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn bun dau mam tom 20:05 Ngày 22 tháng 7 năm 2013 ơi, bạn có đọc nội dung không vậy, bạn cm nhầm lẫn hết rồi đấy.
      Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới nhưng số người nghèo ở Việt Nam lại rơi phần lớn vào người nông dân. Người nông dân làm ra hạt gạo nhưng hại gạo đó lại không được trả xứng đáng. Đó là lỗi của ai? Đảng và Nhà nước ta phải có chính sách để giúp người nông dân chứ. Mà việc này mình thấy thời sự cũng đưa rất nhiều rồi

      Xóa
  9. người nông dân chính là lực lượng lao động chính trong xã hội, những năm gần đây nhà nước quan tâm tới cuộc sống của người dân, nhất là về cây lúa. nhà nước đầu tư phát triển nghiên cứu chế tạo ra giống mới, nâng cao năng suất, chất lượng hạt gạo là mong cái gì? chắc chắn là mong cho người nông dân nhận được xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
    nhà nước bỏ vốn thu mua lúa gạo cho người dân, không để người dân chịu khổ. đó là chính sách hàng đầu của nhà nước. nhưng bênh cạnh đó chính sách từ trên chưa được thực hiện người dân vẫn còn chưa hưởng lợi bởi còn xuất hiện các thương lái ép giá người dân. những lúc như vậy khi nhà nước chưa kịp thời sát xao thì người dân hãy bảo vệ chính bản thân mình.

    Trả lờiXóa
  10. Sao có thể vội vàng đổ lỗi và trách nhiệm lên cho các cơ quan chính quyền Nhà nước như vậy. Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách vì sự phát triển của nhân dân, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước luôn hướng tới quyền lợi của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân được lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.

    Trả lờiXóa
  11. giá nôn sản thực sự là không biết đường nào mà lần, vì chúng ta xuất khẩu ra nước ngoài, phải được sự đồng thuận về giá cả của các đối tác thì chúng ta mới có thể bán được, đâu phải chúng ta xuất khẩu lúa gọa một mình đâu, Thái lan là nước thứ hai thế giới đấy, nhưng người dân cũng đâu có giàu nhờ lúa gạo đâu. nước ta và Thái Lan có khi hậu tương đồng, nên chúng ta đến vụ mùa thua hoạch thì bên họ cũng như thế, nên nguồn lúa gạo là rất nhiều, nên giá cả nó xuống cũng phải thôi. Với lại chúng ta xuất khẩu lúa gạo thứ nhất thế giới đâu có nghĩa là người nông dân có thể giàu lên từ đó, chúng ta chỉ xuất đi số lượng lớn nhất thế giới, chứ giá lúa gạo của nước ta có ao nhất thế giới đâu?

    Trả lờiXóa