Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Toà xứ rừng.


Tòa xử công khai nhưng... kín!

TT - Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật hành chính đều có điều khoản quy định các phiên tòa được xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền tham dự phiên tòa. Thế nhưng thực tế có những phiên tòa đóng kín cửa không lý do.
  • Hình ảnh thường thấy hằng ngày ở cổng TAND TP Hà Nội: người dân chờ đợi, năn nỉ bảo vệ cho vào tòa - Ảnh: Tâm Lụa
"Việc người dân tham dự phiên tòa chính là giám sát cán bộ tòa án tuân thủ, thực thi pháp luật"
Ngồi bệt ở cổng tòa
Tại phiên tòa xét xử vụ côn đồ hành hung người dân Văn Giang (sáng 30-11-2012, TAND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), rất đông người dân muốn tham dự phiên tòa nhưng đều phải đứng bên ngoài. Lực lượng bảo vệ tòa án thường không giải thích, không đưa được lý do chính đáng tại sao không cho người dân vào xem xét xử. Nhiều người sau khi xin vào không được đã ngồi bệt ở cổng tòa khóc. 
Hàng chục người dân tập trung trước cổng TAND TP Hà Nội (43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm) xin vào xem xét xử. Trước cổng tòa, hai bảo vệ của tòa án và 4-5 người mặc cảnh phục đứng chắn ngay lối vào. Họ kiểm tra rất gắt gao. Ai có giấy triệu tập của tòa mới được qua cổng. Đó là những hình ảnh diễn ra thường ngày ở TAND TP Hà Nội.
Một phụ nữ với gương mặt khắc khổ chen vào xin bảo vệ cho vào xem xét xử cháu ruột nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Bà bị đẩy ra ngoài mặc dù đã hết lời năn nỉ rằng bà đã đi mấy trăm cây số giữa trời lạnh buốt từ 3g sáng mới tới được đây.
Trong tòa án, trước cửa phòng xử 104B, một người đàn ông đứng xin hai công an cho vào trong xem xét xử nhưng cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Năn nỉ mãi không được, người đàn ông văng tục, chửi bới ầm ĩ cả dãy hành lang. Khi đó lực lượng công an mới cho ông vào phòng.
Vi phạm pháp luật ngay tòa án
Qua được cổng bảo vệ chưa xong, trước cửa phòng xét xử luôn có nhiều công an đứng canh gác để kiểm tra giấy tờ của người đến xem xét xử. Mặc dù các phiên xét xử đều là các vụ án dân sự, hình sự bình thường, không phải các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia hoặc các vụ hiếp dâm mà bị hại yêu cầu xử kín, thế nhưng lực lượng bảo vệ vẫn cương quyết không cho người dân vào xem xét xử.
Ở TAND TP.HCM, việc người dân vào tòa xem xét xử dễ dàng hơn khi cánh cổng vào tòa luôn mở rộng. Nhưng ở tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM trên tầng 2, mọi việc có vẻ khó khăn hơn. Người đến đây đều phải xuất trình giấy tờ cho bảo vệ. Một số sinh viên luật đến dự phiên tòa để học tập, có chứng minh nhân dân nhưng không có giấy giới thiệu của trường cũng bị bảo vệ không cho vào.
Việc không cho người dân vào tòa xem xét xử không những vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn làm nảy sinh tiêu cực. Theo phản ảnh của một số người dân, ai có tiền cho lực lượng bảo vệ ở cổng TAND TP Hà Nội sẽ được vào tòa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quốc Hội - thẩm phán, chánh văn phòng TAND TP Hà Nội - khẳng định lãnh đạo TAND TP Hà Nội chưa bao giờ cấm người dân vào xem xét xử mà chỉ hạn chế. Theo ông Hội, TAND TP Hà Nội đang sửa chữa trụ sở, diện tích chật chội, phòng xử nhỏ hẹp, mỗi phòng xử chỉ ngồi được 15-20 người nên phải hạn chế người dân vào xem. Việc hạn chế người ra vào tòa để “bảo vệ thẩm phán, viện kiểm sát và những người tiến hành tố tụng. Chúng tôi sợ một số đối tượng lưu manh côn đồ vào tòa án rồi lợi dụng ngủ lại để phá cơ sở vật chất, lấy cắp tài liệu hồ sơ...”.
Lý do ông chánh văn phòng TAND TP Hà Nội đưa ra là không thuyết phục vì ngay cả khi chưa sửa chữa trụ sở, TAND TP Hà Nội cũng kiểm soát rất gắt gao việc người dân vào xem xét xử. Vụ án được xử ở phòng lớn hay bé, phòng xử có còn chỗ hay không thì mỗi sáng lực lượng bảo vệ ở cổng TAND TP Hà Nội vẫn ngăn cản người dân vào tòa.
Trả lời về việc dân phải đưa tiền cho bảo vệ mới được vào tòa án, ông Hội cho biết: “Trước đây chúng tôi có nhận được đơn tố cáo của người dân về vấn đề này, qua xác minh cũng đã cho thôi việc một bảo vệ. Người dân bảo có đưa tiền, bảo vệ lại nói không nên rất khó xử lý. Chúng tôi đã đặt camera ở cổng tòa để theo dõi bảo vệ tiếp xúc với dân ra làm sao, có tiêu cực xảy ra hay không. Lãnh đạo TAND Hà Nội rất mong dân chụp ảnh, quay phim hay có những bằng chứng xác thực về việc bảo vệ nhận tiền, chúng tôi sẽ xử lý các trường hợp vi phạm”.
Đổi quyền hợp pháp của dân để lấy sự nhàn hạ?
Luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn luật sư TP Nam Định) cho rằng một số tòa án không cho người dân vào xem xét xử lấy lý do “bảo vệ trật tự phiên tòa” là bao biện, không thuyết phục. Luật sư Trai cho biết: “Nhiều phiên tòa còn chỗ trống rất nhiều nhưng bảo vệ không cho dân vào xem. Trách nhiệm của lực lượng hỗ trợ tư pháp là giữ gìn trật tự phiên tòa, nhưng thay vì làm nhiệm vụ của mình thì họ cấm không cho dân vào phòng xử. Căn cứ điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự, mọi người dân đều được quyền tham dự phiên tòa. Một người đi đường tránh mưa cũng có quyền tạt vào xem tòa hôm nay xử gì. Những hành vi ngăn cản người dân vào phòng xử nghe tòa xử án đều vi phạm pháp luật”.
Luật sư Ngô Ngọc Trai nói: “Luật tổ chức tòa án nhân dân điều 38 quy định: thẩm phán, hội thẩm phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Việc người dân tham dự phiên tòa chính là giám sát cán bộ tòa án tuân thủ, thực thi pháp luật. Đây cũng là một phương thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sinh động”.
Luật sư Trai là người đã gửi bản kiến nghị tới chánh án TAND tối cao để phản ảnh về việc người dân bị ngăn trở khi đến xem xét xử, nhưng tới nay không nhận được phản hồi. Luật sư cho biết sắp tới sẽ tiếp tục gửi kiến nghị tới Quốc hội và Chủ tịch nước.

37 nhận xét:

  1. Chỉ có những phiên đông người quá thì bị hạn chế. Án ma túy thường số lượng bị cáo đã đông, có khi hàng năm bảy chục bị cáo. Mỗi bị cáo chỉ cần 2 người nhà dự đã chật phòng xử... Chứ vào xem xử án ly hôn, tranh chấp tài sản, đánh nhau thông thường... thì vẫn tự do.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại một trong 900 con chó đang sủa của chế độ ưu việt.

      Xóa
  2. Bài này viết sai lệch quá. Chả ai cho tiền mà vào được những phiên tòa hạn chế vì làm gì có chỗ mà đứng nữa. Mà có phải phiên nào cũng hạn chế đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đi đâu không biết hàng đầu cứ đilúc 00:03 18 tháng 1, 2013

      Thưa đ/c Thanh Niên báo Tuổi Trẻ đăng công khai mà ráng cãi cho được là sao ?
      Đã là công khai thì không được phép cấm, đừng có ngụy biện "Mà có phải phiên nào cũng hạn chế đâu."
      "Sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật" là khẩu hiều chưng để ..làm cảnh ? hay là để khoe Việt Nam cũng có HP và PL ?

      Xóa
    2. Lại một trong 900 con chó đang sủa của chế độ ưu việt.

      Xóa
  3. Báo Tuổi trẻ của Đoàn TNCS đấy. Sao "dư luận viên" lại chửi báo nhà nước là sai lệch vậy? Vụ nào có 50-70 bị cáo, xin cái dẫn chứng nhé.

    Trả lờiXóa
  4. Thanh Niên - dư luận viên của Hồ Quang Lợn ngu thật!

    Trả lờiXóa
  5. Công khai mà kín.... ôi câu nói đầy tính đảng....

    Trả lờiXóa
  6. Nhìn kĩ trong ảnh kia thì người ta đang kiểm tra giấy tờ hay danh tính gì gì đó để cho vào chứ có phải là cấm vào đâu. Chắc mọi người đang xếp hàng ý chứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ờ, coi kỹ thì đúng thế thật. Chậc, nhà báo nói ẩu quá!

      Xóa
  7. Người ta có tên đàng hoàng. Nhìn lại xem, những comment "nặc danh" kia mới là khuất tất cùng giọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mày tên cha mẹ đặt cho là gì thằng kia, nhà cửa ở đâu thằng khốn, số phôn là gì cho công khai được không thằng mất dạy. Làm được những điều này thì mới đủ lớn để vào đây nói chuyện với ông mày hiểu chưa lũ mất gốc bán nước hại dân bợ đít giặc tàu dựa dẫm bọn tham nhũng kia....

      Xóa
    2. Ông nội của hồng kỳlúc 12:37 20 tháng 1, 2013

      Nhìn tên nó là biết rặt mùi máu tanh rồi

      Xóa
    3. Trong tim người ta là máu đỏ thì mày kêu tanh. Còn trong tim mày chứa nước cống nên có mùi thối. Ọe, ọe

      Xóa
    4. Báo giới Mỹ truy tìm tác giả của cuốn tiểu thuyết “O: A Presidential Novel” viết về hoạt động của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tác giả của cuốn tiểu thuyết này biết rất rõ “từng chân tơ kẽ tóc” của Nhà Trắng.

      Xóa
    5. Té ra tự do ở Mỹ cũng có khuôn khổ nhỉ. Mà khuôn khổ ấy cũng chẳng rộng rãi lắm.

      Xóa
  8. Mô hình dân chủ của mấy nặc danh trên kia:
    Mười năm trước, cả thế giới đã sững sờ trước hình ảnh những tù nhân bị tình nghi là khủng bố bị giam giữ trong các chiếc lồng ở nhà tù của Mỹ tại Vịnh Guantanamo. Ngày nay, nơi này vẫn là nơi giam giữ 171 người, bất chấp làn sóng kêu gọi chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đóng cửa nhà tù này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mày tên cha mẹ đặt cho là gì thằng kia, nhà cửa ở đâu thằng khốn, số phôn là gì cho công khai được không thằng mất dạy. Làm được những điều này thì mới đủ lớn để vào đây nói chuyện với ông mày hiểu chưa lũ mất gốc bán nước hại dân bợ đít giặc tàu dựa dẫm bọn tham nhũng kia....

      Xóa
    2. Hơn 100.000 người Mỹ đã ký thư kiến nghị gửi cho Nhà Trắng đòi tách các bang của họ khỏi nước Mỹ, trong đó có 25.000 người đòi tách bang Texas, sau khi Tổng thống Barack Obama tái cử. Hiện tại bản kiến nghị được chú ý nhất là từ Texas, bang đã bỏ phiếu cho ông Romney nhiều hơn ông Obama. Bản kiến nghị yêu cầu Texas được tách khỏi liên bang một cách hòa bình “để thành lập chính quyền mới của riêng chúng tôi”. Bản kiến nghị ký ngày 9-11, chỉ vài ngày sau khi ông Obama tái đắc cử, cho rằng “nước Mỹ tiếp tục gặp những khó khăn kinh tế có nguồn gốc từ sự thờ ơ của chính quyền liên bang với chi tiêu trong nước và ở nước ngoài”.

      Xóa
    3. Bố thằng nhà quêlúc 12:34 20 tháng 1, 2013

      Bác Hồ,
      Thằng "nhà quê" nó ở nhà quê bác ạ. Giọng điệu nó cũng na ná giống giọng điệu thằng "loa phường" chắc cũng cùng bầy với nhau trong đám 900 thằng CAM hay cũng có thể là chính nó cũng nên.

      Xóa
    4. Đoạn trên trích từ bản tin của đài VOA đấy cháu ạ, đừng có hỗn.

      Xóa
    5. Bố thằng nhà quêlúc 23:58 22 tháng 1, 2013

      Thằng nhà quê mà cũng biết vào VOA săn tin nữa sao?

      Xóa
  9. Càng cấm. dân càng phẩn nộ, loạn sắp tới nơi.

    Loạn sắp tới cả Tàu.

    Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Phó Thủ tướng Vương Kỳ Hoa, đang khuyến kích các cán bộ cao cấp đọc sách phân tích cách mạng Pháp của Alexis De Toqueville, vì các đồng chí đấy, thấy xã hội Trung Quốc ngột ngạt khống khí cách mạng lắm rồi.

    Việt Nam sẻ loạn theo Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  10. Cái khổ của tôi là sống dưới sự cai trị của một lũ dốt mà cứ tự nhận mình là đỉnh cao cục shit

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng này bẩn quá! Nó coi "cục shit" là đỉnh cao, có lẽ nó là con dòi. Khiếp quá, ở phòng thí nghiệm nào xổng ra vậy. Kinh tởm.

      Xóa
    2. trí tuệ của đảng được so sánh với cục cứt đó mấy thắng ngu của chế độ ơi, he he he,,,đẽ wé đi...

      Xóa
  11. Mở mắt ra mà xem đây là gì:
    "Đây là lúc để Mỹ chấm dứt đàn áp WikiLeaks, chấm dứt đàn áp người của chúng tôi và chấm dứt đàn áp các nguồn tin của chúng tôi bị cáo buộc ", ông Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks, thông qua vệ tinh từ London đã nói tại một phòng họp của Liên hợp quốc, nơi các nhà lãnh đạo thế giới đang tham dự cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc.

    Trả lờiXóa
  12. Mỹ đã tuyên bố trang web WikiLeaks và ông chủ Julian Assange là kẻ thù của nước Mỹ. Có nghĩa là có thể bị thủ tiêu, bắt bớ, giam giữ mà không cần qua xét xử. Thế là tự do, nhân quyền, bác ái được thực thi!

    Trả lờiXóa
  13. Ở Mỹ thế cũng là thường. Mà nước nào thì cũng có luật lệ riêng chứ.

    Trả lờiXóa
  14. Tội nghiệp dân mỹ quá các bạn ơi, đề nghị chính phủ mình qua giải phóng cho dân mỹ thoát khỏi ách thống trị của đế quốc nhé các bạn, thế là ta đã làm một động tác tuyệt vời cứu được cả thế giới thoát vòng nô lệ há, rồi sau đó mình cướp lấy cái hệ thống nhà băng há, rồi mình có được vô vàn là đô la há, thế là từ đó VN mình giàu có há, khỏi tham nhũng há, cũng khỏi bợ đít giặc tàu khựa nữa há... rồi mình là nhất há, anh hùng há, há, há....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Hồ ơi! thế dân Mỹ cần chính phủ mình giải phóng thật à...

      Xóa
  15. http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Che-do-boi-duong-tham-gia-phien-toa-phien-hop-giai-quyet-viec-dan-su/201210/151021.vgp

    Trả lờiXóa
  16. "Cụ thể, mức bồi dưỡng đối với Thẩm phán chủ tọa là 90.000 đồng; Thẩm phán, Kiểm sát viên là 50.000 đồng; Thư ký Tòa án, cán bộ, chiến sỹ công an, cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, công an dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng là 35.000 đồng.

    Trả lờiXóa
  17. Nói tóm lại, mấy cha "dân oan" này quá dốt về pháp luật. Đã dốt lại còn hay chữ. Phiên tòa công khai không có nghĩa nó là một cái chợ, ai vào thì vào ai ra thì ra. Đã là tòa án thì phải thể hiện sự tôn nghiêm của pháp luật. Số lượng người vào phải căn cứ vào số ghế trong phòng, do đó phải ưu tiên những người trực tiếp liên quan đến vụ án như bị can, bị cáo, người làm chứng và những người nhà thân nhân của họ, luật sư của họ, cánh báo chí vào đưa tin...Công khai, mời báo chí, báo chí đưa ra công luận đấy là một cách công khai,chứ đâu phải ai cũng cho vào. Nếu chen lấn, xô đẩy cãi vã mất trật tự thì sao tiến hành phiên tòa được. Do vậy vụ nào ít người thì vào thoải mái, vụ nào lớn, đông thì phải hạn chế theo số lượng ghế có trong phòng xử. Cái chính là bị cáo, người nhà và luật sư của họ đều có mặt thế là đủ. Những người khác đến quan sát thì nếu còn chỗ, tòa sẽ bố trí, còn nếu hết chỗ thì thôi. Đâu có phải vì thế mà gọi là phiên tòa kín.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong lần trả lời phỏng vấn mới đây của ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang với TTXVN. Khi được hỏi: “Chủ tịch nước đánh giá như thế nào về sự tin tưởng của nhân dân đối với chế độ?”. Ông đã trả lời: “... Niềm tin đó đang bị thách thức và suy giảm do tệ tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhưng tôi tin, nhân dân bao dung vẫn tin và kỳ vọng vào đảng nếu đảng kịp thời chỉnh đốn, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm trong bộ máy của mình. Tuy vậy, không được lạm dụng lòng tin của nhân dân.”
      Niềm tin của nhân dân đang bị thách thức. Sự suy thoái đạo đạo đức của lãnh đạo chế độ. Sự dãy chết của đảng. Cầu cứu vào sự bao dung của nhân dân???

      Xóa
    2. Đúng là giọng điệu CS

      Xóa
    3. Hình là một cái bô đầy phân úp vào mặt nó

      Xóa