Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Án oan Long an - đang mở dần hồ sơ.

HỒ DUY HẢI (LONG AN) BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH, CÓ ĐỦ CĂN CỨ DẤU HIỆU OAN SAI

BÀI 2: TÓM TẮT DIỄN BIẾN VỤ VIỆC

Vào khoảng 7 giờ ngày 14 tháng 01 năm 2008, anh Phùng Phụng Hiếu, sinh 1978, là nhân viên Bưu điện huyện Thủ Thừa, Tỉnh Long An đưa thư, báo,...đến Bưu điện Cầu Voi thuộc Ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa. Thấy cửa vẫn đóng kín, anh Hiếu trèo qua hàng rào, đi vào trong nhà trụ sở Bưu điện, phát hiện 2 nhân viên Bưu điện Cầu Voi là Nguyễn Thị Ánh Hồng (sinh 1985) và Nguyễn Thị Thu Vân (sinh 1987) đã bị chết cạnh chân cầu thang.
8  giờ 10 phút ngày 14 / 01 / 2008,  1 điều tra viên của phòng PC14, 03 cán  bộ phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long  An và 1 kiểm sát viên VKSND tỉnh Long An ( Đáng lưu ý, phần đầu biên bản không ghi người chứng kiến, nhưng kết thúc biên bản thì người chứng kiến là ông Đinh Phú Hùng), tiến lành khám nghiệm và chụp ảnh hiện trường.

12 giờ 10 phút ngày 14/01/2008, tiến hành khám nghiệm tử thi (không có người chứng kiến của thân nhân hoặc cơ quan hay chính quyền sở tại,...). Thời gian sau đó là tiếp tục giám định để xác định một số tình tiết, chứng cứ của vụ án,....
Cơ quan điều tra đã tiến hành thu thập tin tức, khoanh vùng đối  tượng tình nghi. Trong danh sách điện thoại gọi đến số điện thoại của Bưu điện Cầu Voi thì có cuộc  điện thoại từ máy Hồ Duy Hải gọi đến lúc 11 giờ trưa ngày 13 tháng 01 năm 2008, theo Hải khai thì Hải yêu thích bóng đá, có chơi cá độ nên đặt báo Bóng đá  thường xuyên  tại Bưu  điện Cầu Voi.

Và một số thông tin thiếu tính xác thực khác chưa được kiểm chứng,...Cơ quan điều tra mời, tạm giữ, khởi tố bị can, bắt tạm giam Hồ Duy Hải từ ngày 21/03/2008.

Ngày 21/08/2008, Toà án ND tỉnh Long An mở phiên toà sơ thẩm, tuyên xử mức án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội giết người. Hồ Duy Hải kháng cáo và bổ sung, thay đổi kháng cáo kêu oan tại toà;  ngày 28/4/2009 Toà Phúc thẩm TAND tối cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm và y án sơ thẩm giữ nguyên hình phạt tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Tôi đặc biệt quan tâm đến biên bản phiên toà, khi Hội đồng xét xử đặt câu hỏi: “Anh không đến tại bưu điện hôm đó tại sao trong bản tự khai và lời khai tại Cơ quan điều tra mà anh tả rõ từ cái thớt, con dao, con gấu bông, hoa quả ?,....”.  Hồ Duy Hải đều im lặng và không dám nói ra sự thật. Lời nói sau cùng của Hồ Duy Hải tại 2 cấp toà đều kêu oan và đề nghị với Tòa: “Xin tòa xem xét lại vụ án này thật kỹ”.

Những lần thăm gặp Hải đều đề nghị gia đình ra Hà Nội kêu oan cho Hải. Trong đơn trình bày của bà Nguyễn Thị Loan (mẹ ruột của Hải) và bà Nguyễn Thị Rưỡi (dì ruột của Hải) trình bày: Những lời nhận tội của Hải là do bị sắp đặt và Hải bị đánh “đánh nhiều đến nỗi không đi được, phải có người dắt 2 bên tại thời điểm trước khi xét xử phúc thẩm, Hải không dám nói rõ điều này bởi vì đang bị giam tại trại tạm giam công an tỉnh Long An nên nếu nói ra sự thật thì sợ bị hành hạ”.
(Còn nữa)

LS Trần Đình Triển

5 nhận xét:

  1. Chuyện này nghe hơi khó tin...chả có chuyện gì mà lại chịu oan ức không nói ra trước tòa chỉ vì sợ bị hành hạ....nếu sự thật là vậy nói ra thì mới có thể giải quyết được...tôi nghi đây không phải sự thật...cái gì cũng đem ra nói xấu công an...quy chụp cho công an cái gì cũng xấu nhưng nói gì thì nói một sự việc cần phải nhìn nhiều mặt nhiều người nói thì mới rõ sự việc...

    Trả lờiXóa
  2. Trong sự việc của Hồ Duy Hải sát hại 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (Long An) năm 2008, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, người dành nhiều công sức nghiên cứu vụ trọng án này, cho rằng có nhiều căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo điều 273 của Bộ Luật Tố tụng hình sự. “Vụ Hồ Duy Hải có đầy đủ cả 4 căn cứ trên. Với tư cách phó đoàn giám sát và đại biểu (ĐB) QH, tôi đã gửi kiến nghị đến Chủ tịch nước về vụ này. Quan điểm là xem lại 2 bản án kết tội Hồ Duy Hải có đủ căn cứ không?” - bà Nga cương quyết.
    Bà Nga dẫn ra hàng loạt tình tiết, chứng cứ, lời khai... thiếu căn cứ để kết tội Hồ Duy Hải. “Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đều lựa chọn sử dụng những chứng cứ có lợi trong việc buộc tội nhưng không trung thực, khách quan đối với chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội. Đây là vụ án rất nghiêm trọng và tước đoạt mạng sống của một con người. Vì vậy, cần xem xét lại một cách thật thận trọng”
    Ông Vũ Xuân Trường, ủy viên UB Tư pháp, thừa nhận qua giám sát thấy "trong quá trình khám nghiệm hiện trường, điều tra thu thập dấu vết có quá nhiều thiếu sót": Những chứng cứ quan trọng không được củng cố vững chắc. Căn cứ quan trọng nhất để buộc tội chủ yếu là các lời khai của bị cáo, có lúc mâu thuẫn, có lúc cho là bị mớm cung, ép cung...
    Nhưng hầu hết các lời khai của Hải từ đầu chí cuối đều nhận tội. Kể cả khi có kiểm sát viên và luật sư cùng chứng kiến và hỏi, Hải đều khai báo cặn kẽ những chi tiết mà nếu không có mặt ở hiện trường thì không thể biết được. Sau khi xét xử sơ thẩm, Hải chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt chứ không kêu oan. Tại phiên phúc thẩm và trong đơn gửi Chủ tịch nước, Hải chỉ xin tha tội chết.
    Vì vậy vụ án vẫn đang trong quá trình được xem xét lại!

    Trả lờiXóa
  3. Trong sự việc của Hồ Duy Hải sát hại 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (Long An) năm 2008, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, người dành nhiều công sức nghiên cứu vụ trọng án này, cho rằng có nhiều căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo điều 273 của Bộ Luật Tố tụng hình sự. “Vụ Hồ Duy Hải có đầy đủ cả 4 căn cứ trên. Với tư cách phó đoàn giám sát và đại biểu (ĐB) QH, tôi đã gửi kiến nghị đến Chủ tịch nước về vụ này. Quan điểm là xem lại 2 bản án kết tội Hồ Duy Hải có đủ căn cứ không?” - bà Nga cương quyết.
    Bà Nga dẫn ra hàng loạt tình tiết, chứng cứ, lời khai... thiếu căn cứ để kết tội Hồ Duy Hải. “Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đều lựa chọn sử dụng những chứng cứ có lợi trong việc buộc tội nhưng không trung thực, khách quan đối với chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội. Đây là vụ án rất nghiêm trọng và tước đoạt mạng sống của một con người. Vì vậy, cần xem xét lại một cách thật thận trọng”
    Ông Vũ Xuân Trường, ủy viên UB Tư pháp, thừa nhận qua giám sát thấy "trong quá trình khám nghiệm hiện trường, điều tra thu thập dấu vết có quá nhiều thiếu sót": Những chứng cứ quan trọng không được củng cố vững chắc. Căn cứ quan trọng nhất để buộc tội chủ yếu là các lời khai của bị cáo, có lúc mâu thuẫn, có lúc cho là bị mớm cung, ép cung...
    Nhưng hầu hết các lời khai của Hải từ đầu chí cuối đều nhận tội. Kể cả khi có kiểm sát viên và luật sư cùng chứng kiến và hỏi, Hải đều khai báo cặn kẽ những chi tiết mà nếu không có mặt ở hiện trường thì không thể biết được. Sau khi xét xử sơ thẩm, Hải chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt chứ không kêu oan. Tại phiên phúc thẩm và trong đơn gửi Chủ tịch nước, Hải chỉ xin tha tội chết.
    Vì vậy vụ án vẫn đang trong quá trình được xem xét lại!

    Trả lờiXóa
  4. Việc cơ quan công an thu thập chứng cứ điều tra về hành vi phạm tội cũng như tiến hành các hoạt động tốt tụng khác đều tuân thủ theo trình tự quy định của pháp luật, những thông tin trên hoàn toàn là do bịa đặt không có thật vì vậy chúng ta không nên tin những thông tin đó.

    Trả lờiXóa
  5. cái gì cũng phải dựa trên chứng cứ, lập luận xác đáng và thuyết phục. mọi quy trình liên quan đến tố tụng đều phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. còn những gì cái trang lều báo dân oan này nói chưa chắc đã đúng. phải đợi các cơ quan chức năng làm rõ, xác minh đầy đủ, đưa ra đầy đủ nhân chứng vật chứng thì mới biết đc. chứ đám lều báo này ko có thông tin xác đáng, đáng tin cậy thì tin chúng nó làm gì

    Trả lờiXóa