Hàng trăm tiểu thương chợ Hà Tĩnh bãi thị, kéo nhau lên tỉnh
Sáng 3.3, hơn 300 tiểu thương chợ Hà Tĩnh đã bãi thị, kéo nhau lên trụ sở UBND tỉnh Hà Tĩnh phản đối việc ký hợp đồng không ghi cụ thể thời gian, trong khi chờ quyết định chuyển đổi mô hình quản lý chợ này.
>> Gần 500 tiểu thương chợ Hà Tĩnh đồng loạt đóng cửa ki-ốt, phản đối tăng giá
>> Tiểu thương chợ TP. Hà Tĩnh đồng loạt đóng quầy bãi thương
Hơn 300 tiểu thương chợ Hà Tĩnh bãi thị, kéo nhau lên trước trụ sở UBND tỉnh Hà TĩnhẢNH PHẠM ĐỨC
Theo phản ánh của các tiểu thương, tại buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh và các tiểu thương vào ngày 29.11.2016, vị lãnh đạo này hứa với các hộ kinh doanh sẽ ký hợp đồng thuê ki ốt lâu dài cho đến khi UBND thành phố Hà Tĩnh chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Nhà nước sang doanh nghiệp. Sau khi chuyển đổi mô hình quản lý sẽ tiếp tục ký hợp đồng lâu dài với bà con và đặc biệt, không thu thêm kinh phí khi sửa lại chợ.
Tuy nhiên, hiện nay Ban quản lý chợ Hà Tĩnh khi gia hạn hợp đồng với các tiểu thương đã không ghi rõ cụ thể thời hạn bao nhiêu năm nên bà con kéo nhau lên trụ sở UBND tỉnh để phản đối.
“Việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ thì chúng tôi không phản đối. Tuy nhiên, khi gia hạn hợp đồng mà không ghi thời gian cụ thể bao nhiêu năm là hoàn toàn vô lý. Bà con chỉ mong rằng, hợp đồng phải có thời hạn cụ thể”, một tiểu thương phản ánh.
Trước tình hình đó, ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh đã đối thoại với bà con và hứa sẽ gia hạn hợp đồng lâu dài trong thời gian chờ chuyển đổi quản lý mô hình chợ nên các tiểu thương đã buôn bán trở lại.
Tuy nhiên, sáng nay (3.3), hơn 300 tiểu thương lại tiếp tục bãi thị vì không đồng ý với việc gia hạn hợp đồng mà không có thời gian cụ thể.
“Việc các tiểu thương tiếp tục bãi thị là do “yêu sách” của bà con không đồng tình với thông báo với UBND tỉnh. Chúng tôi cũng đã yêu cầu các tiểu thương quay lại buôn bán để chờ đối thoại với UBND tỉnh nhưng họ không đồng ý”, ông Hòa nói.
Trước đó, liên tục từ ngày 26 – 28.11.2016, gần 1.000 tiểu thương chợ Hà Tĩnh đã đồng loạt đóng cửa các quầy hàng để phản đối về vấn đề trên.
Phạm Đức
Nguyễn Văn Lý đã rất lưu manh khi lợi dụng sự kiện công ty Formosa xả thải trái phép ra vùng biển miền Trung của Việt Nam để tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vu cáo, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao; lôi kéo, tụ tập, kích động quần chúng nhân dân tham gia vào các hoạt động chống phá chính quyền nhân dân. Đặc biệt, tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình dưới sự chỉ đạo của một số đối tượng chống đối như: linh mục Nguyễn Đình Thục, linh mục Đặng Hữu Nam, giám mục Nguyễn Thái Hợp đã chỉ đạo, lôi kéo, tụ tập, kích động giáo dân tại các giáo xứ Phú Yên, giáo xứ Mành Sơn (thuộc giáo phận Vinh) và giáo xứ Song Ngọc nhằm tiến hành biểu tình, hiệp thông; treo các băng rôn, khẩu hiệu có nội dung tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, tiến hành các hoạt động gây rối an ninh trật tự.
Trả lờiXóa“Biểu tình vì môi trường” câu khẩu hiệu khá mĩ miều này chẳng qua là một chiêu trò làm tiền ngoại bang, hành nghề kiếm sống của đám rận chủ trong nước và lũ phản loạn. Bởi lẽ, “vì môi trường” đâu nhất thiết phải biểu tình. Còn nhớ khi xảy ra sự cố ôi nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung xảy ra trong những tháng đầu năm 2016 vừa qua, trong khi các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội cùng người dân chung tay tiến hành nhiều chương trình hoạt động thiết thực nhằm “bảo vệ môi trường biển” thì đám phản loạn, bầy rận chủ quốc nội lại lớn tiếng kêu gọi biểu tình nhằm lợi dụng việc này để chuộc lợi cho bản thân thông qua việc kiếm được những đồng tiền bẩn “bố thí” (tài trợ) từ các thế lực thù địch bên ngoài.
Trả lờiXóa