1. Từ tháng 4 năm 2016 đến nay, có 263.000 lao động chịu ảnh hưởng, trong đó 100.000 chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thảm nạn biển độc, cá chết ở 4 tỉnh miền Trung.

2. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng rất lớn tại bốn tỉnh, trong đó lớn nhất là Hà Tĩnh (15,7 lần) rồi đến Quảng Bình (7,9 lần), Quảng Trị (2,8 lần) và Thừa Thiên-Huế (1,6 lần), theo công bố chính thức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

3. Từ tháng 4 năm 2016 đến nay, hàng ngàn tấn hải sản được nuôi đã bị chết, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng VN.

4. Ngành du lịch ở 4 tỉnh miền trung bị giảm đến hơn 90%, theo thông tin từ tổng cục du lịch của VN.

5. Một thợ lặn đã chết do nhiễm độc và hơn 20 thợ lặn khác của công ty lao động Quốc tế Nibelc cũng bị nhiễm độc nhưng bị đe doạ đuổi việc. Số người bị chết do nhiễm độc chưa được nhà nước chính thức công bố.

6. Nếu Formosa tiếp tục hoạt động, tiếp tục xả nước thải theo đúng giấy phép đã được cấp (45,000 mét khối/ngày) và hoạt động xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn mà chính quyền Việt Nam đã cho phép thì mỗi năm, vẫn có tới 17.37 tấn phenol và cyanide được xả ra biển. Thảm hoạ biển độc, thuỷ sản bị chết sẽ kéo dài hàng trăm năm.

7. Với số lượng thép được Formosa sản xuất như trên, lượng khí thải nhà kính sẽ xảy ra ở VN lên tới hơn 1 triệu tấn mỗi năm. Số lượng carbon và thán khí sẽ tạo ra những bệnh tật về đường hô hấp và ung thư phổi.

8. Với số lượng khí thải nhà kính như vậy, VN đang đối diện với hiểm hoạ mưa acid và tạo ra hư hoại đến đất và nước, dẫn đến mất mùa, thu hoạch kém.

TAI HOẠ NÀY GIÁNG LÊN ĐẦU TỪNG NGƯỜI DÂN Ở VIỆT NAM CHỚ KHÔNG CHỪA AI RA NGOẠI TRỪ BỌN ĐÀY TỚ DÂN SỐNG BẰNG SẢN PHẨM NGOẠI NHẬP TỪ TIỀN THAM NHŨNG.


Le Nguyen.