Tàu cá VN bị tàu tuần tiễu Đài Loan tấn công tại Trường Sa
RFA-2016-01-23
Tàu cá QNg 90649TS của Việt Nam bị hai tàu tuần tiễu của Đài Loan tấn công tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Mạng báo Đất Việt loan tin này hôm qua 23 tháng giêng trích dẫn trình bày của chủ kiêm thuyền trưởng chiếc QNg90649TS là ông Nguyễn Thành Biên với Trạm kiểm soát Biên phòng Tịnh Kỳ, ngay sau khi về đến bến cũng trong cùng ngày.
Theo đó tàu cùng 13 thuyền viên trên chiếc QNg90648TS ra biển Trường Sa đánh bắt hải sản từ ngày 25 tháng 12. Đến sáng ngày 6 tháng giêng khi tàu đang neo cách đảo Sơn Ca, thuộc Trường Sa chừng 4 hải lý về phía đông thì phát hiện có hai tàu tuần tiễu của Đài Loan chạy ra từ đảo Ba Bình tiến đến. Hai chiếc tuần tiễu của phía Đài Loan mang số hiệu PP10052 và PP10053.
Thuyền trưởng Nguyễn Thành Biên kéo neo chiếc QNg90649TS và chạy đi nhưng chỉ 10 phút sau hai chiếc tàu tuần tiễu của Đài Loan áp sát đến hai bên mạn tàu của ông Biên. Rồi tàu tuần tiễu Đài Loan sử dụng phương tiện đâm va vào chiếc QNg90649TS, đồng thời dùng vòi rồng phun nước cho đến khi tàu của ông Biên chạy gần đến đảo Sơn Ca mới thôi.
Một số trang thiết bị của chiếc QNg90649TS bị hư, thiệt hại được nói ước tình hằng trăm triệu đồng Việt Nam.
Vụ việc được trình báo ngay với lực lượng chức năng Việt Nam hiện đang giữ đảo Sơn Ca.
Viên chức phụ trách, thượng tá Lương Duy Hãnh, chỉ huy trưởng Đảo Sơn Ca cho biết ngoài chiếc Ng90649TS còn có chiếc QNg90929TS cũng bị phía tuần tiễu Đài Loan sử dụng phương tiện đâm va tông và phun vòi rồng.
Cũng liên quan đến tình hình tranh chấp tại Biển Đông,
Hôm qua đại biểu Hoàng Bình Quân, trưởng ban Đối ngoại Trung ương, lên tiếng với báo chí bên lề đại hội đảng đang diễn ra ở Hà Nội về tranh chấp tại Biển Đông.
Theo ông Hoàng Bình Quân thì sự khác biệt giữa các quốc gia đang có tranh chấp ở Biển Đông, tức 5 nước 6 bên, gồm Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam là một thực tế.
Do có khác biệt nên cần có những công cụ để giải quyết. Những công cụ được ông Hoàng Bình Quân nhắc lại gồm Công ước về Luật biển năm 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông- DoC năm 2002; cũng như cần có một Bộ quy tắc ứng xử- COC mang tính ràng buộc hơn.
Tuy nhiên ông này thừa nhận việc đạt cho được một bộ quy tắc ứng xử không đơn giản vì liên quan đến lợi ích, toan tính của các bên.
Trước đó vào ngày 22 tháng giêng, chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ, thông báo tại diễn đàn đại hội đảng cộng sản Việt Nam từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 12 năm ngoái có 135 tàu với hơn 1.600 lượt ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, ngăn cản, đập phá, xua đuổi, cướp tài sản khi đi đánh bắt tại các ngư trường truyền thống lâu nay của Việt Nam.
RFA-2016-01-23
Tàu cá QNg 90649TS của Việt Nam bị hai tàu tuần tiễu của Đài Loan tấn công tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Mạng báo Đất Việt loan tin này hôm qua 23 tháng giêng trích dẫn trình bày của chủ kiêm thuyền trưởng chiếc QNg90649TS là ông Nguyễn Thành Biên với Trạm kiểm soát Biên phòng Tịnh Kỳ, ngay sau khi về đến bến cũng trong cùng ngày.
Theo đó tàu cùng 13 thuyền viên trên chiếc QNg90648TS ra biển Trường Sa đánh bắt hải sản từ ngày 25 tháng 12. Đến sáng ngày 6 tháng giêng khi tàu đang neo cách đảo Sơn Ca, thuộc Trường Sa chừng 4 hải lý về phía đông thì phát hiện có hai tàu tuần tiễu của Đài Loan chạy ra từ đảo Ba Bình tiến đến. Hai chiếc tuần tiễu của phía Đài Loan mang số hiệu PP10052 và PP10053.
Thuyền trưởng Nguyễn Thành Biên kéo neo chiếc QNg90649TS và chạy đi nhưng chỉ 10 phút sau hai chiếc tàu tuần tiễu của Đài Loan áp sát đến hai bên mạn tàu của ông Biên. Rồi tàu tuần tiễu Đài Loan sử dụng phương tiện đâm va vào chiếc QNg90649TS, đồng thời dùng vòi rồng phun nước cho đến khi tàu của ông Biên chạy gần đến đảo Sơn Ca mới thôi.
Một số trang thiết bị của chiếc QNg90649TS bị hư, thiệt hại được nói ước tình hằng trăm triệu đồng Việt Nam.
Vụ việc được trình báo ngay với lực lượng chức năng Việt Nam hiện đang giữ đảo Sơn Ca.
Viên chức phụ trách, thượng tá Lương Duy Hãnh, chỉ huy trưởng Đảo Sơn Ca cho biết ngoài chiếc Ng90649TS còn có chiếc QNg90929TS cũng bị phía tuần tiễu Đài Loan sử dụng phương tiện đâm va tông và phun vòi rồng.
Cũng liên quan đến tình hình tranh chấp tại Biển Đông,
Hôm qua đại biểu Hoàng Bình Quân, trưởng ban Đối ngoại Trung ương, lên tiếng với báo chí bên lề đại hội đảng đang diễn ra ở Hà Nội về tranh chấp tại Biển Đông.
Theo ông Hoàng Bình Quân thì sự khác biệt giữa các quốc gia đang có tranh chấp ở Biển Đông, tức 5 nước 6 bên, gồm Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam là một thực tế.
Do có khác biệt nên cần có những công cụ để giải quyết. Những công cụ được ông Hoàng Bình Quân nhắc lại gồm Công ước về Luật biển năm 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông- DoC năm 2002; cũng như cần có một Bộ quy tắc ứng xử- COC mang tính ràng buộc hơn.
Tuy nhiên ông này thừa nhận việc đạt cho được một bộ quy tắc ứng xử không đơn giản vì liên quan đến lợi ích, toan tính của các bên.
Trước đó vào ngày 22 tháng giêng, chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ, thông báo tại diễn đàn đại hội đảng cộng sản Việt Nam từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 12 năm ngoái có 135 tàu với hơn 1.600 lượt ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, ngăn cản, đập phá, xua đuổi, cướp tài sản khi đi đánh bắt tại các ngư trường truyền thống lâu nay của Việt Nam.
điều cần nhìn nhận một sự bạc nhược ở đây, ngư dân bị đánh đuổi, bị bắn giết mà không hề có một hành động bảo vệ nào cho ngư dân, sao không dùng số tiền lớn để mà trang bị cho ngư dân để ngư dân trang bị thêm các tráng thiết bị để phòng chống tàu cá của trung quốc tấn công, sẵn sàng đáp trả lại bọn tàu cá trung quốc là được, việc gì cứ phải ôm ôm vào tiền đẻ cho ngư dân vay lấy lãi
Trả lờiXóaKhông thể vận động các ngư dân “bám biển, bám biển” trong khi mà lực lượng chức năng lại không hỗ trợ gì cho ngư dân. Nhất là các cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng hải quân cần phải trợ giúp ngư dân, tăng cường tuần tra giám sát. Có như thế ngư dân mới có thể yên tâm đánh bắt cá.
Trả lờiXóaNgư dân đi biển không chỉ đối mặt với nhiều tai ương, bão tố, có thể bị tước đi sinh mạng bất kì lúc nào, mà còn bị uy hiếp bởi nạn “hải tặc” được trang bị vũ khí; giải pháp sâu xa để bảo vệ ngư dân nằm ở chính phủ cùng các ban ngành liên quan – đây là điều mà các ngư dân Việt Nam mong muốn từ phía chính quyền.
Bạn Long Khủng chưa nghe hải quân VN và cảnh sát biển nói rồi "Dân bám biển quân đội và cảnh sát biển bám đất",còn Tư sâu thì nói dân phải bám biển nhưng Tư sâu không nói câu sau dân ngu thì dân chết
XóaTôi chưa thấy một thông tin nào từ các trang báo chính thống , thông tin kiểm duyệt nào đăng tải về vụ việc này , chả nhẽ một trang lều báo như các bạn lại nắm được tình hình như kiểu là thay cho thông tấn xã Việt Nam hay sao . Chúng ta có một lực lượng cảnh sát biển tinh nhuệ , được trang bị vũ khí , phương tiện kĩ thuật đầy đủ vì thế nếu có việc này xảy ra thì lập tức lực lượng cảnh sát biển vào cuộc để làm rõ mọi chuyện . Chân lý luôn thuộc về người đúng !
Trả lờiXóabáo chính thống làm gì dám đăng khi khôn có lện của bọn Tuyên Láo và Tổng Bí Lú
XóaChúng ta khai thác trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN nhưng một số nước như Trung QUốc, Đài loan liên tục dung vũ lực để xua đuổi ngư dân của Việt Nam. Số lượng tàu đánh cá của Việt Nam rất nhiều, đánh bắt trên một khu vực tương đối rộng nên khó quản lý và lực lượng kiểm ngư của Việt nam tuy đã được tăng cường những vẫn còn mỏng, chat lượng tàu chưa cao. Vấn đề này mong nhà nước quan tâm nhiều hơn.
Trả lờiXóaLiệu những hành động trên có phải là do người trung quốc họ làm hay không hay là có những phần tử xấu nào đó đóng giả muốn cho mối quan hệ giữa việt nam và trung quốc trở nên ngày càng phức tạp..hoặc cũng có thể là hộ đang muốn chúng ta không đủ kiên nhẫn làm những việc vũ trang để họ lấy cớ tấn công chúng ta..chúng ta nên xem xét và phân tích kĩ một thông tin trước khi đưa ra nhữung quyết định...trong bối cảnh nóng và hết sức nhậy cảm về khu vực biển đông này, một hành động là một bước đi
Trả lờiXóaNếu thông tin trên đây chính thống thì điều đâu tiên bạn nên suy nghĩ theo hướng đó là đây là những hành động khiêu khích từ phía đối phương, rất nguy hiểm nếu chúng ta có ngayn những hành động đáp trả theo sau đó, đó sẽ là cái cớ gây thêm áp lực trên các trường đàm phán giữa chúng ta và các nước khác, không nên suy nghĩ ngay theo hướng mà bài này viết đó là thái độ nóng nảy, thiếu bình tĩnh lúc này, chúng ta đang có lợi trên tất cả các bàn đàm phán, luật pháp cũng đang đứng về phía chúng ta, nhât định chúng ta sẽ đòi được công bằng bằng con đường ngoại giao đúng đắn.
Trả lờiXóanên bình tĩnh có những cách nhìn khác về bản hất của sự việc, theo tôi những vụ việc như trên đây không đơn giản chỉ là hành động ngang ngược của đối phương và nhiều người suy nghĩ rằng chúng ta sẽ có những hành động đạp trả lại thích đáng với những hành động sai phạm đó, nhưng mấy ai hiểu được đây là những cái bẫy chính trị, một hành động đáp trả sẽ là cơ hội cho nước khác có cớ để lấy lại ưu thế trên các buổi đàm phán. Công lý, luật pháp và bạn bè trên khắp thế giới đang ủng hộ chúng ta, cho nên rất có thể một hành động nóng nảy, thiếu kiềm chế chúng ta sẽ phải trả giá đắt.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTình hình trên biển Đông hiện nay là rất phức tạp do những hành động thực sự quá ngỗ ngược từ phía TQ.Có thế việc ngư dân bị tấn công trên biển ĐÔng phần chủ quyền của ta sẽ không còn ngừng lại.Nhưng những đàm phán mà ta đạt được đang phần nào tác động được tới cục diện trên biển Đông.Chỉ cần kiên trì với chính sách đó ta nhất định sẽ ổn định lại được tình hình trên biển Đông.Người dân cần chú ý tránh sự xuyên tạc hay kích động từ phía các báo dỏm như báo danoan để có những hành động không đúng đắn!
Trả lờiXóamấy năm gần đây, tình hình trên biển đông trở nên nóng hơn bao giờ hết trước những hành động ngày càng tráo trở của Trung Quốc. việc đó không những ảnh hưởng đến chủ quyền vùng biển của Việt Nam, mà ngư trường quen thuộc của ngư dân Việt Nam cũng thường xuyên bị thuyền của các nước khác va chạm, thách thức. người ngư dân Việt Nam quanh năm vất vả, cuộc sống mưu sinh chỉ trông cậy vào những chuyến đánh cá lênh đênh trên biển, nếu như chẳng may bị va chạm thì coi như lỗ nặng, nghèo lại càng nghèo. vì thế mình rất thương những người ngư dân. tuy nhiên, việc các trang mạng phản động lợi dụng các vụ việc như thế này, lợi dụng hoàn cảnh đáng thương của những người ngư dân để viết bài viết xuyên tạc, phản động, nói xấu Đảng và Nhà nước bằng cách sử dụng các luận điệu sai trái, bịa đặt. cần phải có những biện pháp xử lý những kẻ như thế này.
Trả lờiXóaĐem thằng bộ trưởng 4 T ra chém trước vì đã nói và không làm đựoc nói xấu đảng là những thằng trong đại hội 12 vừa qua đem ra chém, Tổng bí lú lại thắng,trùm khủng bố Trần đại Quang lại lên làm chủ tịt nước phen này dân chết,đã một thằng trùm lưu manh đỏ lên làm chủ tịt Hà nội rồi lũ sâu giòi CS đấm chém hãm hiếp nhau dân chết
Trả lờiXóaViệc bất chấp phấp luật về Biển của Việt Nam lẫn quốc tế để xâm phạm một cách trái phép chủ quyền biển đảo của Việt Nam bất hợp pháp rồi còn có những hành động nguy hiểm như thế này của Trung Quốc đang đe họa tới hòa bình trên Biển Đông , chúng ta phải chung tay lại để vào cuộc , xử lý việc này ! không thể nó bành trướng mãi được
Trả lờiXóaNhững hành vi gây hấn đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam sẽ không còn tiếp diễn trong thời gian tới nữa vì Đảng Nhà Nước ta đã làm việc và yêu cầu các nước trong khu vực phải tôn trong pháp luật và Nhà Nước ta luôn ở bên các ngư dân.
Trả lờiXóaChúng ta khai thác trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN nhưng một số nước như Trung QUốc, Đài loan liên tục dung vũ lực để xua đuổi ngư dân của Việt Nam. Số lượng tàu đánh cá của Việt Nam rất nhiều, đánh bắt trên một khu vực tương đối rộng nên khó quản lý và lực lượng kiểm ngư của Việt nam tuy đã được tăng cường những vẫn còn mỏng, chất lượng tàu chưa cao. Vấn đề này mong nhà nước quan tâm nhiều hơn.
Trả lờiXóa