Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Dự án do Tàu khựa cho vay vốn có thể phải tạm dừng.

 Tại lễ khởi công dự án đường sắt trên cao từ Hà đông đi Cát Linh, Thăng bộ trưởng cho báo chí hay rằng : số vốn 420 triệu USD trên tổng vốn cho dự án là hơn 500 triệu USD được bạn Tàu cho vay theo dạng đầu tư, phía Việt nam góp phần nhỏ chỉ nằm ở một số hạng mục như nhân công, hạ tầng, ít bê tông...



 Hiện dự án đã được triển khai rải rác nhiều điểm làm mố cọc, chân trụ và vẫn đang tiếp tục làm lẻ tẻ từng đoạn. Tuy nhiên, theo thông tin mà các phóng viên lề dân có được thì còn nhiều khả năng mà dự án này có thể bị bỏ mọc rêu vô thời hạn. Tiền đền bù giải phóng mặt bằng cũng chưa chi tar cho nhiều hộ dân bọ lấy đất để cho đường chạy qua, ban quản lý và các nhà thầu đang có nhiều vấn đề khúc mắc cũng nhưu ở các dự án vốn ODA như PCI, PMU 18. Chuyện hoa hồng không sòng phẳng và nhiều khuất tất, ăn chia không đều sẽ bị từ nội bộ tung ra trong thời gian tới nếu tiền vẫn chậm giải ngân.
 Đặc biệt, tình hình chiến sự trên biển Đông có thể xảy ra trong ngay đêm nay sẽ khiến toàn bộ các dự án Tàu đầu tư tại Việt nam phải dừng vô thời hạn, người Hoa sẽ lại rút ào ào về nước, buôn bán cũng đã bắt đầu dừng giao thương tại các cửa khẩu từ hôm qua.
 Trưa nay mùng 1 tháng 8, gần 900 tàu cá của Tàu vừa tràn xuống biển Đông của Việt nam, các lực lượng cảnh sát biển, hải quân đang báo động 24/24 - cuộc chiến trên Biển Đông chỉ dựa vào phép màu mới không xảy ra.
TÌNH HÌNH ĐANG RẤT KHẨN CẤP ĐỐI VỚI HÀ NỘI.




Đường sắt trên cao Hà Nội: San phẳng nhà dân nhiều năm chưa bồi thường

Bị san ủi nhà nhiều năm nay mà chưa nhận được tiền đền bù khiến cuộc sống của người dân trong vùng giải tỏa thêm phần khó khăn.
Mặc dù biết mảnh đất sẽ bị thu hồi trong nay mai, nhưng ngày nào người dân thôn Vân Nội, phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) cũng ra cánh đồng chăm bón cho thửa ruộng nhà mình. Nằm khá gần với trung tâm quận Hà Đông nhưng người dân ở đây chỉ sống nhờ vào nông nghiệp. Việc thu hồi đất cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông nhưng lại chậm đền bù khiến cuộc sống của người dân kham khổ.
Cặm cụi làm cỏ bón phân ở cánh đồng, nhắc đến dự án đường sắt trên cao, bà Hảo – một người dân ở thôn Vân Nội chỉ lắc đầu ngao ngán. Năm 2008 ngôi nhà của cô Hảo và hàng chục hộ gia đình xung quanh đã bị san ủi hoàn toàn để phục vụ cho dự án.
Đường sắt trên cao Hà Nội: San phẳng nhà dân nhiều năm chưa bồi thường
Không còn nhà, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, cô Hảo phải về nhà con trai sống nhờ. Ảnh LD
Không còn nhà ở, từ đó đến nay vợ chồng bà Hảo đành phải về nhà cậu con trai gần đó sinh sống. Ba thế hệ với bốn gia đình nhỏ trong nhà cô Hảo phải sinh sống trong một ngôi nhà chật chội. “Khi đưa máy đến san ủi, người ta bảo đất nhà tôi thuộc diện đất năm phần trăm. Nhưng gia đình tôi và nhiều hộ gia đình khác đã sinh sống ở đây được gần hai mươi năm nay. Dù là đất loại gì thì cũng phải có chính sách đền bù hỗ trợ chứ. Tại sao đã bốn năm trời giải tỏa mà chúng tôi không nhận được một quyết định nào về chế độ chính sách?” – bà Hảo đặt câu hỏi.
Mất nhà mà chẳng biết có được đền bù hay không, chồng bà Hảo – ông Kỳ lại ốm đau bệnh tật. Nhiều năm nay, mỗi tuần ba lần, ông Kỳ phải đến Bệnh viện Bạch Mai để chạy thận. Thu nhập chủ yếu trông chờ vào mấy sào ruộng, nên gia đình xoay sở chật vật.
Hay như trường hợp của một cụ bà đã ngoài 80 tuổi, về đây mua cho đứa cháu nội mảnh đất để sau này gây dựng gia đình. Nhưng không may phần đất cụ bà mua lại rơi đúng vào vùng giải tỏa phục vụ dự án đường sắt trên cao. Xót xa với số tiền đã tích cóp cả đời mới có được, thỉnh thoảng cụ bà này lại lọ mọ xuống thôn Vân Nội hỏi han chuyện đền bù giải tỏa…
Theo người dân ở đây phản ánh, đến thời điểm này phần đất thuộc khu ga depot đường sắt trên cao đã được đền bù, còn khu vẹc làm đường dẫn vào depot thì chưa triển khai. Số tiền đã đền bù mỗi sào đất trong khu depot là 97 triệu đồng. Đối với số diện tích đất trong khu vực đường dẫn vào depot, người dân phản ảnh sẽ được đền bù bằng đất dịch vụ, hoặc bằng tiền. Một số hộ dân tỏ ra không hài lòng vì cho rằng nếu đền bù với mức giá 97 triệu đồng mỗi sào như trước kia là quá thấp so với một số vùng lân cận.
“Nhiều tháng nay ngày nào cũng có người đến hỏi mua đất dịch vụ của người dân có đất bị thu hồi. Họ trả bảy triệu đồng mỗi m2. Người cần tiền thì bán luôn, người có nhu cầu nhà ở thì từ chối. Nhiều trường hợp họ mua với giá ấy, vài ngày sau lại bán sang tay với giá chín triệu đồng mỗi m2. Người bán đất tiếc lắm nhưng cũng chẳng làm gì được” – bà Huệ, người dân sống trong vùng cho biết.
Đường sắt trên cao Hà Nội: San phẳng nhà dân nhiều năm chưa bồi thường
Khu đất ruộng và đất ở của người dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường sắt cao tốc Cát Linh - Hà Đông. Ảnh LD
Ông Trần Văn Lục, Giám đốc BQL dự án đường sắt – đại diện Chủ đầu tư dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông cho rằng, một số hộ dân có đất ruộng giải tỏa yêu cầu phải đào tạo nghề cho họ sau khi thu hồi đất ruộng.
Cũng theo ông Lục, đến tháng 1/2012 chủ đầu tư dự án đã tiếp nhận toàn bộ diện tích mặt bằng 23 ha khu ga depot và hiện đang triển khai giải phóng mặt bằng 6,8 ha đường dẫn. Khu đường dẫn này lẽ ra phải được hoàn thành trong tháng 6/2012, nhưng đã bị chậm tiến độ. Phía chủ đầu tư kiến nghị UBND quận Hà Đông sớm hoàn thiện khâu giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2012 để đảm bảo tiến độ công trình. Mặt khác các đơn vị cũng cần chuẩn bị đủ quỹ nhà tái định cư để có thể thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi và kịp tiến độ đề ra.
Chủ đầu tư mong muốn nhận được mặt bằng theo đúng tiến độ, còn người dân mong mỏi sớm nhận được những chính sách đền bù thỏa đáng. Tiến độ dự án phụ thuộc phần lớn vào khâu giải phóng mặt bằng. Vì vậy UBND các quận nơi tuyến đường sắt trên cao đi qua cần rốt ráo vào cuộc hơn nữa để hoàn thành theo đúng tiến độ, có như vậy tuyến đường sắt trên cao đầu tiên ở thủ đô mới mong hoàn thiện và đưa vào sử dụng năm 2015.
NGUYỄN DŨNG -  Net

8 nhận xét:

  1. Người dân cứ chờ, chờ cho đến ngày bắt được Nguyễn Tấn Dũng và đồng bọn cướp dem xử tội ác đối với dân.

    Trả lờiXóa
  2. NÓNG NỮA! 17h – Một nguồn tin chưa được kiểm chứng vừa từ cửa khẩu Tân Thanh về cho hay cả hai bên TQ và VN đều ngưng xuất nhập hàng hóa qua lại. BS liền xác minh qua báo giới, được biết chuyện này xảy ra mấy bữa nay rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Ngoài các hành động gây hấn trên Biển Đông, nhà cầm quyền Trung Quốc, mới đây, còn đơn phương thực hiện nhiều hoạt động mang tính chất “thù địch” đối với Việt Nam, đi ngược lại tinh thần 16 chữ vàng và phương châm 4 tốt mà lãnh đạo Việt Nam đang rất trung thành.

    Vừa qua, nhà đương cục Trung Quốc bổ sung công dân Việt Nam vào danh sách công dân nước “thù địch” đối với Trung Quốc, tiềm tàng khả năng nguy hại đến an ninh của họ mà cơ quan chức trách cần quan tâm đặc biệt. Ngay lập tức, Cục Du lịch Tây Tạng đã cấm công dân Việt Nam đến Tây Tạng với mọi mục đích. Tin tức cho biết thêm, việc phỏng vấn xin visa vào Trung Quốc tại sứ quán của họ ở Hà Nội đã trở nên khắt khe, với nhiều câu hỏi liên quan đến an ninh, quan hệ.

    Cũng tin tức từ nhiều nguồn khác nhau cho hay việc đi lại của cư dân địa phương hai bên đường biên theo sổ thông hành đi trong ngày đột ngột bị phía Trung Quốc kiểm tra rất ngặt. Tại các cặp cửa khẩu đầu mối với Trung Quốc như Tân Thanh (Lạng Sơn), Tà Lùng, Sóc Giàng (Cao Bằng), Lào Cai, Ma Lùng Thàng (Lai Châu) việc đi lại rất khó khăn bởi phía Trung Quốc tăng cường biên phòng kiểm tra. Bà con đi chợ cửa khẩu cho biết, phía Trung Quốc đã tăng thêm quân số đóng dọc biên. Hoạt động biên mậu bớt nhộn nhịp hẳn. Thủ tục xuất nhập khẩu thực hiện rất chậm, luồng hàng hóa quá cảnh hai chiều đều bị chậm lại.

    Cánh chạy xe Cửa Đông, Phùng Hưng (Hà Nội) chuyên đưa khách Hà Nội đi chợ Tân Thanh kêu mấy ngày hôm nay “đói thối mồm” vì ít khách. Gặp một chủ hàng đang điều phối từ xa cho biết: tưởng chỉ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) khó khăn, định lùa hàng qua làm thủ tục tại Phục Hòa (Cao Bằng) cho nhanh, ai ngờ bên Phục Hòa, Pò Peo (Trùng Khánh – Cao Bằng) còn khó khăn hơn
    caunhattan blog

    Trả lờiXóa
  4. Không sao đâu, các bác cứ lo. Đã có Đảng và Nhà nước lo rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không sao đâu các bác đừng "no". Đã có đảng và nhà nước "no" rồi.

      Xóa
  5. Đã 37 năm kể từ 30/4/1975 Giang sơn chưa thu về một mối! Sứ mệnh lịch sử này Tổ Quốc sẽ giao vào tay ai đây?

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để chiến đấu với giặc Tàu thôi, ngàn năm nay chúng ta luôn là kẻ yếu thế trước giặc Tàu nhưng chưa bao giờ đánh thua giặc Tàu, đòan kết lại VN ơi.

    Trả lờiXóa
  7. Còn chế độ triều Nguyễn (3 ông Nguyễn) như hiện nay thì không thể có chiến tranh Trung- Việt.Có chăng là việc "cõng rắn cắn gà nhà" như các vị tiền bối triều Nguyễn xa xưa thôi.Các bác cứ yên tâm. Các vị quan không dám hy sinh ô tô, nhà lầu, Đôla... đâu. Họ sướng quen rồi, nên không thể hy sinh để đánh Tàu.Mọi việc đã có "đảng ta" lo.

    Trả lờiXóa