Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Càng tìm hiểu kỹ, càng tự hào và yêu quý Đảng của mình

10:08 | 03/12/2004
    - Chúng tôi gặp bà trong lần bà đến nộp bài dự thi tìm hiểu “75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Bà là một trong những nữ điệp báo quả cảm của Sở Liêm phóng Hà Nội trong những năm kháng chiến. Tên thật của bà là Phạm Thị Dung Mỹ nhưng những người sống quanh bà nhiều năm vẫn quen gọi bà là Lê Hiền Đức. Đây là bí danh bà dùng trong suốt quá trình kháng chiến và những năm dạy học tại trường Chu Văn An, Hà Nội. Bà đã từng được nhận nhiều Huân, Huy chương của Đảng và Nhà nước trao tặng như Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huy hiệu chiến sĩ diệt dốt, Huy chương ngành tình báo Quân sự, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục… 
Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, các anh, chị của bà đều tham gia cách mạng. Người anh thứ 6 của bà làm thư ký cho đồng chí Phạm Văn Đồng. Hai chị gái của bà cũng tham gia vào phong trào học sinh, sinh viên yêu nước từ trước cách mạng, do đó ngay từ nhỏ cô bé Mỹ đã chịu ảnh hưởng của các anh, các chị. Năm 1945, bà tham gia liên lạc cho Mặt trận Việt Minh, từ đó bà có biệt danh là Hiền Đức. Công việc của bà là đi nắm bắt tin tức từ những đồn địch ở khu vực bên cạnh để báo cáo về mặt trận. 
Sau Cách mạng tháng 8, bà đi dạy bình dân học vụ cho những người dân nghèo trong làng Láng. Vừa dạy học, bà tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho mình. Sau đó, người anh trai của bà đã đưa bà vào hoạt động tình báo. Năm 1949, sau chiến dịch Việt Bắc, bà được điều lên chiến khu Việt Bắc làm công tác dịch mật mã tại Nha Công an Trung ương. Nhiệm vụ của bà là dịch tài liệu trong nội thành chuyển đến nên công việc hết sức bí mật. Nhiều tài liệu sau khi dịch xong được chuyển đến cho Bác Hồ xem. Năm 1950, bà chuyển sang dịch mật mã cho Bác Hồ. Làm được 1 năm, theo chính sách đào tạo cán bộ trẻ của Đảng và Nhà nước, bà Hiền Đức được cử đi học tại Trung Quốc. Trở về nước, bà dạy học tại trường Thanh Quan, sau đó chuyển về dạy học tại trường Chu Văn An (Hà Nội) đến lúc nghỉ hưu. 
Giờ đây, tuy đã 73 tuổi nhưng bà vẫn đi dạy học và dịch tiếng nước ngoài. Hàng ngày, bà vẫn thường xuyên học vi tính và tiếng Anh. Bà cho biết: “Tôi sẽ học cho đến khi nào không còn sức mới thôi. Sống trong thời đại này mà không học thì sẽ tụt hậu ngay. Có người bảo tôi là hâm, học bây giờ cũng chẳng làm được gì. Nhưng theo tôi sống thêm một ngày cũng cần phải học”. 
Đối với cuộc thi tìm hiểu “75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam” bà Hiền Đức tâm sự: “Đảng và Nhà nước đã tổ chức rất nhiều cuộc thi nhưng tôi thích nhất cuộc thi này. Bản thân tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng đây là cuộc thi có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục nhận thức cho đông đảo nhân dân về lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, để từ đó nâng cao lòng tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, ý thức trách nhiệm của mọi thế hệ trong việc thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng. Thi là hình thức để mình tìm hiểu kỹ hơn về Đảng, là dịp để mỗi người có thể cởi mở với Đảng vì được nói điều tâm huyết của mình góp phần cho Đảng thêm trong sạch vững mạnh. Tôi tham gia không vì mục đích giải thưởng” 
Để đến với cuộc thi này, bà Đức rất vất vả. Sau khi nghe trên truyền hình tuyên truyền cuộc thi tìm hiểu về Đảng, đặc biệt là khi nghe câu 10 “Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng, đồng chí vui lòng cho biết điều tâm huyết nhất của mình muốn góp ý với Đảng để Đảng trong sạch vững mạnh?” Bà quyết định mình phải tham gia dự thi. Nhưng do truyền hình phát nhanh bà không thể chép kịp câu hỏi, bà phải gọi 14 cuộc điện thoại đến đài truyền hình mới đến được ban phụ trách câu hỏi để xin họ gửi email cho bà. 
Bà cho biết: “Với tôi, đây là một chiến dịch tìm hiểu. Tôi tìm từng quyển sách, hỏi nhiều người những điều mình chưa hiểu biết hết, viết nháp từng tờ rồi ngồi chép tay tất cả 29 trang giấy với tất cả tâm huyết và tình cảm đối với Đảng và Bác Hồ - Người đã có công sáng lập và lãnh đạo Đảng ta, để thể hiện lòng kính yêu Đảng, niềm tin sắt đá vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. 
Chúng tôi không có ý đề cao bà, mà chỉ ghi lại câu chuyện mà chúng tôi trao đổi, đó không phải là một bản thành tích mà là cả một tấm lòng của người tri thức cách mạng. Chúng tôi tin tưởng và hi vọng bà còn tiếp tục cống hiến cho Đảng, cho nhân dân. 
Thu Hà - Hiền Hoà - báo ĐCSVN

8 nhận xét:

  1. Chào anh Diện, xin đính chính với anh Diện em là SVHN chứ không phải mấy bác CA rỗi hơi như trong trại nhốt chị Bùi anh nhé!
    Em comment sang blog của anh cũng chỉ vi một điều đơn giản em muốn có cái nhìn đa chiều về vấn đề đấu tranh cho công lý vì trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước Việt Nam. Chúng em rất căm phẫn giặc tàu, bất bình về điều xấu trong xã hội và chúng em cũng từng ủng hộ phong trào chống TQ năm 2011. Nhưng tiếc thay nhiều thông tin chúng em đọc được trên mạng lại thấy trái chiều với những gì anh chị tuyên bố hùng hồn về cái triết lý "đấu tranh vì dân tộc".
    Anh hãy đọc cái bài này và xin hãy giải thích để chúng em hiểu http://blog.yahoo.com/beo/articles/297360/index
    Nếu anh là một người đấu tranh vì dân tộc hãy nhìn thẳng vào sự thật mà nói.
    Kính bút
    SVHN

    Trả lờiXóa
  2. Và minh chứng đây nữa anh Diện ah
    http://danbaovietnam.wordpress.com/2012/06/01/cung-nguoi-noi-tieng-nguoi-con-hieu-thao-bui-thi-minh-hang/

    Trả lờiXóa
  3. Gửi Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, Chủ trang xuandienhannom.blogspot.com
    Lời dẫn: Theo yêu cầu của bạn đọc Người Mới, Google.tienlang xin phép anh Sông Hàn mang về bài này để bạn đọc tham khảo xung quanh vụ Phú Túc, Phú Xuyên. Google.tienlang nhắc lại rằng, về phương diện cá nhân, google.tienlang luôn kính trọng anh Sông Hàn hay một anh bạn học khóa trên là anh Phot_Phet nhưng chỉ vì mỗi người có phong cách viết khác nhau, vả lại, ở một nơi cần sự nghiêm túc để "chuyên phân tích về vấn đề pháp luật" thì không thể mang các bài của bên đó về đây. Riêng bài này, và cũng chỉ bài này, google.tienlang thừa nhận là không vi phạm nội quy của google.tienlang nên có ngoại lệ. Và cũng vì sự ngoại lệ này nên google.tienlang ... không dẫn link nguồn (vì e các vị phụ huynh phê bình). Kính mong anh Sông Hàn lượng thứ!
    ======================================================

    Sinh mạng của người dân, danh dự của chính quyền không phải, tuyệt đối không phải là thứ mà Nguyễn Xuân Diện đem ra làm trò câu view hay làm vật trang sức cho chiếc chiếc áo ming tinh!

    Nguồn: http://googletienlang.blogspot.com/2012/04/gui-tien-sy-han-nom-nguyen-xuan-dien.html

    http://danbaovietnam.wordpress.com/2012/06/01/cung-nguoi-noi-tieng-nguoi-con-hieu-thao-bui-thi-minh-hang/

    Trả lờiXóa
  4. Báo ĐCSVN viết bài như...trôn trẻ vậy!Nay tung hô,mai rủa xả!Từ bà Ba Sương giờ đến cụ Hiền Đức!

    Trả lờiXóa
  5. Có công thì thưởng có tội thì trừng. Đảng và Nhà nước ta rất công minh trong vụ việc bà Lê Hiền Đức.

    Trả lờiXóa
  6. Sau 73 năm cụ LHD mơí phát hiên ra là mình bị lưà? Hay có lẽ đảng này đã biên chât khoảng 15 năm nay?

    Trả lờiXóa
  7. Gửi: Nặc danh19:44 Ngày 07 tháng 6 năm 2012
    danbaovietnam đói view quá hay sao phải vào đây câu khách vậy ngài? đã ăn theo danlambao rồi vẫn ế khách hay sao mà phải qua đây quảng cáo cho Dân Báo Việt Nam hay sao?
    Cây ngay không sợ chết đứng, hữu xạ tự nhiên hương, nói xấu người khác mà không có chứng cứ chả ai thèm đọc đâu ngài ạ.

    Trả lờiXóa