Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Các chủ đầu tư bội tín với nông dân - lỗi giám sát của Quốc hội.



  Hầu hết các dự án liên quan đến đất đai nếu kiểm tra thì đều dễ dàng nhận ra : chủ đầu tư bội tín với nông dân - những người đã nhượng đất cho dự án.
  Bất kể là dự án gì : công trình công cộng, an ninh quốc phòng hay thương mại dịch vụ, đều trong tình trạng như vậy cả. Thử xem ví dụ vài dự án đô thị tại các TP lớn như Hà nội hay Sài gòn...đều không có dự án nào thực hiện đúng như họ đã đã trình hồ sơ để thẩm duyệt, xin phép.
  Những dự án lớn như xây dựng nhà máy thủy điện, phải di dân lòng hồ thì báo chí nói nhiều rồi, dân đến khu định cư mới đa số đều bị các chủ đầu tư đem con bỏ chợ, nhiều dân phải quay về lòng hồ bám đất, bám đồi để sinh sống như Sơn la, Sông đà, Miền trung... khu định cư mới được qui hoạch tạm bợ, chất lượng kém và không có đất đai để canh tác, điều kiện sống tồi tệ.
  Tại các thành phố, Hà nội chẳng hạn : khu đô thị Linh đàm, Định công ...họ bán nhà phân lô, biệt thự, đất nền ...chán chê lấy tiền chia nhau mãi rồi vẫn chưa xây dựng trạm nước sạch, trường học, trung tâm y tế, siêu thị, khu vui chơi công cộng như trong thiết kế ban đầu. Đường xá ra vào khu đô thị cũng nhếch nhác, thử xem lối ra đường Giải phóng của Linh đàm, ra ngoài Lê Trọng Tấn, Giáp bát của Định công : không khác gì ngõ xóm  và ổ chuột.
 Tại các khu khác ven ngoài ngoại thành cũng vậy, nông dân mất đất xong vào tay các chủ đầu tư là ...xong, các lời hứa, kể cả cam kết bằng văn bản về đào tạo nghề, chia đất tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề này kia đều mất hút, chủ đầu tư bùng chạc hết sau khi lấy được đất.  Đời sống của nông dân mất đất đều đang rất khốn khó, cùng cực và nhiều tệ nạn đã diễn ra.

 Lỗi do đâu ?

   Nếu nhìn ở góc cạnh nhà nước : khi giao dự án, phê duyệt dự án thì việc giám sát các chủ đầu tư dự án là việc của ai nếu không phải là của chính quyền ? hay chính quyền bỏ mặc ? hay chính quyền hoàn toàn tin tưởng vào các chủ đầu tư ? hay chính quyền có giám sát nhưng năng lực không có, hoặc ăn tiền lo lót khi kiểm tra doanh nghiệp đầu tư ...? nhiều vấn đề đều có thể xảy ra khi công luận chỉ thấy hiện trạng đời sống của các nông dân mất đất, các khu dự án, đô thị đều đang bét nhè và nhiều tồn tại lớn khi duyệt một đàng, làm một kiểu, không ai giám sát, không ai chịu trách nhiệm.
 Nói ngay tại Hà nội, khi ông Thảo chủ tịch - một kiến trúc sư xây dựng - đứng đầu TP bắt đầu nhận chức thì Hà nội đã đang là những bãi rác về xây dựng, bãi rác về kiến trúc, nhà siêu mỏng, siêu méo, không phép, trái phép, nâng tầng tràn lan nhưng dường như không ai quản.
   Khi ông Thảo làm chủ tịch khóa thứ 2 thì tình trạng đó vẫn không có gì thay đổi, mấy tòa cao tầng như số 9 Đào Duy Anh, số 4 Đặng Dung đều vượt tầng đến gần gấp đôi giấy phép ! hô hào cắt ngọn nhưng hãy nhìn xem : có cắt chưa thưa bà con ? xin thưa : đó là những tòa nhà của các VIP cả đấy, đố mày cắt tao, tao xem thằng nào ra lệnh cắt ?
  Vậy Quốc hội có giám sát, chịu trách nhiệm về những vấn nạn nêu trên ?

 Tham nhũng đất đai ngoại thành - ai giám sát, kiểm tra ?

 Đa số các dự án phía ngoại thành lấy đất nông nghiệp đều có tham nhũng, ăn chặn của nông dân, ăn cắp tài nguyên của Quốc gia.
 Nói chuyện với một cán bộ địa chính có vai trò trong ban quản lý của địa phương ở một huyện ngoại thành Hà nội, ông cho rằng tham nhũng đất đai đem lại món lợi kếch sù cho cán bộ huyện, cán bộ TP và thậm chí cả trung ương.
  Ví dụ : chỉ một dự án như CIENCO 5 : làm con đường chay qua một huyện, huyện đó có vài xã bị lấy đất ruộng làm đường thì tham nhũng đã lên đến cả ngàn tỷ chỉ ở một xã. Này nhé : ví dụ huyện Thanh oai giao đất cho Cienco 5 thì tính tổng diện tích ruộng bao gồm : ruộng, sông ngòi, đường đi, bờ kè, bờ đập là 500 hecta chẳng hạn, tính ra tiền để doanh nghiệp qui ra tiền theo đơn giá qui định của nhà nước rồi trả cho huyện.
  Đó, cái đuôi chuột nó ở chỗ này : huyện trả tiền cho bà con nông dân chỉ theo mét vuông ruộng của bà con, không nói gì đến sông ngòi, bờ kè bờ đập, khu đất xen kẹt thuộc huyện, xã quản lý, cho đấu thầu...
  Dự án Nam Cường qua khu Dương nội cũng vậy, không khác gì Cienco 5.

 Chưa nói đến chuyện ăn tiền kiểu khác  - ông cán bộ địa chính nói thêm - tiền do doanh nghiệp chuyển về huyện để trả dân thì huyện giữ lại, ném vào ngân hàng lấy lãi cái đã, giằng co cho dân không nhận ngay, chơi trò ăn bớt đầu đuôi và để thật lâu số tiền đó trong ngân hàng lấy lãi chia nhau. Thử tính hàng trăm ngàn tỷ của vài trăm hescta đất nếu để trong ngân hàng hai năm thì lãi sinh ra bao nhiêu tiền ? thử hỏi có dự án nào trả tiền hết cho dân mất đất ngay sau khi nhận bàn giao mặt bằng ? bao nhiêu hộ chưa nhận tiền và số tiền đó ai giữ, gửi ở đâu, lãi bao nhiêu, ai hưởng thụ lãi đó ...?
  Rồi lợi dụng dân không hiểu luật, thông tư nghị định, quyết định lấy đất, hướng dẫn đền bù...chính quyền huyện, địa phương dấu tiệt để dễ bề làm càn, ăn chặn tiền của nông dân. Nông dân các xã thuộc huyện Đông anh và nhiều xã khác ngoại thành Hà nội đang khiếu nại chính quyền địa phương cướp đất của họ và chỉ đền bù có hơn hai trăm triệu đồng cho mỗi sào đất của họ trong khi theo luật thì mỗi mét vuông là 1 triệu chưa tính đến hỗ trợ hoa màu, di dời, chia đất giãn dân theo phần trăm số ruộng thu hồi...
 Bởi thế cán bộ xã, huyện nơi nào có thu hồi đất đều giàu nhanh như trúng ...trầm cả. Giàu sổi và rất máu hưởng thụ.
  Và ai đã và đnag giám sát các dự án đó, ai giám sát kiểm tra xe các cán bộ địa phương có dự án lấy đất đai nông nghiệp của dân kia đều có vài biệt thự, xe hơi giá trị vài tỷ  kia là tiền từ đâu ra ? chủ tịch xã đã có xe hơi Lexus đi họp, ủy ban xã đầy xe hơi xịn như hội thi xe vậy.

 Quốc hội vô can ?

 Các bộ liên quan đến đất đai như : bộ tài nguyên môi trường, bộ nông nghiệp PTNN, bộ công thương, bộ tài chính...nhiều cơ quan khác liệu có trách nhiệm trong các vấn đề giám sát, kiểm tra, quản lý tài nguyên, tài sản của Quốc gia, quyền lợi của Nông dân mất đất ?
 Đã có hàng núi đơn từ tố cáo, khiếu nại của nông dân liên quan đến đất đai, nếu ai cần tìm hiểu xin cứ gặp cụ Lê Hiền Đức - một công dân chống tham nhũng, người phụ nữ được giải thưởng Liêm chính duy nhất tại Việt nam thì rõ. Công dân gửi đơn từ khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện cho các cấp từ trung ương đến địa phương hàng núi, đồng thời gửi cho Cụ, đầy mấy tầng nhà. Hiện Cụ đang cho dần lên trang blog riêng của Cụ để bạn đọc hiểu rõ.
 Ít có vụ án tham nhũng liên quan đến đất đai nào đáng kể được phanh phui, đưa ra tòa những quan chức ăn đất. Vì sao vây ? hỏi là trả lời - vì sao vậy, vì ...sao. Sao thường mọc ở trên trời vào ban đêm, tuy nhiên sao tham nhũng, ăn đất tại Việt nam thì đang ngồi khắp các ghế từ trung ương đến ...xã.

  Công lý còn không ?

  Đó là câu hỏi của đa số nông dân sau khi đi khiếu kiện, tố cáo tham nhũng dài ngày mà không đạt được kết quả gì. Họ bị đe dọa, khủng bố, trả thù, chặn đường, bắt lên xe buýt ngay tại các trụ sở của Nhà nước khi đi khiếu kiện ! rất vô lý khi họ đã và đang bám đất, cấy trồng, đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước, nuôi các quan ngồi phòng máy lạnh nhưng khi tố cáo tham nhũng thì lại bị đối xử rất tàn tệ.
  Không còn công lý ! - đó là câu mà những nông dân Dương nội, Văn giang, Vụ bản, Bắc Ninh, Đông anh, Gia Bình, Bắc giang...đang nói to giữa trụ sở công quyền, họ không còn e ngại gì nữa.
  Những nông dân đi khiếu kiện nhiều ngày từ khắp các tỉnh, huyện đã gặp nhau, cùng chia xẻ những nỗi bất công và tình trạng tham nhũng của các địa phương trong vấn đề đất đai đã gặp gỡ nhau, kết nối với nhau, họ cùng hợp lại thành đám đông của những nông dân mất đất, chống tham nhũng - họ đang mặc áo đỏ có sao vàng trước ngực và những dòng chữ kể tội quan địa phương ăn đất, họ hàng ngày đi ra trung ương để tiếp tục khiếu kiện.

Nông dân mất đất hàng ngày đi khiếu kiện. 

 Quốc hội vẫn họp ngay cạnh đám đông cả ngàn người nông dân áo đỏ mất đất, khiếu kiện, tố cáo quan chức các cấp tham  nhũng. Rất lạ kỳ ! 


 Bài viết có sự giúp đỡ của một cán bộ địa chính tại Hà nội.

10 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Thằng hèn mạt,tám vía,xăng pha nhớt.

    Trả lờiXóa
  4. Hôm nay con làm tình với mấy thằng đàn ông rồi hả thằng bện hoạn!

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Cảm ơn TS. NX Diện. Bài viết của TS rất hay, rất có tâm với những nông dân bị cướp đất, bị bần cùng hoá.
    Mấy comment ở trên chắc là của mấy tên cướp đất hoặc mấy thằng được thuê mướn. Chúng “sủa” rõ hèn hạ, tục tĩu. Chẳng có lý lẽ gì, chẳng biết phản bác gì nên chúng chỉ biết chửi TS. Diện là pe de, là đồ mặc váy. Xem mà bẩn mắt.
    Rồi thời thế sẽ phải thay đổi, lũ xấu xa, đểu cáng, vô lương tâm các ngươi rồi sẽ chui rúc vào đâu.
    Nhà bác Ba Sàm thật rộng mở để cho bọn xấu này cũng vào được mà văng tục, nói láo.

    Trả lờiXóa
  7. Một số comment rất tục tĩu và đê tiện, điều đó thể hiện rõ người viết ra chúng là hạng gì trong xã hội, ai nuôi để chúng tồn tại như vậy.
    Hàng vài chục comment như thế hàng ngày, chứng tỏ lượng cơm và canh nuôi lũ này cũng tương đối tốn của Dân, tôi sẽ xóa dần sau khi đọc.

    Trả lờiXóa
  8. Hoan hô TS NXD.
    Sau "đại nạn", anh càng oai phong hơn.
    Chúng tôi rất cần những bài viết của anh.
    Bọn "phản động"(Bao Công) sủa ghê quá! Càng sủa càng lộ rõ "chứng tỏ lượng cơm và canh nuôi lũ này cũng tương đối tốn của Dân ". Bọn dốt nát đó rồi cũng sống như dòi bọ thôi.
    Chúng tôi luôn ủng hộ anh.

    Trả lờiXóa
  9. Chỉ có ng lương thiện,tốt bụng và có tâm với nông dân,yêu nước mới có thể viết lên đc n tiếng nói của dân oan như thế này.rất cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  10. Xuân Rượu hết lòng chu đáo với dân. Cả QH họp hành lâu thế mà chả giải quyết được việc gì cho dân. Dân mình khổ quá!

    Trả lờiXóa