Thương binh Hà Tĩnh và dân oan biểu tình tại trụ sở tiếp dân của nhà nước .
Sáng nay, khi tôi đến trụ sở tiếp dân của Nhà nước tại số 1 Ngô Thì Nhậm Hà đông thì đã thấy đông nghẹt các thương binh và dân oan Hà Tĩnh và dân oan nhiều nơi đang ở trong khu chờ của trụ sở tiếp dân.
Các thương binh sau khi hội ý thì họ đã cùng các dân oan kéo ra cổng căng biểu ngữ, cờ để tự quay phim, chụp hình, yêu cầu chính quyền Hà tĩnh cùng các cơ quan nhà nước giải quyết các khiếu nại của họ :
Nhiều thương binh với đầy huy chương trên ngực áo.
Sau khi biểu tình gần 20 phút thì tất cả bà con đã vào trong trụ sở để tiếp tục khiếu nại. tố cáo, khiếu kiện.
Hai tuần trước, các thương binh từ hà tĩnh cũng đã phải đến đây và trụ sở thanh tra nhà nước để yêu cầu các cơ quan trung ương xử lý việc chính quyền Hà tĩnh đã cướp đất đai và trụ sở nơi làm ăn của họ :
Tại trụ sở số 1 Ngô Thì Nhậm, mấy ngày nay bà con Tiền Giang đã phải mang bạt trải ra hè hai bên cổng để ngủ qua đêm dưới rét mướt, chờ khiếu kiện :
Cùng ngày, bà con 3 xã thuộc huyện Văn giang cũng kéo lên huyện để khiếu nại, tố cáo chính quyền huyện :
Theo blog Lê Hiền Đức.
Còn đây là dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng và cửa lăng Ba đình :
Dân oan khắp nơi kêu cứu, tố cáo, khiếu nại, giăng cờ và biểu ngữ biểu tình tại trụ sở nhà nước. Vậy đó có phải có thế lực thù địch hay phản động cho tiền, xúi giục họ ?
Rất dễ để trả lời : các cấp chính quyền trung ương và địa phương đã sai phạm, vi phạm pháp luật chính là các thế lực thù địch, họ đã biến nhân dân trở thành dân oan và kêu cứu, khiếu kiện khắp nơi.
Các bộ đội tướng tá thấy cảnh này có nghĩ lúc mình về hưu không? Người dân là bà con của bộ đội mà chính quyền có xem ra gì, bộ đội làm bia đở đạn cuối cùng được gì nào? hay chỉ là bằng Tổ quốc ghi công. Khi tướng tá chết rồi thì ai sẽ bảo vệ cho gia đình dòng họ của mình sau này?
Trả lờiXóaMấy ngày nay cư dân mạng ồn ã về việc trên các trang Basam, danlambao, xuandienhannom…đưa tin 144 nhân sĩ, trí thức …gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhằm phản đối việc cơ quan công an bắt Phương Uyên, sinh viên trường ĐH Công nghệ thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Vì thông tin chỉ ở trên mạng, nên Loa Phường tôi cũng không dám khẳng định tính xác thực của những cái tên và nội dung bức thư. Nhưng đại loại nội dung yêu cầu “cơ quan có trách nhiệm phải công khai giải thích về việc bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên một cách tùy tiện, trái pháp luật”, và rằng: Phương Uyên bị bắt là do “ghét” và “chống” Trung Quốc. Thậm chí những người này còn yêu cầu Chủ tịch nước: “chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do ngay cho cháu Nguyễn Phương Uyên”. Trên mạng các trang tin của đám rận Vinh Sàm, Diện Gay, Quanlambao, danlambao và cả nhiều trang tin nước ngoài như BBC, VOA đăng tải hàng loạt những bài viết bênh vực Phương Uyên với những lời lẽ mà người nghe đều cảm thấy rằng Phương Uyên chỉ là một cô bé hiền lành, nhỏ dại, ngây thơ, đáng yêu… chỉ vì làm thơ và truyền đơn bài hàng hoá củaTrung Quốc mà bị cơ quan Công an Việt Nam đẩy vào vòng lao lý.
Trả lờiXóaVậy sự thật câu chuyện về “bé con Phương Uyên nhỏ dại, tội nghiệp này như thế nào. Có đúng chỉ vì làm thơ chống Trung Quốc mà Uyên bị công an bắt. Cuộc họp báo 3/11/2012 của các cơ quan chức năng về việc cơ quan công an bắt Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha là câu trả lời rõ ràng nhất cho tất cả những ai quan tâm.
Trong quá trình lên mạng internet để học tiếng Thái, Phương Uyên đã gặp Nguyễn Thiện Thành - thành viên tổ chức phản động “Tuổi trẻ yêu nước” hoạt động chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam (hiện tại Thành đã trốn sang Thái Lan). Được Thành hướng dẫn, đào tạo và cung cấp về tài chính, Phương Uyên đã viết bài đăng tải trên một số trang tin phản động có nội dung xuyên tạc tình hình trong nước, vu cáo chính quyền không có những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kích động người dân xuống đường biểu tình chống chế độ.
Trả lờiXóaDưới sự chỉ đạo của Thành, Uyên đã mang hình vẽ hình cờ vàng ba sọc đỏ; dùng máu pha loãng viết tay trên tờ vài trắng dòng chữ nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam đi dán ở một số điểm trên đường Quốc lộ 28 tại tỉnh Bình Thuận – quê nhà của mình. Uyên đã dùng điện thoại di động chụp ảnh lại, sau đó gửi cho Thành để quảng bá cho hoạt động của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” trên trang web phản động.
Được Thành giao nhiệm vụ Phương Uyên đã cùng với Đinh Nguyên Kha (SN 1988, hộ khẩu thường trú tại 584, Quốc lộ 62, P.7, TP.Tân An, tỉnh Long An) là thợ sửa chữa máy vi tính viết và in truyền đơn. Các truyền đơn này mang nội dung xuyên tạc, bịa đặt đường lối lãnh đạo của Đảng về các chính sách như: Tôn giáo, chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước, quan điểm lệch lạc về Hoàng Sa và Trường Sa cũng như biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc; quy kết Đảng Cộng sản Việt Nam không lo cho dân và kêu gọi, kích động nhân dân đứng lên biểu tình chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam..
Để hoạt động rải truyền đơn có độ tán phát cao mà không bị bắt quả tang lúc đang rải truyền đơn, dựa vào chút hiểu biết về công nghệ thông tin của mình, Đinh Nguyên Kha đã thiết kế hộp đựng truyền đơn có thể mở tự động theo chế độ hẹn giờ và đem hộp đựng truyền đơn lên một điểm cao để lúc hộp mở truyền đơn theo gió sẽ bay xuống đường mà các đối tượng rải truyền đơn có thể chuồn êm từ lâu. Không ngây thơ và non dại như các nhà “Rân chủ” miêu tả, Phương Uyên còn bày trò dán tiền mệnh giá 5, 10, 20 ngàn vào cùng với những tờ truyền đơn để khi rải sẽ gây chú ý cho những người đi đường.
Đúng theo kế hoạch đã được bàn tính vào hồi 3h45 ngày 10/10/2012, Uyên và Kha đóng giả làm đôi tình nhân, từ Long An chở một thùng cac tông chứa 2.000 tờ truyền đơn phản động và cờ ba sọc từ Long An đến Cầu vượt An Sương, (Q.12, TP.HCM) cài điện thoại hẹn giờ để đến 7h15 truyền đơn đã được rải xuống đường dưới cầu An Sương. Sau đó Uyên báo cáo lại đầy đủ sự việc trên cho Thiện Thành qua địa chỉ liên lạc email.
Có thể nói “bé con” Phương Uyên của các nhà Rân chủ có đầy đủ các mánh lới và hoạt động khá là bài bản. Có điều “lưới trời tuy thưa nhưng khó thoát”, những việc làm đen tối của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” cùng các thành viên như Uyên, Kha… đều không qua được con mắt tinh tường của quần chúng nhân dân và cơ quan công an.Toàn bộ bằng chứng về những việc làm vi phạm pháp luật của nhóm phản động trên đã được cơ quan an ninh thu giữ khi khám nhà đối tượng Đinh Nguyên Kha. Không chỉ làm và rải truyền đơn, Kha đã nghiên cứu, mua hóa chất pha chế thành công thuốc nổ. Hình ảnh và các đoạn phim ghi lại diễn biến quá trình chế tạo hộp chứa truyền đơn có chế độ hẹn giờ, in ấn, cắt dán truyền đơn, diễn biến tại hiện trường ngày 10/10/2012 và việc pha chế, tạo vật gây nổ Kha đã chuyển cho Nguyễn Thiện Thành.
Sự việc là vậy, song nhìn lại việc làm của những nhân sĩ, trí thức …trong việc viết thư gửi cho Chủ tịch nước tôi lại cảm thấy buồn. Trong danh sách những người tự xưng danh là nhân sĩ, trí thức có nhiều loại đối tượng như Nguyễn Xuân Diện, Lê Hiền Đức, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Lân Thắng… những kẻ bên ngoài vỗ ngực là người yêu nước nhưng thực chất đã nhận tiền của các tổ chức phản động để tiến hành những hoạt động chống phá Nhà nước mà trong thời gian không xa các cơ quan điều tra sẽ đem chúng ra ánh sáng, trong đó có cả những nhà văn, nhà thơ…những người luôn có những sáng tác ngược chiều như “ Nguyễn Viện, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Thanh Giang…” những người mà cộng đồng rất dễ nhận ra họ bởi những sáng tác lệch đề là sở trường và đi bên lề trái là cách để họ được nổi danh, việc những người này ký tên vào bức thư cũng là điều dễ hiểu,việc bà Nhung mẹ của Phương Uyên trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài "tố"công an "bắt cóc" Uyên cũng là điều dư luận có thể cảm thông bởi lẽ thường do thương con và không biết rõ những việc làm của Uyên, lại bị số đối tượng xấu kích động, bà Nhung dễ dàng có những lời nói không đúng sự thực, nhưng điều đáng bàn trong danh sách có cả tên của giáo sư Ngô Bảo Châu và một số cán bộ lão thành… những người đã được xã hội coi trọng là nhân sĩ, trí thức. Được xã hội coi trọng, vậy mà họ thiếu cân nhắc, suy xét rồi ký bừa, ký ẩu…để số đối tượng xấu lợi dụng danh tiếng của mình vào những việc làm sai trái. Việc làm của họ chỉ có lợi cho những kẻ mong muốn đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đất nước.
Trả lờiXóaVới tôi, Phương Uyên đã 20 tuổi và đã là sinh viên năm thứ 3 của một trường Đại học. Ở Việt Nam công dân từ 18 tuổi trở lên được quyền đi bỏ phiếu, 18 tuổi đủ tuổi kết hôn và quan trọng hơn đó là tuổi công dân phải tự chịu trách nhiệm hình sự do mình gây ra. Và khi sự thật được sáng tỏ, những người đã ký bức thư gửi Chủ tịch nước nhân danh các nhân sĩ, trí thức trên có thể thấy rằng: Phương Uyên không phải cô bé ngây thơ, tội nghiệp …bị bắt oan mà đó là tên tội phạm, thành viên của một tổ chức khủng bố nguy hiểm. Chẳng lẽ phải đợi đến lúc có ai đó thương vong vì những vụ nổ do Uyên và tổ chức của thị gây ra thì những nhà nhân sĩ, trí thức kia mới thấy Phương Uyên đã trưởng thành.