AI? FORMOSA HAY CHÍNH PHỦ VIỆT NAM?
...
Cho đến nay, chính phủ Việt Nam dù đã nhận 500 triệu đola, thì người dân vẫn chưa biết được họ sẽ được đền bù như thế nào? Trong khi đó, từ đầu thảm họa đến nay, chính phủ chỉ công bố các biện pháp hỗ trợ!
Vậy hỗ trợ là gì?
Theo đúng từ điển Tiếng Việt, “Hỗ trợ” là động từ có nghĩa là “ giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào”. Do vậy, việc chính quyền hỗ trợ người dân chỉ là sự giúp đỡ người dân trong lúc khó khăn và sự giúp đỡ này hoàn toàn không thể thay thế được cái cốt yếu người dân đang cần, mà chỉ là sự “thêm vào” khi khó khăn. Cần phải hiểu cho rõ nghĩa như vậy kẻo nhầm lẫn.
Thực ra, tiền của hỗ trợ người dân ở đây cũng lấy từ chính những đồng tiền thuế và của cải của người dân mà ra, chứ chính phủ thì làm gì có xu nào cho dân, chỉ có đi vay mượn phá phách xả láng và dân è cổ ra chịu nợ mà thôi.
....
Vậy đền bù là gì?
Đền bù là “trả lại đầy đủ, tương xứng với công lao, sự mất mát hoặc sự vất vả”
Cần phải hiểu rõ rằng: Formosa đã gây ra thảm họa biển Miền Trung Việt Nam, một thảm hoa môi trường ghê gớm. Họ là thủ phạm phải chịu trách nhiệm đền bù những thiệt hại do hành vi của họ gây ra cho người dân Việt Nam. Họ đã thừa nhận điều đó.
Việc đền bù phải tương xứng với những thiệt hại do thảm họa này gây ra.
Những ai được đền bù?
Hẳn nhiên, khi đã nói đến đền bù, thì tất cả những người bị ảnh hưởng, thiệt hại về mọi mặt bởi hành động của Formosa đều phải được đền bù tương xứng với sự thiệt hại và ảnh hưởng đó.
Cần phải hiểu rằng, thảm họa Biển Miền Trung không chỉ rảnh hưởng tới ngư dân mà có thể nói cả dân tộc Việt Nam, cả đất nước này, hiện nay và mai sau đều bị ảnh hưởng và thiệt hại..
...
Có thể nói rằng, không có ngành nào và không có người dân Việt Nam nào đứng ngoài những thiệt hại bởi thảm họa biển Miền Trung. Cũng không chỉ có các tỉnh mà chính phủ đã liệt kê mới chịu ảnh hưởng. Bởi dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một, không thể chỉ một nơi đau đớn mà nơi khác không bị ảnh hưởng cả tinh thần lẫn vật chất.
Mặt khác, thảm họa này không chỉ là một năm hoặc mươi năm, mà là hàng chục năm sau vẫn chưa thể khắc phục.
Hơn thế, sức khỏe, tính mạng người dân và giống nòi bị đe dọa hết sức nghiêm trọng hiện tại và lâu dài…
Tất cả những thiệt hại đó, thủ phạm phải đền một cách tương xứng.
Vậy, với 500 triệu đola mà chính phủ Việt Nam đã nhanh nhẩu, vội vàng nhận lấy đó có phải là số tiền đền bù tương xứng?
Xin thưa là không thể. Bởi số tiền đó, so với những thiệt hại mà Formosa gây ra chỉ là một hạt cát trên bãi biển miền Trung mà thôi.
...
Vậy ai sẽ đền bù?
....
Cho đến nay, chưa hề có một nhóm, ủy ban của nhà nước hay bất cứ một tổ chức xã hội nào đứng ra nhận trách nhiệm đền bù cho người dân Việt Nam bị thảm họa Miền Trung. Tất cả những việc kê khai, điều tra (nếu có) của nhà nước, chỉ nhằm phục vụ việc “hỗ trợ” người dân bị ảnh hưởng mà thôi.
Mà như trên đã phân tích, việc hỗ trợ của nhà nước dù bằng bất cứ nguồn tiền nào, đều không thể thay thế việc đền bù thiệt hại cho người dân.
Hẳn nhiên, cần phải có người chịu trách nhiệm đền bù rõ ràng cho người dân bị ảnh hưởng. Vậy nơi nào sẽ đền bù cho người dân? Chính phủ Việt Nam hay Formosa?
Nếu chính phủ chính thức nhận đền bù thay Formosa vì lỡ “ăn của chùa ngọng miệng” thì chính phủ phải kiếm đủ số tiền đền bù tương xứng thiệt hại của người dân và nền kinh tế quốc dân bởi thảm họa này. Và đúng đắn, nghiêm túc hơn nữa, chính phủ không được dùng tiền thuế của người dân cho việc đền bù mà lỗi là do Formosa gây ra. Ngoài ra, chính phủ có nhiệm vụ đòi hỏi Formosa bảo đảm đầy đủ quyền lợi của người dân, bởi họ được dân nuôi thì phải làm việc cho dân. Đơn giản vậy thôi.
...
Còn nếu chính phủ không nhận nhiệm vụ đền bù cho người dân, thì thủ phạm là Formosa phải đứng ra chịu trách nhiệm đền bù cho họ.
Và khi đó, người dân cần trực tiếp Formosa để đòi hỏi quyền lợi của mình. Hoặc bằng Tòa án. Điều đó không thể chối cãi.
...
Khi đó, chính phủ phải bảo đảm an toàn cho người dân đòi hỏi quyền lợi chính đáng, sự công bằng cho mình, chính phủ phải đứng về phía người dân chứ không thể dùng cảnh sát và các lực lượng ngăn cản.
Bởi nếu có hành vi dùng các lực lượng ngăn cản người dân đi đòi quyền lợi chính đáng cho mình, nhằm bảo vệ thủ phạm, thì chính phủ đó là chính phủ phản động, đứng về kẻ thù để chống lại nhân dân.
Và khi một chính phủ đứng lên chống lại quyền lợi người dân, thì người dân có quyền truất phế, loại bỏ chính phủ đó không cần thương tiếc.
JB Hữu Vinh .
...
Cho đến nay, chính phủ Việt Nam dù đã nhận 500 triệu đola, thì người dân vẫn chưa biết được họ sẽ được đền bù như thế nào? Trong khi đó, từ đầu thảm họa đến nay, chính phủ chỉ công bố các biện pháp hỗ trợ!
Vậy hỗ trợ là gì?
Theo đúng từ điển Tiếng Việt, “Hỗ trợ” là động từ có nghĩa là “ giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào”. Do vậy, việc chính quyền hỗ trợ người dân chỉ là sự giúp đỡ người dân trong lúc khó khăn và sự giúp đỡ này hoàn toàn không thể thay thế được cái cốt yếu người dân đang cần, mà chỉ là sự “thêm vào” khi khó khăn. Cần phải hiểu cho rõ nghĩa như vậy kẻo nhầm lẫn.
Thực ra, tiền của hỗ trợ người dân ở đây cũng lấy từ chính những đồng tiền thuế và của cải của người dân mà ra, chứ chính phủ thì làm gì có xu nào cho dân, chỉ có đi vay mượn phá phách xả láng và dân è cổ ra chịu nợ mà thôi.
....
Vậy đền bù là gì?
Đền bù là “trả lại đầy đủ, tương xứng với công lao, sự mất mát hoặc sự vất vả”
Cần phải hiểu rõ rằng: Formosa đã gây ra thảm họa biển Miền Trung Việt Nam, một thảm hoa môi trường ghê gớm. Họ là thủ phạm phải chịu trách nhiệm đền bù những thiệt hại do hành vi của họ gây ra cho người dân Việt Nam. Họ đã thừa nhận điều đó.
Việc đền bù phải tương xứng với những thiệt hại do thảm họa này gây ra.
Những ai được đền bù?
Hẳn nhiên, khi đã nói đến đền bù, thì tất cả những người bị ảnh hưởng, thiệt hại về mọi mặt bởi hành động của Formosa đều phải được đền bù tương xứng với sự thiệt hại và ảnh hưởng đó.
Cần phải hiểu rằng, thảm họa Biển Miền Trung không chỉ rảnh hưởng tới ngư dân mà có thể nói cả dân tộc Việt Nam, cả đất nước này, hiện nay và mai sau đều bị ảnh hưởng và thiệt hại..
...
Có thể nói rằng, không có ngành nào và không có người dân Việt Nam nào đứng ngoài những thiệt hại bởi thảm họa biển Miền Trung. Cũng không chỉ có các tỉnh mà chính phủ đã liệt kê mới chịu ảnh hưởng. Bởi dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một, không thể chỉ một nơi đau đớn mà nơi khác không bị ảnh hưởng cả tinh thần lẫn vật chất.
Mặt khác, thảm họa này không chỉ là một năm hoặc mươi năm, mà là hàng chục năm sau vẫn chưa thể khắc phục.
Hơn thế, sức khỏe, tính mạng người dân và giống nòi bị đe dọa hết sức nghiêm trọng hiện tại và lâu dài…
Tất cả những thiệt hại đó, thủ phạm phải đền một cách tương xứng.
Vậy, với 500 triệu đola mà chính phủ Việt Nam đã nhanh nhẩu, vội vàng nhận lấy đó có phải là số tiền đền bù tương xứng?
Xin thưa là không thể. Bởi số tiền đó, so với những thiệt hại mà Formosa gây ra chỉ là một hạt cát trên bãi biển miền Trung mà thôi.
...
Vậy ai sẽ đền bù?
....
Cho đến nay, chưa hề có một nhóm, ủy ban của nhà nước hay bất cứ một tổ chức xã hội nào đứng ra nhận trách nhiệm đền bù cho người dân Việt Nam bị thảm họa Miền Trung. Tất cả những việc kê khai, điều tra (nếu có) của nhà nước, chỉ nhằm phục vụ việc “hỗ trợ” người dân bị ảnh hưởng mà thôi.
Mà như trên đã phân tích, việc hỗ trợ của nhà nước dù bằng bất cứ nguồn tiền nào, đều không thể thay thế việc đền bù thiệt hại cho người dân.
Hẳn nhiên, cần phải có người chịu trách nhiệm đền bù rõ ràng cho người dân bị ảnh hưởng. Vậy nơi nào sẽ đền bù cho người dân? Chính phủ Việt Nam hay Formosa?
Nếu chính phủ chính thức nhận đền bù thay Formosa vì lỡ “ăn của chùa ngọng miệng” thì chính phủ phải kiếm đủ số tiền đền bù tương xứng thiệt hại của người dân và nền kinh tế quốc dân bởi thảm họa này. Và đúng đắn, nghiêm túc hơn nữa, chính phủ không được dùng tiền thuế của người dân cho việc đền bù mà lỗi là do Formosa gây ra. Ngoài ra, chính phủ có nhiệm vụ đòi hỏi Formosa bảo đảm đầy đủ quyền lợi của người dân, bởi họ được dân nuôi thì phải làm việc cho dân. Đơn giản vậy thôi.
...
Còn nếu chính phủ không nhận nhiệm vụ đền bù cho người dân, thì thủ phạm là Formosa phải đứng ra chịu trách nhiệm đền bù cho họ.
Và khi đó, người dân cần trực tiếp Formosa để đòi hỏi quyền lợi của mình. Hoặc bằng Tòa án. Điều đó không thể chối cãi.
...
Khi đó, chính phủ phải bảo đảm an toàn cho người dân đòi hỏi quyền lợi chính đáng, sự công bằng cho mình, chính phủ phải đứng về phía người dân chứ không thể dùng cảnh sát và các lực lượng ngăn cản.
Bởi nếu có hành vi dùng các lực lượng ngăn cản người dân đi đòi quyền lợi chính đáng cho mình, nhằm bảo vệ thủ phạm, thì chính phủ đó là chính phủ phản động, đứng về kẻ thù để chống lại nhân dân.
Và khi một chính phủ đứng lên chống lại quyền lợi người dân, thì người dân có quyền truất phế, loại bỏ chính phủ đó không cần thương tiếc.
JB Hữu Vinh .
Vì muốn che đậy sự gian dối, đen tối đằng sau sự hào nhoáng, đẹp đẽ, muốn bảo vệ lợi danh của chính mình, vì bám gót “Việt Tân” và các thế lực thù địch, phản động mà các ông nỡ suy nghĩ và làm trái với lương tâm của một người Công giáo chân chính, hành động ngông cuồng như những kẻ tham lam, ích kỷ, lú lẫn và vô đạo! Giám mục Nguyễn Thái Hợp và linh mục tôn kính!? Kể cả khi đã là những người có địa vị, có chức sắc, thì các ông cũng vẫn là một công dân Việt Nam, được học hành đàng hoàng, có hiểu biết pháp luật, được hưởng mọi quyền, có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ và bình đẳng như tất cả các công dân Việt Nam không phân biệt thành phần tôn giáo, dân tộc nào.
Trả lờiXóa* Theo NGUYỄN ĐĂNG QUANG( Nguyên Đại tá bộ Công An )
XóaViệc cho phép Formosa vào Việt Nam và giao cho nó 2 địa điểm tối quan trọng về an ninh-quốc phòng (Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương) ở Hà Tĩnh là một sự khờ dại rất khó hiểu của lãnh đạo nước ta - ở địa phương và cả ở Trung ương - vì nếu Trung Quốc động binh thì Vũng Áng, Sơn Dương sẽ là 2 “tử huyệt” chết người, nó sẽ ngay lập tức chia cắt và cô lập 2 miền Nam-Bắc, và quyền kiểm soát đất nước sẽ nhanh chóng rơi vào tay quân thù!
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, hiện là Phó Chủ tịch Quốc Hội, đã nhìn thấu vấn đề khi ông tuyên bố trước Ủy ban Thường vụ Quốc Hội hôm 11/7/2016: “ Vụ Formosa tiềm ẩn lâu dài nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Quốc phòng - An ninh!”. Bài viết này không đề cập đến chủ đề trên, và cũng không bàn về hậu quả kinh tế - xã hội, về di tác hại môi trường cũng như về đời sống khốn khó của ngư dân. Bài viết chỉ bàn đến việc làm sao tháo được ngòi nổ quả bom nhiệt hạch Formosa Hà Tĩnh (FHS) mà nó đang và trực chờ phát nổ bất cứ lúc nào!
Trước hết, phải khẳng định việc cá chết hàng loạt suốt dọc 205km bờ biển 4 tỉnh miền Trung là “thảm họa môi trường”, chứ không phải là “sự cố môi trường” như FHS và Chính phủ đã dụng ý đặt tên cho nó, hơn nữa đây là việc xả thải cố ý nhằm thử nghiệm việc đầu độc con người và hủy diệt môi trường chứ không phải là sự cố vô tình do mất điện! Việc Chính phủ nhanh chóng nhận 500 triệu USD bồi thường của Formosa là chuyện đã rồi, nhưng xét cho cùng, đấy chỉ là sự dàn xếp và thỏa hiệp song phương giữa FHS Hà Tĩnh và Chính phủ, vì trong thảm họa này, chủ thể chính bị hại là hàng triệu ngư dân cùng hàng trăm doanh nghiệp của 4 tỉnh miền Trung - nạn nhân trực tiếp của thảm họa này - đều bị gạt ra ngoài, không một ai được tham vấn, tham khảo và cũng chẳng được tham dự! Do vậy cuộc khủng hoảng chưa thể nói là đã êm xuôi! Đã gần 2 tháng rưỡi sau cuộc họp báo Chính phủ (30/6/2016), tình hình có lắng xuống, song cuộc khủng hoảng chưa hề kết thúc, nó đang âm ỉ và sẽ bùng phát bất cứ lúc nào! Nếu Chính phủ KHÔNG xử lý hình sự và trừng phạt kẻ thủ ác, KHÔNG đóng cửa vĩnh viễn Formosa, KHÔNG buộc nó bồi thường thỏa đáng và trực tiếp cho ngư dân cùng các doanh nghiệp, thì quả bom nhiệt hạch FHS Hà Tĩnh chắc chắn sẽ phát nổ một ngày rất gần!
Đây là thảm họa môi trường tồi tệ nhất chưa từng xảy ra trong lịch sử nước ta! Nếu lãnh đạo Đảng và Nhà nước cứ tư duy theo não trạng lâu nay, tức chỉ quan tâm bảo vệ lợi ích của Đảng, không trừng phạt bọn tòng phạm (số đảng viên biến chất và các nhóm lợi ích “bán nước, hại dân”), không lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng của dân, không đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên và cứ định kiến cho rằng những đòi hỏi của người dân mà trái với ý muốn và chủ trương của Đảng thì chụp luôn cho cái mũ “Việt Tân và các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động!” v.v... thì tình hình sẽ không dừng lại ở đây, nó sẽ còn tồi tệ hơn! Hiện nó mới chỉ là khủng hoảng xã hội và pháp lý, nhưng nó đã có dấu hiệu của cuộc khủng hoảng xã hội - chính trị, và nếu không sớm tháo ngòi, nó sẽ trở thành cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội, lúc đó sẽ nguy hiểm bội phần! Do vậy, FHS là quả bom nhiệt hạch nổ chậm, Chính phủ phải tự mình tháo ngòi nổ và vô hiệu hóa nó, nếu không, nó sẽ phát nổ và hủy diệt cả dân tộc này! Muốn vô hiệu và tháo ngòi nổ quả bom nhiệt hạch này chỉ bằng cách đóng cửa Formosa và tống xuất nó khỏi lãnh thổ Việt Nam, đồng thời quan tâm giải quyết quyền lợi và nguyện vọng của người dân, trước hết là của ngư dân miền Trung! Để chậm ngày nào, nguy hiểm cho xã hội và đất nước ta ngày đó!
Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức thượng tôn pháp luật. Còn một số chức sắc cực đoan có dám thề trước Chúa, trước mọi giáo dân rằng những việc làm của các ông thời gian qua là nhân danh Chúa, là thể hiện “đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích”?. Hãy một lần trung thực với lòng mình, trung thực với Chúa để được Chúa ban ân đức, phúc lành và thứ tha nếu đã lạc hướng; hãy thực sự là “người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”, hãy sống tốt đời đẹp đạo, đồng hành cùng dân tộc.
Trả lờiXóaÔng JB Nguyễn Hữu Vinh lại ăn nói ba sàm rồi, tóm lại vẫn là luận điệu "loại bỏ, phế truất chính phủ hiện tại" để bám đít bọn nước ngoài để làm tay sai. Nói theo cái kiểu đền bù là phải đền cho tất cả mọi người chịu thiệt hại thì bao nhiêu cho đủ, dù biết là người dân bị thiệt nhưng chỉ có thể hỗ trợ những gia đình chịu thiệt hại nặng nề thôi. Đến cả những người chẳng chịu thiệt hại gì liên quan đến biển miền Trung ô nhiễm cũng đi biểu tình đòi Formosa đóng cửa, đó là kiếm cớ chống chính quyền chứ không phải đòi lợi ích chính đáng cho người dân.
Trả lờiXóaĐừng có ngồi trong phòng máy bám đít bọn nước ngoài rồi bịa đặt những thông tin ngoài xã hội.Những căn cứ những lời nói trên đều không hề có những căn cứ xác thực.Thực tế việc bồi thường cũng đã và đang được tiến hành với người dân tại Hà Tĩnh tuy nhiên cần có những kế hoạch cụ thể không thể phung phí được ngân sách nhà nước!
Trả lờiXóa500 triệu đô la tiền bồi thường của Formosa chưa bằng kiều hối dân Việt gửi về nước trong hai tuần !
Trả lờiXóa***
Không biết đã có đồng đô la nào của FORMOSA (FMS) tới tay dân chưa, cho dù nhiều người dân cho rằng nhận tiền FMS là coi như tiếp tay cho nó tiếp tục phá hoại.
Thật ra biển bãi đến cơ sự này thì cũng chẳng còn chi mà phá khi các nhà khoa học dự báo 50 năm nữa môi trường biển mới phục hồi!
trở lại chuyện 500 triệu đô bồi thường của FMS tôi nhớ hồi tay Tập Cận Bình vô hội trường Diên Hồng phát biểu hảo lớ và đưa ra củ cà rốt 1 tỷ nhân dân tệ viện trợ.
Cũng không biết 1 tỷ tệ ấy đã được nhận? đã dùng vào việc gì nhưng số tiền ấy tôi có làm một phép tính nhỏ là 1 tỷ NDT ấy chưa tới 150 triệu đô- chỉ bằng kiều hối dân ta gửi về trong 4 ngày!
Năm 2015, kiều hối của Việt Nam là 12,5 tỷ đô, trong đó có nhiều đồng bạc lấm mồ hôi của những người Việt đang làm ở các tiệm neo (nail) trên đất Mỹ (riêng kiều hối từ Mỹ về VN là hơn 7 tỷ đô).
tính ra 500 triệu đô của Formosa chỉ bằng kiều hối mà dân gửi về trong chưa tới hai tuần : 12,5 tỷ chia cho 12 tháng, (có nguồn thống kê là kiều hối 2015 lên tới 15 tỷ $).
phá tan tành cuộc sống của dân duyên hải miền Trung từ Hà Tĩnh tới Huế cả nửa thế kỷ , đảo lộn các cân kinh tế nước nhà, thiệt hại gián tiếp cũng không tính hết mà chỉ đưa ra số tiền chỉ bằng dân Việt (với khá nhiều những thợ làm móng) gửi về nhà trong chưa tới 2 tuần, vậy mà coi là chiến công là chiến thắng là kịp thời ư?
có đền cả 100 tỷ đô thì cũng không mua được cuộc sống yên bình, mua được biển sạch, mua được cuộc đời những đứa bé làng biển đang theo cha mẹ vô SG bán vé số, những ngư dân bỏ biển bỏ thuyền bỏ vợ con đi làm thuê xứ người..
biển chết,
dân thoi thóp,
tương lai ngắc ngoải !
Lê Đức Dục
thế cho hỏi mấy bố lều báo là tiền đền bù xuất phát từ đâu ngoài khoản hỗ trợ của formosa trả cho việt nam??? ngấn sách nhà nước, đúng k? nhưng mà ngân sách nhà nước thì từ đâu ra nếu như không phải từ thuế của nhân dân??? thật là nực cười. nếu ai cũng đòi đền bù kiểu như các ông nói thì phải tính thế nào? cá ngoài biển chết, thiệt hại nặng nề về kinh tế. ok. nhưng mà ai có thể tính được cụ thể mỗi thuyền cá đánh bắt được bao nhiêu cá trong khoảng thời gian đó để mà đền bù tương xứng??? hay thật =_+ thay vì bày đăt đòi đền bù các kiểu, số tiền kia phục vụ cho việc làm sạch môi trg cũng như thi hành các chính sách phù hợp để mang lại cuộc sống ổn định cho ng dân còn hơn!
Trả lờiXóaFormosa gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhân dân và đất nước Việt Nam formosa đã gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường của Việt Nam, việc formosa đền bù không thể xóa đi được những mất mát của con người Việt Nam phải chịu, tiền đền bù của formosa đã được chuyển đến tưng người dân chịu ảnh hưởng.
Trả lờiXóa