Vào khoảng 8h30 phút ngày 16/11/2016, tàu của ngư dân Thanh Hóa đang dò cá tại khu vực tọa độ 19,33.500 Bắc – 105,5.432 độ Đông thì bị một chiếc tàu sắt của Kiểm ngư mang biển kiểm soát TH-0002/KN đâm thẳng vào mạn phải.
Ngư dân Dương Văn Đồng kể lại rằng "Cú đâm mạnh làm vỡ mạn tàu, sau đó chiếc tàu này còn quay lại húc lần nữa làm hư hỏng hoàn toàn". Hai ngư dân đã bị thương và hậu quả của hai cú đâm liên tiếp dẫn đến tàu ngư dân bị chìm.
Ông Hoàng Văn Tân, Phó chánh thanh tra Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã xác nhận có xảy ra vụ việc trên và ông mô tả đây là một vụ “va chạm”. Nguyên nhân dẫn đến việc tàu mang số hiệu TH-0002 của Thanh tra Sở NN-PTNT Thanh Hóa đâm tàu ngư dân là vì tàu cá này có dấu hiệu vi phạm, như: không ghi số hiệu tàu, chuẩn bị đánh bắt trên vùng biển bị cấm hành nghề lưới vây.
Khi thanh tra ra tín hiệu dừng tàu để kiểm tra thì chiếc tàu cá này bỏ chạy. Tàu thanh tra truy đuổi và đâm thủng tàu cá của dân. Thông tin cho hay, trong quá trình kiểm tra, thuyền trưởng tàu cá “không xuất trình được đăng ký, đăng kiểm và giấy phép khai thác thủy sản nên lực lượng thanh tra đã lập biên bản, tuy nhiên ngư dân không ký”.
“Sau khi thống nhất, thanh tra đã để cho tàu cá của ngư dân quay trở về cảng Lạch Bạng, còn tàu của thanh tra về cảng Lạch Hới vào lúc khoảng 12h cùng ngày” (?).
Tuy nhiên, đến khoảng 16h30, đoàn Thanh tra của Sở NN-PTNT nhận được tin báo từ trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản Lạch Bạc rằng tàu cá của ngư dân Dương Văn Đồng đã bị chìm ngoài biển.
Ông Tân khẳng định rằng vụ “va chạm” không đến mức thủng thuyền, đồng thời đặt câu hỏi “trong quá trình vào bờ không biết họ xử lý thế nào”. Ông này cũng cho biết rằng “Hiện chúng tôi đang tiến hành xem xét vụ việc, nếu lực lượng thanh tra vi phạm quy trình công tác, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”.
Tuy nhiên, đến sáng ngày 22/11/2016, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư Hà Lê khẳng định, “va chạm” với tàu cá của ngư dân là tàu thanh tra hoạt động đánh bắt thủy sản chứ không phải tàu của lực lượng kiểm ngư.
Có lẽ không cần xác định rõ thủ phạm đâm tàu cá của ngư dân là tàu Thanh tra hay tàu Kiểm ngư (mặc dù mang biển số tàu Kiểm ngư), nhưng lần này, kẻ tấn công ngư dân Việt Nam không phải là “tàu lạ” như vô số lần trước, mà là “tàu quen” mang nhãn hiệu Ma-dzê-in Việt Nam (hẳn hoi).
Qua lời tường thuật của nhân chứng, nạn nhân Dương Văn Đồng, thì sau khi đâm “tàu dân” lần thứ nhất, “tàu quen” đã chạy ra xa (chắc để lấy đà) rồi quay lại đâm tiếp lần thứ hai. Cú đâm thứ hai khiến hai ngư dân trên tàu là anh Hoàng Văn Huy và anh Lê Văn Nhi bị hất văng xuống biển. Mọi người trên tàu phải vứt can nhựa xuống dưới nước để cứu những người này. Gây án xong, “tàu kiểm ngư lùi ra xa cách mấy chục mét, không ứng cứu”. Nhưng nước ngấm vào tàu rất nhanh và anh Đồng phát đi tín hiệu gọi ứng cứu, tàu kiểm ngư mới tiếp cận và bơm nước ra khỏi tàu, nhưng kết quả không khả quan. Trong lúc tàu đang bị chìm dần, cán bộ kiểm ngư vẫn một mực bắt anh Đồng ký vào các biên bản phạm tội.
“Sau đó, cán bộ kiểm ngư yêu cầu đưa tàu về cảng để xử lý. Khi đã thống nhất phương án đưa tàu vào bờ thì tàu kiểm ngư bỏ đi. Tàu của tôi được tàu của anh em lai dắt....”
“Tuy nhiên, tàu đi được khoảng 2, 3 hải lý (tương đương 5km) thì nước ngập sâu và chìm dần, các thuyền viên phải sang tàu khác để vào bờ.” Anh Đồng kể.
Theo ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục kiểm ngư thì việc “húc vào mạn tàu cá, nếu có, là hành động "không thể chấp nhận được". Khi xảy ra những vụ việc sai phạm, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản cho người dân thì các cơ quan chức năng thường phản ứng một cách chiếu lệ và sử dụng các khái niệm nước đôi, tối nghĩa nhằm đánh tráo sự thật.
"Ngay cả trong tình huống tàu bị kiểm tra có hành vi chống đối, chống người thi hành công vụ, hoặc thậm chí tình huống nguy hiểm nhất là chống đối đe dọa an toàn tính mạng của lực lượng làm nhiệm vụ, người thi hành công vụ cũng không được sử dụng tàu húc vào tàu vi phạm đến mức làm chìm tàu như vậy” - ông Lê quả quyết.
Với những gì ông quan chức này phán, thì anh ngư dân Dương Văn Đồng và đồng nghiệp cứ liệu hồn. Tốt nhất là đừng có “ho he” gì. Một tàu cá bị đâm chứ đến mấy tàu bị đâm cũng nên ngậm miệng. Không ngậm miệng, thì chuyện bóc lịch trong tù với bản án “chống người thi hành công vụ”, đe dọa tính mạng của lực lượng làm nhiệm vụ đang treo lơ lửng trên đầu. Bị đâm chìm tàu, bị đe dọa, bị trọng thương là nhẹ lắm rồi.
Ngư dân Việt Nam mưu sinh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đúng là lắm gian truân, có thể nói là từ chết đến bị thương. Chắc không có nơi nào như trên đất nước Việt Nam mà hết “tàu lạ” đến “tàu quen” đâm tàu dân ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia mình.
Hạ Trắng
22-11-2016
Nhiều thông tin mới cập nhật trên các tờ báo chính thống cũng cho thấy không phải tàu kiểm ngư dâm tàu cá mà là tàu của cơ quan khác. Không hiểu sao bọn này vẫn vu khống cho tàu kiểm ngư. Mà nói thật bọn đánh bắt trộm thì khác gì bọn lâm tặc đâu, dùng lưới vét để hủy hoại mội trường tự nhiên. Đã vi phạm rồi còn chống đối, thì đâm chìm mẹ tàu nó đi cũng chẳng có gì là oan.
Trả lờiXóaBài viết sai sự thật, đúng là có vụ ca chạm giữa 2 chiếc tàu nhưng qua xác minh không phải là tàu kiểm ngư và chạm với tàu của ngư dân, bài viết xuyên tạc nhằm nói xấu hạ uy tín của lực lượng kiểm ngư, người dân không nên tin thông tin trên.
Trả lờiXóa