Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Ngòi bút chống tham nhũng bị trả thù.

Ngày Báo chí VN: Gặp lại ký giả chống tham nhũng bị tạt acid hơn 20 năm trước

CỠ CHỮ 
Một nhà báo bị tạt acid khiến dung mạo bị dị dạng, thân thể bị hủy hoại 81%, mất cả môi và mũi, một mắt bị mù và mắt chỉ nhìn được 1/10 sau khi ông có các bài viết chống tiêu cực, tệ nạn xã hội và phơi bày tham nhũng tại Việt Nam. Trong cuộc trao đổi với Trà Mi 21 năm sau khi tai họa xảy ra nhân ngày Báo chí Việt Nam 21/6 năm nay, nhà báo Trần Quang Thành hiện đang định cư tại Slovakia thuật lại câu chuyện của mình, và chia sẻ cảm nghĩ về những hậu quả cay đắng mà ngòi bút phơi bày sự thật đã mang lại cho ông và về những thử thách, hiểm nguy đối với một nhà báo chân chính ở Việt Nam. 


Nhà báo Trần Quang Thành:
 Năm 1986 mở đầu phong trào đổi mới ở đất nước Việt Nam, làm lành mạnh xã hội Việt Nam, tôi đã đấu tranh chống tham nhũng ngay trong cơ quan tôi làm việc là Viện nghiên cứu Phát thanh-Truyền hình. Viện mua thiết bị về lắp cho các đài phát thanh và truyền hình, thế nhưng ông Viện trưởng đã lạm dụng tiền của địa phương để đi làm việc khác hầu hưởng chênh lệch giá. Tôi đấu tranh, báo cáo lên những người lãnh đạo Việt Nam như Đỗ Mười và Phạm Hùng. Các ông ấy đã cho công an ra kiểm tra ở chợ trời Huỳnh Thúc Kháng ở Sài Gòn và đã bắt được tất cả những tang vật đó. Sau đó, tôi bị trả thù, tức là tôi bị mất việc làm và con tôi cũng mất việc làm luôn. Ra xã hội tôi tiếp tục đấu tranh. Năm 1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có chỉ thị tăng cường quản lý xã hội để trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm buôn bán phụ nữ qua biên giới. Tôi có viết bài về đường dây buôn bán phụ nữ qua Malaysia, Campuchea, Trung Quốc từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang, vào tới Sài Gòn, Cần Thơ. Đây là một đường dây rất lớn đưa phụ nữ ra nước ngoài làm mại dâm. Tôi dựa vào sức mạnh của người dân. Người ta nói cho mình biết, chỉ cho mình những địa điểm nó lui tới bán phụ nữ, trẻ em. Tôi có tất cả những tài liệu trong tay, tôi viết bài đăng trên đài Tiếng nói Việt Nam về thực chất của đường dây đưa phụ nữ, trẻ em qua biên giới buôn bán. Khi bài đăng lên, cơ quan công an tới xin tôi tài liệu. Tôi không tin họ. Họ đề nghị với ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ lúc bấy giờ là ông Mai Chí Thọ. Các ông ấy yêu cầu tôi phải cung cấp tài liệu. Thế là tôi bằng lòng và tôi cung cấp rất tỉ mỉ. Trong vòng 1 tuần lễ, họ đi phá án tất cả từ Nam ra Bắc. Kết quả cuối cùng đã chặn đứng được đường dây buôn bán đó. Lúc đó tôi đã bị xã hội đen đe dọa giết. Đó là tháng 10/1989. Tới năm 1990 có chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cấm buôn bán thuốc lá ngoại. Tôi lại có bài viết về đường dây buôn bán thuốc lá ngoại qua đường hàng không và đường bưu điện. Đường dây này vướng tới rất nhiều quan chức. Họ lại đến xin tôi tài liệu. Cuối cùng tôi lại phải cung cấp tư liệu. Chỉ hai ngày họ phá được án.

Trà MiViệc ông bị tạt acid xảy ra cách hai vụ án đó bao lâu?

Nhà báo Trần Quang Thành: Vụ án cuối cùng xảy ra ngày 1/10/1990. Đến ngày 4/7/1991 tôi bị tai họa này. Họ đã đe dọa trước đó rồi và tôi đã báo cho công an biết rồi.

Trà Mi: Ông nhận được những lời đe dọa thế nào?

Nhà báo Trần Quang Thành: Họ gọi qua điện thoại.

Trà MiKhi ông báo công an, họ có sự bảo vệ nào cụ thể không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Họ nói bảo vệ nhưng không có. Đến cả vụ án họ còn lừa nữa mà. Khi tôi bị tạt acid, gia đình có làm đơn báo công an. Công an tới bảo tôi không được khai báo để báo chí đăng lên vì nếu để báo chí đăng lên thì họ không thể bảo đảm tính mạng cho tôi. Họ nói rằng Sở Công an thành phố đã lập ban chuyên án do ông Vũ Đình Hoành, Phó giám đốc Sở Công an làm trưởng ban và trên Bộ Công an có ban chuyên án do ông Phạm Tâm Long, Thứ trưởng thường vụ công an làm trưởng ban. Thế mà tôi đợi mãi cả một năm trời chả thấy rục rịch gì cả. Lúc tôi lành lặn một tí, tôi trực tiếp ra gặp ông Phạm Chuyên, Phó giám đốc công an phụ trách an ninh. Ông ấy thề với tôi là không hề có một thông báo nào về việc có một nhà báo bị tạt acid như tôi cả. Tức là anh Vũ Đình Hoành, Phó giám đốc công an đã bịt đi rồi. Tôi hỏi ông đại tá Nguyễn Văn Tình, Phó giám đốc phụ trách xây dựng lực lượng. Ông ấy cũng nói như vậy. Ông bảo chỉ khi ông Đỗ Mười gửi bài báo viết về tôi xuống cho công an, công an mới biết tôi bị tai nạn.

Trà Mi: Bài báo viết về ông là do ai viết và nó xuất hiện khi nào?

Nhà báo Trần Quang Thành: Do một bạn đồng nghiệp bên thông tấn xã viết. Họ không dám nói về tôi, mà viết về mẹ tôi. Mẹ tôi là người chuyên giáo dục các cháu thiếu nhi hư hỏng nên người. Họ không dám viết thẳng về tôi, sợ nguy hiểm cho tôi. Họ viết về nỗi đau của người mẹ, nói lên sự đau đớn của mẹ tôi khi thấy tôi bị tai họa thế này. Ông Đỗ Mười đọc bài báo đó mới biết tôi bị tai nạn. Ông giao cho Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đến thăm tôi. Họ cho tôi 200 ngàn.

Trà MiSau khi hoàn tất phẫu thuật, ông có tiếp tục đi tìm công lý cho mình?

Nhà báo Trần Quang Thành: Có chứ. Tôi đã gặp cả ông Phạm Tâm Long. Ông ấy bảo vụ án của tôi nếu phát hiện nhanh thì chỉ 10 ngày sau tìm ra được thủ phạm. Ông Phó giám đốc công an Hà Nội cũng bảo thế, nhưng vụ án hoàn toàn bị bưng bít. Tôi nói công an bưng bít chứ còn ai nữa, thì ông ấy nhận. Họ có điều tra đâu. Nếu điều tra thì lộ ra số tiền hối lộ cho công an thì công an chết trước tiên. Báo chí lúc sau mới đăng lên, mọi người phản ứng, nhưng ngành công an lờ đi, không điều tra, không gì cả.

Trà Mi: Bằng cách nào một nhà báo chỉ với một ngòi bút có thể có được những manh mối, thông tin mà chính lực lượng công an với đầy đủ nghiệp vụ cũng không có được, phải tìm tới để xin ông cung cấp?

Nhà báo Trần Quang Thành: Đấy là do dân tin tôi. Họ biết tôi là một nhà báo trung thực. Vì cũng có những nhà báo nhận thông tin rồi đi bán lại thông tin để lấy tiền, cho vụ án chìm xuồng. Tôi ngược lại không làm điều đó. Vụ tham nhũng ở Viện Phát thanh Truyền hình do tôi phát hiện, chính những người tham nhũng nhất lại là những người đi kiểm tra, ông Phó chủ nhiệm Ủy ban thanh tra nhà nước, Trần Văn Soạn. Công an cũng tham nhũng vào đấy. Tiền tang vật thu về lúc đó trên 20 ngàn đô la thời năm 1986 là rất lớn, thế nhưng họ cũng thủ tiêu tang chứng luôn. Họ bịt đi. Người ta tin tôi vì tôi làm có tư liệu cụ thể và có xác minh. Sau khi tôi bị tai nạn, tôi vẫn tiếp tục đấu tranh chống tham nhũng. Tôi đã bị nghiền nát thế này, tôi cho nát luôn, không ngán. Người chống tiêu cực luôn luôn bị thiệt thòi. Xã hội nó như thế mà cô. Hồ sơ đầy đủ, tang chứng-vật chứng đầy đủ, nhưng họ ăn chia với nhau thế nào không biết, họ bịt đi. Một hồ sơ mang về 400 trang, cuối cùng họ vẫn bịt đi.

Trà MiDính dáng tới những vụ liên quan tới tệ nạn xã hội như mại dâm, buôn lậu có rất nhiều nguy hiểm. Làm thế nào ông có thể tự mình tìm hiểu sự thật, đi vào tận những đường dây?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi có tất cả những bà con họ bảo vệ tôi, cung cấp tài liệu cho tôi, đưa cho tôi những nhân chứng-vật chứng. Nhưng tôi không bao giờ chỉ dựa vào đấy mà phải tự đi xác minh. Dựa vào quần chúng, quần chúng là những người cung cấp cho mình tài liệu tốt nhất.

Trà Mi: Ở Viêt Nam những nhà báo dám phanh phui sự thật và phản ánh tiêu cực xã hội cũng không phải là ít, nhưng vì sao bản thân ông lại bị những hậu quả mà có thể nói là cay nghiệt nhất?

Nhà báo Trần Quang Thành: Chính ra không nhiều cô ạ. Không ít, nhưng không nhiều đâu vì trong nhà báo có những cái phức tạp lắm. Có nhà báo dùng tư liệu của mình để đi làm giá lấy tiền.

Trà Mi: Nhưng ông có nghĩ đến lý do vì sao bản thân mình lại gánh chịu những hậu quả cay nghiệt nhất không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tại vì tôi dính vào những vụ toàn có những người có mối liên hệ với cơ quan công quyền, tức được cơ quan công quyền bảo kê.

Trà MiTới khi ra nước ngoài, rủi ro ít hơn hoặc không còn nữa, ông có tiếp tục dùng ngòi bút của mình để phanh phui sự thật, phơi bày sự thật, và đấu tranh cho công lý?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi vẫn làm nhưng ra nước ngoài tôi lại bị một sức ép khác. Những người lãnh đạo hội người Việt ở nước ngoài ở Slovakia cũng là tay chân của những người trong nước và của sứ quán. Họ nghe tới những bài báo tôi tố giác tội ác tham nhũng ở các cơ quan, họ lại áp lực với con tôi, bảo tôi không được viết những bài báo phản động.

Trà Mi: Ông ra nước ngoài năm nào và trong trường hợp nào?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi ra nước ngoài ngày 8/8/2008. Tôi tới đại sứ quán của Slovakia ở Bangkok để làm thủ tục xin sum họp gia đình do con tôi đứng ra bảo lãnh.

Trà MiVì sao ông phải qua tận Bangkok làm thủ tục?

Nhà báo Trần Quang Thành: Lúc đó Slovakia chưa có sứ quán ở Hà Nội. Hơn nữa, có ở Hà Nội chưa chắc họ đã cho tôi đi.

Trà MiChuyện ông ra nước ngoài có thể hiểu là cũng có liên quan đến an toàn cá nhân không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi không nghĩ tới an toàn cá nhân đâu. Tôi thấy ở đâu cũng chả an toàn. Công an cộng sản Việt Nam có rất nhiều mối, nhiều nơi lắm. Trong nước họ cũng có thể hại mình, ngoài nước họ cũng hại được mình. Đã có người bị rồi.

Trà MiÔng nghiệm ra cho mình điều gì sau những gì đã trải qua?

Nhà báo Trần Quang Thành: Là nhà báo đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực xã hội là một nghề rất nguy hiểm. Chỉ có nhà báo nào ngồi ca ngợi đảng cộng sản tốt đẹp thì không làm sao thôi. Chứ còn nói đối ngược lại thì không vào tù cũng bị tai họa như tôi. Nếu muốn làm nhà báo chân chính, phải nói sự thật. Mà nói sự thật thì dứt khoát là gặp thảm họa. Tôi không nghĩ ai ở trong nước Việt Nam này làm nhà báo chân chính mà lại được sống một cuộc sống an lành cả. Không bị việc này cũng bị việc khác. Nhẹ nhất là bị đuổi việc, hoặc bị vô hiệu hóa, bị phân công công tác khác, hay bị cắt thẻ nhà báo. Rất nhiều người bị rồi. Nhưng trường hợp như tôi là hy hữu, là lần đầu tiên, vì tôi bị cách đây 21 năm, là vụ án mở đầu cho thời kỳ đổi mới. Lúc đó chưa có nhà báo nào phanh phui chống tham nhũng cả. Hồi đó những vụ nhà báo phanh phui chống tham nhũng bị tai nạn, báo chí cũng không công bố. Các nhà báo bây giờ như Hoàng Hùng, Hoàng Khương được báo chí lên tiếng, chứ còn vụ của tôi lúc bấy giờ có được ai lên tiếng đâu.

Trà MiVì sao một vụ việc nghiêm trọng như vậy, một nhà báo chống tham nhũng, chống tiêu cực xã hội bị trả thù dã man mà báo chí nhà nước không một tờ nào đăng tải, thưa ông?

Nhà báo Trần Quang Thành: Ban tuyên giáo họ không cho đưa thì làm sao đưa được. Bây giờ họ mới cho đưa, nhưng họ cho đưa nhỏ giọt, chứ thời của tôi là không được đưa. Những hiện tượng tiêu cực xã hội báo chí không được đưa. Báo chí chỉ được đưa màu hồng thôi, chứ không được đưa những chuyện gì ảnh hưởng tới uy tín chế độ.

Trà MiBây giờ nhìn lại những gì đã trải qua trong nghề nghiệp của mình, có lúc nào ông chợt nghĩ rằng giá như không có những bài viết đó, giá như không dính líu tới những vụ phanh phui tham nhũng đó thì có lẽ số phận của ông sẽ khác đi rất nhiều không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Câu hỏi đó cũng là câu hỏi của ông Nguyễn Cơ Thạch với tôi. Khi ông Thạch tới thăm tôi, ông cũng hỏi rằng: “Làm những việc đó bây giờ chú có hối hận không?” Tôi bảo: “Em không hối hận vì em làm đúng. Đảng kêu gọi chống tham nhũng thì em chống, thế nhưng em không ngờ. Em buồn là vì tin đảng, tin chính phủ mà thực hiện đúng theo đường lối của đảng thì cuối cùng đảng không bảo vệ mình mà hóa ra nhũng kẻ gian manh lại được bảo vệ.” Ân hận thì không ân hận, nhưng mà buồn vì mình hết lòng tin vào một chế độ, một nơi mà mình đã gửi gắm vào đây tất cả những nhiệt huyết và thân phận của mình. Thất vọng.

Trà Mi: Với những người cầm bút ở Việt Nam, ông có tâm tình nào muốn chia sẻ?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi muốn nói với các bạn đồng nghiệp rằng đã là một nhà báo chân chính thì đừng uốn cong ngòi bút, đừng để máy tính của mình bị virus. Hãy là những nhà báo của dân, do dân, và vì dân. Đừng là những nhà báo của đảng, do đảng, và vì đảng. Thế nhưng để làm được điều đó thì các bạn chỉ có vất vả, không có giàu sang, vinh quang mà đảng tặng cho. Các nhà báo phản ảnh tốt các vụ như Văn Giang, Tiên Lãng đều đang bị đe dọa đấy. Một nhà báo chân chính muốn giữ vững trong sạch của mình chỉ cần dựa vào dân. Chính nhờ dựa vào dân mà tôi đã làm được những việc của dân, ra đường ngẩng cao đầu lắm.

Trà Mi: Như ông nói, nghề báo ở Việt Nam đầy rủi ro và nguy hiểm. Có cách nào những người cầm bút ở Việt Nam có thể tự bảo vệ mình tốt nhất không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Bây giờ mỗi người tự cứu mình, tự bảo vệ mình thôi. Các cơ quan bảo vệ pháp luật họ không làm vì sự thật, vì bảo vệ công lý, mà họ làm vì một cái gì khác cơ.

Trà Mi: Ra nước ngoài nhìn lại tình hình trong nước hiện nay ông thấy bối cảnh nghề nghiệp làm báo ở Việt Nam và nghề làm báo trong nước so với thời gian trước thế nào?

Nhà báo Trần Quang Thành: Bây giờ thấy buồn vì báo chí Việt Nam đi theo một con đường rất buồn, không còn tính nhuệ khí đấu tranh như ngày xưa nữa. Vietnamnet chẳng hạn, bây giờ cũng không như thời kỳ tôi còn ở trong nước nữa, không còn sắc nét nữa. Bây giờ họ đi vào những chuyện như các cô hoa hậu đi bán dâm vv..v..tức là những chuyện vô thưởng vô phạt. Bây giờ vụ Vinalines có ai dám làm không. Vụ PMU18 mở ra sau cũng đóng cửa luôn. Mở ra vụ Năm Cam sau cũng đóng cửa luôn, không có vụ Năm Cam thứ hai mặc dù bây giờ có rất nhiều vụ Năm Cam, có rất nhiều vụ Vinasin. Nhà nước ta có một câu mà cuối cùng bịt mồm báo chí rất hay. Đó là chỉ thị 239, yêu cầu báo chí chỉ được công bố vụ án sau khi vụ án đã kết thúc và đưa ra tòa. Báo chí chỉ được đưa tin bắt, khởi tố thế thôi, còn quá trình điều tra như vụ PMU18 chẳng hạn, thì không được đưa. Nếu muốn đưa thì phải đưa luồng thông tin chính thức của cơ quan phát ngôn, ví dụ như Bộ thì phải là Chánh văn phòng Bộ phát ngôn. Chứ còn nguồn tin riêng của nhà báo thì không được đưa.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn nhà báo Trần Quang Thành đã dành thời gian cho đài VOA trong buổi nói chuyện này.

Nhà báo Trần Quang Thành: Xin cảm ơn cô Trà Mi và các bạn nghe đài.  

76 nhận xét:

  1. Xin hỏi TS Diện: Ts còn làm chủ Căn nhà cũ, hay đang bị chiếm dụng? Mình có thử vào, nhưng đăng toàn báo "lề phải"(?)
    Bác có thể confirm dùm cho đọc giả không? Cám ơn!

    Trả lờiXóa
  2. Vâng đúng vậy , em cũng đang thắc mắc về vấn đề này !

    Trả lờiXóa
  3. Chúng tôi là những người dân,theo dõi những phiên tòa"đại án" thấy mà"xót xa", chúng tôi trong lòng chẳng muốn ai bị tù lâu hay bị xử tử hình cả,việc tử hình những Dương Chí Dũng,Mai Văn Phúc ...cũng chỉ cho "hả dận"thì đúng hơn.Tôi đồng ý với bài viết của tác giả ,và đồng bào ta chắc cũng suy nghĩ như thế,đúng như lời kết ."Để xảy ra tham nhũng nhiều ...chính là sự quản lí yếu kém".Nếu không thay đổi cơ chế quản lí,luật pháp không nghiêm khắc thì sẽ còn sinh ra nhiều Dương Chí Dũng...vì bản thân Dũng và những con người như Dũng "rút ruột "nhà nước lại dễ dàng như thế,bao nhiêu thua lỗ mà Dũng vẫn...thăng tiến.Dân gian ta có câu"mất bò mới lo làm chuồng",việc làm chuồng bây giờ thì cũng đã muộn nhưng vẫn còn hơn không,hay chuồng hư thì phải sửa ,như thế sao mà ...mất bò.Phải nhìn thẳng vào cơ chế quản lí kinh tế,quản lí con người...kẽ hở phải sớm bưng bít lại,thì tài sản không bị mất và người tham không bị tù tội hay phải tử hình

    Trả lờiXóa
  4. tôi đồng ý quan điễm với tác giã nhưng có điều cơ chế pháp luật hiện hành không có tác dụng trong thu hồi thiệt hại sau khi gây án , cái khó là tài sản kê biên hiện có,chảng có ai dại gì để tài sản sau khi phạm tội để kê biên..vì thời gian phạm tội quá lâu pháp luật không phát hiện nên thát thu là điều tấc nhiên..vậy ở đây công cụ chế tài pháp luật phải thật sự mạnh.. tôi mong ràng Đảng và Nhà nước phải thạt sự mạnh tay mới thự hiện được trả lại niềm tin cho người dân.

    Trả lờiXóa
  5. Có quyền lực thì mới có khả năng tham nhũng. Quyền lực càng nhiều khả năng tham nhũng càng lớn. Muốn hạn chế được tham nhũng thì phải kiểm soát được quyền lực. Phải có cơ chế giám sát độc lập. Nếu không thì ...

    Trả lờiXóa
  6. Nhìn một cách tổng thể các vụ đại án về tham nhũng thì nguyên nhân mọi nguyên nhân vẫn là do quản lý nhưng kiểm soát lại không có hiệu quả. Xử các đại án nghiêm rất cần để góp phần phòng chống tham nhũng, nhưng chỉ là cách làm theo kiểu "mất bò mới lo làm chuồng". Bác Nhân nói rất chuẩn, rất khoa học, rằng để xẩy ra tình trạng tham nhũng như hiện nay là do khâu quản lý. Bởi vậy, theo tôi, muốn phòng chống tham nhũng có hiệu quả trước hết phải quản lý được mà muốn quản lý được thì tất phải kiểm soát được. Việc Đảng và Nhà nước huy động cả một hệ thống chính trị xã hội cùng vào cuộc phòng chống tham nhũng với quyết tâm cao là rất cần, nhưng sẽ khó thành công nếu như không phòng chống được tham nhũng ở các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát. Chỉ có như vậy, mới phòng chống được tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  7. . Để ngăn chặn nạn này cần phải xem lại cách sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo. Muốn vậy những người ký quyết định bổ nhiệm, đề bạt cũng cần phải TRONG SẠCH...Xử mức án nào cũng không quan trọng bằng thu hồi lại tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân đóng góp cho nhà nước. thật đau lòng việt kiểm tra giám sát của nhiều cơ quan chức năng quá yếu.

    Trả lờiXóa
  8. Có thể nói là xót xa cho những nhân tài này. Nếu như cơ chế hay một công cụ nào đó để quản lý họ và phát hiện hành vi phạm tội của họ thì những con người này rất có ích cho xã hội ở một vai trò khác. Là con người ai ai cũng biết mình sai ở đâu và sửa sai cho tốt hơn nếu như ta có 1 phiên toà (nếu phát hiện sớm, xử sớm hơn) mà áp dụng cho ông Dũng, ông Phúc là khoản 1 năm tù giam thì có lẻ sau khi ra tù các đồng chí này với cương vị khác sẽ làm tốt công việc của minh hơn.

    Trả lờiXóa
  9. Đây là lỗi từ việc bố trí cán bộ đến cơ chế quản lý. CB thì bố trí theo dạng thân quen và là con cháu nên ít ai nghĩ đến việc phải phê và tự phê cho rách việc. Biết đến bao giời dân mới ngước mặt lên được với bạn bè năm châu. chán thật!Tôi rất đồng ý với quan điểm trong bài viết đưa ra,ví như vụ án Dương chí Dũng có hai án tử hình. Làm thất thoát của nhà nước hàng ngàn tỉ đồng. Thế vai trò thanh tra, kiểm tra, quản lí của nhà nước đâu? chẳng lẽ sai phạm của họ chừng ấy năm trời không có cơ quan chức năng nào biết...

    Trả lờiXóa
  10. Tham nhũng về cơ bản ở đâu cũng có, nhưng tại sao ở VN lại quá nhiều và khủng khiếp như vậy? Tôi nghĩ với cơ chế hiện nay thì rất nhiều người ở vị trí Dương Chí Dũng cũng hành xử như thế, cũng tham như thế. Quy luật vị kỷ rất ghê gớm, nhưng ở nhiều nước tiên tiến người ta lấy quy luật vị nhân là phương tiện để thực hiện quy luật vị kỷ, như vậy xã hội sẽ tốt đẹp và lành mạnh. Vấn đề ở VN là làm thế nào phải xây dựng được một hệ thống pháp lý đủ mạnh và cơ chế kiểm tra, giám sát hệ thống đó có hiệu quả thực chất để người ta không được, không nên và không thể tham nhũng. Đấy là kỳ vọng của THẢO DÂN nước Việt.

    Trả lờiXóa
  11. bài viết của tác giả thật thẳng thắn.kẻ tham những bị tử hình nhưng tiền tham nhũng k thu hồi đc có nghĩa là ta đồng thời mất cả người lẫn của.nhưng đây đâu phải là vụ tham nhũng đầu tiên.Dương chí Dũng cũng đâu phải là người tham nhũng đầu tiên.vậy tại sao yếu kém vẫn chưa chỉnh sửa đc?"lỗ hổng" vẫn chưa bịt đc?theo tôi nghĩ điều kiện của tham nhũng là sự yếu kém của cơ chế quản lý nhưng căn nguyên của tham những là ở lòng tham của con người.lòng tham thì vô đáy.kể cả tử hình hay qui trách nhiệm cho người thân cũng k thể bịt đc lòng tham của họ ngay lúc đó.kẻ tham nhũng biết trc kết cục đó chứ đâu phải k biết.theo tôi đó mới là lỗ hổng khó bịt nhất đấy

    Trả lờiXóa
  12. chết la hết chuyện, nhà báo lê chân nhân nói:chêt là hết , còn dư luận xã hội đòi hỏi xử thật nặng để răn đe nhưng kẻ khác. Suy đi nghĩ lại mỗi chúng ta đều thấy nột điều hiển nhiên là dương chí dũng lấy ở đâu ra 220tỷ dù cho dũng có cóta cũng không thể biết, dũng phạm tội chứ gia đinh dũng có phạm tôi đâu mà có thể tịch thu gia sản của gia đình dũng, luât hôn nhân gia đinh thì tài sản thuộc về của cả vợ và chông. Dù dũng sống hay chết thì việc bắt dũng bồi hoàn tất cả là không khả thi, còn tử hinh thi số tiền dũng tham ô cũng khó thi hanh án. Một phần bản án mà tòa đã tuyên không thể thi hành. Án tuyên khong thể thi hanh, co nên tuyên khong nhỉ

    Trả lờiXóa
  13. Vì quản lý còn kém hiệu quả, nhiều người tham nhũng quá dễ dàng, lương thấp, rất ít người bị cách chức vì để xảy ra tham nhũng tại cơ quan mình... nên người ta đua nhau tham nhũng. Và sự thật là đất nước khó phát triển.

    Trả lờiXóa
  14. Tham nhũng và phòng chống tham nhũng là đề tài mà tôi thường thấy báo chí đề cập, cũng như các vị lãnh đạo cấp cao hay nói. Nhưng tôi nghĩ hình như người ta chỉ biết đó là căn bệnh còn để diệt căn bệnh đó thì thường nói chung chung, không thực tế, không cố tình tận diệt nó, chủ yếu là đề ra khẩu hiệu.

    Trả lờiXóa
  15. Tệ nạn tham những đến từ đâu ư? xin nói thật: từ chính lòng tham vô đáy của con người. Từ một người bình thường như anh bảo vệ cơ quan, từ anh lái xe, từ ông trưởng thôn trở đi... ai cũng có "tâm lý" muốn được "hưởng lợi hơn thiên hạ" từ công việc mình làm. Cô y tá thì vui khi ai đó "bồi dưỡng" cho họ 30, 50 ngàn đồng; vị trưởng thôn thì dăm ba triệu và cứ như vậy nó lớn dần lên ... đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ! Vậy nên phải chăng vấn nạn quốc gia này đến từ cái CÁCH DÙNG NGƯỜI? Nếu chúng ta luôn đề phòng, coi bọn sâu mọt này như bọn kẻ cắp, kẻ cướp, trấn lột... xử lý cho thật nghiêm khắc, không nuông chiều, vị nể thì liệu căn bệnh này có phát tán đến mức như ngày hôm nay không vậy? Thật đau xót và đáng buồn!

    Trả lờiXóa
  16. Tôi thì chỉ được sống với những người tầm tầm nên không dám nói tới các ông lớn... Tôi chỉ muốn tâm sự một điều rằng đã có ai tìm hiểu xem người VN ta tự chăm lo cuộc sống cho mình và gia đình như thế nào chưa khi mà lương bổng luôn ở tình trạng tăng về con số nhưng lại giảm về giá trị thực? Ai cũng muốn tìm mọi cách cải thiện thêm cuộc sống vốn đã khó khăn này và vô tình gần như rất nhiều người vướng vào bệnh tham nhũng đấy. Rồi khi họ thấy "cũng được" thì có thể nói bệnh đã thành mãn tính.

    Trả lờiXóa
  17. Tham nhũng đang là một vấn nạn của Đất nước ta, một vấn đề chưa bao giờ có lời giải. Hãy xây dựng một hệ thống luật thật chặt chẽ. Kỷ luật những người nào làm thất thoát tài sản của Nhà nước theo đúng Luật. Hãy làm việc bằng con tim và tinh thần của người Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  18. Bài viết rất hay,rất thực tế nhưng thiếu mất một phần hai.Bài viết chỉ nêu thực trạng mà không có đề xuất xử lý.Theo tôi cần bổ sung thêm: cơ quan lập pháp VN cần phải bổ sung tội danh tham nhũng hoặc tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển...của những người lãnh đạo là tội phản quốc để xử lý theo pháp luật!

    Trả lờiXóa
  19. Sự nuông chiều các doanh nghiệp Nhà nước là một lí do để họ tham nhũng. Một miếng bánh ngon như vậy ai cũng muốn cấu xé, và để có thể xài được miếng bánh đó thì phải "đi bằng con đường thể thao". Khi được rồi, điều đầu tiên cần làm là lấy lại vốn, sau đó tiến đến tích lũy để lên cao hơn hoặc để hạ cánh cũng có chút "của ăn của để". Nạn chay chức chạy quyền là một yếu tố rất quan trọng hình thành tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  20. Bài viết rất hay, đáp ứng tình hình bức xúc xã hội hiện nay. Nhưng theo tôi ta nên hiểu nghĩa tham nhũng ở nghĩa rộng hơn. Cán bộ công chức đến cơ quan làm việc đối phó,đi muộn, về sớm, giữa giờ láng tráng lượn lờ, hình thức nhưng nếu thua kém phần lương phần thưởng thì lớn tiếng giữa công sở, đã có quy chế nào kiểm soát đâu?. Chúng cháu chỉ mong các bác sát dân, gần dân hơn nữa để có những chính sách phù hợp, thúc đẩy mặt tích cực và đẩy lùi tiêu cực, dù nhỏ nhất.

    Trả lờiXóa
  21. Phàm là con người, ai cũng tham lam vơ vét nếu có điều kiện, vậy tại sao tệ tham nhũng hiện nay như quốc nạn, bởi chính những người tham nhũng đang tạo điều kiện để tham nhũng, mà đó là những người có chức vụ, quyền hạn trong tay.chưa bao giờ mình thấy nói nhiều đến tệ nạn tham nhũng nói chung như bây giờ các vị biết đấy nhưng chúng ta hãy chờ xem có gì khả quan không??????dân mình khổ lắm nhưng làm sao được mình là DÂN mà....

    Trả lờiXóa
  22. Tôi để ý , cứ cái gì CẤM, CHỐNG, HẠN CHẾ.... Thì y như lại ngấm ngầm phát triển mà người nào làm trái lại cũng tự hào ta sành điệu rằng ta có quan hệ ông này, bà nọ ... Luật pháp phải cao nhất chứ có quen biết là tự cho mình sống trên luật thì làm sao bảo người dân chấp hành tốt được , họ cũng có cách lách luật , nếu không lách được họ bỏ chạy, hoặc chống đối...Sau này con cháu chúng ta sẽ phải "trả nợ" cho chúng ta đấy! Đúng thế nhưng con cháu họ lại thay họ tham nhũng và cháu chút chít chúng ta lại trả nợ cho con cháu họ. VÒng luẩn quẩn lại tiếp tục...

    Trả lờiXóa
  23. Chống tham nhũng cũng như bất kỳ công việc gì cũng phải xác định đối tượng. Chống ai, ai chống. Nếu làm như hiện nay thì chống tham nhũng là tiếp tay cho tham nhũng. Cơ chế chống tham nhũng hiện nay là người tham nhũng chống người không tham nhũng. Chỉ có thủ trưởng cơ quan mới tham nhũng được, nhưng lại làm trưởng ban chống tham nhũng thì ai có thể tự tay túm tóc mình nhấc đầu lên được?

    Trả lờiXóa
  24. Đúng vậy! Do pháp luật chưa nghiêm, nói không đi đôi với làm. Đơn giản như vụ Vinaline, Vinashin... có thể xây 10 Bệnh viện Ung bướu, ai đến đây sẽ thấy bệnh viện quá tải, người dân vô cùng khổ, phải nằm cả hành lang, dưới dầm giường, thật đau xót!!!Tham nhũng gắn liền với quyền lực. Địa vị, chức quyền càng cao, càng có điều kiện tham nhũng, càng có khả năng tham nhũng lớn. Đồng lương kém cỏi, luật pháp không nghiêm...có quyền lực (có điều kiện tham nhũng) mà không tham nhũng mới lạ. Khi phát hiện quan tham thì quan tham bỏ tiền ra chạy tội...

    Trả lờiXóa
  25. tôi chỉ bàn về nội dung tham nhũng xảy ra đối với DNNN. Lãnh đạo DNNN tham nhũng được vì cơ chế tạo ra quá nhiều thuận lợi. Kinh tế thị trường về mặt bản chất là cạnh tranh sòng phẳng, KTTT đã tạo quá nhiều thuận lợi cho khối DNNN này.Vì vậy tất yếu sẽ xảy ra tham nhũng

    Trả lờiXóa
  26. Những gì tác giả viết thì ai cũng biết cả . Đừng quá lạc quan và tự tin trong việc chống tham nhũng . Để làm được việc này đôi khi phải đổi lấy mạng sống của mình đấy . Không nên chống tham nhũng như đi chữa cháy . Phòng cháy luôn cần được xem là biện pháp ưu tiên . Chúng ta cũng nên coi trọng việc học tập các nước chống tham nhũng như thế nào .

    Trả lờiXóa
  27. Đã tham dám nâng khống lên hàng ngàn lần , ăn của dân từng cái kim sợi chỉ không từ một thủ đoạn nào lừa dân , lừa nước lấy tiền đút túi riêng . đã tham dám lấy tiền dân nuôi bồ nhí , đã tham đã dám chạy chức chạy quyền với mục đích vơ vét ....Thì bia miêng hay bia gì nữa cũng không là gì với đám tham quan này . Chỉ bia đá khắc tên và " Thành tích " tham nhũng bởi sự nghiêm khắc của pháp luật mà thôi ,đó mới là lời cảnh tỉnh Tôi tin là như vậy !

    Trả lờiXóa
  28. Mười mấy năm qua, năm nào cũng nói đến chống tham nhũng, chống lạm dung chức quyền. vậy mà các dự án hoàng tráng, trốn thuế, khai khống, ăn cắp tiền của nhà nước vẫn rầm rầm. Đội ngũ chuyên gia không thiếu, "hang rào" đủ cả nhưng khai khống 1 mớ thiết bị có trăm triệu thành hang tram tỷ không ai hay, mua cái ụ nổi hư hỏng về vẫn được "thông quan", đường cao tốc mới làm đã hỏng, đã lún vẫn được khen "ok" và được thưởng vài trăm tỷ. Tại sao Tham nhũng nó lộng hành mà khó chống đến vậy ?

    Trả lờiXóa
  29. Nguy cơ và mối nguy cho đất nước cho nhân dân vì vấn nạn tham nhũng, hãy thức tĩnh ngay hỡi các ông quan tham! Các ông quan tham là con người yếu kém về mọi mặt cả về chịu trách nhiệm và lỗi lầm mình đã làm. Không có khả năng tự lực làm ra của cải nên tham lam.

    Trả lờiXóa
  30. Cũng như lời Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói :" Liệu trong đội ngũ phòng chống tham nhũng có tham nhũng hay k ?". ĐBQH của nhà nước ta thiếu gì người giỏi, tâm huyết và có tầm hiểu biết rộng. Nhân dân bây giờ cũng k phải là những người không biết gì để cho tham nhũng lộng hành. Nhưng có bao giờ chống được tham nhũng không ? Đâu phải bây giờ mới kêu gọi phòng - chống, đã nhiều năm rồi và mỗi năm lại mất thêm vài trăm đến vài nghìn tỉ của dân là bình thường. Tội tham nhũng có khác gì tội ăn cắp, hay cướp của giết người, Số tiền đó còn hơn gấp ngàn lần, tại sao cứ phải xử án làm gì ? Khi đã có nhân chứng vật chứng cụ thể. Đúng tội rồi thì cứ xử.

    Trả lờiXóa
  31. Đề nghị tử hình đối với tội tham nhũng hơn 1 tỷ và buộc thôi việc đối với cán bộ nhận tiền từ 50 nghìn đồng trở lên. Hình phạt đối với tham nhũng phải cao hơn rất nhiều so với tội trộm cắp của người dân, cán bộ phải làm gương mà lại làm xấu thì phải chịu hình phạt cao hơn là hợp với lẽ thông thường. Thực chất tham nhũng xẩy ra là đều có sự thỏa thuận cấp trên với cấp dười, giữa những người có chung lợi ích ở tại đơn vị, cơ quan bằng rất nhiều thỏa thuận, ăn chia trên nhiều lợi ích khác nhau, tôi đã từng làm việc trong doanh nghiệp nhà nước nên tôi biết khá rõ thực tế này. Vì vậy chỉ cần đánh mạnh, quyết liệt vào trách nhiệm người đứng đầu và cấp trên trực tiếp theo quy định thì đã giảm đi rất nhiều rồi. Thứ 2 nữa là có thực tế như sau : Doanh nghiệp, cơ quan chủ động "bắt tay, ăn chia" với các đơn vị kiểm toán để được tư vấn "hợp thức hóa" tham nhũng, vì vậy cần đánh mạnh người đứng đầu cơ quan kiểm toán nếu phát hiện đơn vị tham nhũng mà cơ quan kiểm toán đã có chứng thư kiểm toán mà không phát hiện sai phạm. Thứ ba nữa là cần quy trách nhiệm cụ thể và xử lý quyết liệt khâu đề cử cán bộ, cơ quan bổ nhiệm cán bộ các cấp, ai đề cử, ai phê duyệt, ai chấp bút tham mưu những cán bộ sau đó mắc sai phạm, năng lực yếu kém, tham nhũng thì dứt khoát xử lý... Và điều quan trong cuối cùng là phải cải tổ mạnh mẽ, quyết liệt doanh nghiệp nhà nước.

    Trả lờiXóa
  32. Toi đọc bài báo này tôi nhất trí với các ý kiến trên.tôi hi vọng Việt nam sẽ làm được việc này,tránh tình trang.người ăn không hết kẻ lần chẳng ra .chi khổ người dân tay lấm chân bùn thôi.để làm được việc này trước tiên tôi mong các d/c cán bộ cao cấp của nhà nước cần nghiêm túc trước. Cam ơn dan trí nhieu ...

    Trả lờiXóa
  33. theo tôi việc chống tham nhũng không có gì là khó cả, nếu như các vị lãnh đạo thực sự là làm việc vì dân thì việc chống tham nhũng quá đơn giản là khác. Tôi nói không sai cả nếu không tin thì cứ đi vi hành là thấy rõ ngay thôi. ngay ở xã tôi cả năm nay chưa thấy ông bí thư xã và ông chủ tịch xã vào thôn xem bà con làm ăn thế nào, thì thử hỏi đã vì dân chưa?

    Trả lờiXóa
  34. Tôi dám khẳng định và tin tưởng rằng 99% trùng nguyện vọng của dân là: Muốn phòng chống tham nhũng hiệu quả nhất, đỡ tốn kém nhất và nhanh nhất, có thể lạc quan rằng chỉ một thời gian ngắn với những "Nói đi đôi với làm" là: Công khai tài sản của các công chức ( Chủ tịch, Bí thư, Trưởng các phòng ban) từ cấp Xã, huyện, tỉnh và thành phố cho dân biết, dân kiểm tra, giám sát. Nếu tài sản của họ làm ra là sạch thì nên tuyên dương, khuyến khích còn không sạch thì phải trưng thu và cách chức ngay. Hãy làm thế đi! Dân sẽ tin, sẽ yêu và sẽ sẵn sàng chết cho chế độ và tổ quốc này khi cần họ.

    Trả lờiXóa
  35. Ông Trần Du Lịch là một trong những đại biểu dám nói, tôi cũng đồng tình với ông là do luật pháp nhiều kẻ hở, thời hian vừa qua mặc dù đã có luật nhưng thiếu hướng dẫn (nghị định, thông tư...) đặc biệt là những lĩnh vực nhạy cảm càng thiếu. Vậy đại biểu có đặt câu hỏi vì sao lại có tình trạng nợ luật như vậy mà lại phần lớn là lĩnh vực nhạy cảm? phải chăng nếu ra các nghị định thông tư này thì chính phủ cũng như các bộ lại "tự lấy đá ghè chân mình". Thứ hai là nguyên nhân nào làm cho pháp luật nhiều kẻ hở? Phải chăng là do cơ cấu đại biểu QH có quá nhiều đại biểu kiêm nhiệm, vừa làm luật pháp vừa hành pháp (thực hiện luật) thì làm sao mà có chất lượng vì sợ "lấy đá ghè chân mình" và thứ hai là sợ mất chức.?

    Trả lờiXóa
  36. Chống tham nhũng mãi vẫn chưa có kết quả khả quan. Vậy tham nhũng có phải là phần tất yếu - hê quả khách quan của cơ chế hay không? Ta nên tập trung chữa hệ quả hay nguồn gốc? Bên cạnh việc nêu bộ phận không nhỏ tiêu cực, đề nghị Truyền thông chính thống tăng cường nêu tấm gương tốt, tận tụy, giản dị, liêm khiết của đa số cán bộ, nhất là cán bộ cao cấp, để tránh trạng thái bi quan, mất lòng tin..

    Trả lờiXóa
  37. Tôi không thể biết rõ cái cách chống tham nhũng tầm quốc gia. Nhưng tôi xin hỏi, tại sao những tham nhũng sờ sờ trước mắt, ai cũng thấy, thì cơ quan chống tham nhũng để yên? Sao không lôi nó ra mà trị? Thí dụ: một ông quan lương bình thường, nuôi được cả nhà, lại tậu mấy ngôi nhà lớn. Sao không lôi ông này ra mà tra vấn? Hay các ông sợ bị tố lấy rồi chết cả lũ? Chỉ thấy nói nhiều, nói to, nhưng làm ít và gọi là cho có làm? Muốn làm tốt, cần có một cuộc phát động quần chúng nữa thì mới triệt để được. Bọn tham nhũng chỉ sợ dân, chứ không sợ Nhà nước, vì chính Nhà nước là chỗ dựa cho nó.

    Trả lờiXóa
  38. Thử so sánh việt nam với các nước dân chủ trên thế giới xem bao nhiêu người dân nuôi một cán bộ. Một cơ quan cấp xã thôi cũng có tới 19 chức danh và cũng có tới trên dưới 30 quan chức đảm nhiệm. Lương quá thấp không đủ chi phí xăng xe, ăn tiêu thì phải tham nhũng thôi.

    Trả lờiXóa

  39. “Tham nhũng lớn có mà tham nhũng vặt cũng nhiều, khiến người dân phải va chạm khó chịu như ngứa ghẻ” - Sao lại chỉ như "ngứa ghẻ" thế bác Trọng? Cháu thấy như bị "bóp cổ gần chết" rồi nè! Luật cần tạo hành lang pháp lý rõ ràng, rành mạch, hỗ trợ cho dân trong mọi lĩnh vực. Chế độ lương bổng, phúc lợi đầy đủ và tốt cho hệ thống hành chính, kèm với qui định nghiêm khắc như phạt tù nặng (từ 10 năm), tử hình (nếu nghiêm trọng) cho tội danh tham nhũng này thì làm gì còn tham nhũng nữa, thưa bác?”

    Trả lờiXóa
  40. “Vẫn biết tham nhũng là quốc nạn, đối với chính quyền cơ sở thì từ ông phó thôn trở lên đều thể có tham nhũng. Người nào không tham nhũng được tiền bạc, chức vụ thì họ tham nhũng thời gian làm việc... đủ thứ tham nhũng. Nhưng có một cái lạ ở VN mình là tham nhũng mang tính hệ thống và rất “đoàn kết”. Anh tham nhũng thì tôi cũng tham nhũng… cứ thế, cuối cùng là chẳng ai chịu đứng ra chống tham nhũng. Thật buồn ! Nghị quyết thì cứ triển khai, nhưng thực hiện nghị quyết thì tôi thấy gần như…không!”

    Trả lờiXóa

  41. “Tham nhũng là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo định nghĩa trên thì chỉ có các giới chức có quyền ký quyết định mới có thể tham nhũng. Còn các cán bộ khác có quyền quyết định đâu mà tham nhũng, nên chuyển sang… làm khó nhân dân để ăn hối lộ.… Đáng sợ cho tương lai đất nước quá!

    Trả lờiXóa
  42. “Là một công dân, tôi rất buồn vì thực trạng này. Tôi đã từng bị người ta vòi tiền trơ trẽn nhiều lần rồi, nên tôi rất hiểu chuyện đó. Tôi nhận thấy một điều rằng nhiều cán bộ giới chức bây giờ dùng tiền để quan hệ, để lên chức, khi lên được thì họ phải chiếm đoạt để lấy lại vốn và cả lãi. Điều này khiến những người tâm huyết, có trình độ không được trọng dụng, gây mất mãn trong xã hội... Ôi buồn!!!..

    Trả lờiXóa
  43. Nên nâng cao khả năng quản lý bằng các công nghệ hiện đại, giảm làm việc qua con người càng ít càng tốt. Minh bạch trong quản lý, báo cáo, kiểm soát , thu chi, xử lý ..v...v... Luật pháp phải nghiêm và xử lý thích đáng, không bao che và không thể bao che. Trả lương cho cán bộ thì ai làm tốt lương cao, làm yếu lương thấp, bắt buộc bị sa thải nếu quá yếu. Được vậy chắc chắn tham nhũng sẽ giảm đi, oan trái ít đi, người dân có lại được lòng tin, đất nước phát triển, hệ thống kinh tế tiến nhanh và mạnh

    Trả lờiXóa
  44. Dòng tiền, dòng của cải xã hội làm ra cứ biến mất đi đâu, nếu không phải là bị thất thoát quá nhiều vào những cái túi tham như thùng không đáy đó ??? Và cứ vậy biết bao nhiêu cho vừa, cho đủ với lòng tham vô giới hạn??? Dân có thể chờ, nhưng tiền của e rằng đã sắp cạn kiệt cũng tương tự như lòng tin của dân đã ở mức... dưới đáy!

    Trả lờiXóa
  45. Tham nhũng kinh tế: là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản lý kinh tế như, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài sản… được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế, những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước. Biểu hiện của tham nhũng kinh tế là: chiếm đoạt trái phép các tài sản của nhà nước, công dân nhằm trục lợi cá nhân; ra các quyết định kinh tế trái pháp luật hoặc thiên vị nhằm trục lợi cá nhân; lợi dụng sơ hở của pháp luật hoặc vi phạm pháp luật để tiến hành sản xuất, kinh doanh, trục lợi, gây thiệt hại cho xã hội…

    Trả lờiXóa
  46. chỉ riêng mỗi việc tham nhũng thôi mà cũng có nhiều loại như vậy cơ à, thế mới biết tham nhũng là muôn hình muôn vẻ như thế nào, tội phạm tham nhũng là nguy cơ thực sự đôi với mọi quốc gia, kể cả là việt nam, nếu không đấu tranh quyết liệt với những tội phạm này thì sẽ là điều vô cùng nguy hiểm

    Trả lờiXóa
  47. như phân tích của bài viết cũng làm cho mọi người hiểu nhiều hơn về vấn nạ tham nhũng hiện nay, ai cũng biết rằng tham nhũng là rất xấu. là rát nguy hiểm, rất đáng lên án rồi nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về vấn đề này một cách đầy đủ và chính xác nhất đâu

    Trả lờiXóa
  48. tham nhũng có phổ biến không, không ai nói đây là có nhưng cũng chắng có ai nói là không cả, vì thực sự đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, tuy nhiên nếu muốn thực sự ngăn chặn tham nhũng, muốn thực sự muốn đất nước ngày càng phát triển hơn thì cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng nó có tồn tại, như vậy thì mới có thể đấu tranh với nó được

    Trả lờiXóa
  49. Tham những thì đến khi nào mới có thể giải quyết triệt để đây. Nạn tham nhũng diễn ra phải nói là từ trên xuống dưới, không phải là tất cả nhưng cũng là con số đáng lo ngại. Tham nhũng nhiều thì chế độ sẽ bị lung lay, bởi tham nhũng là con đường ngắn nhất dẫn đến niềm tin của nhân dân vào chế độ bị sụp đổ. Dù rằng có nhiều chính sách để giải quyết tham nhũng nhưng thấy rằng nạn tham nhũng vẫn đang hoành hành

    Trả lờiXóa
  50. không đơn giản khi đấu tranh với những tệ tham nhũng đâu, rất phức tạp đấy, đây là một vấn đề đau đầu với rất nhiều quốc gia, tuy nhiên do đây là những tội phạm vô cùng nguy hiểm nên không thể không đấu tranh với nó, bằng mọi giá phải loại trừ được những tệ nạn nguy hiểm này

    Trả lờiXóa
  51. Tham nhũng hiện nay đúng là một vấn nạn của đất nước... tham nhũng có nhiều loại tham nhũng và một khi mọi nghành mọi nghề đều rơi vào tình trạng này thì đất nước dễ rơi vào khủng hoảng... Cần có những chế tài hợp lý để chấm dứt tình trạng và có những giai pháp kịp thời và cứng nhắc răn đe những người vi phạm

    Trả lờiXóa
  52. Thực sự thì nhiều người cũng đâu phải có ý tham nhũng đâu. Cũng phải nói rằng quan tham thì dân gian. Bởi lẽ dân thì không muốn chịu phạt nên đi hối lộ cho quan mà đã đánh vào lòng tham rồi thì mấy ai cưỡng lại được. Nên cái chuyện tham nhũng cũng là bình thường mà thôi

    Trả lờiXóa
  53. Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở thành bình thường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức. Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng. Hơn thế, tham nhũng còn xâm phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng có khi là giáo viên, bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội - những người xây dựng đời sống, nền tảng tinh t hần cho xã hội.

    Trả lờiXóa
  54. Cứ tham nhũng thế này bảo sao mà dân nghèo khổ kêu gào suốt. Các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương bao nhiêu quan tham vẫn ngày ngày hạch sách dân chúng. Tại sao chúng ta không làm triệt để hay chí ít cũng giảm hẳn tình trạng này cho dân bớt khổ, ngân sách đỡ thâm hụt đi

    Trả lờiXóa
  55. tham những thì lúc nào cũng có hại rồi, đất nước không thể nào mà phát triển lên được khi mà luôn luôn tồn tại những người có hành vi tham nhũng ,đó là những người phá hoại nền kinh tế của đất nước và phá hoại sự ổn định của xã hội ta, những người này cần phải bị phát hiện và bị xử lý nghiêm khắc

    Trả lờiXóa
  56. hiện nay có rất nhiều hoạt động có thể dẫn tới tham nhũng, nói chung là những vị trí nào có dính dáng tới tiền của nhà nước đều được xếp vào dạng có nguy cơ, bởi tham nhũng là tệ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội và đất nước nên những cơ quan có chức năng cần phải làm tốt công tác phòng ngừa để đấu tránh với thảm những ,phòng vẫn tốt hơn chống mà

    Trả lờiXóa
  57. Tham nhũng là một vấn đề rất được xã hội quan tâm vì đây là một việc ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của một tổ chức hay là của một đất nước . Vấn đề tham nhũng càng ngày càng trở nên phổ biến và chúng ta nên có những giải pháp nhằm ngăn chặn được vấn đề này một cách triệt để tránh gây cản trở đến sự phát triển của đất nước,và cần đưa ra những mức án thật nặng nề cho việc tham nhũng để những người có ý định làm biết được hậu quả của nó là như thế nào.

    Trả lờiXóa
  58. Thấy được hậu quả và tác hại của việc tham nhũng nhưng mà cũng chả giải quyết được triệt để thì càng thấy lo cho sự phát triển của đất nước .Việc than nhũng nó gây ra bao nhiêu điều ảnh hưởng xấu đến xã hội,đất nước cho nên cần phải đưa ra được những giải pháp tối ưu nhất nhằm xóa bỏ được vấn đề này thì đất nước mới ngày càng phát triển mạnh được và cuộc sống của người dân mới ngày càng ấm no hạnh phúc được.

    Trả lờiXóa
  59. tham nhũng có tác hại vô cùng ghê gớm, không chỉ gây tác hại ngay tức thời mà nó còn gây tác hại dai dẳng tới những vấn đề khác trong thời gian rất lâu sau nữa ,điều đó thực sự vô cùng đáng sợ vì vậy muốn đất nước ổn định và phát triển thì bằng mọi cách phải ngăn chặn tham nhũng

    Trả lờiXóa
  60. Tham nhũng với mọi quốc gia đều có ảnh hưởng rất lớn, nó đều làm kìm hãm đến sự phát triển kinh tế, làm cho kinh tế suy thoái, có thể rơi vào khủng hoảng. Do đó, nhiệm vụ chống tham nhũng là hết sức cần thiết và cấp bách, đòi hỏi phải có sự quyết liệt. Nếu dẹp được nạn tham nhũng thì đất nước sẽ rất nhanh chóng phát triển và ổn định.

    Trả lờiXóa
  61. vô cùng nghiêm trọng, chỉ cần có thêm một vụ việc tương tự như là vinashin nữa là coi như không còn gì để nói, toàn là tiên của quần chúng nhân dân mà bị như vậy thì không thể chấp nhận được nó sẽ là một sự việc khiến cho nhân dân hoàn toàn không còn tin tưởng vào nhà nước nữa

    Trả lờiXóa
  62. chỉ một vụ việc tham nhũng thôi cũng gây ra rất nhiều hệ lụy rồi ,đầu tiên nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của đất nước, gây thất thoát về kinh tế ,tiêp đó nó gây rất nhiều ảnh hưởng tới những vấn đề chính trị và xã hội khác, cụ thể nó làm giảm sút lòng tin của quần chúng vào đảng và nhà nước

    Trả lờiXóa
  63. tác hại của tham nhũng là không thể lường trước được, xã hội làm sao mà ổn định được khi đất nước luôn có những vụ tham nhũng cực lớn, kể cả không cực lớn thì xã hội một đất nước cũng không thể chấp nhận cho tình trạng tiền thuê của dân lại rơi vào tay một số người, điều đó là không thể chấp nhận được

    Trả lờiXóa
  64. tham nhũng nó có tác hại vô cùng tô lớn, nó tác động mọi mặt của xã hội, nó tác động không phải hướng tích cức mà là hướng tiêu cực, chắc điều này thì ai cũng biết, vì vậy mà cả xã hội đều muốn đậy lùi nó, dập tắt nó.
    Tham nhũng được thể hiện dưới rất nhiều hình thức, nhưng nó có cùng điểm chung đo là vật chất. Những người tham nhũng là những người nhận vậy chất không đúng với quy định, bòn rút của công,...
    Để ngăn chặn được tham nhũng thì những cán bộ phải thực sự có trách nhiệm với nhân dân, với đât nước, có ý thức rèn luyện mình, với nhân dân thì không được tập hư cán bộ như đưa phong bì, quà cáp... và mỗi một người dân phải theo dõi, để ý để phát hiện những cá nhân tham nhũng để báo với cấp cao hơn xử lí.

    Trả lờiXóa
  65. Tham nhũng ở việt nam hiện đang tồn tại hết sức phổ biến ở đại đa số các cơ quan nhà máy xí nghiệp, từ của nhà nước đến của tư nhân. Đây thực sự là 1 vấn nạn, nó gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến cuộc sống của các cơ quan, tổ chức cá nhân. Cần phải loại bỏ tình hình này ngay, có vậy đất nước mới mau chóng phát triển bền vững đc.

    Trả lờiXóa
  66. Tham nhũng còn gây ra tác hại làm giảm sút lòng tin của công dân đối với bộ máy và công chức, viên chức Nhà nước, triệt tiêu động lực cơ bản nhất của sự phát triển. Chính vì vậy việc giáo dục ý thức cho mọi người là rất cần thiết và phải được thực hiện ngay từ ngày hôm nay!

    Trả lờiXóa
  67. Trước những lợi ích bất chính đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành vi tham nhũng, nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, không phục vụ nhân dân mà hướng tới các lợi ích bất chính, bất chấp việc vi phạm pháp luật, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, tham nhũng không chỉ phát sinh ở trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai… mà còn có xu hướng lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay ít có khả năng xảy ra tham nhũng như: văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao...

    Trả lờiXóa
  68. Tác hại của tham nhũng không chỉ dừng lại ở phương diện thiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD của Nhà nước mà tham nhũng sẽ làm tầm thường hoá hệ thống pháp luật của Nhà nước, kỷ cương xã hội không thể giữ vững, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân và là cơ hội để cho kẻ thù pháp hoại, xâm lược. Nếu các nhà hành pháp mà tự mình phá hoại luật pháp thì làm sao có thể duy trì được phép nước. Những kẻ tham nhũng chính là những tên đầu trò trong việc làm tê liệt hệ thống hành pháp là cho Nhà nước trở thành đối lập và gánh nặng cho công dân.

    Trả lờiXóa
  69. Tác hại của tham nhũng không chỉ dừng lại ở phương diện thiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD của Nhà nước mà tham nhũng sẽ làm tầm thường hoá hệ thống pháp luật của Nhà nước, kỷ cương xã hội không thể giữ vững, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân và là cơ hội để cho kẻ thù pháp hoại, xâm lược.

    Trả lờiXóa
  70. Tham nhũng đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người, có thể từ thời kỳ xuất hiện những hình thức ban đầu của Nhà nước. Do tác hại của tham nhũng là vô cùng lớn nên việc phòng chống tham nhũng luôn được coi là nhiệm vụ bức xúc hàng đầu của các quốc gia cần phải giải quyết và dẹp bỏ

    Trả lờiXóa
  71. Phân tích tác hại của tham nhũng ?Quá dễ,nhưng sao càng chống,càng quyết liệt chống thì tham nhũng lại ngày càng phình to hơn,càng nguy hiểm hơn?Vậy nên chống tham nhũng là khó cho nên chả còn có nhà báo nào,chả còn có bác trí thức nào nghiên cứu biện pháp chống tham nhũng cả,chỉ phân tích chung chung cho ...vui ,cho xôm trò thôi.

    Nói vậy thôi ,việc khó nên theo truyền thống đã có nhiều ý kiến rằng khó vạn lần dân liệu cũng xong.Vấn đề là Đảng CSVN có dám trao trách nhiệm chống tham nhũng cho nhân dân xử lý không????Nói là dân nhưng thực tế là Đảng chỉ cần trao việc chống tham nhũng cho đại diện của nhân dân là Quốc hội và HĐND các cấp đảm nhận chức trách mà Bộ Chính Trị hiện nay đang giao cho Ban nội chính là tham nhũng sẽ tiệt nọc ngay.Ban nội chính thì cũng hnuw Chính phủ,đều do Đảng CSVN lãnh đạo cả nên làm sao dao sắc gọt được chuôi???Rất rất rất ít người tin Ban Nội chính có thể chống được tham nhũng!Chưa trao việc này cho dân thì người dân có thể nghĩ Đảng CSVN chưa tin vào nhân dân vụ này.Trừ khi Đảng chống được tham nhũng(mà chắc chắn 99,99%Đảng không thể chống được)còn lại khi Đảng chưa tin tin dân thì dân tin Đảng được không???

    Trả lờiXóa
  72. số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp, chưa tương xứng với tình hình. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, sự phối hợp chưa đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, việc thông tin chưa đầy đủ, kịp thời đã gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân. Tình trạng sách nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức chậm được khắc phục, gây bức xúc trong xã hội. Tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN có mặt chưa hợp lý, hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

    Trả lờiXóa
  73. Vấn đề quản lý tổ chức bộ máy biên chế, CBCC viên chức của chúng ta trong thời gian dài vừa qua là hết sức lỏng lẻo. Do vậy để xảy ra nhiều vi phạm kỷ luật kỷ cương trong việc quản lý biên chế, tình trạng tuyển dụng bằng hình thức ký hợp đồng lao động trong các cơ quan nhà nước tràn lan. Có những phòng ban của huyện mà số lao động ký hợp đồng nhiều hơn cả số biên chế chính thức, số hợp đồng đó chủ yếu là con cháu hoặc người thân quen của các vị có chức sắc cả.

    Trả lờiXóa
  74. Đối với cá nhân mình thì việc mong muốn để người khác bị xử tử vì cái tội tham nhũng thì mình cũng không mong muốn lắm, cơ bản là cái tội của nó đã được quy định trong luật rồi, làm sao có thể chối cãi được nữa, vấn đề là làm sao cho cái tệ nạn đó được đẩy lùi. Thế nhưng ở đây có một số loại người lại có những suy nghĩ hết sức thú tính, bản chất của chế độ cũ để lại đào tạo nên mấy tên này là đúng như vậy , quả thật là đúng, chết chúng cũng có cách để nói, sống tù nhiều năm thì nó cũng trở được, nó coi con người như cỏ rác ấy, bản chất của con người đúng là do xã hội tạo nên mà. Trà Mi V Ố A có biết cái đếch gì không ? có nắm rõ được thông tin mà nói như đúng rồi như thế, có khi đặt chân đến đất nước VIỆT NAM cũng chưa được ấy chứ> chứ đừng nói đến chuyện tỏ tường mọi chuyện như thế, chỉ được cái xuyên tac là tài thôi.

    Trả lờiXóa
  75. Vấn đề là Luật VIỆT NAM quy định rất chặt chẽ về tất cả các vấn đề, có chính sách khoan hồng nhưng cũng có những cũng rất nghiêm minh. Với cá nhân tôi thì tội trạng của Dương Chí DŨng như thế nào thì luật xử như thế là tôi ủng hộ ngay, không có vấn đề gì phải bàn cãi cả, đối với cái blog này đúng là thủ đoạn xâu xé thì vô biên, nhất là cái con TRà MI đăng bài nó đăng ngu hơn con lợn, nó chẳng hiểu gì mà cũng ăn nói như một con vịt chỉ biết suốt ngày kêu mà không có cái gì gọi là tư duy tí cả,

    Trả lờiXóa
  76. Trà Mi có những cuộc phỏng vấn như con lợn ấy , nói chẳng thuyết phục gì cả, đánh vào vấn đề tham nhũng thì cứ nói đi, chứ luyên thuyên mà chẳng có câu chốt gì cả, như thế thì làm sao có thể xoay chuyển được ý kiến của người khác được. Mục tiêu của chúng mày là gì thì cứ việc, làm gì mà phải vòng vo khổ cực như thế cơ chứ, đáng thương cho những kẻ chuyên đi xúc than để người khác đổ gạch.

    Trả lờiXóa