Trích 70% số tiền thu được từ phạt vi phạm giao thông để chia cho CSGT - bao nhiêu năm rồi đã chia tổng bao nhiêu tiền ? ai ký quyết định bậy bạ đó để đục thủng ngân khố ...? đó là câu hỏi cần được các đại biểu Quốc hội đưa ra để các vị có trách nhiệm trả lời, giải đáp.
Đầu năm nay, công an Hà nội còn đưa ra mức khoán phạt cho CSGT trong năm 2012 là 500 tỷ ! thật đúng là một yêu cầu, chỉ thị phản động. Bởi lẽ : nếu dân chấp hành các luật lệ khi tham gia giao thông thì khoán vậy không đạt, các cấp dưới sẽ in tiền từ đâu ra để nộp ? rất ...phản động.
Đến khi ngân khố cạn kiệt như hiện nay rồi thì ủy ban an ninh quốc phòng mới yêu cầu không cho trích 70% ( 70 % mà gọi là trích nữa mới hài ) ra cho CSGT chia chác. Sao lúc kẻ nào ra quyết định từ bốn năm năm rồi ký thì không ông bà nào nhìn ngó, bên tư pháp cũng mù dở, toi cơm dân hay sao ?
Một Đất nước vô chính phủ, bất kỳ ai cũng có thể vi phạm trong lĩnh vực mình quản lý, ngân khố cứ như cái bầu sữa, con bê nào cũng bú bừa, kể cả con bê của nhà hàng xóm. Mấy ông nghị rau muống và nghị tàu cao tốc chỉ chém gió, huyên thuyên như những thằng điên, chả hiểu gì về trách nhiệm của mình với đồng tiền mồ hôi xương máu của dân cả. Khốn nạn thật !
Đề nghị bỏ quy định trích 70% tiền phạt cho CSGT
TT - Ủy ban Quốc phòng và an ninh Quốc hội vừa có ý kiến gửi đến các đại biểu Quốc hội về thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo nghị quyết 21 (năm 2011) của Quốc hội.
Ủy ban này cho rằng tuy đạt mục tiêu đề ra cho năm 2012 nhưng “đây chỉ mới là kết quả bước đầu”. Tình hình trật tự an toàn giao thông nhìn chung vẫn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Số vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản vẫn còn ở mức cao, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng gây bức xúc dư luận... Theo ủy ban, tính bền vững trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông thời gian tới vẫn là thách thức lớn.
Ủy ban Quốc phòng và an ninh nhất trí với Chính phủ năm 2013 tiếp tục giữ chỉ tiêu giảm số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương 5-10%. Ủy ban này kiến nghị phải xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, hạn chế thấp nhất tình trạng hành chính hóa việc xử lý các vụ án tai nạn giao thông.
Trong khi đó, Ủy ban Pháp luật cũng đưa ra nhiều kiến nghị sau giám sát. Theo đó, cần sửa đổi các quy định của pháp luật về tạm giữ, tịch thu xe vi phạm pháp luật và trình tự, thủ tục tịch thu, bán đấu giá các xe vi phạm để sớm giải quyết tình trạng tồn đọng hàng vạn môtô, xe máy và nhiều giấy tờ bị tạm giữ. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện và chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế...
Ủy ban Pháp luật đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định về quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính nói chung cũng như ở lĩnh vực giao thông nói riêng không phù hợp với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính, toàn bộ tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính được giữ lại 100% cho ngân sách địa phương, trong đó trích 70% cho lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông (tỉ lệ cao nhất) và phần còn lại trích cho nhiều lực lượng khác như thanh tra giao thông, trạm cân xe, cảng vụ đường thủy nội địa...
Báo cáo giám sát của Ủy ban Pháp luật nêu rõ pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2008) nghiêm cấm sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu để trích thưởng. Nhưng Chính phủ lại quy định việc sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính đã nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan, tổ chức xử lý vi phạm hành chính...
QUỐC THANH
asssssssss cvav adfsdf
Trả lờiXóa