Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

'Vạch mặt' thủ phạm khiến dân khiếu kiện đất đai



- Thảo luận báo cáo kết quả giám sát của QH sáng 18/9 về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa dẫn câu chuyện cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng như minh chứng điển hình cho “bệnh vô cảm”, bao che sai phạm trong cán bộ.
Có nơi cán bộ làm ngơ lợi ích của dân
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ QH vừa qua đã tổ chức nhiều buổi làm việc tại các bộ ngành, địa phương về tình hình thực hiện chính sách pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo với các quyết định hành chính về đất đai. Tuy nhiên, kết quả báo cáo và giải pháp trình ra lần đầu tại phiên họp sáng nay (18/9) được đánh giá là “còn rất chung chung”.
Thực tế từ các địa phương cho thấy, có tới 70% đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. Tính chất, quy mô phức tạp ngày càng tăng, khiếu kiện phức tạp và kéo dài đang diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt liên quan việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Đa phần đơn thư đều xuất phát từ việc người dân không đồng tình với các quyết định của chính quyền. 
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý: Tình hình bức xúc mà báo cáo của chúng ta cứ bình bình như vậy là không được. Ảnh: Lê Nhung

Theo phân tích của ông Nguyễn Kim Khoa, rất nhiều quyết định của chính quyền không hợp lòng dân, tổ chức thực hiện thì kéo dài nên dân bất bình. Nhiều nơi, cán bộ vô cảm làm ngơ trước lợi ích của dân.
Chẳng hạn, quyết định thu hồi đất và toàn bộ vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Hải Phòng) vừa qua là một quyết định “vô cảm”, dẫn đến bức xúc của dân bùng nổ. Chính quyền tổ chức điều tra rầm rộ suốt vài tuần lễ nhưng không tìm ra thủ phạm phá nhà dân. Ông Khoa cho rằng, trong những câu chuyện như Tiên Lãng có vấn đề bao che cho cái sai và cần phải kiểm điểm trách nhiệm cho rõ.
Cũng theo ông Khoa, rất nhiều vụ việc khiếu nại đất đai có liên quan đến tiêu cực tham nhũng và có nguyên nhân do cấp trên nể nang, bao che cho cấp dưới làm sai dẫn đến khiếu kiện kéo dài không có điểm dừng. Trong khi đó, chính quyền địa phương được giao quá nhiều thẩm quyền, và trong một ngày, một vị chủ tịch huyện có thể ban hành cùng lúc hai quyết định khác nhau.
Một bất cập khác được chỉ ra là nếu các quyết định (về thu hồi, cưỡng chế…) mà sai, dân có đơn thư khiếu nại thì vị chủ tịch (huyện, tỉnh), người đứng ra ký các quyết định đó lại ủy quyền cho lãnh đạo ngành đất đai hoặc cấp phó đứng ra tiếp nhận xử lý. Kết quả: chẳng ai bị xử lý hay chịu trách nhiệm.
Từ 2008-2011, đã giải quyết được 84% đơn thư khiếu nại, tố cáo. Số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%. Có đúng có sai chiếm 28%, số khiếu nại sai 52,2%.

            Nguồn: Thanh tra Chính phủ
Nói như Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, việc giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương chủ yếu giao Sở TN&MT hoặc thanh tra. “Dân khởi kiện chủ yếu các quyết định hành chính, do thủ trưởng đơn vị ký. Nhưng hầu như chưa bao giờ có chủ tịch tỉnh hoặc chủ tịch huyện nào phải ra tòa hành chính để giải quyết (tính từ ngày thành lập đến nay). Như vậy là chấp hành pháp luật không nghiêm”, ông Hiện khẳng định.
Theo ông, đa số vụ việc nếu may chăng được giải quyết là vì người đi kiện cáo có quan hệ thân quen, nhờ tác động chỗ này, chỗ khác. Nếu không sẽ chỉ là “thích thì giải quyết, không thích thì thôi”.
Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng cho rằng, khiếu nại ở mức độ nghiêm trọng như hiện nay một phần bởi dân bất bình trước tình trạng nhiều người giàu lên từ đất. Theo ông, đất đai là mảnh đất màu mỡ nhất để xảy ra tham nhũng.
Ngay đoàn giám sát khi đánh giá nguyên nhân bùng nổ khiếu kiện, tố cáo cũng cho rằng, một phần do các quyết định liên quan đến đất đai không tuân thủ trình tự, thủ tục, thiếu công khai, dân chủ, công bằng. Mặt khác, nhiều cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, chia chác đất đai.
Sai phải sửa
Để giải quyết tình trạng bùng nhùng trên, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng nên phân loại sâu các quyết định đã ban hành xem sai - đúng ở chỗ nào, nguyên nhân vì sao.
Theo ông, tình hình khiếu nại, tố cáo đã rất nghiêm trọng bởi chiếm tới 70% tổng số các vụ việc. Nghiêm trọng hơn nữa khi các quyết định hành chính của nhà nước sai mất một nửa. Với những quyết định đúng mà dân vẫn kiện, chứng tỏ dân không phục, và lỗi một phần do chính sách pháp luật chưa hợp lý.
Chủ tịch QH cho rằng, các cơ quan Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ TN&MT nên tiến hành rà lại các quyết định hành chính, có địa chỉ rõ ràng để xử lý và kết quả xử lý báo cáo QH.
“Quyết định sai ảnh hưởng đến dân thì phải đền bù cho dân. Sai ở đâu sửa ở đó. Như vậy, có hai việc cần làm ngay là giải quyết số vụ tồn đọng và không làm phát sinh vụ việc mới”, ông Hùng nói.
Nhiều ý kiến đề xuất làm rõ hơn trách nhiệm người đứng đầu. Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương đề xuất nên duy trì tốt cơ chế chính quyền đối thoại với dân.
Đoàn giám sát cũng đề xuất 15 kiến nghị. Tuy nhiên, các kiến nghị này vẫn bị đánh giá là chung chung, cần làm rõ địa chỉ, đối tượng và giải pháp. Dự kiến, kết quả giám sát sẽ được báo cáo tại kỳ họp QH sắp tới.
Lê Nhung 

18 nhận xét:

  1. Không phải chuyện Phê tự phê ba xạo, ăn cướp nhiều tỉ đô la rồi, phải KLuật để còn đuổi ra khỏi QH và TRUY TỐ
    TRƯỚC PHÁP LUẬT NỮA CHỨ?? Và quan trọng nhất là tiến hành các thủ tục để lấy lại tiền đã bị cướp trả lại cho Nhân dân, cho Nhà nước nữa chứ??
    KHÔNG THẾ THÌ CÒN GÌ MÀ NÓI NỮA???
    Ngày u buồn nhất của nhân dân!!!
    Đã một kẻ đạo dức thối um như thế rồi, thử hỏi làm sao mà có thể nói"Nhìn chung" được nữa?
    http://ngoducthohn.blogspot.com/2012/10/hn6.html

    Trả lờiXóa
  2. Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị.
    Không cần thiết giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị.
    Dù thế nào thì cũng phải công nhận thủ đoạn cai trị của Nguyễn Tấn Dũng:
    Biến Đảng cộng sản thành Đảng nhu nhược, tai tiếng; bộ máy chính quyền thành bù nhìn và tay sai
    Sinh, dưỡng và đưa Tập đoàn Tư bản đỏ lên ngôi; áp bức cả dân tộc dần vào khốn cùng, nô lệ
    http://phongchongthamnhungvietnam2012.blogspot.com/2012/10/phong-van-tong-bi-thu.html

    Trả lờiXóa
  3. chúng ta cần cương quyết và cứng rắn hơn nữa! xử thật nghiêm mới có hiệu quả

    Trả lờiXóa
  4. chủ yếu là do đất đai! việc làm phải chuẩn từ địa phương đến tw

    Trả lờiXóa
  5. quyết tâm gột sạch đội ngũ quan chức

    Trả lờiXóa
  6. hoai linh noi đúng! chỉ có như thế đất nước mới phát triển được

    Trả lờiXóa
  7. đất đai hết khúc mắc thì chúng ta sẽ hàn hạ

    Trả lờiXóa
  8. chuyện đất cát thật là phiền phức

    Trả lờiXóa
  9. yêu đất nước này! hãy vì nhân dân vì đất nước mà làm

    Trả lờiXóa
  10. làm thật nghiêm nhé! các bác không thể tha cho bọn này

    Trả lờiXóa
  11. hãy chừng trị thật nghiêm! cái này ta phai học TQ

    Trả lờiXóa
  12. ở mình cũng đan đền bù đất! không biết phải đợi đến bao giờ

    Trả lờiXóa
  13. Bắn chết mẹ nó bọn cộng sản đi .

    Trả lờiXóa
  14. Chủ nghĩa cộng sản hoang tuởng - bạo lực - tham lam sinh sản ra những đảng viên hoang tuởng - bạo lực - tham lam, họ bốc lột nhân dân tàn bạo để thoả mãn bản tính tham quyền - cố vị, làm cho con nguời và xã hội càng ngày càng tồi tệ.
    Nguời dân muốn đuợc sống với các quyền căn bản của con nguời, quốc gia muốn đuợc độc lập - tự chủ thật sự thì nguời dân phải cùng nhau xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản và những thứ có liên quan đến nó.

    Trả lờiXóa
  15. có nhiều người không hiểu những vẫn cứ tỏ vẻ nguy hiểm

    Trả lờiXóa
  16. Mời bạn vào tham gia bình luận tại lehienduc02.blogspot.com

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chú Cuội Cây Đalúc 09:47 20 tháng 10, 2012

      Ngoài vết đạn bắn vào đầu, thi thể ông Gaddafi còn có nhiều vết thương khác, trong đó có nhát dao đâm sâu vào hậu môn, rất có thể do lưỡi lê gây ra.

      Một năm sau cái trên gây tranh cãi của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) công bố báo cáo mới, tiết lộ những giờ phút kinh hoàng cuối đời người đàn ông 42 năm chèo lái Libya.

      Thế giới từng một lần kinh hoàng trước đoạn video bạo hành nhà lãnh đạo Gaddafi sau khi ông này rơi vào tay lực lượng nổi dậy. Tiếp sau đó, hình ảnh thi thể cố lãnh đạo Libya be bét máu, bị các tay súng nổi dậy lôi qua kéo lại làm dấy lên làn sóng phản đối trên khắp thế giới, kèm theo cam kết điều tra rõ vụ việc của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya. Tuy nhiên, gần một năm sau, cái chết của nhà lãnh đạo Gaddafi vẫn là dấu hỏi lớn nhưng đang chìm dần vào quên lãng.
      Woops... đã quá, cho 3D hưởng quả này là vừa, he he...

      Xóa