Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Bom hữu nghị Tàu giữa lòng Hà nội.

Công trình hữu nghị đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông nhưng lại phải vay vốn lãi suất thương mại của chính phủ Trung Quốc có dự toán ban đầu là 552 triệu USD, vừa kiến nghị “điều chỉnh” lần 1 lên 891 triệu USD (tăng 339 triệu USD), để tiếp tục xin vay Trung Quốc. Bị buộc cái ách hữu nghị vào cổ (nhưng vẫn phải trả lãi theo giá thị trường), công trình này đạt mấy kỷ lục: điều chỉnh vốn kỷ lục; kỷ lục về suất đầu tư cao, kỷ lục về tỉ lệ hoàn vốn thấp, kỷ lục về sự liều lĩnh: chủ đầu tư, tư vấn Việt Nam, tổng thầu thi công Trung Quốc đều chưa từng có kinh nghiệm làm đường sắt đô thị. Hiện, nửa tỉ USD coi như đã bị vứt xuống sông mà dự án còn chưa xong phần móng cọc. Tệ hơn, Việt Nam vẫn phải nai lưng ra trả lãi gần 50 triệu USD/năm cho đống bê tông vô tích sự. Chưa ai dám khẳng định dự án này có tiếp tục xin điều chỉnh lần 2, lần 3 nữa hay không.

Tại lễ khởi công dự án hôm 10/10/2011, đồng chí Đinh La Thăng chúm chím khoe: số vốn 420 triệu USD trên tổng vốn cho dự án là hơn 551 triệu USD được nước bạn Trung Quốc tạo điều kiện cho vay “hữu nghị”, phía Việt Nam góp phần nhỏ chỉ nằm ở một số hạng mục như nhân công, hạ tầng, ít bê tông… Nghe đồng chí Thăng nói vậy, người ta không khỏi hoài nghi nghĩ đến sự giúp đỡ “vô tư, chí tình” của các đồng chí Trung Quốc dành cho Việt Nam tại công trình gọi là hữu nghị xã hội chủ nghĩa cầu Thăng Long năm xưa. Thực tế, đây là khoản vay thương mại với lãi suất cắt cổ. Sau 5 năm không trả hết gốc, lãi suất này sẽ tăng lũy tiến cao hơn nhiều.
.

.

Đơn vị được Bộ GTVT phân công làm đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đường sắt mà đồng chí Trưởng ban Trần Văn Lục bị Bộ Công an bắt chiều hôm 8/5/2014. Tổng thầu là Công ty hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Nhà thầu tư vấn giám sát thi công lắp đặt thiết bị là công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh. Lưu ý là các đơn vị của Trung Quốc đều chưa có chút kinh nghiệm nào về đường sắt đô thị. Nhà thầu tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình là Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI của VN), cũng chưa từng có kinh nghiệm về đường sắt đô thị. Đơn vị này chỉ có duy nhất một kỹ sư học vận tải đường sắt tại Liên Xô trước đây nên việc giám sát, thẩm tra chỉ đơn giản là “4 tốt” trước mọi tính toán của các đồng chí Trung Quốc. Được một số đồng chí cán bộ cấp cao Việt Nam “động viên, khích lệ”, dù chưa có 1 chút kinh nghiệm nào về đường sắt đô thị nhưng Giám đốc đại diện Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC), đồng chí Trương Kiến Huân (người Tàu) rêu rao: tổng thầu Trung Quốc sẽ hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho các đồng chí Việt Nam.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch thành phố … liên tục tới thăm công trường xã hội chủ nghĩa, kịp thời động viên, cảm ơn các cán bộ, chuyên gia nước bạn về sự giúp đỡ quý báu, vô tư, thắm đượm tình đồng chí anh em. Theo tiến độ, dự án này sẽ hoàn thành đưa vào chạy tháng 1/2015. Chẳng biết các vị “16 vàng, 4 tốt” với nhau thế nào, qua 3 năm thi công, tiêu hàng vài trăm triệu đô mà công trình vẫn chưa xong phần móng cọc nhưng lại kiến nghị Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư lần 1 từ 552 triệu USD lên tới 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD để Chính phủ vay tiếp của Trung Quốc.

Không biết rồi đây Thủ tướng có phê duyệt cho cái sự hữu nghị viển vông này không. Hiện có tin Trung Quốc đang chơi khó Việt Nam trong vụ này. Với khoản vay bổ sung, Trung Quốc dự tính áp lãi suất cao ngất ngưởng khiến Việt Nam không dám vay. Nếu không vay, Việt Nam không thể cơ cấu nguồn tài chính khác vào dự án này do vướng công nghệ, quy định pháp luật, chính trị v.v. Trong khi công trình đắp chiếu không sử dụng được vì chưa xong phần móng cọc, Việt Nam vẫn phải nai lưng ra trả lãi khoản tín dụng đã vay mỗi năm gần 50 triệu USD và sau 5 năm mà chưa trả được gốc, lãi suất sẽ tăng lũy tiến rất cao.

Dân Hà Nội còn nhớ năm 1978, Trung Quốc chơi bài tương tự khi bỏ dở công trình cầu Thăng Long. May mà sau đó ông anh Liên Xô nhiệt tình nhảy vào hót cho đống chất thải đó. Nay, công trình đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông thực sự là quả bom xú uế nổ chậm Trung Quốc gài một cách rất tinh vi giữa lòng Hà Nội. Việt Nam chỉ có thể chọn một trong hai cách: hoặc đắp chiếu công trình với chi phí hơn nửa tỉ đô hoặc chấp nhận mọi điều kiện của Trung Quốc để có tiền thi công tiếp và hoàn thiện công trình. Dù thế nào, Việt Nam sẽ lập thêm kỷ lục mới: suất đầu tư/km đường sắt đô thị đắt nhất hành tinh với tỉ lệ hoàn vốn mà các nhà kinh tế thoáng thấy đã hãi đến già và một bài học nữa rất đắt giá về 16 vàng 4 tốt.

Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị động viên các đ/c chuyên gia Trung Quốc trên công trường xã hội chủ nghĩa: trước mặt đ/c Nghị là Trương Kiến Huân, bên phải là thứ trưởng GTVT Lê Mạnh Hùng (vừa hưu, đang giải trình vụ hối lộ của Nhật), tiếp là đồng chí Trần văn Lục vừa bị công an bắt.

Blog Cầu Nhật Tân.

6 nhận xét:

  1. Khi U50, U60, U70,U80 chết hết thì VN mới mong không còn là " vùng trũng của Đông Nam á". Vậy thì các U này có suy nghĩ gì? Tôi nghĩ nên làm lớn chuyện rồi "thương lượng" với Tàu để kiếm chác NDT, USD rồi cùng con cháu biến khỏi VN là ổn nhất. Ô nhiểm môi trường, thực phẩm độc hại, không thượng tôn pháp luật coi chừng con cháu quý vị như Bầu Kiên, Minh Phụng nha. Có ai tin con cháu dâu rể của Trọng Lú " trọng" hắn không quý vị- hay chỉ là coi khinh hắn mà hắn không biết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói đi nói lại, nhai đi nhai lại mấy cái ni không chán à cu em??? sao mà liên quan vãi vây. Phản động dùng lí này thì sao thuyết phục được :p

      Xóa
  2. Hán gian nằm ở trong đảng cộng sản nhiều lắm, họ bất chấp cả đạo lý , luồn cúi đê hèn để đem tiền về cho gia đình họ, nhưng gia đình họ có "kính trọng" họ không ta, hay là chửi thầm trong bụng, xấu hổ trong lòng mà không nói ra đó thôi.
    Đảng cộng sản tạo ra là để ăn chia mà, nên họ đều vì tư lợi sẵn sàng bán cả Nước- Tàu nó hiểu điều này lắm,, Ải Nam Quan Thác Bản Giốc đâu phải ký cho không đâu các bạn- phải có "lại quả" chứ. Hỏi gia đình ông Đổ M, Lê K P là biết liền. Cha Mẹ có thể dấu người ngoài chứ làm sao "qua mặt" được con cháu gia đình họ chứ, không biết họ có nhục không.

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta không thể đánh đồng tất cả những người Trung Quốc đều như nhau được, việc làm sai trái của Trung Quốc trên biển Đông chủ yếu là do những nhà lãnh đạo của Trung Quốc mà thôi, những người dân Trung Quốc không phải tất cả đều đồng tình ủng hộ hành động này của chính phủ, vì vậy những gì từ Trung Quốc mà vẫn có lợi cho ta thì ta cứ làm thôi, mất gì đâu.

    Trả lờiXóa
  4. Những dẫn chứng mà tác giả đưa ra trong bài viết có thể là đúng nhưng sao có thể đánh đồng tất cả những người dân Trung Quốc với chính quyền nhân dân nước họ được. Ở đâu cũng có những người tốt, người xấu hết, chính tác giả cũng là người xấu, đang đi bán nước mình đó thôi. Mà có thật như tác giả nói, chẳng nhẽ chính quyền ta đứng im để họ làm càn được chắc.

    Trả lờiXóa
  5. nói chung là sau khi đọc cái tiều đề và đọc cái bài viết thì đưua ra nhận xét. Ngu không chiu được.. Những chuyện làm ăn không nên đánh đồng với những chuyện chính trị được. Cũng giống như vụ ở bình dương, cũng là do kích động mà những doanh nghiệp trung quốc thiệt thòi. Cũng là do những phân tích như thế này. Chuyện làm ăn các người hiểu được à. Xã hội đâu thiếu gì cái kiểu bắt gà phải mất ít thóc. QUá vớ vẩn

    Trả lờiXóa