Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Quan ...nhọ.


Tham nhũng VN: 'Quan nào mặt cũng nhọ'

 
Bà Lê Hiền Đức được nhiều người khiếu kiện liên lạc nhờ giúp đỡ.
Nhà hoạt động chống tiêu cực Lê Hiền Đức nói về thực trạng ‘nhà dột từ nóc’ trong bối cảnh Ngân hàng Thế giới công bố khảo sát về nạn đưa hối lộ tại Việt Nam.
Trả lời BBC ngày 22/11/2012, cụ bà Lê Hiền Đức, nói "Cái chuyện đưa tiền để được việc, hay tôi gọi là việc đi đút lót, là chuyện xảy ra ở tất cả các ngành và là chuyện tất nhiên.
"Động đến bất kỳ việc gì cũng là phong bì. Quan chức từ cấp to đến cấp bé, mặt ai cũng nhọ hết, chỉ là nhọ ít hay nhọ nhiều mà thôi”.
Phản hồi lại câu hỏi của BBC về việc thay đổi quyền và chức năng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng vốn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng lãnh đạo, bà Đức nói theo quan sát của bà thì “chẳng biết các hội nghị, hội thảo và thay đổi nhằm chống tham nhũng ra sao nhưng dân đi khiếu kiện, dân oan lên Hà Nội ngày càng đông”.
Bà Đức cũng mở một Bấmblog cá nhân để chuyển tải thông tin về những bất công trong xã hội và thực trạng khiếu kiện của dân.
'Vấn đề nghiêm trọng'
Vào tuần này Ngân hàng Thế giới khuyến cáo doanh nghiệp và người dân tại Việt Nam không nên đi hối lộ và hối thúc các nhà lãnh đạo của Việt Nam cần có hành động.
Thông điệp được Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra tại lễ công bố báo cáo khảo sát xã hội học có tựa 'Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức’.
“Tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng không phải là không giải quyết được, bà Victoria Kwakwa Giám đốc Quốc gia World Bank Việt Nam nói trong buổi họp báo Bấmgiới thiệu báo cáo vào ngày 20/11/2012 tại Hà Nội.
"Các báo cáo chỉ có thể chiếu một tia sáng lên những gì cần phải làm. Điều này tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo của Việt Nam - Victoria Kwakwa Giám đốc Quốc gia World Bank Việt Nam"
Tuy nhiên đại diện World Bank nói thêm rằng “các cuộc khảo sát sẽ không giúp chấm dứt nạn tham nhũng. Một báo cáo sẽ không làm tham nhũng biến mất. Các báo cáo chỉ có thể chiếu một tia sáng lên những gì cần phải làm.
“Điều này tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo của Việt Nam – những nhà lãnh đạo chính trị, những đại biểu dân cử, những lãnh đạo của cộng đồng doanh nghiệp, xã hội dân sự và các nhóm công dân – những người sẽ giúp chiếu ánh sáng vào bóng tối, chuyển từ tham nhũng sang liêm chính và tiến hành sự thay đổi”
Theo kết quả khảo sát do Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới cùng thực hiện có đoạn nói “khi doanh nghiệp gặp khó khăn do các cơ quan nhà nước gây ra, thì có khoảng 51% doanh nghiệp nhờ người có ảnh hưởng tác động để giải quyết; 59% doanh nghiệp chọn cách đưa quà hoặc tiền cho cán bộ có thẩm quyền giải quyết”.
“Chỉ có 13% doanh nghiệp tìm đến các cơ quan bảo vệ pháp luật và chưa tới 6% đề nghị cơ quan báo chí can thiệp”.
Một đại diện của Tổ chức Forwards Transparency, đối tác của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) tại Việt Nam, cho BBC biết trong buổi công bố và họp báo về khảo sát này các phóng viên tới dự không hỏi các diễn giả nhiều.
"Tôi không biết là do họ [phóng viên] thấy báo cáo đủ rồi không cần hỏi hay họ ngại hỏi vì hình như chỉ có một câu hỏi của phóng viên mà thôi"
Đại diện Forwards Transparency
“Tôi không biết là do họ thấy báo cáo đủ rồi không cần hỏi hay họ ngại hỏi vì hình như chỉ có một câu hỏi của phóng viên mà thôi’, đại diện Forwards Transparency muốn ẩn danh nhận xét.
BấmThời báo Kinh tế Việt Nam trích khảo sát được trình bày tại Hà Nội cho hay 63% số doanh nghiệp trả lời tin rằng, chi phí không chính thức “tạo ra cơ chế ngầm giải quyết được công việc một cách nhanh chóng”.
Khoảng 32% doanh nghiệp được hỏi trả lời có chi trả chi phí ngoài quy định nói rằng, đây là cách nhanh nhất và dễ thực hiện nhất để “được việc”; Khoảng 18% doanh nghiệp tin rằng nếu không có những khoản chi trả ngoài quy định như thế thì không giải quyết được công việc.
Các cơ quan hay gây khó khăn nhất được mô tả là ngành hải quan, cảnh sát giao thông, cơ quan thuế và tài nguyên môi trường (20%).
20% doanh nghiệp nói họ đã phải “chi tiền không chính thức" khi liên hệ với các cơ quan quản lý chuyên ngành. Ba ngành tiếp theo là ngân hàng (17%), cảnh sát giao thông (16%) và hải quan (16%).
'Giải pháp cần có'
Giới quan sát đặt câu hỏi về những vụ bắt bớ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước.
Bà Fiona Lappon, Trưởng đại diện Bộ Phát triển quốc tế Anh, được dẫn lời nói tại buổi công bố báo cáo này nói "báo cáo đã chứng minh một cách thuyết phục là các tỉnh và huyện tuân thủ đầy đủ hơn các chính sách về công khai và minh bạch thì có mức độ tham nhũng thấp hơn.
"Do vậy, minh bạch và giải trình là giải pháp cần có của Việt Nam. Minh bạch không chỉ là khẩu hiệu mà còn phải được thể hiện đầy đủ”, bà Lappon nói.
"Minh bạch không chỉ là khẩu hiệu mà còn phải được thể hiện đầy đủ"
Fiona Lappon, Trưởng đại diện Bộ Phát triển quốc tế Anh
Vương quốc Anh hiện đóng Bấmvai trò điều phốicác đối tác phát triển để cùng hợp tác và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong các nỗ lực chống tham nhũng.
Giới quan sát đánh giá nỗ lực chống tham nhũng khó thực hiện một cách có hiệu quả một phần do Việt Nam không có cơ quan thực thi pháp luật hay tư pháp nào độc lập.
Cũng có một số người nghi ngờ nỗ lực chống tham nhũng của nhà chức trách và mô tả các vụ Bấmbắt bớ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước lớn và lãnh đạo ngân hàng tư nhân gần đây là một phần của cái gọi là thực trạng Bấmtranh chấp phe nhóm.

93 nhận xét:

  1. Ảnh trên:Nụ cười nhơ nhuốc nhất trong năm

    Trả lờiXóa
  2. lợi ích nhóm, sự xuống cấp đạo đức trong xã hội dg hoành hành. Đề nghị luật hóa các quyền con người như: quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận... để chúng tôi thể hiện quan điểm của mình, góp phần xóa bỏ các nạn dịch của đất nước.

    Trả lờiXóa
  3. Người dân lao động mong chờ sự nghiêm minh của pháp luật "tham nhũng" phải trừng trị thích đáng. Vì hiện nay là quốc nạn "tham nhũng", sự tồn vong của đất nước, ổn định nề chính trị hay không đều phụ thuộc vào sự nghiêm minh.

    Trả lờiXóa
  4. ổn định chính trị là tuân thủ nghiêm túc pháp luật của nhà nước, bất kỳ ai, bất kỳ vị trí nào. Những người ra văn bản, quyết định sai, đứng trên luật để xử lý là những kẻ gây ra bất ổn chính trị nhất.Đáp án cho ổn định chính trị thật đơn giản nhưng tại sao chúng ta không làm được?? coi thường luật pháp, coi thường nhân dân? nếu đúng vậy phải xử thật nghiêm những kẻ này.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là mọi tham nhũng dù lớn hay nhỏ đều phải xử nghiêm thì mới làm dân an lòng là tiền đề cho sự ổn đinh của đất nước. Ở Singapore người ta xử tội ăn cắp một cái bánh mỳ trong siêu thị cũng giống như tội ăn cắp một cái tivi. Sao pháp luật của họ văn minh thế hở bác Nhân. Nhân bài viết rất hay của bác, tôi lại chợt nhớ đến một đại biểu QH nói rằng, trước khi đi họp, lãnh đạo tỉnh căn dặn kỹ là muốn phát biểu gì thì phát nhưng đừng nói đến tham nhũng. Thế mà cũng chẳng có ai có ý kiến gì mới lạ chứ.

    Trả lờiXóa
  6. "Ông Lý Quang Thái, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Giang nêu lý do Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức, cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ cho nữa... Để góp phần ổn định chính trị tại địa phương, Sở đã có văn bản đề nghị cơ quan điều tra không khởi tố hình sự các đối tượng nói trên". Lý do khó có thể chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi cho rằng những vụ tham nhũng vừa qua đã làm sói mòn rất nhiều lòng tin của người dân với đất nước, do vậy muốn lấy lại lòng tin của nhân dân chẳng còn cách nào khác là phải xử THẬT NGHIÊM KHẮC các vụ TN này ...

    Trả lờiXóa
  8. Tôi nghĩ rằng quan tham, quan lợi dụng quyền lực để phạm pháp ở Việt Nam rất nhiều, Hầu như tất cả người dân đều biết điều đó. Nếu người dân chúng ta ko thông minh, ko bản lĩnh để làm rõ những sai phạm về đạo đức nghiêm trọng này thì xã hội Việt Nam sẽ bị nghèo đói mãi, sẽ loạn. Đề nghị xử nghiêm để làm gương cho các quan khác phải làm tốt phận sự của mình.

    Trả lờiXóa
  9. Vụ tham ô tại Trung tâm hỗ trợ trẻ tàn tật Hà Giang đã rõ như ban ngày, người đứng ra bao che cũng lộ rõ và còn ngang nhiên tuyên bố kỷ luật người tố cáo tham nhũng nữa. Nếu Ban Nội chính Hà Giang cũng bỏ qua vụ này thì Ban NCTW phải vào cuộc, nếu không cuộc chống tham nhũng coi như hỏng thật sự từ nay.

    Trả lờiXóa
  10. Bây giờ có ban Nội chính tỉnh, dưới sự chỉ đạo của Bí thư tỉnh Hà Giang nhưng không xử lý nghiêm vụ việc tham ô tại Trung Tâm cứu trợ trẻ tàn tật đã rõ như ban ngày, để ông giám đốc sở LĐTBXH đứng ra bao che, trù dập người tố cáo, Viện KSND làm ngơ, hô hào chống tham nhũng như vậy sao?

    Trả lờiXóa
  11. những người đại diện pháp luật mà còn xử lý thiếu trách nhiệm như vậy, cứ bao che cho nhau hoài thì pháp luật để làm gì?pháp luật là phải công bằng cho mọi người.đề nghị nhà nước phải xử lý nghiêm vụ án này làm gương và khiển trách đối với hành vi thiếu trách nhiệm và thái độ coi thường pháp luật của ông GD sở LĐ-TB&XH và CA tỉnh Hà Giang vì biết người ta phạm pháp nhưng lại bỏ qua.Ăn xài trên cả tiền hỗ trợ tàn tật cho trẻ em nghèo nữa.

    Trả lờiXóa
  12. Sự việc đã RÀNH RÀNH như thế này rồi không có lí do gì mà các cơ quan chứa năng KHÔNG VÀO CUỘC. DÂN HÀ GIANG đã nghèo, hơn nữa đây lại là nơi trung tâm cứu trợ trẻ em thương tật thế mà CŨNG KHÔNG THA. Theo tôi, ĐÂY LÀ MỘT TỘI "KÉP" - PHẢI XỬ LÍ NẶNG TRƯỚC PHÁP LUẬT. TÔI ĐỒNG TÌNH VỚI BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ.

    Trả lờiXóa
  13. Các bất công xã hội nói chung phải xử lý thật nghiêm thì mới quốc thái dân an, trong đó tham nhũng là một vấn đề mà hầu hết các người dân đều quan tâm; từ trong nhà ra ngoài phố đâu đâu cũng có thể nghe người dân nói về chuyện tham nhũng. Theo tôi, bất ổn chính trị được khởi đầu từ những bất bình từ trong lòng của người dân về các vấn đề của xã hội. Vì thế, các vụ án về tham nhũng là phải xử hết, không có ai có quyền bảo vệ hoặc bênh vực những kẻ tham nhũng. Thực sự vụ tham nhũng như bài báo phản ánh thì càng phải xử cho đến nơi đến chốn theo quy định của pháp luật. Phải làm như vậy mới góp phần ổn định chính trị được!

    Trả lờiXóa
  14. Cũng là sống một đời người, sao lại sống tham lam, ích kỷ thế. Mấy vị có thể sung sướng hạnh phúc trên đống của cải bất nghĩa, trên nỗi đau của hàng triệu người được sao?

    Trả lờiXóa
  15. Có những cán bộ giàu lên nhờ tham những còn khoe của nữa chứ. Giống vụ trang trí đèn đón giáng sinh. Thử hỏi một ngày tốn bao nhiêu tiền điện. Nếu để tiền đó để thắp sáng những ước mơ thì còn gì bằng.

    Trả lờiXóa
  16. Tham nhũng hiện nay quá ngang nhiên coi thường kỷ cương phép Nước. Nếu không xử nghiêm làm gương thì dân còn phải sống nghèo khổ vì Bố mẹ có 1 đồng con này ăn nhiều thì con khác phải nhịn. Tôi nghĩ chống được tham nhũng rất khó nhưng không phải không làm được mà có làm hay không mới là khó "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó ngàn lần dân liệu cũng xong". Các cơ quan chức năng có lắng nghe dân thì mới mong trị được tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  17. Đây là một sáng kiên quá tuyệt vời cúa lãnh đạo tỉnh Hà giang , nên tặng bằng khen và nhân rộng thành tích này cho lảnh đạo cả nước học tập . Có điều tôi không biết là : Người tố cáo phạm phải điều nào trong 19 điều Đảng viên không đươc làm . Ước gì tôi đươc làm lãnh đạo ơ đó ! nếu Dương Chí Dũng làm việc tại Hà giang thì hôm nay đã không phải ra hầu toà .

    Trả lờiXóa
  18. Đã là người tàn tật thì là khổ rồi, mà người tàn tật ở vùng núi cao như Hà Giang thì còn khổ gấp tăm lần. Theo tôi, nếu ông giám đốc Sở LĐ,TB&XH Hà Giang mạnh tay để pháp luật trừng trị những kẻ tham nhũng, thì mới có nhiều nhà tài trợ tin tưởng vào sự quản lý của ông mà tài trợ cho vùng đất của ông chứ. Đúng là trong cái khó lại ló cái ngu!!!

    Trả lờiXóa
  19. mình ít khi comment nhưng đọc xong bài này thấy tức, vì họ bao che cho nhau, rồi lại trừng phạt người tố cáo. nếu cứ như thế thì ai dám tố cáo nữa. Đảng đang có chủ trương chống tham nhũng quyết liệt. đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc. làm cho rõ ra ngô ra khoai chứ để vậy càng làm phức tạp tình hình địa phương

    Trả lờiXóa
  20. Tại sao ông Thái lại đứng ra bảo vệ tích cực cho những người ăn chăn tiền của trẻ em, trong khi lại đòi xử lý nặng người có công tố cáo tội pham? Xin khẳng định: Đây chính là hành động bảo vệ cái "Đại cục" của ông, tức là bảo vệ " lợi ích nhóm" (Tất nhiên trong nhóm lợi ích này có cả ông Thái). Đề nghị các cấp có thẩm quyền (Cả Hà Giang và Trung ương) phải xử lý nghiêm.

    Trả lờiXóa
  21. Theo tôi phải sử lý kỷ luật ông Thái ,thái độ của ông là trả thù người tố cáo .Việc tố cáo này là đúng sự thực đã được điều tra.Nếu sự việc này mà tố cáo lên sở thì sẽ rơi vào im nặng là chắc chắn nên người tố cáo mới làm như vậy.phải biểu dương những người như thế mới là chống tiêu cực.

    Trả lờiXóa
  22. Tôi xin tình nguyện về tỉnh nhà để cống hiến vì thấy nội bộ ở đây thật kín kẽ, thế này thì có đất sống qua rồi còn gì, vì đại cục sẽ chỉ giải quyết nội bộ thôi nếu ai đó có ém tiền của dân nghèo!!! Cho ông Lý Quang Thái này tại chức ngày nào thì tỉnh Hà Giang còn nghèo nữa, nghèo mãi!!!

    Trả lờiXóa
  23. Đầu tiên theo nhận thức của tôi là phải xử lý nghiêm đối với .giám đốc .THÁI .tôi là người ở hà giang gia đình tôi cũng có con cháu bị khuyết tật.cứ như thế này bao giờ tỉnh mới đổi mới và phát triển, đảng mới trong sạch được. đồng tiền mà mất hết chữ tâm

    Trả lờiXóa
  24. Tội tham ô tiền của nhà nước là tội rất nặng, khung hình phạt lên đến tử hình vì tiền đó là do mồ hôi, xương máu của Nhân dân. Ông Lý Quang Thái, đường đường là Giám đốc Sở Lao động của một tỉnh hẳn phải rất rõ chứ ? hay là Ông cũng " Có gì " rồi ?

    Trả lờiXóa
  25. làm gì có chuyện tố cáo cũng bị kỷ luật. muốn góp sức đẩy lùi tham nhũng tệ nạn người ta mới tố cáo những bọn bẩn thỉu ăn chặn cả của trẻ em và người khuyết tật.... thử hỏi nếu nhà các ông có người khuyết tật thử xem các ông có khổ không mà còn bày đặt ăn chặn của người ta...lại còn ở đâu cái kiểu không bị khởi tố nữa chứ. pháp luật có quy định điều này ah? hay là sợ bị cắt mất bè cánh. Tôi là dân nhưng nghe báo viết thế này tôi thực sự bức xúc kính mong các lãnh đạo , các ban ngành làm công minh vụ này.

    Trả lờiXóa
  26. Đã phạm tội là phải khởi tố: KHÔNG AI CÓ THỂ ĐỨNG TRÊN LUẬT PHÁP. Phạm tội có tổ chức và số tiền cũng rất lớn mà lại là tiền của trẻ em khuyết tật: không có cho thêm thì thôi lại còn đi "ăn chặn". Tay giám đốc sở này chắc đầu óc có vấn đề nên mới làm vậy!

    Trả lờiXóa
  27. Ông Giám đốc Sở LĐTB và XH tỉnh Hà Giang lập luận quá nực cười. Đến ngay trẻ con cũng chẳng nghe được. Ấy vậy mà lại lọt tai các vị quan chức của tỉnh. Theo tôi họ sợ sẽ không nhận được tài trợ nữa để mà tham nhũng tiếp, nếu khởi tố các quan tham nhũng thì đúng hơn là họ lo cho đại cục. Vì quan đã biết lo cho đại c

    Trả lờiXóa
  28. trẻ sinh ra đã không được may mắn, phải mang trên mình các khuyết tật, trong cuộc sống liệu các em có được thoải mái vui chơi sinh hoạt, được tận hưởng các lợi ích xã hội dành cho trẻ em như những đứa trẻ bình thường khác. Chính vì các em như thế nên các nhà hảo tâm mới đóng góp lại để hỗ trợ các em có được chút hơi ấm tình người, thế mà có những cán bộ chân nỡ ăn chặn của các em tới 181 triệu. Đối với 1 trung tâm hỗ trợ trẻ tàn tật ở 1 tỉnh nghèo thì đó cũng là 1 số tiền lớn, sẽ giải quyết được nhiều việc cho các em. Sao lại có thể bao che cho kẻ tham ô mà trù dập người tố cáo. coi thường hệ thống luật của Nhà nước này. là 1 Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, không thể hiểu được ông ta có thể vào Đảng như thế nào mà sao lại có chủ trương hành động bao che cho kẻ tham ô trong khi toàn Đảng toàn dân đang cố gắng đẩy lùi tệ nạn tham ô, tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  29. Theo tôi...Ông Thái cần được đem ra xử lý tội BAO CHE,,,như vậy đã rõ ông Thái DUNG TÚNG cho những hành động sai trái của cấp dưới...một tội danh nữa là TRÙ ÚM những người đứng ra tố cáo khiếu nại. Bởi sự việc sai phạm của những người ăn chặn tiền chính sách là có thực và đặc biệt là Đảng - Nhà nước ta đang đẩy mạnh công tác Phòng - Chống tham nhũng , lãnh phí như hiện nay. Ông Thái nói "Vì đại cục" ư? Ông ấy tầm nhìn quá hẹp so với chức danh một lãnh đạo cấp Sở...chỉ thấy được cây mà không thấy được Rừng...biết một mà không biết mười. Việc ông đang làm sẽ tạo tiền lệ xấu cho cán bộ, tạo dư luận tiêu cực với người dân, với xã hội. Họ sẽ nhìn vào Nhà nước này như thế nào, luật pháp còn gì là tình NGHIÊM MINH nữa. Khi là chỉ mấy triệu đồng tài sản ăn cắp thì người dân đã phải ngồi tù vài năm? Trong khi đó số tiền tham ô, chiếm đoạt cảu các cán bộ này lại lên tới 181 triệu đồng? Có hay không ông Thái cũng có chút ít ở trong số đó???

    Trả lờiXóa
  30. Đúng rồi,nếu khởi tố hình sự các đối tượng tham ô, tham nhũng thì bắt hết lãnh đạo à ? làm gì còn lãnh đạo , mà không còn lãnh đạo thì làm gì còn cơ quan nhà nước

    Trả lờiXóa
  31. - Lên báo rồi mà còn "sợ các tổ chức, cá nhân biết chuyện nữa", lí do quá vô lí - Không khởi tố người tham ô để ổn định trật tự, lại khởi tố người tố cáo. Trật tự ở đâu vậy? Giờ mới hiểu tại sao tỉnh nghèo, tại vì các ông ăn hết từ trên xuống, làm gì còn miếng nào cho dân nữa

    Trả lờiXóa
  32. tôi không đồng tình với phương án dựa vào "nhân thân tốt". Nếu 2ng người cùng một mức án là tử hình, 1 trong 2 người đó nhờ có nhân thân tốt mà thoát tử hình thì quả là mất công bằng. Ai làm người ấy chịu, những người được hưởng "nhân thân tốt" đáng lẽ phải chịu hình phạt nghiem khắc hơn vì họ được sinh ra trong gia đình có điều kiện học hành đầy đủ...chảng lẽ những người tủ hình là chỉ dành cho con em dân thường ? Mong pháp luật sẽ thật nghiêm minh

    Trả lờiXóa
  33. tôi đồng ý với suy nghĩ của bạn. Nhờ có thân nhân tốt thì mới có cơ hội thực hiện trót lọt hành vi phạm tội tham nhũng của ông Dương Chí Dũng. Còn những người không có cái gọi là "thân nhân tốt" "chưa phạm tội bao giờ" thì làm sao có cơ hội tham nhũng

    Trả lờiXóa
  34. Tham nhũng khi phát hiện xử thiệt hại 25 tỉ trên một năm tù, thế này thì tham nhũng hy sinh đời bố củng cố đời con, cháu... Ôi sót xa tiền thuế của dân quá

    Trả lờiXóa
  35. Nước ta đang trong giai đoạn diệt (chứ không phải chống)tham nhũng. Phải xử thật nghiêm minh và công bằng vụ này để người dân còn có lòng tin vào Nhà nước. Thử hỏi một người dân thường thì làm gì có "cơ hội" để mà tham ô? Vì vậy nhân thân càng tốt bao nhiêu thì phạt càng nặng bấy nhiêu để làm tấm gương cho những người đi sau, vì những người đi sau đểu là có "nhân thân tốt" cả. Xin cám ơn.

    Trả lờiXóa
  36. Ông DCD bị truy tố vì vi phạm pháp luật? Vì tham lam? Vì suy thoái đạo đức lối sống....? Những lý do đó đúng hết và ai cũng dễ dàng nhận ra chỉ cần đọc các thông tin trên báo chí. Nhưng lý do chắc là quan trọng nhất để ông ta tham nhũng là ở chỗ: Nó dễ dàng quá, khả năng bị phát hiện và xử lý rất ít...biết bao nhiêu cấp quản lý mà không ngăn chặn được ngay từ đầu, họ như bị vô hiệu hóa, bất lực và vô can nữa. Những chuyện thế này dù có xử nặng mang tính răn đe cũng chẳng ngăn nổi được tham nhũng, chỉ có công khai minh bạch, cơ chế giám sát chặt chẽ quyền lực một cách độc lập may ra mới có tác dụng!.

    Trả lờiXóa
  37. đã là cán bộ cấp cao rồi ăn học tốn kém tiền đào tạo của nhà nước rồi . Phải hiểu và làm việc theo hiến pháp và vì dân vì nước chứ.Đã cố ý vi phạm và hủ ý làm sai ,mất uy tín của đảng cs của nhà nước phải xử nghiêm . Đấy là một. Ách giăn đe cho những ai còn có tư tưởng tham nhũng vơ vét của công tự ý chuyển khối tài sản tham nhũng đó thành của riêng nữa ko . ND đang chờ sự nghiêm minh của PL .Để lấy lại lòng tin của ND đối với ĐCS đối với nhà nước chân chính vì dân và luôn phục vụ nhân dân .....!

    Trả lờiXóa
  38. ko thể để tình trạng tham nhũng kéo dài như thế này và càng ko thể chậm trễ trong viêc xét xử tội danh rành rành này và càng ko xử khoan hồng trong trường hợp này. xem đây như là bước mở màng cho công cuộc phòng chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh nhằm ngăn chặn tình trạng này trong tương lai. Nói như bài viết ko thể cứ nhân thân tốt chưa phạm tội rập khuôn kiểu này, hóa ra cứ con dân thường thì chết mặc bây, còn đâu là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đo ko có lý do gì giamr tội và cũng ko có lý do gì để xử nhẹ những con sâu quá nguy hiểm như này thì đất nước ta sẽ như thế naò?

    Trả lờiXóa
  39. Không có lý do gì để giảm tội cho kẻ đáng nhận tội. Nếu là kẻ được sống trong môi trường tốt, có lý lịch tốt thì càng nặng tội hơn con của người thường dân ít được giáo dục. Dương Chí Dũng đã được ưu tiên mà lên chức trọng quyền cao để phá tài sản nhà nước phá tài sản của dân. Càng phải trị nghiêm minh. Nếu Dũng được kết nhẹ tội thì đó là sự bao che. Hãy xem phiên tòa này ra sao. Rất mong có sự nghiêm túc của phiên tòa.

    Trả lờiXóa
  40. Một người không đỗ đại học chính quy. làm công nhân, vẫn có cơ hội trở thành Giam đốc công ty nạo vét đường sông, gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng tồn tại cho đến hiện nay. sau đó lại trở thành chủ tịch HĐQT Vinalines, gây móc nối bòn rút máu mủ của dân. Có phải Dương Chí Dũng có thân nhân tốt mà chạy tội lại lên được Cục trưởng cục Hàng Hải VN không? Ôi cái gọi là "Thân nhân tốt" đó đã làm cho đất nước này quằn quại vì tham nhũng. Các Hiền tài đất nước, các vị lãnh đạo Anh minh hãy cứu đất nước này bằng cách nghim trị những kẻ tham nhũng

    Trả lờiXóa
  41. bài viết rất đúng. nhưng theo tôi là . nếu tội trạng của Dương chí Dũng vào khung phạt tử hình . nếu thi hành án đối với Dương chí Dũng thì nhà nước vẫn không thu về được số tiền đã bị chiếm đọat.nên chăng dành cho Dương chí Dũng mức án trung thân ( không được ân xá) nếu Dương chí Dũng bồi hoàn toàn bộ số tiền đã bị thất thoát !

    Trả lờiXóa
  42. Tôi đề nghị toà án hãy xử thật nghiêm vụ này. Người nào gây thiệt hại cho Nhà nước (mà nhà nước này là của dân) thì phải bồi thường thiệt hại. Tôi luôn nhớ lời Bác Hồ dạy "cán bộ là đày tớ của dân", nhưng tôi thấy ông này hành xử ngược lại lời Bác Hồ dạy.

    Trả lờiXóa
  43. có câu MỌI NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT vậy những người có thân nhân tốt và chưa phạm tội đánh đồng với câu nói trên hay sao muốn tham nhũng lộng hành phải làm quan muốn làm quan phải có thân nhất tốt không phạm tội vậy luật chỉ để dân công xem ra chống tham nhũng khó quá mong rằng điều đó không sảy ra

    Trả lờiXóa
  44. Cần phải có giáo dục để hướng thiện Cần phải có luật pháp để định hướng Cần phải có chế tài để răn đe Và phải có hình phạt nghiêm khắc cho hành vi vô nhân tính

    Trả lờiXóa
  45. Liệu DCD chỉ đột xuất tham nhũng một cái Ụ nổi để vứt cả 20 triệu đô tiền tập thể nhà nước để chia chác đút túi có 10 tỷ đồng? Sao không mở rộng điều tra các vụ mua bán khác do DCD ký duyệt? Liệu có xử tội phản quốc khi bỏ trốn ra nước ngoài? Với luật định tham ô trên một tỷ đồng là phải tù 15 - 20 năm...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. khái niệm "nhân than tốt" đã bị lợi dung hiểu sai. kẻ tham nhũng thực chat đã phạm pháp thời gian dài, có hệ thong và có chủ định. như vậy không thể nói là nhân than tốt được. khái niệm nhân than tốt chỉ có thể áp dung đối với người vô ý vi phạm thôi.

      Xóa
  46. Cái lớn nhất hiện nay của chúng ta là gì đó là "mất lòng tin" ở nhân dân. Theo quan điểm cá nhân tôi một phần cũng là lỗi trong công tác tổ chức cán bộ, đề bạc cân nhắc... phải tìm người thật sự vì nhân dân. Đừng cố gắng để mình thành công, mà hãy cố gắng để mình trở thành người có ích!

    Trả lờiXóa
  47. Tại sao mọi người lại có thể nhầm lẫn thế nhỉ, nhân thân tốt chứ không phải thân nhân tốt đâu. Trước pháp luật thì con cháu ai cũng như nhau chỉ có bản thân họ có nhân thân tốt thì mới là tình tiết giảm nhẹ. Mà DCD thì kg thể có nhân thân tốt được vì chỉ chi tiết có bồ và con trai riêng trong khi vợ con đùê hùê mà bảo nhân thân tốt người ta cười cho. Lẽ ra còn phải xem xét cả tội vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng nữa chứ

    Trả lờiXóa
  48. Chẳng nhẽ trên đất nước VN không thể triệt tiêu được tham nhũng? Vấn nạn này đang tàn phá đất nước nó làm bang hoại XH.nó đang thách thức lương tri của mọi người.hãy chống tham nhũng triệt để vì sự tồn vong của dân tộc.đừng đánh trống bỏ dùi.

    Trả lờiXóa
  49. Cá nhân tôi đồng ý về nhìn nhận về tham nhũng ,về tội ác của tham nhũng mà tác giả đã nêu trên. Mà kẻ tham nhũng là những người có học cao,am hiểu pháp luật,hiểu biết xã hội...và được trọng dụng ,nhưng họ ỷ vào có ô dù che đỡ,có quyền,...nên bất chấp tất cả kỉ cương,đạo lí để thỏa mãn ...cá nhân họ...

    Trả lờiXóa
  50. Tôi thấy đa số các ý kiến đều cho rằng: Tham nhũng là vấn nạn tàn phá đất nước, liên quan đên sự tồn vong của chế độ. Vậy tại sao không đặt ra mục tiêu phòng chống tham những? Công cụ sắc bén của phòng chống tham nhũng là gì?

    Trả lờiXóa
  51. bài viết của bạn bao gìơ cũng hay, tôi cảm phục bạn đó, nói về tham nhũng tội ác không những tàn phá đất nước,mà tội ác còn lớn hơn là giết người nữa,Tham nhũng thường là tập thể cho nên phe cánh rất mạnh không dễ gì xử lý được vì họ thông đồng, mà người bị xử lý thường là người phát hiện ra tham nhũng, như trường hợp của tôi khi phát hiện xảy ra tham nhũng tại cơ quan thì bị mất việc, rất là gian nan, cho nên vì sao tham nhũng nhiều mà không bị xử lý bao nhiêu.

    Trả lờiXóa
  52. chống tham nhũng phải kết hợp trên xuống dưới và từ dưới lên trên ,như có ai đã nói chống tham nhũng như quét cầu thang quét từ trên quét xuống .nhân dân rất đồng lòng nhưng ai là người làm cho đám lửa cháy lên...

    Trả lờiXóa
  53. Những kẻ tham nhũng dùng kế sách " Hy sinh đời bố, củng cố đời con". Họ biết họ không thể chết được, quá lắm cũng chỉ tù vài năm, nhưng tiền tham nhũng được họ đã gửi Ngân hàng nước ngoài, nhà nước không thu lại được bao nhiêu, cuối cùng con cháu họ có tiền lại chạy cho họ ra, rồi con cháu họ có tiền biết đau lại chạy được vào vị trí dễ tham nhũng, cuối cùng Nhà nước vẫn chịu thiệt...

    Trả lờiXóa
  54. Một ĐBQH đã làm phép so sánh rất dễ hiểu là với mới vụ đó số tiền thất thoát đã hơn tổng số tiền của nhân dân các tỉnh miền núi phía bắc lao động một năm với dân số hơn nửa triệu người. Cả triệu người làm việc đóng thuế cũng không đủ cho một quan tham phá, đất nước ta sẽ đi đến đâu, mọi người quá sốt ruột và bức xúc với tình hình tham nhũng hiện nay, liệu có cách nào chặn bàn tay tham nhũng? Nhiều ĐBQH đã rất sốt ruột và gay gắt cũng phải?

    Trả lờiXóa
  55. Tội ác của tham nhũng có thể dễ nhận thấy ở mấy điểm cơ bản sau: - Tàn phá nền kinh tế đất nước vốn đang rất nghèo nàn . - Tàn phá chính gia đình họ do con cái thả sức tiêu pha,chơi bời, cờ bạc,gái gú..dẫn tới tan nhà nát cửa,ảnh hưởng trật tự an ninh xã hội. -Từ những hệ lụy trên dẫn tới tàn phá niềm tin của xã hội một cách không thương tiếc,đó cũng chính là điều nguy hiểm nhất. Vì vậy chúng ta hãy diệt tham nhũng thật quyết liệt,người dân cả nước mong chờ từng giờ từng phút.

    Trả lờiXóa
  56. Tham nhũng thì có phải ai cũng tham nhũng được đâu, phải là "quan" mới tham nhũng được. Tuy nhiên các chính sách về quản lý hiện tại lại hình như luôn ủng hộ "quan" nên "quan dễ dàng tham nhũng, mà những vụ "quan" tham nhũng lại xử rất nhẹ nên tham nhũng càng phát triển. Tôi nhớ hồi trước có doanh nhân nữ chỉ tham nhũng có mấy tỉ mà bị xử tử hình còn bây giờ cả trăm tỉ mà cũng chỉ tù qua loa, phải chăng hình phạt nhẹ đi?

    Trả lờiXóa
  57. Đọc những dòng báo trên, mỗi người dân VN không ai không thể "căm phẫn" trước TỘI ÁC mà bọn tham nhũng gây ra. Nhưng vấn đề xuất phát từ đâu mà họ có thể LẤY TIỀN một cách DỄ DÀNG như vậy? CỨ PHẢI XÉT XỬ CÔNG KHAI TRƯỚC TOÀN DÂN, RỒI TỘI NÀO CÓ KHUNG HÌNH PHẠT NHƯ THẾ NÀO THÌ TỬ HÌNH ĐỂ LÀM GƯƠNG...

    Trả lờiXóa
  58. Một người công chức ở Việt Nam có mức lương hàng tháng cáo nhất là bao nhiêu, thấp nhất là bao nhiêu. Cứ nhìn vào đó rồi tính các khoảng chi tiêu hàng ngày, so với lượng tàn sản khổng lồ của người đó, của gia đình người đó là biết ngay họ có tham nhũng hay không.

    Trả lờiXóa
  59. chống tham nhũng thì phải đào từ gốc trước hết phải đi tìm cái gốc của tham nhũng thì mói giải quyết được hiệu quả tôi xin nêu một só nguyên nhân: - cơ chế quản lý (lấy tiền ngân sách kinh doanh, thanh toán theo chứng từ) - mức lương thực sự lãnh chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản - cơ quan thanh kiểm tra có thật sự trong sạch - pháp chế xử lý tham ô còn nhẹ ......

    Trả lờiXóa
  60. Mấy ông quan tham nhũng dĩ nhiên là quá hiểu điều các bác phân tích bởi họ học đủ thứ bằng cấp, nhưng đạo đức và nhân cách của họ chính họ cũng biết là "thấp kém", tuy nhiên long tham vô đáy,lòng tự trọng gần như bằng không nên bên ngoài vẫn nói nói, cười cười, hô hào cấp dưới thực hành tiết kiệm, chống tham ô,lãng phí. Bên trong họ hình thành ê kíp đục khoét ngân sách, tài sản công. Mới đây ĐBQH "phàn nàn" trước khi đi họp "lãnh đạo tỉnh nhắc nhở" nói it về tham nhũng thôi". Nếu có điều đó, còn chờ gì mà không "phế truất" cán bộ lãnh đạo tỉnh đó bởi hoặc là ông hay bà này tham nhũng lớn nên "nhột", hoặc ông bà này đồng lõa, cùng phe với bọ tham nhũng to hơn nên "ngại" đụng chạm cấp trên. Cả 2 điều "chiếu" theo Luật và Nghị định về phòng chống tham nhũng đều vi phạm nghiêm trọng.

    Trả lờiXóa
  61. Tội tham nhũng không phải bây giờ mới có và mới bi phát hiện. Nó đã có từ thủa xa xưa nhưng đến nay mới thật nghiêm trọng. Bởi luật pháp của ta chưa nghiêm và còn nhiều hạn chế chưa thẳng tay với loại tội phạm này nên nó bị nhờn thuốc. Cứ mỗi lần xét xử đưa ra tình tiết giảm nhe. Vì vậy theo tôi những hạng người này phải tăng nặng tình tiết lên bởi vì nào là gia đình truyền thống có công nhưng ko muốn giử gia phong thì nên loại những tình tiết giảm nhẹ để tăng nặng còn răng đe cho kẻ khác nưa.

    Trả lờiXóa
  62. Mình phải nói thật là nhiều cơ quan chức năng khi đi thanh tra một vấn đề gì đó thì đã có phong bì che đậy hết rồi thì làm gì mà lôi ra được tôi "Tham nhũng". Đơn giản như tại một trung tâm dạy nghề cấp huyện chỗ mình làm việc trong một lần nhà nước cấp trang thiết bị dạy nghề hành[i, mình thấy cái khẩu trang dùng trong bảo hộ lao động trông hệt như cái mình mua ngoài thị trường giá mỗi 4.000đ/cái nhưng giá khi cấp về là 20.000đ/ cái đã gấp 5 lần rồi. Chưa kể là hàng năm tổng tiền thiết bị cấp về trị giá cả tỷ đồng. Cứ đà này thì sẽ biết số tiền thất thoát kinh khủng đến chừng nào. có lẽ tính trên cả nước tiền cấp thiết bị đã bị nâng giá đến con số như vinashin.

    Trả lờiXóa
  63. Đại biểu QH Đỗ Văn Đương đã nói hộ tiếng nói bức xúc của cử tri cả nước. Bây giờ, lòng dân cứ ấm ức, khó hiểu, nghi ngờ bởi cái gì cũng làm như đùa, tham nhũng thì ai cũng thấy, bắt thì bảo khó có bằng chứng, thậm chí bắt rồi cũng xử rất nhẹ...

    Trả lờiXóa
  64. Tôi đã nghe và thường xuyên nghe trên tất cả các phương tiện tông tin đại chúng, thời buổi công nghệ tông tin, có một điều lạ là ai cản trở, ai bóp méo sự thật của các vụ án vừa qua, tại sao các bác không chỉ mặt điểm tên cụ thể là ngành nào, cá nhân nào, qua cách nói thì chúng tôi cũng biết là ai và tổ chức nào, dân trí bây giờ cao lắm,biết cả, nhưng nói có tác dụng gì, ai nghe, các đại biểu quốc hội là người đại diện cho chúng tôi, có lúc nói còn thừa nữa mà...

    Trả lờiXóa
  65. hỡi những quan tham nên tỉnh ngộ, pháp luật có dung tha thì người đời cung chê trách, hưởng vinh hoa phú nhưng trên xương máu và mồ hôi nước mắt của biết bao dân nghèo! Xã hội ngày càng phát triển, càng văn minh, đạo đức lương tri cũng nên thức tỉnh, là những người đã được cử tri cả nước tín nhiệm thì nên làm gì đó thật ý nghĩa và cũng đừng làm mất niềm tin của của đông đảo nhân dân cả nước!

    Trả lờiXóa
  66. Nói về tệ tham nhũng hiện nay thì CHẠY ÁN là một trong những chiêu "bọn sâu mọt" sử dụng phổ biến nhằm chạy tội, giảm tội,lại bằng chính những đồng tiền tham nhũng được . Vậy thì phải thừa nhận rằng "chạy án" đang tồn tại khách quan, như vậy đương nhiên những người chạy được án phải là những quan chức trong bộ máy chống tham nhũng có khả năng "đổi trắng thay đen",đã được "bọn sâu" trả công bằng những chiếc phong bì hậu hĩnh (cũng là tiền thuế của dân cả thôi!)Nay chúng ta nếu thực sự định đánh THAM NHŨNG chẳng học đâu xa hãy học TQ vừa rồi xử tội Bac hy Lai, một quan chức cỡ "rất bự" mà vẫn bị xử rất nghiêm minh .Nhân dân cả nước đang trông chờ Đảng chỉ đạo xử điểm 10 vụ TN trước mắt để tăng thêm lòng tin của xã hội.

    Trả lờiXóa
  67. Đã tham dám nâng khống lên hàng ngàn lần , ăn của dân từng cái kim sợi chỉ không từ một thủ đoạn nào lừa dân , lừa nước lấy tiền đút túi riêng . đã tham dám lấy tiền dân nuôi bồ nhí , đã tham đã dám chạy chức chạy quyền với mục đích vơ vét ....Thì bia miêng hay bia gì nữa cũng không là gì với đám tham quan này . Chỉ bia đá khắc tên và " Thành tích " tham nhũng bởi sự nghiêm khắc của pháp luật mà thôi ,đó mới là lời cảnh tỉnh Tôi tin là như vậy !

    Trả lờiXóa
  68. Mười mấy năm qua, năm nào cũng nói đến chống tham nhũng, chống lạm dung chức quyền. vậy mà các dự án hoàng tráng, trốn thuế, khai khống, ăn cắp tiền của nhà nước vẫn rầm rầm. Đội ngũ chuyên gia không thiếu, "hang rào" đủ cả nhưng khai khống 1 mớ thiết bị có trăm triệu thành hang tram tỷ không ai hay, mua cái ụ nổi hư hỏng về vẫn được "thông quan", đường cao tốc mới làm đã hỏng, đã lún vẫn được khen "ok" và được thưởng vài trăm tỷ. Tại sao Tham nhũng nó lộng hành mà khó chống đến vậy ?

    Trả lờiXóa
  69. Mười mấy năm qua, năm nào cũng nói đến chống tham nhũng, chống lạm dung chức quyền. vậy mà các dự án hoàng tráng, trốn thuế, khai khống, ăn cắp tiền của nhà nước vẫn rầm rầm. Đội ngũ chuyên gia không thiếu, "hang rào" đủ cả nhưng khai khống 1 mớ thiết bị có trăm triệu thành hang tram tỷ không ai hay, mua cái ụ nổi hư hỏng về vẫn được "thông quan", đường cao tốc mới làm đã hỏng, đã lún vẫn được khen "ok" và được thưởng vài trăm tỷ. Tại sao Tham nhũng nó lộng hành mà khó chống đến vậy ?

    Trả lờiXóa
  70. Không biết tình hình có khá hơn nhưng như mình thấy trong ngành y đấy, việc bác sỹ vòi tiền bệnh nhân đến đứa trẻ lên 5 cũng biết, thế mà bộ trưởng y tế vẫn công khai nói nếu phát hiện bác sỹ vòi tiền hoặc nhận tiền có thể kiện vị bác sỹ đó. Sau bao nhiêu vụ rồi tình hình vẫn vậy, đâu lại vào đó

    Trả lờiXóa
  71. Ai tham nhũng? Dân thì lấy gì mà tham nhũng!Rất nhiều cán bộ công chức Sau một thời gian ngắn thăng quan tiến chức thì mua sắm Nhà lầu, xe hơi bạc tỷ, lấy tiền đâu mà mua trong khi lương vẫn vậy? Bằng chứng là đấy chứ cần gì phải đi tìm. Vấn đề ở chỗ là ai chống tham nhũng?

    Trả lờiXóa
  72. Bác Đương là người tư vấn pháp luật nói thì chuẩn rồi; dân mình biết ai là người tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển làm nghèo đất nước. Chỉ có quan chức đặt bút phê duyệt kinh phí mắt hơi mờ bởi phong bì che kín...

    Trả lờiXóa
  73. Cũng như lời Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói :" Liệu trong đội ngũ phòng chống tham nhũng có tham nhũng hay k ?". ĐBQH của nhà nước ta thiếu gì người giỏi, tâm huyết và có tầm hiểu biết rộng. Nhân dân bây giờ cũng k phải là những người không biết gì để cho tham nhũng lộng hành. Nhưng có bao giờ chống được tham nhũng không ? Đâu phải bây giờ mới kêu gọi phòng - chống, đã nhiều năm rồi và mỗi năm lại mất thêm vài trăm đến vài nghìn tỉ của dân là bình thường. Tội tham nhũng có khác gì tội ăn cắp, hay cướp của giết người, Số tiền đó còn hơn gấp ngàn lần, tại sao cứ phải xử án làm gì ? Khi đã có nhân chứng vật chứng cụ thể. Đúng tội rồi thì cứ xử.

    Trả lờiXóa
  74. Bàn về chống tham nhũng có người ngao ngán cho rằng không thể chống được, vì nó đã thành bệnh dịch rồi. Nhưng tôi thì cho rằng, tham nhũng hoàn toàn có thể ngăn chặn và chống được với điều kiện là thứ nhất, phải thực sự quyết tâm; thứ hai là phải tập trung chống tham nhũng ngay trong các cơ quan, thanh tra, giám sát, kiểm toán. Vì sao tôi lại nói thế. Xin thưa với bác rằng, cứ nhìn vào các vụ tham nhũng thì thấy, chủ mưu tham nhũng luôn luôn là người đứng đầu trong bộ máy công quyền, bộ máy quản lý. Vì họ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề thuộc quyền của anh ta. Ví dụ như Dương Chí Dũng, có nâng giá lên bao nhiêu nghìn lần mà chẳng được, vì đây là quyền của họ. Nhưng tại sao, các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước, thanh tra, kiểm toán lại không phát hiện được... Bởi vậy, theo tôi, các quan tham nhũng tội môt thì các cơ quan thanh tra, kiểm toán ... phải tội hai. Thực tế, tổng kết hàng năm, các cơ quan này đều hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, thậm trí còn được khen thưởng danh hiệu này danh hiệu kia. Bởi thế, tham nhũng mới tràn lan không chống được.

    Trả lờiXóa
  75. Thực chất tham nhũng xẩy ra là đều có sự thỏa thuận cấp trên với cấp dười, giữa những người có chung lợi ích ở tại đơn vị, cơ quan bằng rất nhiều thỏa thuận, ăn chia trên nhiều lợi ích khác nhau, tôi đã từng làm việc trong doanh nghiệp nhà nước nên tôi biết khá rõ thực tế này. Vì vậy chỉ cần đánh mạnh, quyết liệt vào trách nhiệm người đứng đầu và cấp trên trực tiếp theo quy định thì đã giảm đi rất nhiều rồi. Thứ 2 nữa là có thực tế như sau : Doanh nghiệp, cơ quan chủ động "bắt tay, ăn chia" với các đơn vị kiểm toán để được tư vấn "hợp thức hóa" tham nhũng, vì vậy cần đánh mạnh người đứng đầu cơ quan kiểm toán nếu phát hiện đơn vị tham nhũng mà cơ quan kiểm toán đã có chứng thư kiểm toán mà không phát hiện sai phạm. Thứ ba nữa là cần quy trách nhiệm cụ thể và xử lý quyết liệt khâu đề cử cán bộ, cơ quan bổ nhiệm cán bộ các cấp, ai đề cử, ai phê duyệt, ai chấp bút tham mưu những cán bộ sau đó mắc sai phạm, năng lực yếu kém, tham nhũng thì dứt khoát xử lý... Và điều quan trong cuối cùng là phải cải tổ mạnh mẽ, quyết liệt doanh nghiệp nhà nước.

    Trả lờiXóa
  76. Đất nước thế này mà cứ đòi " sánh vai cùng các Cường Quốc Năm Châu" là sao? Người dân thì lầm than, biết bao nhiêu con người cơm không đủ no, áo không đủ mặc, thiên tai bệnh dịch mà nhiều quan chức thì tha hồ phè phỡn hưởng thụ...

    Trả lờiXóa
  77. chống tham nhũng không khó,đã có rất nhiều qui định và có cả luật chống tham nhũng cộng thêm cả guồng máy đồ sộ để chống tham nhũng nhưng vẫn không chống được,càng ngày tham nhũng càng nhiều thêm.bao giờ ở VN luật pháp không có vùng cấm,mọi người thực sự được công bằng trước pháp luật.luật pháp được tôn trọng mọi người dân sống trên lãnh thổ VN phải chịu sự chi phối của pháp luật.không ai được phép đứng trên pháp luật,khi đó tham nhũng sẽ không còn đất sống.

    Trả lờiXóa
  78. Ai cũng muốn cho các công ty của VN phát triển nhưng vừa mới bán nợ (vẫn phải trả số tiền đó) đã như vậy thì vội vàng quá không? Cứ tiêu, cứ đầu tư còn kết quả ra sao đã có nhà nước chịu thi ai chẳng làm được. Vấp ngã thì sẽ cố gắng đứng dậy nhưng phải thận trọng, tìm người có TẦM và có TÂM.

    Trả lờiXóa
  79. Vinashin với “nếu” và “có thể”! rất hoang mang với người dân khi nghe những câu nói như vậy. Bản chất vấn đề ở chỗ nào chưa thấy nói đến. Theo tôi, cần bàn thảo lại, ra nghị quyết về vấn đề lớn này, từ việc xác định nguyên nhân gốc gác của những hiện tượng này, hướng khắc phục lỗ vừa qua. Thu hồi công nợ, thu bồi hoàn những khoản lỗ có thể thu về. Nếu cần thì hóa giá và cổ phần hóa. Nếu các bác không mạnh dạn, làm tận gốc thì tin rằng công cuộc cải tổ không đi đến kết quả như mong muốn mà chỉ làm cho vết đau dai dẳng khó lành.

    Trả lờiXóa
  80. Đóng cả con tầu mà chúng ta chỉ có mỗi nhân công,thì chiếm bao nhiêu % giá trị con tầu? Còn lại hơn 90% giá trị con tầu chúng ta đều nhập của nước ngoài,thử hỏi vẫn còn dùng từ "nếu" và "có thể" bao giờ Vinashin có lãi?

    Trả lờiXóa
  81. Việc khó đầu tiên là thời gian đã thu sếp được thì mọi người cũng nên nhìn nhận nỗ lực của các lãnh đạo đương nhiệm một cách tích cực vì họ cũng là những người đang phải căng sức giải quyết hậu quả do kẻ khác mang lại mà thôi. Theo dõi nội dung phát biểu cũng như tinh thần phấn trấn của ông Sự, ông Quang tôi cảm nhận được những tâm huyết và nỗ lực họ đặt vào vụ gia hạn nợ này. Hi vọng các ông tiếp tục giữ vững tâm huyết đó để khôi phục lại ngành đóng tàu Việt Nam

    Trả lờiXóa
  82. Vinashin muốn phục hồi trong tuong lai, theo quan điểm của tôi thì chính phủ phai rà soát, sắp xếp và rút gon lại, chỉ để lại một số các nhà máy hoặc các cty đóng tàu đầu đàn, ví dụ như TP hải phòng chỉ để cty đóng tàu bạch đằng, nam triệu, phà rừng. Tỉnh quảng ninh để các cty đóng tàu như hạ long. Nói tóm lại mỗi 1 tỉnh thành chỉ giữ lại một đến 2 cty có chuyên môn cao, còn lại giải tán các nhà máy nhỏ có vị trí ko thuận tiện, tập trung đầu tư đc đầy đủ về máy.móc tbi và con người giỏi, từ đó mới đủ viêc làm và thu nhập ổn định cho ngươi lao động .

    Trả lờiXóa
  83. Nếu là đứa nhỏ bảo phải ăn cho đỡ rơi vãi, khi mới lớn bố mẹ bảo ban con cái phải chi tiêu tiết kiệm đã đành, đằng này toàn là người quyền cao, đức lớn mà lại phải ra quyết định để hãm sự chi tiêu lãng phí ngân khố quốc gia, đáng ra họ phải là những người gương mẫu để nhân dân học tập...

    Trả lờiXóa
  84. Tôi cũng là một người làm trong cơ quan nhà nước, hàng năm vẩn thấy tổ chức các cuộc tham quan học tập rất phí tiền. mỗi lần đi tốn cả trăm triệu đồng, theo tôi nhận thấy thực chất của những cuộc đi như thế này chủ yếu là ăn nhậu và tiêu cho hết tiền của nhà nước...

    Trả lờiXóa
  85. Những điều Bộ tài chính "nhắc nhở" các cấp, các ngành thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí đều đã có quy định rồi, chỉ có điều cái việc Bộ Tài chính không dám làm mạnh tay là chỉ đích danh tỉnh nào, Bộ ,Ban, Ngành nào của Trung ương tiêu sài quá quy định nhà nước để báo chí"bêu dương" tôi tin rằng chẳng có mấy nơi nào dám qua mặt được Bộ tài chính và công luân. Ở quê tôi bà con công sở bảo mấy ông to cứ hô hào chúng em tiết kiệm giấy in, điện thoại, điều hòa... nhưng các xếp chơi thể thao bật đèn cao áp từ 18 giờ tối tới đêm, vậy tiền điện đó ai chả? Rồi không có tiêu chuẩn xe đón, xe đưa ... có người vẫn vô tư đi không biết ngượng...Còn đi nước ngoài chơi tập trung ở Trung ương và các tỉnh thành lớn, ở tỉnh bé có mấy ai được đi nếu không là VIP hoặc có mối thân thiện với doanh nghiệp được họ chiêu đãi? Thiết nghĩ cũng như chống tham nhũng, ta có nhiều quy định về sử dụng tài chính, tài sản công rồi... tuy nhiên quy định cho có, còn cấp dưới có thực hiện hay không là chuyện của họ. Vì thế Bộ Tài chính mới phải làm cái chuyện không đáng làm là nhắc nhở quá ư chi tiết tiết kiệm của công...

    Trả lờiXóa
  86. Lãng phí và Tham nhũng là hai Quốc Nạn ở nước mình mất rồi. Tiền công hay được xử dụng với tên gọi là Tiền chùa. Tiền thuế ư? thử hỏi hàng năm nhà nước thu được bao nhiêu? Còn nhiều doanh nghiệp trốn được bao nhiêu? Tôi giám chắc con số chênh lệch giữa thu và Mất phải tính theo đơn vị TỶ USD. Lãng phí, Tham nhũng và Mất trộm bao giờ và khi nào mới được giải quyết đây???

    Trả lờiXóa
  87. Tiết kiệm chi tiêu là việc làm rất cần thiết, song ở đây tôi chỉ nêu lên các đơn vị mới thành lập cũng bị đánh đồng là giảm chi tiêu. Với lý do tiết kiêm chi tiêu đơn vị kể từ khi được thành lập năm 2006 Văn phòng Đăng ký QSD đất cấp tỉnh trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai đến nay: trụ sở làm việc được nhận bàn giao đã hết khấu hao, nhà dột, tường, nền vvv. hỏng; trang thiết bị thiếu thốn lạc hậu: chưa có máy phô tô, máy vi tính cấu hình thấp không cài đặt phần mền để phục vụ được. Mà tỉnh có cáo các Chỉ thị, quyết định giao nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận QSD đất cơ bản xong trong năm 2013. Chỉ tại giảm chi mà các đối tượng đến nộp hồ sơ trong phòng làm việc nếu trờ mưa phải khoác áo mưa, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận là rất nhiều nếu sửa chữa, hướng dẫn lại lấy hồ sơ tương tự chạy ra ngoài phô tô để các đơn vị làm theo rất mất nhiều thời gian. Ở đây tôi chỉ nêu một sự bất cập trong giảm chi tiêu mua sắm đối với đơn vị đã có muốn mua mới, còn các đơn vị mới thành lập, chưa có theo yêu cầu công việc thì vẫn phải cho nua sắm, máy phô tô thẩm định giá rồi tỉnh quy định cấm mua máy phô tô thì cần phải xem xét lại cho thỏa đáng......

    Trả lờiXóa
  88. Vấn đề tham nhũng là vấn đề rất nghiêm trọng, đó là vấn đề tất yếu và bắt buộc phải giải quyết bất cứ lúc này, nhưng sự thật là :Cái nào thì các nhà dâm chủ cũng dùng các thủ đoạn để bịa đặt mà phá hoại đất nước mà thôi, chẳng có cái gì gọi là xây dựng đất nước cả, cứ thử nghĩ rằng nếu như họ đánh giá một vấn đề một cách thực sự khách quan và đúng đắn và hai chiều thì họ sẽ nhìn nhận theo cách khác, ở đây chỉ thấy toàn những lời bịa đặt của họ muốn làm cho tình hình đất nước thêm rối ren mà thôi.

    Trả lờiXóa
  89. Tham nhũng thì đúng là quốc nạn rồi, vấn đề là tìm cách giải quyết thế nào cho phù hợp cơ, có nhà dân chủ nào đã từng có thành ý đóng góp ý kiến mang tính xây dựng chưa, hay chỉ là những trò lừa dân,lừa đất nước để phá hoại đất nước này. Những trò bỉ ổi đó liệu có nên cho chúng một cái phỉ nhổ vào mặt đâu,tìm cách chống phá đất nước là một cái tội rất lớn, nếu xét về tư cách cá nhân tôi thôi thì những loại lợi dụng phá hoại dân tộc này cho chúng đi luôn.

    Trả lờiXóa
  90. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  91. Vấn đề tham nhũng không chỉ ở VIỆT NAM mà cả trên thế giới đó là vấn đề hết sức hệ trọng và cấp bách, yêu cầu tất cả các quốc gia phải giải quyết không chỉ riêng gì VIỆT NAM, đối với nhà nước VIỆT NAM trong thời gian qua vấn đề giải quyết nạn tham nhũng rất được chú ý, chính vì vậy đã được đẩy lùi một cách có hiệu quả. Chúng ta cũng nên biết rằng đây là vấn đề mà các thế lực thù địch đang nhắm vào để chống phá đất nước, cho nên để cho chúng biết được rằng không dễ gì phá hoại đất nước này thì chúng ta cần phải nhanh chống giải quyết được nạn tham nhũng.

    Trả lờiXóa