Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Hãng Phim truyện Việt nam trở thành dân oan ! Hà nội vô chính phủ.


 HÀ NỘI ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG VÔ CHÍNH PHỦ. 
Sự việc được đưa lên công luận cho thấy : tại Hà nội đang là nơi vô chính phủ nhất Việt nam, cả một hãng phim do nhà nước quản lý, thuộc Bộ nắm nhưng lại không có tí quyền lực nào để chỉ đạo đám Thế Thảo , Quang Nghị - mấy đầu lãnh của Hà nội.
"Hãng phim truyện VN lại kêu cứu"
   Nó tương tụ vụ việc xảy ra ở sở 4 T : các tên râu ria thuộc sở 4 T dám gọi điện, gửi văn bản sang Viện Hán nôm Việt nam để " yêu cầu " Viện Hán nôm trừ lương của TS Nguyễn Xuân Diện qua việc 4 T vu cho TS Diện vi phạm này nọ khi viết cờ - lốc. Điều đó cho thấy sở 4T tự coi mình là cấp trên của Viện Hán nôm Việt nam, trong khi Viện này thuộc một Bộ quản lý, Viện trưởng Viện này còn to hơn cả thằng giám đốc sở 4 T cơ mà. Đó, rất vô chính phủ. 
  Anh Nguyễn Thanh Vân có lẽ cũng chưa nắm rõ các vấn đề pháp lý nên cứ chờ gặp và chờ gửi văn bản này kia đến mấy tay lãnh đạo Hà nội, việc của các anh phải gửi cho cơ quan chủ quản của các anh, tử Bộ văn hoá, trung ương đạp xuống đầu mấy tên côn đồ thất học đang lãnh đạo Hà nội, các anh đâu cần thưa gửi và đề nghị gì mây thằng thất học, vô văn hoá, giang hồ làng xã ăn cướp rồi cướp ghế lãnh đạo Hà nội ?
  Dù sao thì vườn hoa Dân oan tại Hà nội cũng đã có thêm giới Nghệ sỹ rồi nhé, TS Xuân Diện hán nôm đã là dân oan, các thương binh đã là dân oan, doanh nhân đã là dân oan, nay nghệ sỹ các anh cũng trở thành dân oan cho công bằng, kẻo chỉ làm nghệ sỹ mà không được làm dân oan thì không biết kiếp dân oan, không hiểu gì về dân oan trên cả nước để làm phim, viết truyện , chéo sử cho Dân tộc này.
 Tôi nghĩ anh Thanh Vân, chị Nhuệ Giang vợ anh, chị Hồng Ngát hãy viết dần kịch bản " Dân oan Việt nam thế kỷ 21 " dần đi là vừa .



Hãng Phim truyện Việt Nam đang lâm vào hồi bĩ cực

Nghệ sĩ bức xúc vì Hãng phim truyện VN bị xâm hại



Đây là thực trạng được chính NSND, đạo diễn Thanh Vân nêu ra trong cuộc làm việc với đại diện Bộ VHTTDL và Cục Điện ảnh chiều 5/12 tại Hãng phim truyện VN, số 4 Thụy Khuê.
Hơn 50 năm hoạt động vẫn không có sổ đỏ
Chiều 5/12, chỉ 3 ngày sau khi các nghệ sĩ của Hãng phim truyện VN đồng loạt lên tiếng trên báo chí về việc hạng mục nhà thủy phi cơ thuộc sở hữu của địa chỉ số 4 Thụy Khuê được tiến hành, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn và Cục trưởng Cục Điện ảnh Ngô Phương Lan đã có buổi làm việc với các nghệ sĩ của Hãng để tiếp thu các ý kiến.
Trước đó, chiều 4/12, Thanh tra Bộ VHTTDL đã tới khảo sát thực tế tại Hãng phim truyện VN ở số 4 Thụy Khuê.
"Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe các ý kiến của các anh chị em nghệ sĩ, tìm hiểu và đưa ra hướng giải quyết. Sắp tới lãnh đạo Bộ sẽ có buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội về sự việc. Để có cơ sở làm việc này, chúng tôi sẽ ghi lại ý kiến của các nghệ sĩ", Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn mở đầu cuộc gặp.
Trước cuộc gặp này Hãng phim truyện VN cũng đã gửi đơn kiến nghị và kêu cứu khẩn cấp của tập thể cán bộ, nghệ sĩ về việc UBND Quận Tây Hồ ra quyết định thu hồi, giải phóng mặt bằng với nhà thủy phi cơ để xây dựng bến thủy nội địa neo đậu xuồng cứu hộ Hồ Tây.
Trong đơn kiến nghị này có đề cập đến thực tế mấu chốt của sự việc là Hãng phim truyện VN cho đến nay vẫn chưa được giải quyết về việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với số 4 Thụy Khuê.
Ngày 3/12, sau khi một số báo đăng tải những bức xúc và phản ứng của các nghệ sĩ của Hãng phim truyện Việt Nam liên quan đến nhà thủy phi cơ đang được sử dụng làm nhà truyền thống của Hãng phim, Ban quản lý Hồ Tây cũng đã có công văn gửi 1 số cơ quan báo chí để nêu ý kiến và làm rõ vụ việc.
Công văn này cho hay: "Thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HN, UBND quận Tây Hồ đã liên tục gửi thông báo đến hãng phim truyện VN về việc đề nghị bàn giao hạng mục nhà thủy phi cơ để hoàn thiện dự án xây dựng HTKT xung quanh Hồ Tây nhưng đến nay Hãng phim truyện VN vẫn chưa bàn giao mặt bằng và nhận tiền bồi thường theo quy định".
Kèm theo đó là bản sao của hàng loạt thông báo về việc bàn giao hạng mục nhà thủy phi cơ để hoàn thiện dự án xây dựng HTKT xung quanh Hồ Tây gửi đến Hãng phim truyện VN trong các ngày 13/11/2012, 20/6/2012, 24/11/2011, 12/1/2011.
Ngày 15/8/2011, UBND TP.HN cũng đã gửi công văn đến Bộ VHTTDL và khẳng định "không có sơ sở xem xét, chấp thuận cho Hãng phim truyện VN tiếp tục quản lý và sử dụng hạng mục nhà thủy phi cơ như đề nghị của Bộ VHTTDL".
Liên quan đến vụ việc hết sức ầm ĩ liên quan đến nhà thủy phi cơ của Hãng phim truyện VN đang gây chú ý dư luận những ngày qua, theo công văn yêu cầu của Bộ VHTTDL phát đi ngày 30/11, việc đóng cọc và đổ bao cát xung quanh hạng mục này đã tạm dừng.
Các nghệ sĩ lo ngại nếu như nhà thủy phi cơ bị lấy đi thì cả cơ ngơi của hãng phim tại số 4 Thụy Khuê cũng sẽ dễ dàng bị mất. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói gay gắt: "Nếu Bộ VH bảo chúng tôi làm gì chúng tôi cũng sẽ làm nhưng cầm trịch việc này phải là Bộ VH. Các đời Bộ trưởng đều rất hiền lành, tốt bụng nhưng lại chưa làm hết trách nhiệm của mình với số phận của Hãng phim truyện VN".
3 năm ngồi chơi xơi nước
Trong cuộc tiếp xúc lấy ý kiến của các nghệ sĩ của Hãng phim truyện VN chiều 5/12, ngoài việc đề cập đến hạng mục nhà thủy phi cơ, thực trạng nhức nhối của Hãng phim truyện VN cũng đã tiếp tục được nêu ra.
Nhà quay phim Lý Thái Dũng, PGĐ Hãng phim truyện VN cho hay hiện chưa có hạng mục kỹ thuật nào của Hãng, dù là nhỏ nhất có thể làm được phim kỹ thuật số và trong vòng từ 3-6 tháng nữa Hãng chưa biết lấy tiền đâu ra để trả lương cho anh em.
"Hãng có hơn 100 anh em, phim là danh dự của hãng mà 3 năm nay không có phim làm, hãng không nhận được bất cứ một sự đầu tư nào. Bộ phim duy nhất thực hiện trong năm nay (Những người viết huyền thoại - PV) là phim đã được duyệt kinh phí từ năm 2009.
Hiện tại những nghệ sĩ nghỉ hưu lương còn cao hơn anh em đang làm việc cho Hãng. 3 năm qua chúng tôi không có phim làm và cũng không biết bao giờ mới có phim để làm nữa. Nhà thủy phi cơ là 1 vấn đề, vấn đề của hãng lớn hơn nhiều", ĐD Thanh Vân nói.


Trong khi đó, NBK Hồng Ngát, nguyên Giám đốc Hãng phim truyện VN, PCT thường trực Hội điện ảnh VN cho rằng Bộ VH cần giải quyết tận gốc vấn đề của số 4 Thụy Khuê bởi nếu Hãng muốn vĩnh viễn ở số 4 Thụy Khuê, muốn có danh nghĩa cá nhân thì phải có sổ đỏ. Các nghệ sĩ ở đây đã đóng thuế hàng chục năm nay mà đến nay sau chừng ấy năm Hãng phim truyện VN vẫn chưa được cấp sổ đỏ là vô lý.



NBK Hồng Ngát còn cho rằng cần phải đưa ra một cơ chế để Hãng phim truyện tồn tại và phát triển. "Một hãng phim lớn như thế mà nay tàn lụi đến mức này, lương anh em chỉ có 400-500.000 đồng, thật thê thảm", bà nói.



Nếu nhà truyền thống của Hãng có cách đây 1 năm thì tình hình sẽ khác
Có mặt trong cuộc gặp này, ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính của Bộ VHTTDL, người đã theo sát tình hình của Hãng phim truyện VN trong nhiều năm qua khẳng định Bộ VH không thể cấp đất hay cấp sổ đỏ cho Hãng mà Bộ chỉ can thiệp, đứng ra đề nghị các cơ quan có chức năng làm việc này.
Ông Sơn cũng cho hay nếu như thời điểm cách đây 1 năm mà nhà thủy phi cơ được Hãng trưng dụng làm nhà truyền thống như hiện nay thì chắc chắn sự việc sẽ không diễn biến xấu như vậy.
Thêm vào đó, ông Sơn khẳng định Bộ VH rất quan tâm đến các vấn đề của Hãng phim truyện VN. Việc 3 năm qua Hãng không có phim để làm là do từ năm 2011 đã có quy chế về đấu thầu phim rõ ràng nên không có chuyện rót tiền làm phim cho từng Hãng theo chỉ tiêu như trước kia.
"Với số 4 Thụy Khuê, quan điểm của Bộ là luôn quan tâm trong điều kiện tôn trọng luật pháp và thực hiện theo pháp luật. Riêng với nhà thủy phi cơ, sau cuộc gặp này, Thứ trưởng sẽ có cuộc gặp với UBND, các cơ quan chức năng để giải quyết tiếp vụ việc".
Theo tìm hiểu của phóng viên Vietnamnet cũng như chính ý kiến của ông Sơn Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính của Bộ VHTTDL thì cái gọi là nhà truyền thống của Hãng phim truyện VN tại nhà thủy phi cơ mới xuất hiện hơn 1 tuần nay, khi cuộc đấu thầu căng thẳng giữa Hãng phim và BQL Hồ Tây nổ ra. Trước đó, địa điểm này được Hãng cho thuê làm nhà hàng trong thời gian dài.

Một điều khá lạ là trong khi vụ việc đang nóng như vậy nhưng trong suốt 2 cuộc gặp được tổ chức tại Hãng phim truyện những ngày qua đều không thấy có sự xuất hiện của ĐD Vương Đức, Giám đốc. Thay vào đó, PGĐ Hãng là đạo diễn Thanh Vân đứng ra đại diện cho các nghệ sĩ làm việc với báo chí cũng như đại diện Bộ VHTTDL và Cục Điện ảnh.

Bài, ảnh Hoàng Vy - VNN

4 nhận xét:

  1. Nhìn hàng cọc tua tủa bao quanh nhà truyền thống (Thủy phi cơ) của hãng Phim truyện Việt Nam, chợt liên tưởng vòng kim cô đang thít chặt văn nghệ sỹ. Tôi đề nghị blog Trương Duy Nhất/ Một góc nhìn khác, chọn bức ảnh này cho năm 2012.
    Vũ Xuân Tửu

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn hàng cọc tua tủa bao quanh Nhà tuyền thống (Thủy phi cơ) của hãng Phim truyện Việt Nam, chợt liên tưởng đến cái vòng kim cô đang thít chặt văn nghệ sỹ. Đề nghị Blog Trương Duy Nhất/ Một góc nhìn khác, chọn ảnh này cho năm 2012.
    Vũ Xuân Tửu

    Trả lờiXóa
  3. Phim ảnh mà làm gì? Truyền thống mà làm gì? Thử tìm trên đất nước này cha ông ta đã để lại cho hậu sinh cái gì quý, ngoài cái Chùa một cột mà người nước ngoài tưởng là chuồng nuôi chim bồ câu.Không cần văn hoá. Chỉ cần tiền. Việc lấy nhà "thuỷ phi cơ" là hệ quả của "đặc thù" mà Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua hôm vừa rồi. Ôi! Đất nước tôi, Ba lần mẹ rót bia / Hai lần rót nhầm rượu thuốc/ Các con say mèm/ Mình mẹ dọn mâm... Đất nước tôi....chỉ thế thôi.

    Trả lờiXóa
  4. I got this web page from my pal who shared with me regarding this site and now this time I am visiting
    this site and reading very informative articles or reviews at this time.
    Also visit my web blog :: transfer news sky sports

    Trả lờiXóa