Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Biển đông nóng dần, Tàu sẽ hóc xương tại biển Đông


Mỹ huy động tất cả các loại máy bay tàng hình bao vây Trung Quốc


VietnamDefence 
- Lầu Năm Góc chuẩn bị lực lượng tấn công tàng hình chống Trung Quốc
F-22 và bay B-2 trên Guam năm 2009 (Không quân Mỹ)

Quân đội Mỹ đã bắt đầu một quá trình kéo dài năm nhằm triển khai toàn bộ 3 loại máy bay chiến đấu tàng hình của họ tại các căn cứ ở gần Trung Quốc. Khi công tác triển khai hoàn thành vào năm 2017, F-22 và B-2 của Không quân Mỹ và F-35 của Thủy quân lục chiến Mỹ tất cả đều có thể đồng thời nằm tầm tấn công đối thủ kinh tế lớn nhất của Mỹ. Trong khi Bắc Kinh hiện đang thử nghiệm 2 mẫu tiêm kích có thể tránh né radar, thời gian đi đến một cuộc thách đấu máy bay chiến đấu tàng hình trên Tây Thái Bình Dương đang được đếm ngược.

Việc từng bước xây dựng một lực lượng tấn công tàng hình của Mỹ là phần mở rộng của chủ trương “xoay trục chiến lược” sang Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc, và là sự lặp lại việc hình thành nhanh hơn nhiều vào đầu năm nay, một lực lượng không quân (chỉ gồm một phần là máy bay tàng hình) tương tự ở Vùng Vịnh. Ở đó, một nhóm F-22 tàng hình, F-15 không tàng hình và máy bay chuyên dụng tiếp phát vô tuyến điện Bacon rõ ràng được tập trung để ngăn chặn Iran, mặc dù Lầu Năm Góc phủ nhận điều đó.

Các thông báo mới về việc triển khai F-22, F-35 và B-2 ở Thái Bình Dương đã xuất hiện ồn ào trong những tuần gần đây. Đầu tháng trước, Tư lệnh Lực lượng Không quân số 8 (Eighth Air Force) Thiếu tướng Stephen Wilson, người chỉ huy đội máy bay ném bom chiến lược 20 chiếc B-2 của Không quân Mỹ bình thường đóng tại Missouri, cho biết “những số lượng nhỏ” các máy bay ném bom dạng cánh dơi trị giá nhiều tỷ đô la của ông sẽ bắt đầu luân phiên đến Thái Bình Dương và các khu vực khác bắt đầu vào năm tới. Các phiên trực xoay vòng sẽ kéo dài “trong vài tuần, vài lần trong một năm”, Tướng Wilson nói với tạp chí Air Force.

Đối với những chiếc B-2 vốn đang được nâng cấp cao độ bằng các radar và khí tài liên lạc mới thì kế hoạch triển khai mới chẳng qua là việc nối lại một hoạt động đã được thực hiện. Kể từ đầu những năm 2000, B-2 đã thường xuyên được triển khai đến căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam, đôi khi cùng với các máy bay F-22. Nhưng việc trực luân phiên ở Thái Bình Dương là rất gian nan đối với lực lượng B-2 ít ỏi. Năm 2008, một chiếc B-2 đã bị rơi và cháy trụ tại Andersen, hai năm sau, thêm một B-2 bị cháy động cơ nghiêm trọng, gần như phá hủy chiếc máy bay.

Các tiêm kích tàng hình F-22 vốn thường đóng ở Florida, Virginia, Alaska và Hawaii, cũng sẵn sang là khách thăm thường xuyên của căn cứ Andersen, và thường xuyên hơn là của căn cứ khổng lồ của Lầu Năm Góc ở Okinawa, Nhật Bản. Tuy nhiên, vấn đề về các hệ thống cung cấp oxy ở chiếc máy bay phản lực đắt tiền này đã dẫn đến việc áp đặt hạn chế bay đối với F-22 trong khá nhiều thời gian của năm 2012.

Không quân Mỹ tin rằng, cuối cùng họ đã tìm ra cách để giảm thiểu nguy cơ nghẹt thở cho các phi công F-22 (đôi khi phản ứng từ chối bay). Và trong một bài phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia vào nửa cuối tháng 12.2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nói rằng, sẽ có “những triển khai mới F-22 đến Nhật Bản”.

Trong cùng bài phát biểu, ông Panetta đã thông báo kế hoạch triển khai lần đầu tiên ở nước ngoài các máy bay tàng hình vẫn đang trong giai đoạn phát triển F-35. Bộ Quốc phòng Mỹ đang “đặt nền móng” cho F-35 để triển khai tới Iwakuni, Nhật Bản, vào năm 2017, Panetta nói. Mặc dù ông không nói cụ thể, nhưng có lẽ Panetta đề cập đến biến thể hạ cánh thẳng đứng F-35B vì đây là biến thể đầu tiên trong 3 biến thể của F-35 sẽ được cho phép làm nhiệm vụ chiến đấu và vì Iwakuni vẫn thường trú đóng các máy bay tiêm kích của Thủy quân lục chiến Mỹ.

Để công bằng, B-2, F-22 và F-35 dự kiến sẽ không chiến đấu một mình. Ngoài các đơn vị F-15, F-16, A-10 và các máy bay chiến đấu khác, máy bay không người lái, máy bay hỗ trợ hiện tại ở Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch phái tới đây P-8 máy bay tuần biển mới của Hải quân Mỹ và cuối cùng máy bay tiếp dầu chưa chế tạo xong KC-46 của Không quân Mỹ.

Tuy nhiên, có thể chỉ sau 5 năm nữa, cả ba loại máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ có thể bay cùng nhau trên các vùng biển trong xanh của Thái Bình Dương. Vào thời điểm đó, Trung Quốc may ra có thể đã chế tạo được và triển khai các biến thể sẵn sàng chiến đấu của các tiêm kích tàng hình J-20 và J-31 của họ. Điều đó dĩ nhiên không có nghĩa là hai lực lượng máy bay trên sẽ giao chiến với nhau. Một cuộc chiến tranh thông thường với Trung Quốc đang và rất có thể vẫn là không cần thiết và không chắc xảy ra.

Đối với cả hai bên Mỹ, Trung, các lực lượng máy bay tấn công tàng hình dự định xây dựng đó đều chỉ là để phô trương và gây ấn tượng với đối thủ thật lớn rằng, thực sự đánh nhau với bên kia là điều không thể tưởng tượng. Và đó là một điều tốt
.

6 nhận xét:

  1. Đừng để các dân tộc khác kinh rẻ dân tộc Việt nam !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chả có gì lạ hết, tất cả đều nằm trong kịch bản. Chống Trung Quốc xâm lược chỉ là cái cớ, có cớ rồi thì chống chính quyền.

      Có sự kiện, có tiền đút đít, đến anh bán phở cũng biết đám rân trủ sẽ tụ tập và sản phẩm là kịch bản như này:

      Xóa
    2. Hiện giờ có một số thế lực trong và ngoài nước đang lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để kích động lôi kéo nhằm chống chính quyền. Đây cũng là một trong số chiêu bài trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" của chúng

      Xóa
  2. Cứ khắc chế nhau đi.Để tạo nên trật tự cho thế giới.Có Mĩ thì TQ sẽ không làm loạn và có TQ thì Mĩ sẽ ko làm loạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chả có gì lạ hết, tất cả đều nằm trong kịch bản. Chống Trung Quốc xâm lược chỉ là cái cớ, có cớ rồi thì chống chính quyền.

      Thảm thương cho kiểu rân chủ bại não!!!!!!!!!!!

      Xóa
    2. đúng vậy, giờ toàn thấy những chuyện như thế đầy ra,l ào ào và tấp nập chống trung quốc, hò hét, khẩ ngữ,,..loạn hết cả an ninh trật tự mà không hiểu làm được cái gì

      Xóa