CƯỠNG CHẾ LẤY TỪ ĐƯỜNG QUAN TRIỀU NGUYỄN.
Hương Trà FB .
Ông Nguyễn Sinh bắt đầu khởi kiện lên chính quyền Huế từ những năm 1980 v/v Từ đường Nguyễn Hữu số 26 – số mới là 28 Nguyễn Huệ (Khóm Phú Ninh, P. Vĩnh Ninh, Thành phố Huế). Đất này có 2.214 m2, gồm hai mặt tiền nằm ngay đất vàng cố đô do ông Nguyễn Hữu Bài đứng tên nghiệp chủ từ 1927.
…
Ôn cố tri tân nha!
Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Hữu Bài (1863 - 1935) là một đại thần nhà Nguyễn; sinh ra trong gia đình Thiên Chúa giáo ở Quảng Trị, học Chủng viện An Ninh có tên Thánh là Giuse. Về ông Bài, nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn bàn cãi khi cho rằng đây là nhân vật phức tạp; kiểu như… ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản á ;x
.
Sách viết, năm 1908 ông Bài là Thượng thư bộ Lại, khi Khâm sứ Pháp Mahé đề nghị đào vàng bạc chôn ở lăng vua Tự Đức, đã nhất quyết phản đối. Nên dân gian có câu: "Phế vua không Khả, đào mả không Bài" (Ngô Đình Khả là cha TT Ngô Đình Diệm, được cho là có quan hệ thông gia với ông Bài)
.
Năm 1923 ông Bài được thăng Thái phó, Cơ mật Viện trưởng đại thần, sau đó giữ chức Thượng thư Bộ Lại. Năm 1926, ông Bài sáng lập hội “Như Tây du học bảo trợ”, giúp cho 25 sinh viên sang Pháp du học - một con số đáng kinh ngạc thời ấy. Năm 1933, vua Bảo Đại cải cách triều đình đã cách chức một lúc 5 Thượng thư các Bộ. Ông Bài về hưu lúc 70 tuổi, làm quan 50 năm. Bảo Đại phong ông là Cố vấn nguyên lão, mỗi lần chầu vua không phải lạy.
.
Tài liệu ghi lại công lao của Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, cho biết: ông lập ra nhiều nhàn điền tổ chức sản xuất tập trung, giải quyết công ăn việc làm cho hàng loạt lao động từ nhiều vùng; rồi khai hoang san lấp làm các vùng sản xuất lúa, đắp đập đào mương. Nhiều vùng gò đồi được quy hoạch trồng thông, quế. Phát triển chăn nuôi..vv Ngoài ra, ông Bài còn để lại hơn trăm bài thơ chữ Hán, chữ Nôm truyền tụng trong dân gian. Di cảo còn cất giữ ở gia đình.
Năm 1935 ông Bài mất tại Huế!
Một tài liệu cho hay, ông Nguyễn Hữu Bài còn có chân trong tổ chức yêu nước Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bội Châu. Hiện mộ Thượng thư Giuse Nguyễn Hữu Bài nằm trong Giáo xứ Phước Môn, Quảng Trị cách Thánh Địa La Vang khoảng 7km.
…...
..................
Giờ vầy nha!
Ông Bài và bà Nhiệm sinh 7 người con (4 người có gia đình và đẻ con, còn 3 người thì không). Khi ông bà qua đời không để lại di chúc, nên 1972 đồng thừa tự đã lập tờ tông chi cải nghiệp di sản cha mẹ để lại, và trước bạ tại Huế có kèm theo lược đồ lô đất. Trỏng ghi rõ 3 đồng thừa kế là Nguyễn Hữu Thị Dương, Thị Tú và Thị Tài đang sống tại Bình Triệu, Thủ Đức (Tp.HCM). Từ đường giao cho ông Nguyễn Sinh trông coi!
Cuối 1975, Xí nghiệp ô tô Thống Nhất từ chiến khu A Lưới dời về đóng ở trường Kỹ Thuật sát bên cạnh từ đường, ông Trần Đăng Tịnh giám đốc bèn qua hỏi ông Sinh mượn tạm một phần khu đất sử dụng – ban đầu chỉ nói miệng, sau có viết giấy và được các cán bộ xí nghiệp xác nhận.
.
Năm 1976, khi xí nghiệp dời đi đã giao lại chỗ mượn này cho một… đại lý vé xe thuộc Sở GTVT Bình Trị Thiên. Năm 1986 đại lý sát nhập vào Công ty ô tô III. Năm 1988 Ô tô III hoán đổi cho Sở Công Nghiệp để lấy mặt bằng khác (!)
...
Năm 1990, UBND Thừa Thiên – Huế có quyết định giao khuôn viên nhà, đất số 28 Nguyễn Huệ làm trụ sở Sở Công Nghiệp và Tiểu thủ CN. Năm 1993, Sở Công Nghiệp xin Sở xây dựng cấp phép để xây lên nhà ngói 2 tầng bị ông Sinh cản trở. Ông đòi lại đất và khiếu kiện lên UBND Tỉnh và VP Thủ tướng chính phủ.
13.2.1993 UBND Thừa Thiên – Huế ra quyết định thu hồi khuôn viên số 28 Nguyễn Huệ, chính thức giao cho Sở Công Nghiệp. Ngày 26.2.1994, UBND Thừa Thiên - Huế ra tiếp thông báo v/v quản lý 28 Nguyễn Huệ là hoàn toàn phù hợp với Luật Đất Đai.
Ngày 23.3.1994, VP Thủ tướng chính phủ có công văn gửi UBND Thừa Thiên – Huế ghi rõ: “Nếu việc trả lại khu đất vườn và nhà đó là đúng chính sách thì phải trả ngay, không thì phải trả lời dứt khoát và báo cáo lên thủ tướng chính phủ biết”.
Trong công văn của Tổng Thanh tra nhà nước có viết, việc bà Nguyễn Hữu Thị Tài ủy quyền hợp pháp cho ông Nguyễn Sinh (28/4 Nguyễn Huệ, Huế) đòi lại nhà đất ở 28 Nguyễn Huệ để xây dựng nhà thờ họ là chính đáng, phù hợp với đạo lý dân tộc!
…
Năm 2016 là đúng 6 đời… chủ tịnh tỉnh mà ông Nguyễn Sinh vẫn chưa lấy được nhà cho mượn!
Sáng nay 12.9, UNBD Huế đã tiến hành cưỡng chế đối với hậu duệ nhà Nguyễn Hữu Bài gần 15 nhân khẩu. Trước đó, chính quyền đã… bố trí sau khi thương lượng một miếng đất hơn 230m2 tại khu tái định cư Bàu Vá, xã Thủy Xuân (Huế) cho cả nhà.
.
P/s: Tui từng viết NHÀ CỦA HOÀNG TỬ số 33 Lê Quý Đôn (Q.3, Tp.HCM) của hoàng tử Bửu Lộc, sau 1975 đã bị nhà nước…quản lý. Ngôi biệt thự cổ xây 1890 khi mua vẫn còn giấy tờ, công chứng đầy đủ. Vậy mà chạy mãi mới đòi được, phần lớn cũng do người chạy quen biết các bác…gốc bự. Lấy lại được xong, qui ra tiền cũng phải mất 50% giá trị nhà cho người đi đòi ha.
(C)https://m.facebook.com/cogaidolongvn/albums/10200758855928453/?ref=bookmarks
Một luật sư cho hay, các chính sách trả nhà như mấy vụ trên khá phức tạp, chả dựa luật lệ nào hết; tùy từng case mà linh động giải quyết. Túm lại, trả hay không...hên xui!
- Hình: ông Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài, giấy lược đồ lô đất. Và sáng nay 12.9, các lực lượng cưỡng chế được lệnh vào nhà ông Nguyễn Sinh áp tải người lớn, con nít thì bồng hết ra xe chở đi!
Hương Trà FB .
Ông Nguyễn Sinh bắt đầu khởi kiện lên chính quyền Huế từ những năm 1980 v/v Từ đường Nguyễn Hữu số 26 – số mới là 28 Nguyễn Huệ (Khóm Phú Ninh, P. Vĩnh Ninh, Thành phố Huế). Đất này có 2.214 m2, gồm hai mặt tiền nằm ngay đất vàng cố đô do ông Nguyễn Hữu Bài đứng tên nghiệp chủ từ 1927.
…
Ôn cố tri tân nha!
Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Hữu Bài (1863 - 1935) là một đại thần nhà Nguyễn; sinh ra trong gia đình Thiên Chúa giáo ở Quảng Trị, học Chủng viện An Ninh có tên Thánh là Giuse. Về ông Bài, nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn bàn cãi khi cho rằng đây là nhân vật phức tạp; kiểu như… ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản á ;x
.
Sách viết, năm 1908 ông Bài là Thượng thư bộ Lại, khi Khâm sứ Pháp Mahé đề nghị đào vàng bạc chôn ở lăng vua Tự Đức, đã nhất quyết phản đối. Nên dân gian có câu: "Phế vua không Khả, đào mả không Bài" (Ngô Đình Khả là cha TT Ngô Đình Diệm, được cho là có quan hệ thông gia với ông Bài)
.
Năm 1923 ông Bài được thăng Thái phó, Cơ mật Viện trưởng đại thần, sau đó giữ chức Thượng thư Bộ Lại. Năm 1926, ông Bài sáng lập hội “Như Tây du học bảo trợ”, giúp cho 25 sinh viên sang Pháp du học - một con số đáng kinh ngạc thời ấy. Năm 1933, vua Bảo Đại cải cách triều đình đã cách chức một lúc 5 Thượng thư các Bộ. Ông Bài về hưu lúc 70 tuổi, làm quan 50 năm. Bảo Đại phong ông là Cố vấn nguyên lão, mỗi lần chầu vua không phải lạy.
.
Tài liệu ghi lại công lao của Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, cho biết: ông lập ra nhiều nhàn điền tổ chức sản xuất tập trung, giải quyết công ăn việc làm cho hàng loạt lao động từ nhiều vùng; rồi khai hoang san lấp làm các vùng sản xuất lúa, đắp đập đào mương. Nhiều vùng gò đồi được quy hoạch trồng thông, quế. Phát triển chăn nuôi..vv Ngoài ra, ông Bài còn để lại hơn trăm bài thơ chữ Hán, chữ Nôm truyền tụng trong dân gian. Di cảo còn cất giữ ở gia đình.
Năm 1935 ông Bài mất tại Huế!
Một tài liệu cho hay, ông Nguyễn Hữu Bài còn có chân trong tổ chức yêu nước Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bội Châu. Hiện mộ Thượng thư Giuse Nguyễn Hữu Bài nằm trong Giáo xứ Phước Môn, Quảng Trị cách Thánh Địa La Vang khoảng 7km.
…...
..................
Giờ vầy nha!
Ông Bài và bà Nhiệm sinh 7 người con (4 người có gia đình và đẻ con, còn 3 người thì không). Khi ông bà qua đời không để lại di chúc, nên 1972 đồng thừa tự đã lập tờ tông chi cải nghiệp di sản cha mẹ để lại, và trước bạ tại Huế có kèm theo lược đồ lô đất. Trỏng ghi rõ 3 đồng thừa kế là Nguyễn Hữu Thị Dương, Thị Tú và Thị Tài đang sống tại Bình Triệu, Thủ Đức (Tp.HCM). Từ đường giao cho ông Nguyễn Sinh trông coi!
Cuối 1975, Xí nghiệp ô tô Thống Nhất từ chiến khu A Lưới dời về đóng ở trường Kỹ Thuật sát bên cạnh từ đường, ông Trần Đăng Tịnh giám đốc bèn qua hỏi ông Sinh mượn tạm một phần khu đất sử dụng – ban đầu chỉ nói miệng, sau có viết giấy và được các cán bộ xí nghiệp xác nhận.
.
Năm 1976, khi xí nghiệp dời đi đã giao lại chỗ mượn này cho một… đại lý vé xe thuộc Sở GTVT Bình Trị Thiên. Năm 1986 đại lý sát nhập vào Công ty ô tô III. Năm 1988 Ô tô III hoán đổi cho Sở Công Nghiệp để lấy mặt bằng khác (!)
...
Năm 1990, UBND Thừa Thiên – Huế có quyết định giao khuôn viên nhà, đất số 28 Nguyễn Huệ làm trụ sở Sở Công Nghiệp và Tiểu thủ CN. Năm 1993, Sở Công Nghiệp xin Sở xây dựng cấp phép để xây lên nhà ngói 2 tầng bị ông Sinh cản trở. Ông đòi lại đất và khiếu kiện lên UBND Tỉnh và VP Thủ tướng chính phủ.
13.2.1993 UBND Thừa Thiên – Huế ra quyết định thu hồi khuôn viên số 28 Nguyễn Huệ, chính thức giao cho Sở Công Nghiệp. Ngày 26.2.1994, UBND Thừa Thiên - Huế ra tiếp thông báo v/v quản lý 28 Nguyễn Huệ là hoàn toàn phù hợp với Luật Đất Đai.
Ngày 23.3.1994, VP Thủ tướng chính phủ có công văn gửi UBND Thừa Thiên – Huế ghi rõ: “Nếu việc trả lại khu đất vườn và nhà đó là đúng chính sách thì phải trả ngay, không thì phải trả lời dứt khoát và báo cáo lên thủ tướng chính phủ biết”.
Trong công văn của Tổng Thanh tra nhà nước có viết, việc bà Nguyễn Hữu Thị Tài ủy quyền hợp pháp cho ông Nguyễn Sinh (28/4 Nguyễn Huệ, Huế) đòi lại nhà đất ở 28 Nguyễn Huệ để xây dựng nhà thờ họ là chính đáng, phù hợp với đạo lý dân tộc!
…
Năm 2016 là đúng 6 đời… chủ tịnh tỉnh mà ông Nguyễn Sinh vẫn chưa lấy được nhà cho mượn!
Sáng nay 12.9, UNBD Huế đã tiến hành cưỡng chế đối với hậu duệ nhà Nguyễn Hữu Bài gần 15 nhân khẩu. Trước đó, chính quyền đã… bố trí sau khi thương lượng một miếng đất hơn 230m2 tại khu tái định cư Bàu Vá, xã Thủy Xuân (Huế) cho cả nhà.
.
P/s: Tui từng viết NHÀ CỦA HOÀNG TỬ số 33 Lê Quý Đôn (Q.3, Tp.HCM) của hoàng tử Bửu Lộc, sau 1975 đã bị nhà nước…quản lý. Ngôi biệt thự cổ xây 1890 khi mua vẫn còn giấy tờ, công chứng đầy đủ. Vậy mà chạy mãi mới đòi được, phần lớn cũng do người chạy quen biết các bác…gốc bự. Lấy lại được xong, qui ra tiền cũng phải mất 50% giá trị nhà cho người đi đòi ha.
(C)https://m.facebook.com/cogaidolongvn/albums/10200758855928453/?ref=bookmarks
Một luật sư cho hay, các chính sách trả nhà như mấy vụ trên khá phức tạp, chả dựa luật lệ nào hết; tùy từng case mà linh động giải quyết. Túm lại, trả hay không...hên xui!
- Hình: ông Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài, giấy lược đồ lô đất. Và sáng nay 12.9, các lực lượng cưỡng chế được lệnh vào nhà ông Nguyễn Sinh áp tải người lớn, con nít thì bồng hết ra xe chở đi!
Đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước là của chung cả dân tộc ta. Sau giải phóng đất đai được thu hồi chia đều cho người dân. Đất đai từ mấy thế hệ trước thì sau giải phóng cũng thu hồi thôi. Làm gì có địa chủ nào giữ lại được đất đâu. Bài viết cũng chẳng nói rõ vì nguyên nhân gì mà chính quyền thu hồi đất, chỉ nói một cách bố láo, đúng chất phản động là cướp. Người đọc mù mờ, chẳng biết đâu mà lần.
Trả lờiXóaHì hì nói như vậy thì nhà cửa của các quan to thì tính sao đây? Biệt thự to đùng của ông Truyển, nhà thờ họ của Nguyễn Tấn Dũng, cung điện của Nông đức Mạnh....!!!???? Đó là chưa nói đến các tập đoàn, nhóm lợi ích lấy đất xây cất làm ăn, sân golf, khách sạn, cất nhà bán với lợi tức gắp mấy lần. Làm giàu , làm của riêng.... chỉ có chú em là có cái quần xà lỏn giử làm của nhá.
Xóa