Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Đằng sau vụ bán tàu Kilo, Nga giúp Việt Nam thành lập binh chủng "tàu ngầm"



Tàu ngầm hạng kilo mà Nga đang xây cho Việt Nam (AFP)
Tàu ngầm hạng kilo mà Nga đang xây cho Việt Nam (AFP)

Hoàng Dung / Trọng Nghĩa-RFI
Nhà máy đóng tàu Admiralteiskie Verfi của Nga vừa cho hạ thủy hôm 28/08/2012, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên trong lô hàng 6 chiếc được Việt Nam đặt mua. Đây là số tàu nằm trong hợp đồng trị giá gần 2 tỷ đô la được ký kết vào tháng 12/2009 nhân chuyến thăm Liên bang Nga của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.


Thông tín viên Hoàng Dung
 
30/08/2012
 
 
Sau khi chạy thử, chiếc tàu ngầm này sẽ được giao cho Việt Nam vào cuối năm nay hay đầu năm tới. Theo thông tín viên Hoàng Dung tại Mátxcơva, phía sau hợp đồng mua bán vũ khí đơn thuần, là cả một kế hoạch nhằm xây dựng cho Hải quân Việt Nam một “binh chủng” tàu ngầm hoàn chỉnh, và một lực lượng hiện đại.

3 nhận xét:

  1. Mong sao xây dựng một quân đội vững mạnh để bảo vệ chủ quyền , bảo vệ nhân dân chứ đừng bảo vệ tàu lạ đàn áp ngư dân ......

    Trả lờiXóa
  2. CƯỜNG QUỐC DÂN OANlúc 15:13 1 tháng 9, 2012

    Cám ơn bà Thủ Tướng Thái Lan đã mua gạo của VN xuất khẩu, giúp cho nông dân VN bán với giá cao. Cám ơn, tôi cũng giống như người nông dân Hoàng Kim của tỉnh Đồng Tháp rất kính trọng bà thủ tướng Thái.

    Trả lờiXóa
  3. CƯỜNG QUỐC DÂN OAN-ĐẠI NGU QUỐClúc 15:28 1 tháng 9, 2012

    Ngoài ra, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng chia sẻ thêm về thầy Tôn Thân, người thầy đã dạy toán cho mình hồi học cấp 2.

    Câu chuyện khiến giáo sư nhớ nhất về người thầy của mình chính là lần thầy mang chiếc áo mưa vào lớp, để ngay ngắn trên bàn sau đó lại bị vo tròn như quả bóng và nằm dưới chân một học sinh tên Huy.


    “Trí thức không phải là người dạy dỗ người khác, mà là người có khả năng tư duy độc lập trong mỗi vấn đề, có khả năng chỉ ra cái đúng, cái sai, cái hay, cái đẹp trong mỗi sự lựa chọn vì thế có thể giúp cho người khác có thêm kiến thức cho sự lựa chọn của chính họ”.
    Giáo sư Ngô Bảo Châu

    “Khi đó, thầy hỏi chúng tôi ai là người làm việc này. Không ai trả lời. Cuối cùng Huy đứng lên nhận lỗi. Nhưng thầy vẫn hỏi tiếp ai làm và thầy nghiêm giọng: “Hôm nay các em làm tôi rất buồn. Các em có lỗi mà không dám đứng ra nhận lỗi cùng bạn Huy”. Thú thật lúc đó tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng và học được rằng muốn sống tử tế, trước hết phải biết xấu hổ”, giáo sư Châu chia sẻ.

    Trả lờiXóa