Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Chỉ Việt nam Cộng hoà đủ tư cách đòi lai Hoàng sa !

Chỉ có VNCH mới có đủ tư cách pháp lý để tố cáo, đòi lại Hoàng Sa trước quốc tế.
----------------------------------------------

VNCH khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, TQ từng im re!

VNCH khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, TQ từng im re!
Theo Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng Lưu Anh Rô, năm 1974, chính quyền Việt Nam Cộng hòa từng suýt đưa được Trung Quốc ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vì cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa.

Như tin đã đưa, trong khuôn khổ chuỗi hoạt động tại Đà Nẵng nhằm ghi dấu 40 năm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép, chiều 19/1 sẽ diễn ra cuộc hội thảo quốc gia về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa do Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng chủ trì tổ chức.

Hiện Ban tổ chức hội thảo đã nhận được tham luận của nhiều học giả, nhà nghiên cứu có uy tín ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng chuyên nghiên cứu lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Một trong những vấn đề được nhiều tham luận quan tâm là vai trò của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) từ năm 1954 - 1975 trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Tàu cá có trang bị vũ trang của Trung Quốc khiêu khích chiếm hạm của Hải quân VNCH tại đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 15/01/1974 (Ảnh tư liệu)

Trung Quốc từng im re trước khẳng định chủ quyền của Đệ nhất VNCH

Là thành viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền VNCH (1954 – 1975)” do Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng chủ trì, thạc sĩ Lưu Anh Rô, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng có bài tham luận rất đáng chú ý, dài 15 trang với tựa đề “Vụ Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam qua một số tư liệu lưu trữ (1954 – 1975).

Qua nghiên cứu nhiều văn bản thời ông Ngô Đình Diệm và các chính quyền kế tiếp sau đó do Văn phòng Phủ Thủ tướng và Văn phòng Phủ Tổng thống lưu lại, tham luận của thạc sĩ Lưu Anh Rô nêu rõ, dưới thời Ngô Đình Diệm, việc ông ban hành nhiều sắc lệnh, nghị định về Hoàng Sa, nhất là những hoạt động kinh tế, quân sự tại đây như: cho khai thác phân chim, thành lập công ty khai thác tài nguyên ở Hoàng Sa tại Sài Gòn; xây dựng các cơ sở hạ tầng như nhà ở, cầu cảng, phân xưởng, nhà thủy văn; đưa lính ra bảo vệ và thay đổi các chức vụ Đảo trưởng… cho thấy tính liên tục của quá trình khai thác, bảo vệ của chính quyền VNCH đối với các quần đảo của Việt Nam, trong đó có Hoàng Sa.

Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết vào năm 1954, việc chuyển giao quyền lực giữa quân đội Pháp và chính quyền Quốc gia Việt Nam (sau ngày 26/10/1956 là VNCH) đã để lại một khoảng trống trong việc bố phòng ở biển Đông. Lợi dụng sơ hở đó, một số nước đã lén lút cho quân đổ bộ chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, chính quyền Ngô Đình Diệm và các chính quyền trước đó đều lên tiếng phản đối hành động chiếm cứ trái phép Hoàng Sa và Trường Sa của bất kỳ quốc gia nào; đồng thời không ngừng khẳng định các quần đảo này là của Việt Nam.

Đáng chú ý nhất, theo hai nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Diến và Nguyễn Hùng Cường trong bài tham luận chung có tựa đề “Nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật quốc tế và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” là tuyên bố của ông Trần Văn Hữu (Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Quốc gia Việt Nam 1950 - 1952) về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị Hòa bình ở San Francisco (Hoa Kỳ - 1951) với sự tham dự của 51 nước.

Tuyên bố này của ông Trần Văn Hữu không gặp bất cứ một sự phản kháng nào, kể cả Trung Quốc. Do vậy, tại hội nghị kể trên, khi có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì hội nghị đã bác bỏ với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng.

Đệ nhị VNCH tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa

Đầu những năm 1970, khi quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới có nhiều thay đổi và diễn biến phức tạp, Trung Quốc từng bước "phát tín hiệu" thân thiện với Mỹ, một sự thỏa hiệp ngấm ngầm của cả hai bên bắt đầu được khởi động thì các vấn đề liên quan đến tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa giữa chính quyền VNCH và Trung Quốc cũng từng bước trở nên quyết liệt.

Trong xu thế đó, theo tham luận của thạc sĩ Lưu Anh Rô, chính quyền VNCH đã liên tiếp ban hành các tuyên bố, công hàm, văn kiện ngoại giao… tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc.

Ngày 13/7/1971, Bộ truởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm có mặt tại Hội nghị lần thứ VI của Hiệp hội các Quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ở Manila (Philippines) tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Ông Lắm cũng nhắc lại lời tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cựu Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1951.

Tiếp đó, nhận thức được diễn biến của tình hình về tranh chấp trên biển Đông ngày càng phức tạp, ngày 15/7/1971, Nha Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao đã ra Thông báo số 214/BNG/TTBC/TT về chủ quyền của VNCH trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nội dung tuyên bố nếu rõ:

“Chánh phủ VNCH long trọng xác nhận lại một lần nữa chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa... VNCH là quốc gia duy nhất có chủ quyền hợp pháp trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vì đã thực hiện được các điều kiện ấn định trong Hiệp định năm 1885, liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Chánh phủ VNCH tuyên bố VNCH có chủ quyền hoàn toàn trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và bác bỏ tất cả các đòi hỏi của bất cứ một quốc gia nào về vấn đề này”.

Suýt đưa Trung Quốc ra Hội đồng Bảo an vì xâm chiếm Hoàng Sa

Ngày 20/1/1974, một ngày sau khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH đã gọi điện và gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa. Hành động dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc đã vi phạm Điều 2 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Theo tham luận của thạc sĩ Lưu Anh Rô, các nước như Liên Xô, Hà Lan, New Zealand, Indonesia…, các tổ chức quốc tế như Tổng Liên đoàn Lao động thế giới, các lực lượng thanh niên Italia, Hội đồng công dân Australia, Viện Nghiên cứu xã hội Australia, Ủy ban Đại học Australia bảo vệ Đông Dương,…đã lên tiếng phản đối hành động xâm lược lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc.

Cũng trong năm 1974, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết 3314 định nghĩa về hành vi xâm lược bằng vũ lực. Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc lúc này là Tiến sĩ Gonzalo Jr, Facio (cũng là Ngoại Trưởng Costarica), sau khi được VNCH thông báo nội tình và thể theo lời yêu cầu, đã mở một cuộc tham khảo sôi nổi vào ngày 25/1 và đề nghị đưa vụ Hoàng Sa vào nghị trình của Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên việc triệu tập một phiên họp của Hội đồng Bảo an không thành vì Trung Quốc lúc đó đang là là hội viên thường trực, có quyền phủ quyết.

“Từ sự kiện này cho thấy, VNCH đã đạt được thắng lợi về mặt ngoại giao, khi Tiến sĩ Facio tuyên bố đáng lẽ Hội đồng Bảo an phải thảo luận vụ này, và ông cho biết riêng Costarica luôn hậu thuẫn cho VNCH” – Tham luận của thạc sĩ Lưu Anh Rô nhấn mạnh.

Tiếp đó, ngày 21/1/1974, Bộ Ngoại giao VNCH đã gửi công hàm cho các thành viên ký kết định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam để tố cáo Trung Quốc xâm phạm quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ VNCH. Công hàm có đoạn: “Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang cố tình sử dụng võ lực như một phương tiện để chiếm thêm lãnh thổ, vi phạm trầm trọng các nguyên tắc thông thường của công pháp Quốc tế và Hiến chương Liên hiệp quốc và cũng vi phạm trầm trọng Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ký tại Paris ngày 27 tháng Giêng năm 1973 và Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam ký tại Paris, ngày 2 tháng Ba năm 1973”.

Tiếp tục khẳng định chủ quyền sau khi Hoàng Sa bị xâm chiếm

Tham luận của thạc sĩ Lưu Anh Rô tiếp tục cho hay, ngay cả khi Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trọn vẹn Hoàng Sa, để tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo này, ngày 21/6/1974, chính phủ VNCH đã có một bản tuyên cáo về tài nguyên thiên nhiên của quốc gia trong vùng biển và dưới đáy biển, trong đó nêu rõ:

“Chính phủ VNCH… có thẩm quyền và có sứ mạng bảo tồn đúng mức và khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, trong đó gồm có các tài nguyên ở trong vùng biển và dưới đáy biển tiếp cận với lãnh thổ VNCH, ngõ hầu gìn giữ tài sản quốc gia và mang lại lợi ích tối đa cho dân chúng….

Chính phủ VNCH cũng đã cho tiến hành nhiều cuộc khảo sát trên mặt biển và trong lòng đáy biển để ước định sự khả hữu và vị trí của các nguồn tài nguyên khoáng sản ở dưới đáy biển. Qua hai đợt đấu thầu năm 1973 và năm 1974, chính phủ VNCH đã cấp dữ quyền đặc nhượng tìm kiếm và khai thác dầu lửa trong thềm lục địa, cho một số công ty thuộc nhiều quốc tịch và có trình độ kỹ thuật cao. Công cuộc này có thể đem lại nhiều lợi ích lớn lao cho nhân dân miền Nam Việt Nam về các mặt phát hiện tài nguyên, huấn luyện nhân sự, đảm bảo cung cấp nhiên liệu và thu hoạch lợi tức…”.

Tham luận của thạc sĩ Lưu Anh Rô kết luận: “Như vậy, các văn kiện, tuyên bố và công hàm ngoại giao đã thể hiện mạnh mẽ ý chí chủ quyền của VNCH với quần đảo Hoàng Sa; khẳng định quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ những tài liệu này, góp phần tạo cho dư luận thế giới, nhất là những cường quốc lúc bấy giờ hiểu sâu và rõ hơn về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này, đã tạo ra một luồng dư luận ủng hộ về tính chính nghĩa về chủ quyền, sự vô lý của Trung Quốc khi dùng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

Từ các tài liệu trên cho thấy, cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc tại Hoàng Sa, hay nói đúng hơn, từ năm 1954 đến năm 1974, khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, do chính quyền VNCH đang trực tiếp cai quản, là một hành động phi pháp, trái hẳn với quy định của công pháp quốc tế. Thực tế đó cũng cho thấy, Hoàng Sa chưa bao giờ là của Trung Quốc; và nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử chưa bao giờ có ý định từ giã chủ quyền của mình đối với phần đất thiêng liêng này của Tổ quốc, dẫu cho đất nước đã trải qua bao bước thịnh suy, thăng trầm; bao nhiêu triều đại, chính quyền kế tiếp… trực tiếp cai quản Hoàng Sa và Trường Sa”.

HẢI CHÂU (lược thuật)

Theo infonet.vn

35 nhận xét:

  1. Các bạn có học lịch sử không ,các bạn có biết chính vì sự hèn nhát của VNCH mà HOÀNG SA rơi vào tay trung quốc không.khi bọn trung quốc sang xâm lược thì bọn VNCH đi đâu hết cả rồi hay bận hà hiếp dân chúng ,cướp bóc của dân .nghe mấy tờ baó lá cải này viết mà ức chế quá.

    Trả lờiXóa
  2. Chính quyền VNCH lấy tư cách gì khi nó là một thực thể tay sai của đế quốc mỹ thành lập nên sau 1954 nhằm chia cắt Việt Nam lâu dài, và chính quyền bù nhìn này đã đàn áp nhân dân như thế nào? thực tế chính quyền bù nhìn VNCH đã bị nhân dân đánh đổ và hiện tại bấy từ trước đấy cho đến bây giờ và mai sau chỉ có Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới có đủ tư cách hợp pháp đòi lại chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.

    Trả lờiXóa
  3. Theo ý kiến chủ quan mình thì VNCH không nên có tiếng nói trong vấn đề này, còn nhớ hồi ấy chúng còn khỏa mạnh, quân binh hải không mạnh ở vùng DNA. Lúc các chiến sỹ của chúng chết sao chúng không có ý định đánh lại, hay đó là cuộc diễn tập mà thôi. Nên nhớ lúc đó, ai là kẻ thù của dân tộc, hãy đặt vào 2 vị trí khác nhau rồi nói. Hậu thế họ có hiểu không, Tốt nhất im cái miệng đi nhé. những vấn đề này thì thôi đi.

    Trả lờiXóa
  4. Theo ý kiến chủ quan mình thì VNCH không nên có tiếng nói trong vấn đề này, còn nhớ hồi ấy chúng còn khỏa mạnh, quân binh hải không mạnh ở vùng DNA. Lúc các chiến sỹ của chúng chết sao chúng không có ý định đánh lại, hay đó là cuộc diễn tập mà thôi. Nên nhớ lúc đó, ai là kẻ thù của dân tộc, hãy đặt vào 2 vị trí khác nhau rồi nói. Hậu thế họ có hiểu không, Tốt nhất im cái miệng đi nhé. những vấn đề này thì thôi đi.

    Trả lờiXóa
  5. Chiến tranh đã qua đi, vẫn còn đó hàng triệu người con ưu tú của dân tộc thuộc các lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Dân quân, Du kích và nhất là lực lượng Thanh niên xung phong đã chịu quá nhiều mất mát, đau thương trong chiến tranh. Là những chiến sỹ Cách mạng, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, họ không hề đòi hỏi bất cứ điều gì, nhưng họ sẽ nghĩ sao khi những kẻ cam tâm theo giặc gây ra chiến tranh, chống lại dân tộc, nay lại được “Vinh danh”? Những hy sinh của các chiến sỹ CM cho cuộc kháng chiến, giành độc lập, thống nhất non sông liệu có còn ý nghĩa hay vô nghĩa khi những người con ưu tú, người anh hùng thật sự có khi còn bị bị lãng quên, kẻ gây ra tội ác với dân tộc lại được “Vinh danh”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những chiến sĩ hy sinh tại đảo gạc ma đã bị lũ lưu manh đỏ kéo đến quấy phá khi người dân họ làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ này hy sinh cũng tại thằng bán nước Lê Đức Anh tự Anh chột không lý nào côn an mạng và lưu manh đỏ như các bạn không biết?hoặc và chắc tại lúc đó các bạn vẫn còn nằm đâu đâu chưa chui vào bụng mẹ,Hoàng Sa chỉ có VNCH đòi lại được là đúng vì sao vì thời kỳ đó là thời VNCH lúc đó miền nam chưa bị lũ giặc cờ đỏ xâm lăng,tôi nghĩ các bạn không được học lịch sử VN qua các thời kỳ mà chỉ họ lịch sử lúc giặc Hán mà thôi

      Xóa
  6. Sẽ là cực kỳ nguy hiểm nếu sự “Vinh danh” đó trở thành hiện thực sẽ dần dẫn tới thừa nhận sự hợp pháp của chế độ “Tiếm danh”, “Tiếm quyền” bất hợp pháp VNCH, một chế độ tay sai Đế quốc. Đó chính là âm mưu thâm độc của “Diễn biến hòa bình”, biến cuộc chiến tranh chính nghĩa giải phóng dân tộc khỏi ách xâm lăng của ngoại bang, nay trở thành “Nội chiến”, “Miền Bắc xâm lược miền Nam” Đó là cái cớ cho những kẻ CCCĐ và những tên cơ hội chính trị, đòi xét lại lịch sử. Họ gọi kháng chiến chống Mỹ là “Nội chiến” nghĩa là họ muốn nâng tầm VNDCCH ngang với VNCH, âm mưu đánh đồng phải trái, đánh bùn sang ao. Nếu là “Nội chiến” theo cái lý của họ thì NVQG là dân Cờ Vàng(VNCH) sẽ chùi được cái “Nhãn” tay sai bán nước đã được in trên trán, sẵn tiện họ xóa luôn được cái tội phản quốc mà lịch sử đã từng phán xét và người Pháp cùng người Mỹ cũng xóa luôn được cái “Án” xâm lược VN. Cho nên đến giờ phút này họ vẫn hoang tưởng đòi “vinh danh” những kẻ ôm chân ngoại bang, chống lại dân tộc thật là lố bịch, khôi hài

    Trả lờiXóa
  7. Chính VNCH mới để mặc Hoàng Sa rơi vào tay Trung quốc từ năm 1974, chứ không phải giờ đây những kẻ còn ảo vọng về một chế độ tay sai ngồi đây ôn lại những mốc lịch sử đâu đâu rồi cảm thấy tự hào và cho mình tư cách đòi lại Hoàng Sa, quay lại lịch sư để biết được VNCH bán nước như thế nào, 1974, quân lực VNCH được mỹ đầu tư, tài trợ bấy giờ là thuộc tốp thế giới kể cả không quân lẫn hải quân Trung quốc không thể so được, nhưng không hề có một lệnh tác chiến được ban ra, vì Mỹ đã tác động đến chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cho nên VNCH thà mất Hoàng Sa chứ không thể mất đồng minh như Mỹ, do vậy, chính VNCH là những kẻ bán nước, tay sai cho giặc mà thôi.

    Trả lờiXóa
  8. nếu như việt nam cộng hòa là người đã trao trường sa cho bọn thì chúng đã không ngần ngại gì để bán hoàng sa cho những kẻ trả giá đắt và đổi cho chúng những gì gọi là đất của ông cha . và giờ đây chúng còn lấy bộ mặt của chúng để đòi lại hòag sa sao . so với một tư cách rụt đâu rụt cổ của chúng thì điều đấy là không bao giờ . và chỉ với những con người yêu nước thật sự mới cùng nhau đoàn kết chống lại những kẻ muốn tới xâm phạm độc lập chủ quyền của nước việt nam

    Trả lờiXóa
  9. Còn không biết nhục nhã sao mà còn nói được. VNCH - Tay sai của Đế Quốc Mỹ tại Miền Nam. Bè lũ bán nước này đáng phải cho xử tử hết đi. Nghĩ đến cảnh hàng trăm, nghìn người dân yêu nước Việt Nam bị bọn tay sai bán nước VNCH giết hại mà lòng tôi cảm thấy bực tức. Chúng vì vinh hoa phú quý (gồm cả 74 sỹ tử kia) mà chúng sống nhục nhã làm tay sai của bọn Mỹ thời ấy. Giờ còn mặt mũi để nói thế này nữa sao !

    Trả lờiXóa
  10. "Chỉ có VNCH mới có đủ tư cách pháp lý để tố cáo, đòi lại Hoàng Sa trước quốc tế. VNCH khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, TQ từng im re!" - Ảo tưởng cái lồng gì thế thằng thiểu năng, lũ VNCH mà ngon lành như thế, thằng Tàu nó đã chẳng chiếm mất một đống đảo. Mẹ kiếp, cái lũ lúc nào cũng to mồm
    "quân sự đứng top thế giới" mà để mất cả đống đảo, giờ còn sủa nhặng lên, đéo biết nhục à.

    Trả lờiXóa
  11. Đúng rồi! VNCH khẳng định chủ quyền thì Trung Quốc im re thế rồi VNCH đã tặng Hoàng Sa cho Trung Quốc cùng với sinh mạng của 75 sinh mạng lính VNCH là con dân Việt Nam. Thế nên VNCH cần có trách nhiệm với mất mát này. Nhưng khổ nối VNCH đang ở đâu để có thể yêu cầu Trung Quốc có hành động, cư xử cho hợp lý, không xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam. Hãy thử làm cho Tổ Quốc xem.

    Trả lờiXóa
  12. Mình thấy chuyện này tác giả nói thật là vớ vẩn và có sự ngu dốt..sao mà vnch chả có gì ở cái chủ quyền đấy cả vì sao vì việt nam công hào chỉ là tai sai, bộ mãy cai trị bù nhìn cho đế quốc mỹ thời kì đó, chẳng qua lúc đó mỹ sắp bị việt nam đánh bại nên không quan tâm đền hoàng sa, trường sa gì nữa nên trung quốc mới có cơ hội 2 bên đang giao tranh để chiếm mất hoàng sa chứ nếu mà lúc đó đảng ta mà đã thống nhất làm chủ đất nước thì đã khác...thật đáng tiếc là những chiến sĩ vnch đó chỉ như là kẻ bù nhìn có lực lượng mà không thể đánh bại trung quốc dẫu họ yếu hơn

    Trả lờiXóa
  13. Tóm lại đừng có đưa cái chuyện này ra mà bàn tán lắm nữa theo mình trong vấn đề này mình phải xét vào hoàn cảnh lịch sử là tốt nhất. Chứ tuyệt đối không nên nhìn một cách phiến diện và Bài viết này đang mang đậm bản chất về những ngôn từ như thế. Tôi không thể chấp nhận, lúc đó VNCH là kẻ phản nước, chúng giữ đảo. Trung quốc là kẻ thù. Việc chiến giữa ra 2 bên thì mặc kệ. Chứ vấn đề này nhạy cảm mình công nhận thì công nhận hết những tên lính vnch đi. đấy cốt lõi chúng là đấy

    Trả lờiXóa
  14. Nếu nói, chỉ có VNCH mới có đủ sự nhục nhã đê hèn để bán Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc thì có lẽ là độc giả sẽ đồng tình hơn đó. Đừng tự dát vàng lên mặt mình nữa. Dám làm mà không dám nhận thì có gì đáng để khoe khoang ở đây chứ?
    VNCH cử 4 tàu ra đánh 4 tàu Trung Quốc, 4 tàu VNCH này vượt trội cả về hoả lực và mức độ tiên tiến. Trong đó có tàu bắn bằng pháo điều khiển qua radar-máy tính. 4 tầu đó chia làm 2 đội. Quân ta (VNCH) dồn sức vào diệt một tàu quân ta (VNCH, HQ-16). Trung Quốc dồn sức diệt một tàu quân ta (VNCH, HQ-10 chìm), HQ-4/5 tê liệt hoả lực. Ta (VNCH) và địch (Trung Quốc loại khỏi vòng chiến 3 trong số 4 tàu của ta (VNCH), thì hỏi làm sao không thua? HQ-4 và HQ-5 co cẳng định chạy sang Philipines không dám về nhà, cho đến khi thấy yên yên mới dám quay đầu lộn về Tây Bắc.
    Sau đó về “tự sướng” bằng nhưng tin thức như quân Tầu dùng tầu ngầm bắn tên lửa, báo cáo về đạn tự hành diệt hạm: Nhật Tảo trúng đạn tự hành diệt hạm; không quân lớn thứ 3 thế giới của VNCH thúc thủ vì khựa bay được ra ném bom. Với số lượng các tàu nổi khá ngang nhau, tàu ngầm khựa tệ hại, thì yếu tố quyết định trận đánh chóng vánh là HQ-16 bị đồng đội loại khỏi vòng chiến. HQ-4 và HQ-5 không tấn công địch mà bắn đồng đội, loại khỏi vòng chiến 3 trong số 4 tàu.

    Trả lờiXóa
  15. Nếu bảo Việt Nam cộng hòa, dâng Đảo cho Trung Quốc thì đúng và hay hơn các chế nhé. VNCH lúc đó là những kẻ xấu xa, vong ơn bán rẽ quyền và lợi ích dân tộc, xem nhẹ biển đảo để không chú trọng và rồi đánh mất đảo. Mất trong tay những kẻ xấu xa. Chúng ta không thể quy tiên và gọi họ là liệt sỹ. Nhận giặc làm cha đấy anh em ạ. Nên thôi, 2 khái niệm khác nhau và cũng đừng bao giờ để những bài viết này, nó nực cười lắm hahaha

    Trả lờiXóa
  16. Chiến tranh đã qua đi, vẫn còn đó hàng triệu người con ưu tú của dân tộc thuộc các lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Dân quân, Du kích và nhất là lực lượng Thanh niên xung phong đã chịu quá nhiều mất mát, đau thương trong chiến tranh. Là những chiến sỹ Cách mạng, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, họ không hề đòi hỏi bất cứ điều gì, nhưng họ sẽ nghĩ sao khi những kẻ cam tâm theo giặc gây ra chiến tranh, chống lại dân tộc, nay lại được “Vinh danh”? Những hy sinh của các chiến sỹ CM cho cuộc kháng chiến, giành độc lập, thống nhất non sông liệu có còn ý nghĩa hay vô nghĩa khi những người con ưu tú, người anh hùng thật sự có khi còn bị bị lãng quên, kẻ gây ra tội ác với dân tộc lại được “Vinh danh”.

    Trả lờiXóa
  17. việc ghi nhận, cầu siêu vẫn nên làm, làm để quá khứ được ngủ yên, chứ không thể bới lại quá khứ để lại “Bới lông tìm vết” cố tìm những gì mà người Tử sỹ VNCH không có nay bỗng dưng lại làm cho họ có. Như thế sẽ làm lẫn lộn giá trị, đánh đồng bản chất, vàng thau lẫn lộn, như vậy thì sẽ phản tác dụng. Hòa giải, hòa hợp là hết sức cần thiết, nhưng cần có thời gian và phải xuất phát từ cả 2 phía, trên cơ sở tôn trọng sự thật, đánh giá lịch sử một cách khách quan, công bằng.

    Trả lờiXóa
  18. Hoàng Sa mất tất cả vì Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam cộng Hòa đã bán Hoàng Sa cho Trung Quốc bán đi lãnh thổ chủ quyền Việt Nam cho Trung Quốc để ngày này những thế hệ sau phải dốc hết sức đòi lại thế mà Việt Nam Cộng Hòa lại còn dám xuyên tạc theo tôi chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà Nước Việt Nam mới có để bằng chứng pháp lý và lịch sử để đòi lại Hoàng Sa.

    Trả lờiXóa
  19. Hòa hợp, hòa giải dân tộc là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, là việc nên làm nhưng, hòa hợp, hòa giải không có nghĩa là đi ngược lại lịch sử. Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến một trong những giai đoạn đẫm máu nhất dưới sự cai trị của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Những người lính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã nhẫn tâm cầm súng bắn thẳng vào đồng bào mình chỉ vì lợi ích, tham vọng chính trị, trở thành tay sai cho những kẻ cướp nước. Chúng ta không thể vinh danh những kẻ đã bán rẻ Tổ quốc và nhân dân mình chỉ vì có làm như vậy mới có thể hòa hợp và hòa giải dân tộc.

    Trả lờiXóa
  20. khi Trung Quốc sử dụng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa năm 1974, lúc này quần đảo Hoàng Sa đang thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, dù có hỏa lực và không quân hơn hẳn quân đội của Trung Quốc nhưng chỉ trong một thời gian ngắn Trung Quốc đã đánh chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, VNCH gần như án binh bất động, chỉ điều một số tàu và 74 lính VNCH xung trận. Điều đó khiến việc VNCH nhanh chóng để mất Hoàng Sa là chuyện đương nhiên.

    Trả lờiXóa
  21. Lịch sử sau này sẽ ghi nhận những trang viết về những trận chiến chống xâm lăng của dân tộc trong đó có thời chống thực dân xâm lược Pháp, đế quốc Mỹ và quân xâm lược Trung quốc trong đó có thể sẽ có một vài trang nho nhỏ về cuộc hải chiến Hoàng sa năm 1974. Nhưng việc vinh danh hay đánh đồng cho những người người lính VNCH với quân đội NDVN, được thực hiện thì chẳng khác nào là sự nhục mạ những người lính đã nằm lại ở Gạc Ma đến nay chưa tìm thấy xác, làm tổn thương những cựu tù từng bị giam dưới thời chế độ VNCH đến nay vẫn còn sống và làm tổn thương những bà mẹ có con em hi sinh trong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà đến nay nhiều gia đình vẫn chưa đón được hài cốt của con họ về với quê hương. Hành động đó còn làm tổn thương hàng ngàn cựu binh, thanh niên xung phong trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, chống xâm lược ở biên giới phía Bắc, Tây Nam mà đến nay hàng nghìn người còn sống.

    Trả lờiXóa
  22. Xét về tình về lý thì những người nào ngã xuống cho đất nước Tổ quốc thì đều được tôn vinh một cách xứng đáng. Nhưng ngược lại với những người đã thiệt mạng vì mưu đồ và lợi ích của quan thầy thì không bao giờ được xem xét chứ chưa nói đến chuyện tưởng nhớ hay ghi danh. Đó là cái chết vô ích, và những người lính đó là nạn nhân. Hãy xem mục tiêu lý tưởng của những con người cầm súng đó thì biết tại sao.

    Trả lờiXóa
  23. Cũng chừng ấy năm, các nhà “sử gia” VNCH không ngừng tìm cách đổ lỗi cho người khác. Người thì đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã bắt tay Trung Cộng và bỏ rơi VNCH; kẻ khác thì đổ lỗi cho Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã ký “công hàm bán nước”, dâng Hoàng Sa cho Trung Cộng; kẻ khác nữa thì cho rằng VNCH yếu về hỏa lực v.v… Họ dứt khoát không chịu thừa nhận một sự thật là Hoàng Sa bị mất chính là lỗi của những sĩ quan VNCH bất tài, hèn nhát, chưa đánh đã hoảng loạn, tháo chạy. Điều này không khác mấy so với việc tháo chạy khỏi Tây Nguyên; khỏi Huế, Đà Nẵng và cuối cùng là tháo chạy khỏi Sài Gòn.

    Trả lờiXóa
  24. Thế là "bỏ mẹ" gia tài của mẹ rồi. Bởi vì "cứt trâu để lâu hóa bùn", để chúng nó cắm dùi lâu ngày, xây dựng hạ tầng cơ sở ,như Vi-Xi ngày xưa ở miền Nam, rồi thì ông Trời cũng không nhận đơn khiếu nại.

    Khi nào mới dựng lại Việt Nam Cộng Hào được mà đòi lại ?!? Ở hải ngoại cũng chỉ là bùn tạp nham, chưa ngồi lại với nhau đã mau rã vì chụp mũ rồi chửi nhau. Chưa làm tuồng mà đã đòi thành kép độc bắt người khác phải tôn trọng mới lê gót vào. Như vậy đuổi Vi-Xi chưa xong lấy gì đòi lại đất ? Mà nhẽ nào khiến Vi-Xi đang ăn cỗ béo lại bỏ chiếu chạy lấy người.

    Viết mấy bài vớ vẩn. Có cơ sở mới đòi được chứ. Ngày trước vua Quang-Trung chỉ có thể chuẩn bị để đòi đất sau chiến thắng đó thôi. Nhưng người dân cũng thiệt nặng về nhân mạng và tài sản để thắng kẻ thù. Bây giờ các anh hùng bàn phím đào đâu ra thực lực.

    Chắc phải theo Nguyễn Trãi mà than "nhân tài như lá trên cây lúc mùa thu" nhể.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết bạn nặc danh này nghe qua cái vụ nhà báo Lê Diễn Đức bị bọn RFI nó đơn phương cắt hợp đồng chưa nhỉ. Công lao mấy chục năm tiếp sức cho cái công cuộc chống cộng của bọn này, không bằng một lời nói "đúng sự thật" cái thực trạng của lũ chống cộng hải ngoại của chúng nó là "chẳng qua là bày trò 'phục quốc' ra để lấy tiền của những Việt Kiều cả tin" thôi

      Xóa
  25. "Chỉ có VNCH mới có đủ tư cách pháp lý để tố cáo, đòi lại Hoàng Sa trước quốc tế. VNCH khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, TQ từng im re!" - Ảo tưởng cái lồng gì thế thằng thiểu năng, lũ VNCH mà ngon lành như thế, thằng Tàu nó đã chẳng chiếm mất một đống đảo. Mẹ kiếp, cái lũ lúc nào cũng to mồm
    "quân sự đứng top thế giới" mà để mất cả đống đảo, giờ còn sủa nhặng lên, đéo biết nhục à.

    Trả lờiXóa
  26. Ờ, sao mà "năm 1974, chính quyền Việt Nam Cộng hòa từng suýt đưa được Trung Quốc ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vì cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa." rồi cuối cùng lại đéo đưa nữa đi hả thằng ngu, chắc bố Mỹ lại bắt câm họng như cái thời để cho bọn nó chiếm đảo chứ gì??? Cái kiếp làm tay sai nó khổ thế đấy

    Trả lờiXóa
  27. Kinh, chém kinh thế mày, sao cái lúc nó đến nó chiếm đảo, mấy bố không hùng hổ như thế này cho đất nước nhờ. Chính vì cái lũ ăn hại, vô dụng và sợ chết chúng mày mà cả đống đảo đến nay Việt Nam vẫn chưa thế nào đòi được. Nếu còn chút sĩ diện thì nên câm mồm lại đi, đừng tỏ vẻ ta đây nữa.

    Trả lờiXóa
  28. "Trung Quốc từng im re trước khẳng định chủ quyền của Đệ nhất VNCH" và xin nói luôn là "Cái chính Quyền đệ nhất (cứt đái) VNCH" này cũng đã im re khi thằng Trung Quốc nó mang quân qua chiếm cả đống đảo năm 1974"...và hay hơn là gần như chúng nó chẳng cần tốn quá nhiều đạn cho lần chiếm đóng này. Hoan hô VNCH, hoan hô tinh thần ăn hại

    Trả lờiXóa
  29. Một lũ sống nhờ cường quốc Hoa Kỳ thời đó, chỉ biết luôn luôn vênh mặt "ta đây quân sự đứng hàng top thế giới nhé" bị hải quân của Trung Quốc (chẳng có tiếng tăm mẹ gì) nó đến nó đánh, vậy mà vừa thấy nó thôi, các anh hùng của VNCH đã tự bắn vào nhau rồi chạy té đái rồi, vậy mà giờ sủa cứ như thật.

    Trả lờiXóa
  30. Đậu mẹ, lại còn hoang tưởng đến mức ghi nguồn infonet.vn mới vãi thằng XuanVN =))), nói chung tóm lược lại bài viết là bao nhiêu cái đệ.... VNCH đều "khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa", nhưng cuối cùng Trung Quốc nó chiếm gần hết đảo, nếu bố Mỹ bảo im, thì chúng mày cũng câm họng. Cái phận tay sai thì đừng lắm mồm về chủ quyền đất nước, làm tay sai, chủ quyền đất nước, quyền định đoạt vận mệnh quốc gia..vốn nó đã là của "mẫu quốc" rồi, chúng mày chỉ là lũ chó được nuôi để làm vài việc lặt vặt thôi.

    Trả lờiXóa
  31. thôi đừng nói chuyện xưa với cái chính thể VNCH bị cả dân tộc Việt Nam ghét bỏ ấy nữa. thực ra mà nói, Trung Quốc trước năm 1975 không phải là sợ VNCH mà là sợ Mỹ đứng sau thì đúng hơn. chúng ta đều biết rằng trong hơn 20 năm chiến tranh từ 1954-1975, bọn VNCH luôn có nước Mỹ hùng mạnh đứng sau lưng bảo trợ, viện trợ tiền tài, trang thiết bị, vũ khí, lực lượng... nếu khi ấy Trung Quốc mà manh động thì ắt hẳn sẽ bị Mỹ cho 1 trận nhớ đời. nếu thực sự VNCH mạnh như vậy thì khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, Mỹ không còn trợ giúp nữa thì với vũ khí hiện đại hơn nhiều lần thì lính VNCH lại không thể giữ nổi Hoàng Sa. giờ Hoàng Sa đã bị Trung Quốc xâm chiếm rồi, đó là một tội rất lớn của bọn VNCH, thế mà giờ còn ở đâyt to mồm khoác lác.

    Trả lờiXóa
  32. Qua bài báo trên có lẽ chúng ta nên viết một bài diễn văn ca ngời về sự "hèn nhát" của quân đội Việt Nam Cộng hòa ,phận làm tay sai cho Mỹ ấy vậy mà vẫn tự ca ngợi mình là những vị anh hùng bảo vệ tổ quốc .Thật nhố nhăng làm sao!
    May thay cho đất nước ta là không còn bóng dáng quân đội VNCH chứ không nước ta bây giờ đã là miếng mồi béo bở cho các cường quốc như Mỹ và TQ chia ba xẻ bảy rồi!

    Trả lờiXóa
  33. Chính VNCH mới để mặc Hoàng Sa rơi vào tay Trung quốc từ năm 1974, chứ không phải giờ đây những kẻ còn vọng tưởng về chế độ tay sai cho mỹ ngồi đây ôn lại những mốc lịch sử đâu đâu rồi cảm thấy tự hào và tự cho mình tư cách đòi lại Hoàng Sa. năm 1974, quân lực VNCH được mỹ đầu tư, tài trợ bấy giờ là thuộc top đầu thế giới về cả không quân lẫn hải quân mà Trung quốc không thể so được, nhưng không hề có một lệnh tác chiến được ban ra, vì Mỹ đã tác động lên chính quyền VNCH, mà với vnch thì thà mất Hoàng Sa chứ không thể mất đồng minh như Mỹ, do vậy, chính VNCH là những kẻ bán nước, tay sai cho giặc mà thôi.

    Trả lờiXóa