GÓP Ý TIẾP VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI
Kính gửi Quốc hội
Kính gửi Quốc hội
Đồng kính gửi: - Chủ tịch nước
- Thủ tướng Chính phủ
- Thủ tướng Chính phủ
Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 5 vừa qua đã quyết định tiếp tục tiếp nhận ý kiến nhân dân để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay.
Chúng tôi, những người soạn thảo và ký kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp (thường được gọi tắt là Kiến nghị 72 vì mang chữ ký trực tiếp của 72 người) đã có bản phản đối dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013), nay cùng một số người khác có ý kiến tiếp như sau:
1- Quốc hội chỉ quy định sẽ xem xét, thông qua Dự thảo Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 mà không nói có tổ chức trưng cầu ý dân hay không. Ai cũng nói Hiến pháp phải là của nhân dân, do toàn dân quyết định. Như mọi người đều biết, với cách tổ chức bầu cử và cơ cấu nhân sự như hiện nay, Quốc hội về thực chất chưa thật sự là đại biểu của nhân dân. Việc sửa đổi Hiến pháp lần này đang có những ý kiến khác nhau về những điều cơ bản của thể chế chính trị (đã được nêu trong nhiều văn bản như Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố của các công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước đã được loan tải trên các phương tiện truyền thông). Vì vậy, nhất thiết phải tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi. Dư luận hoan nghênh những đại biểu Quốc hội, những thành viên Chính phủ và một số tổ chức khi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp đã xác định Quốc hội là cơ quan lập pháp, quyền lập hiến thuộc về nhân dân và Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân.
Trưng cầu ý dân là việc không đơn giản, lần đầu tiên được tiến hành ở nước ta, nên trong văn bản gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013, chúng tôi đã kiến nghị Quốc hội quyết định sớm để có thời gian chuẩn bị, quan trọng nhất là tổ chức thảo luận một cách bình đẳng, công khai, thẳng thắn về các quan điểm khác nhau, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân suy nghĩ, lựa chọn trong cuộc trưng cầu ý dân. Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ có thể áp dụng điều 86 và khoản 14 điều 84 của Hiến pháp hiện hành để tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường nhằm quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi.
Sửa đổi Hiến pháp theo tinh thần tạo lập thể chế chính trị dân chủ là công việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Vì thế không nên hạn chế thời gian; nếu làm vội để thông qua một hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị, bỏ qua những đòi hỏi chính đáng của nhân dân đang muốn có một hiến pháp thật sự dân chủ, thì sẽ nguy hại cho đất nước và phải chịu trách nhiệm với dân tộc, với lịch sử.
2- Quyền sở hữu và sử dụng đất đai là một trong những điểm hệ trọng nhất và được nhân dân đặc biệt quan tâm khi bàn về sửa đổi Hiến pháp. Chúng tôi hoan nghênh Quốc hội đã đề ra chủ trương gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp và quyết định lùi thời gian xem xét thông qua Luật đất đai sửa đổi.
Thực tế cho thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản lý như quy định của Hiến pháp hiện hành cùng với những bất cập trong luật pháp về đất đai đã tạo kẽ hở cho các cấp chính quyền ở nhiều nơi thu hồi đất của dân một cách tùy tiện, tràn lan, đi liền với cưỡng chế thô bạo, gây oan ức và bất bình lớn trong dân, dẫn tới rất nhiều vụ khiếu kiện và các hình thức đối phó của dân, làm bất ổn nhiều mặt trong đời sống cùng với nhiều tổn thất không chỉ về kinh tế mà cả về xã hội và chính trị.
Kiến nghị 72 đã nêu một yêu cầu quan trọng trong việc sửa Hiến pháp là chuyển từ chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai sang chế độ đa sở hữu về đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân. Do đất đai ở nước ta trải qua nhiều lần xáo trộn nên việc xác lập sở hữu tư nhân về đất đai phải nghiên cứu, chuẩn bị và có quá trình thực hiện đối với từng loại đất, trước hết là đất ở và đất nông nghiệp. Những loại đất đã công nhận thuộc sở hữu tư nhân được sử dụng và định đoạt theo quyền tài sản; trong trường hợp cần đất để phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng thì Nhà nước không thể thu hồi đất mà chỉ được phép sử dụng quyền trưng mua được quy định chặt chẽ, bảo đảm lợi ích của người có đất bị trưng mua và ngăn chặn mọi sự lạm dụng, tùy tiện.
Hiến pháp và Luật đất đai được sửa đổi theo tinh thần đó sẽ khuyến khích và thúc đẩy việc đầu tư và sử dụng đất đai có hiệu quả, mở đường cho quá trình tích tụ ruộng đất dưới nhiều hình thức để phát triển lên trình độ cao nền nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Chúng tôi yêu cầu Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ thực hiện đúng quyền và trách nhiệm đã quy định trong Hiến pháp hiện hành để sớm quyết định việc tổ chức trưng cầu ý dân đối với Hiến pháp sửa đổi.
Chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ về hai vấn đề nêu trên trong việc tiếp tục góp ý sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai để Quốc hội cùng các nhà lãnh đạo đất nước thấy rõ yêu cầu và nguyện vọng của dân.
Chúng tôi, những người soạn thảo và ký kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp (thường được gọi tắt là Kiến nghị 72 vì mang chữ ký trực tiếp của 72 người) đã có bản phản đối dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013), nay cùng một số người khác có ý kiến tiếp như sau:
1- Quốc hội chỉ quy định sẽ xem xét, thông qua Dự thảo Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 mà không nói có tổ chức trưng cầu ý dân hay không. Ai cũng nói Hiến pháp phải là của nhân dân, do toàn dân quyết định. Như mọi người đều biết, với cách tổ chức bầu cử và cơ cấu nhân sự như hiện nay, Quốc hội về thực chất chưa thật sự là đại biểu của nhân dân. Việc sửa đổi Hiến pháp lần này đang có những ý kiến khác nhau về những điều cơ bản của thể chế chính trị (đã được nêu trong nhiều văn bản như Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố của các công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước đã được loan tải trên các phương tiện truyền thông). Vì vậy, nhất thiết phải tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi. Dư luận hoan nghênh những đại biểu Quốc hội, những thành viên Chính phủ và một số tổ chức khi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp đã xác định Quốc hội là cơ quan lập pháp, quyền lập hiến thuộc về nhân dân và Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân.
Trưng cầu ý dân là việc không đơn giản, lần đầu tiên được tiến hành ở nước ta, nên trong văn bản gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013, chúng tôi đã kiến nghị Quốc hội quyết định sớm để có thời gian chuẩn bị, quan trọng nhất là tổ chức thảo luận một cách bình đẳng, công khai, thẳng thắn về các quan điểm khác nhau, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân suy nghĩ, lựa chọn trong cuộc trưng cầu ý dân. Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ có thể áp dụng điều 86 và khoản 14 điều 84 của Hiến pháp hiện hành để tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường nhằm quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi.
Sửa đổi Hiến pháp theo tinh thần tạo lập thể chế chính trị dân chủ là công việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Vì thế không nên hạn chế thời gian; nếu làm vội để thông qua một hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị, bỏ qua những đòi hỏi chính đáng của nhân dân đang muốn có một hiến pháp thật sự dân chủ, thì sẽ nguy hại cho đất nước và phải chịu trách nhiệm với dân tộc, với lịch sử.
2- Quyền sở hữu và sử dụng đất đai là một trong những điểm hệ trọng nhất và được nhân dân đặc biệt quan tâm khi bàn về sửa đổi Hiến pháp. Chúng tôi hoan nghênh Quốc hội đã đề ra chủ trương gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp và quyết định lùi thời gian xem xét thông qua Luật đất đai sửa đổi.
Thực tế cho thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản lý như quy định của Hiến pháp hiện hành cùng với những bất cập trong luật pháp về đất đai đã tạo kẽ hở cho các cấp chính quyền ở nhiều nơi thu hồi đất của dân một cách tùy tiện, tràn lan, đi liền với cưỡng chế thô bạo, gây oan ức và bất bình lớn trong dân, dẫn tới rất nhiều vụ khiếu kiện và các hình thức đối phó của dân, làm bất ổn nhiều mặt trong đời sống cùng với nhiều tổn thất không chỉ về kinh tế mà cả về xã hội và chính trị.
Kiến nghị 72 đã nêu một yêu cầu quan trọng trong việc sửa Hiến pháp là chuyển từ chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai sang chế độ đa sở hữu về đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân. Do đất đai ở nước ta trải qua nhiều lần xáo trộn nên việc xác lập sở hữu tư nhân về đất đai phải nghiên cứu, chuẩn bị và có quá trình thực hiện đối với từng loại đất, trước hết là đất ở và đất nông nghiệp. Những loại đất đã công nhận thuộc sở hữu tư nhân được sử dụng và định đoạt theo quyền tài sản; trong trường hợp cần đất để phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng thì Nhà nước không thể thu hồi đất mà chỉ được phép sử dụng quyền trưng mua được quy định chặt chẽ, bảo đảm lợi ích của người có đất bị trưng mua và ngăn chặn mọi sự lạm dụng, tùy tiện.
Hiến pháp và Luật đất đai được sửa đổi theo tinh thần đó sẽ khuyến khích và thúc đẩy việc đầu tư và sử dụng đất đai có hiệu quả, mở đường cho quá trình tích tụ ruộng đất dưới nhiều hình thức để phát triển lên trình độ cao nền nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Chúng tôi yêu cầu Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ thực hiện đúng quyền và trách nhiệm đã quy định trong Hiến pháp hiện hành để sớm quyết định việc tổ chức trưng cầu ý dân đối với Hiến pháp sửa đổi.
Chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ về hai vấn đề nêu trên trong việc tiếp tục góp ý sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai để Quốc hội cùng các nhà lãnh đạo đất nước thấy rõ yêu cầu và nguyện vọng của dân.
Ngày 03- 07-2013
Danh sách những người ký tên
Nguồn: Bauxite Vietnam
Stt
|
Họ tên
|
Học vị hay chức vụ hay nghề nghiệp, nơi ở
|
1
|
Nguyễn Quang A
|
Nguyên viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
|
2
|
Bùi Tiến An
|
Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TPHCM, TP HCM
|
3
|
Lại Nguyên Ân
|
Nhà nghiên cứu phê bình văn học, Hà Nội
|
4
|
Huỳnh Kim Báu
|
Nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
|
5
|
Huỳnh Ngọc Chênh
|
Nhà báo, Sài Gòn
|
6
|
Nguyễn Huệ Chi
|
GS. nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
|
7
|
Đào Duy Chữ
|
TS., nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TP. HCM
|
8
|
Tống Văn Công
|
Nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
|
9
|
Nguyễn Xuân Diện
|
TS. Nhà nghiên cứu hán nôm, Hà Nội
|
10
|
Lê Đăng Doanh
|
Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
|
11
|
Hoàng Dũng
|
PGS. TS. Tp. HCM
|
12
|
Phạm Chí Dũng
|
Nhà báo tự do, Tp. HCM
|
13
|
Nguyễn Đình Đầu
|
Nhà nghiên cứu, Tp. HCM
|
14
|
Lê Hiếu Đằng
|
Nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
|
15
|
Phạm Văn Đỉnh
|
TSKH. Pháp
|
16
|
Trần Tiến Đức
|
Nguyên vụ trưởng Vụ Truyền thông UBDSKHHGĐ, Hà Nội
|
17
|
Lê Công Giàu
|
Nguyên phó Bí Thư thường trực Thành Đoàn TNCS Tp. HCM. Nguyên Phó TGĐ Tổng công ty Du lịch Tp. HCM
|
18
|
Nguyễn Ngọc Giao
|
GS., nhà báo, Paris, Pháp
|
19
|
Trần Hải Hạc
|
TS. Kinh tế, nguyên PGS Đại học Paris 13, Paris, Pháp
|
20
|
Chu Hảo
|
PGS. TS. Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
|
21
|
Nguyễn Gia Hảo
|
Nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
|
22
|
Võ Thị Hảo
|
Nhà văn, Hà Nội
|
23
|
Phạm Duy Hiển
|
GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
|
24
|
Hồ Hiếu
|
Cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
|
25
|
Võ văn Hiếu
|
Nguyên cán bộ Đài phát thanh giải phóng thuộc Ban Tuyên huấn TW cục MN
|
26
|
Nguyễn Xuân Hoa
|
Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế
|
27
|
Phaolô Nguyễn Thái Hợp
|
Giám mục Giáo phận Vinh
|
28
|
Nguyễn Thế Hùng
|
GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
|
29
|
Hà Thục Huy
|
PGS. TS. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Tp. HCM
|
30
|
Nguyễn thị Từ Huy
|
Tiến sĩ văn học, TP. HCM
|
31
|
Hoàng Hưng
|
Nhà thơ, nhà báo tự do, Tp. HCM
|
32
|
Phạm Khiêm Ích
|
Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, UBKHXHVN
|
33
|
Lê Xuân Khoa
|
GS. Nguyên Phó Viện Trưởng Ðại học Sài Gòn. Hoa Kỳ
|
34
|
Nguyễn Khuê
|
TP. HCM
|
35
|
Viễn Kính
|
Nhà báo, TP HCM
|
36
|
Tương Lai
|
Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
|
37
|
Dương Hồng Lam
|
Kỹ sư, hưu trí, TP. HCM
|
38
|
Phạm Chi Lan
|
Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
|
39
|
Cao Lập
|
Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
|
40
|
Hồ Uy Liêm
|
Nguyên Quyền Chủ tịch Liên Hiệp các Hội KHKT Việt Nam, Hà Nội
|
41
|
Lương văn Liệt
|
Nguyên cán bộ TNXP, nguyên cán bộ chi cục thuế, TP HCM
|
42
|
Trần Văn Long
|
Nguyên Tổng thư ký Ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP. HCM, TP. HCM
|
43
|
Nguyễn Đình Lộc
|
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội
|
44
|
Nguyễn Văn Ly
|
Nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM. Nguyên thư ký của bí thư thành ủy Tp. HCM, Mai chí Thọ
|
45
|
Nguyễn Khắc Mai
|
Nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
|
46
|
Huỳnh Tấn Mẫm
|
Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
|
47
|
André Menras, Hồ Cương Quyết
|
Cựu tù chính trị, Chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Sư phạm Pháp – Việt (ADEP), Pháp
|
48
|
GB Huỳnh Công Minh
|
Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
|
49
|
Ngô Minh
|
Nhà thơ, Huế
|
50
|
Phạm Gia Minh
|
TS. Hà Nội
|
51
|
Trần Tố Nga
|
Cựu tù chính trị trước 1975, Paris, Pháp
|
52
|
Kha Lương Ngãi
|
Nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
|
53
|
Nguyên Ngọc
|
Nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An.
|
54
|
Nguyễn Xuân Ngữ
|
Cựu chiến binh, TP. HCM
|
55
|
Hồ Ngọc Nhuận
|
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
|
56
|
Nguyễn Thái Nguyên
|
TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
|
57
|
Phạm Đức Nguyên
|
PGS. KTS. Hà Nội
|
58
|
Phạm Xuân Nguyên
|
Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, Hà Nội
|
59
|
Trần Đức Nguyên
|
Nguyên thành viên tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
|
60
|
Phan Thị Hoàng Oanh
|
TS. Giảng viên đại học, TP HCM
|
61
|
Hà Sỹ Phu
|
TS. Nhà văn tự do, Đà Lạt
|
62
|
Hoàng Xuân Phú
|
GS. TS. Nhà toán học, Hà Nội
|
63
|
Huỳnh Sơn Phước
|
Nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, nguyên thành viên Viện IDS, TP. HCM
|
64
|
Nguyễn Hữu Phước
|
Nhà báo, TP. HCM
|
65
|
Đoàn Chí Phương
|
Nguyên cán bộ Ban Giao Bưu TW cục MN
|
66
|
Bùi Minh Quốc
|
Nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
|
67
|
Đào Xuân Sâm
|
Nguyên thành viên tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
|
68
|
Nguyễn Ngọc Sơn
|
Nguyên Phó Tổng BT tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Phó TBT tạp chí Thế giới trong ta, Hà Nội
|
69
|
Tô Lê Sơn
|
Kỹ sư, Tp. HCM
|
70
|
Trần Đình Sử
|
GS. TS. Hà Nội
|
71
|
Lê Văn Tâm
|
Nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII
|
72
|
Trần Công Thạch
|
Hưu trí, Tp. Hồ Chí Minh
|
73
|
Nguyễn Quốc Thái
|
Nhà báo, Tp. HCM
|
74
|
Jos Lê Quốc Thăng
|
Linh mục, Tổng Giáo Phận Sài Gòn
|
75
|
Lê Thân
|
Cựu tù chính trị Côn Đảo, TP. HCM
|
76
|
Đào Tiến Thi
|
Ths. Uỷ viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam
|
77
|
Võ Văn Thôn
|
Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Tp. HCM
|
78
|
Phan văn Thuận
|
Giám đốc công ty TNHH Phú an Định , TP HCM
|
79
|
Trần Quốc Thuận
|
Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tp. HCM
|
80
|
Nguyễn Thị Ngọc Toản
|
GS. Bác sĩ. Đại tá. Cựu chiến binh
|
81
|
Phạm Toàn
|
Nhà giáo, Hà Nội
|
82
|
Nguyễn thị Ngọc Trai
|
Nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội nhà văn Việt Nam
|
83
|
Phạm Đình Trọng
|
Nhà văn, Tp. HCM
|
84
|
Nguyễn Trung
|
Đại sứ, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
|
85
|
Vũ Quốc Tuấn
|
Nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội.
|
86
|
Hà Dương Tường
|
Nguyên GS Đại học Compiègne, Pháp
|
87
|
Hoàng Tụy
|
GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
|
88
|
Đặng Thị Tuyết
|
TP. HCM
|
89
|
Trần Thanh Vân
|
Kiến trúc sư, Hà Nội
|
90
|
Nguyễn Viện
|
Nhà văn, Tp. HCM
|
91
|
Nguyễn Hữu Vinh
|
Cử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội
|
92
|
Tô Nhuận Vỹ
|
Nhà văn, Huế
|
Nguồn: Bauxite Vietnam
Văn thư đã được gửi phát chuyển nhanh qua Bưu điện cho 3 người nhận lúc 9h50 sáng nay (4.7.2013).
từ khi đọc bài viết trên trang này, bây giờ tôi mới thấy một bài viết tương đối đàng hoàng thế này của những người....., tôi rất mừng vì đã có một thay đổi như thế này, thôi mong trang sẽ tiếp tục như thế này, nếu thật sự yêu nước thì ít ra là phải như thế này, chứ trước đây toàn đăng những cái xằng bậy, không mang tính góp ý, vì tương lai đất nước thì ai có thể chấp nhận được, nếu các vị có tinh thần xây dựng, vì đất nước như thế này thì tôi tin rằng, trong một thời gian nữa, những người phản đối các ông trước đây, như tôi chẳng hạn, sẽ có con mắt nhìn các ông khác hon.
Trả lờiXóa" Tương đối" thôi à,như vậy cũng chưa được sao?
Trả lờiXóaTương đối cũng đéo được, toàn là sằng bậy, chẳng được cái gì cả. Bài viết của lũ phản động chúng mày thì chỉ được cái tính chất phản động thôi, chứ nói về lý thì chẳng được cái ý nào cả. Lũ phản động chúng mày luôn có ý định chống phá nhà nước Việt Nam thì ý kiến ý cò sửa đổi cái gì, nghe theo chúng mày có mà hỏng à. Chúng mày chỉ là một lũ rận mất nhân tính, bán nước cầu vinh thì chẳng có một tí gọi là tư cách để nói đâu.
XóaBài như thế mà xằng bậy sao?-khi nó ghi lại trung thực những sự việc xảy ra chung quanh chúng ta hàng ngày!
Trả lờiXóaNếu sở hữu tư nhân, người đó nếu là người của nước ngoài cài vào, ví dụ như Trung Quốc hoặc Mỹ chẳng hạn, họ mua đất ở những vị trí chiến lược quan trọng rồi từ đó cho bán cho Trung Quốc và Mỹ thì các bạn tính thế nào, đất đai phải thuộc sở hữu của toàn dân không thể thuộc sở hữu của tư nhân được, còn kiến nghị 72 đóng góp ý kiến của mình nhưng hội đồng soạn thảo dự thảo thấy rằng không hợp lý nên không đưa vào dự thảo có thế thôi, có gì mà kêu ca nhỉ, ý kiến thì có nhiều nhưng nó phải hợp với đại đa số nhân dân chứ đâu thể chỉ chiều theo ý thích của một nhúm người
Trả lờiXóaTrình độ chưa qua ngọn cỏ. Thế thằng Mỹ nó quy định đất đai thuộc sở hữu tư nhân sao bọn Tàu không nhảy vào đấy mà mua đất "ở những vị trí chiến lược quan trọng" đi để mà nắm gáy thằng Mỹ? Hay ở VN Rừng vàng, biển bạc nên nó mới vào?
XóaĐất đai luôn là vấn đề nóng, hiện nay cũng vậy. Luật đất đai hiện nay đúng là vẫn còn những kẽ hở, mong rằng qua việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ cải thiện để người dân không còn những vấn đề bức xúc qua việc thu hồi đất đai. Tôi thấy lần nào thu hồi đất đai cũng có những ý kiến không đồng tình của người dân, không thể để người dân phải chịu thiệt khi Nhà nước muốn thu hồi đất để xây dựng
Trả lờiXóaMình thì không hiểu lắm về chuyện sở hữu đất đai, rằng có nên chuyển từ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai sang chế độ đa sở hữu về đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân. Nhưng biết rằng đất đai thì phải đồng nhất với nền kinh tế. Sở hữu toàn dân thì là chính sách từ rất lâu rồi, và chính xác thì nó vẫn có nhiều bất cập. Dù thế nào thì sửa đổi luật đất đai cũng cần nhiều ý kiến đống góp mong rằng nó sẽ hoàn thiện
Trả lờiXóaViệc quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới và được đông đảo nhân dân Việt Nam ủng hộ.
Trả lờiXóasự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam là một xu thế khách quan đã được lịch sử kiểm chứng
Trả lờiXóaĐảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 trong bối cảnh đất nước ta khủng hoảng trầm trọng về lực lượng và phương pháp lãnh đạo cách mạng để đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã khắc phục yếu điểm của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác từ thành công cách mạng tháng 8/1945 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước, giành độc lập hoàn toàn cho đất nước.
Đảng cộng sản Việt Nam chưa từng tranh giành quyền lãnh đạo với ai, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là do lịch sử quy định và được nhân dân Việt Nam ủng hộ.
Trả lờiXóaTrong lịch sử đã có thời kỳ mà nước ta có nhiều Đảng lãnh đạo đất nước như giai đoạn năm 1945 - 1946 có sự tham gia lãnh đạo của Đảng Việt Quốc, Việt Cách, hay như thời kỳ tham gia chính phủ của Đảng dân chủ Việt nam, Đảng xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi quân đội Tưởng Giới Thạch về nước thì Việt Quốc, Việt Cách đã bám chân Tưởng sang Trung Quốc, còn Đảng dân chủ, Đảng xã hội Việt Nam do không nhận được sự ủng hộ của nhân dân đã tự động giải tán.
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan đã được lịch sử kiểm chứng và nhân dân Việt Nam ủng hộ. Việc quy định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là phù hợp với xu thế khách quan trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có một số phần tử xấu đã cố tình không thấy thực tế này, rêu rao đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên, ý kiến không có cơ sở của họ sẽ không được nhân dân chấp nhận.
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch kiên quyết cho rằng điều 4 của Hiến pháp chính là “giấy phép độc quyền” cho Đảng cầm quyền lãnh đạo. Chúng quên mất rằng, lịch sử đã chúng minh Đảng Cộng Sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất đáp ứng các yêu cầu bức thiết của nhân dân ta trong các giai đoạn cách mạng.
Trả lờiXóachỉ có sự lãnh đạo của đảng mới đưa nước ta đi lên và thực tế cũng đã chứng minh điều đó, nhân dân ta có cuộc sống hạnh phúc ấm no và là 1 trong những đất nước hòa bình nhất thê giới!từ xưa đến nay Đảng luôn đưa ra con đường đúng đắn cho đất nước, cái chuyện đa nguyên đa đảng là ko cần thiết, riêng mình luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trả lờiXóađảng là niềm tin là ánh sáng soi đường cho chúng ta đi đến độc lập tự do ngày hôm nay, không có lí gì lại không tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng cả! Lịch sử hàng ngàn năm đã chứng minh điều này
Trả lờiXóaLịch sử đã chứng minh được vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng, trải qua bao cuộc chiến tranh chông giặc trong giặc ngoài, song nhân dân ta vẫn được sống trong yên bình là nhờ có sự lãnh đạo tài ba của Đảng. Vì vậy Hiến pháp là những chính sách, đường lối
Trả lờiXóaĐảng được sự tín nhiệm của nhân dân suốt trong thời chiến tranh tới thời bình, nhờ khả năng lãnh đạo tai ba và thành quả làm ngỡ ngàng, chấn động thế giới. Vì vậy vai trò của Đảng là không thể phủ nhận, chúng ta phải tuyệt đối trung thành và ủng hộ Hiến pháp cũng như các chính sách khác của Đảng và Nhà nước.
Trả lờiXóaTrong 83 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính quyền của ta từng bước được xây dựng và kiện toàn, trở thành cơ quan đại diện mạnh về số lượng, vững về chất lượng của Đảng và Nhà nước ta. Đảng là lực lượng chính trị sắc bén trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trả lờiXóađảng lãnh đạo nước ta là sư lựa chọn của lịch sử, đó là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, trong thời điểm hiện nay thì vai trò lãnh đạo của đảng cũng không hề thay dôi, mang tính quyết đình tới sự phát triển của đất nước
Trả lờiXóasự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan đã được lịch sử kiểm chứng và nhân dân Việt Nam ủng hộ. những kẻ đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là những kẻ bán nước
Trả lờiXóaNhư Bác Hồ đã nói, Đảng ta là Đảng cầm quyền, là lực lượng chính trị duy nhất giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội, có vị trí xứng đáng trong lòng dân tộc Việt Nam suốt gần một thế kỷ qua. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một vấn đề có tính nguyên tắc của cách mạng Việt Nam.
Trả lờiXóaDư luận hiện đang quan tâm tới việc góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đặc biệt là việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong việc trưng cầu rộng rãi ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đã xuất hiện nhiều ý kiến xung quanh việc sửa đổi Điều 4 `Hiến pháp về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đối với nhân dân Việt Nam, nói đến Đảng là nói đến công lao to lớn của Hồ Chủ tịch, người sáng lập ra Đảng, với tình cảm tự nhiên, thiêng liêng, với niềm tin và tình yêu của nhân dân dành cho Đảng. Có một sự thật mà mọi người Việt Nam ai cũng biết, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 26 năm đổi mới vừa là minh chứng thực tiễn sinh động, vừa là cơ sở khoa học thực tiễn để khẳng định về vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóaQuá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, dưới ánh sáng tư tưởng Mác- Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trở thành nhân tố chủ yếu đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trả lờiXóaTrong “Sách lược vắn tắt của Đảng”, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”.
Trả lờiXóaCùng với quá trình phát triển với nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng vẫn không hề thay đổi. Trong xu thế mới của đất nước và thời đại hiện nay đã và đang đặt ra cho vai trò lãnh đạo của Đảng những nhiệm vụ mới. Đó là lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đưa đất nước vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mở cửa, lãnh đạo thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Đây vừa là điều kiện thuận lợi nhưng cũng đầy khó khăn thách thức đối với sự lãnh đạo của Đảng. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn là lực lượng chính trị duy nhất khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Vì vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định tại Điều 4, Hiến pháp năm 1992 cần tiếp tục được khẳng định trong nội dung sửa đổi, bổ sung hiến pháp lần này có ý nghĩa chính trị - pháp lý rất quan trọng và cần thiết.
Trả lờiXóaTrên cơ sở Điều 4, Hiến pháp năm 1992, Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác định: “1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Trả lờiXóaViệc tiếp tục khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội là đúng đắn trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn vấn đề Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội để phát huy đầy đủ quyền lãnh đạo của Đảng và khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi cách mạng Việt Nam. Đảng phải nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề thực tiễn cách mạng đặt ra. Phải phòng và chống những nguy cơ, suy thoái biến chất của cán bộ, đảng viên và như vậy càng cần thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp sửa đổi.
Trả lờiXóaKhoản 3 của Điều 4 “các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” chưa thể hiện được bổn phận rất lớn của đảng cầm quyền. Mặt khác, các tổ chức đảng, đảng viên hay bất kỳ tổ chức trong nước hay ngoài nước, mọi người dân dù là Việt Nam hay nước ngoài hoạt động, sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam thì đều phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Do đó, nên chăng cần bổ sung một số quy định chặt chẽ hơn để chứng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cần được đảm bảo bằng pháp luật và do luật định. Cần ghi rõ là “vai trò lãnh đạo của Đảng được bảo đảm bằng pháp luật và do luật định”. Như vậy, sẽ có giá trị về mặt pháp lý cho sự lãnh đạo của Đảng và sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của các tổ chức của Đảng và Đảng viên.
Trả lờiXóaThêm vào đó, cũng cần bổ sung quy định nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình với Đảng theo luật giám sát và phản biện xã hội. Bởi Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Do đó, cần bổ sung là: “Nhân dân thực hiện sự giám sát của mình đối với Đảng theo quy định về giám sát xã hội và phản biện xã hội”.
Trong tình hình hiện nay, đường lối của cách mạng Việt Nam là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, thực hiện mục tiêu cao cả: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Quá trình hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam luôn cần thiết có Đảng lãnh đạo.
Trả lờiXóaTrong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử dân tộc, đã từng có thời kỳ trên đất nước Việt Nam tồn tại nhiều đảng phái chính trị khác nhau trong cùng một thời điểm, đại diện cho lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau. Vậy, lịch sử Việt Nam đã từng chấp nhận và phủ định đa đảng như thế nào?
Trả lờiXóaHẳn những ai đã từng theo dõi lịch sử Việt Nam sẽ không thể chối bỏ được sự thật đất nước ta đã loạn lạc như thế nào khi 12 xứ quân chia nhau cát cứ các vùng lãnh thổ của đất nước, người dân đã loạn lạc, khốn khổ, đất nước mất ổn định như thế nào khi chứng kiến đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài và đất nước đã mò mẫm tìm đường giải thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc dành độc lập dân tộc như thế nào trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX. Đó là những thời kỳ trong xã hội đang tồn tại nhiều những nhen nhóm, tổ chức đảng phái khác nhau hoạt động, mà ta có thể hiểu một cách nôm na là “đa đảng”.
Trả lờiXóaChính trong bối cảnh ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, không ồn ào như các đảng trên nhưng lại từng bước dành được sự tín nhiệm, yêu mến của các tầng lớp nhân dân, từng nước lãnh đạo dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Qua sự “sàng lọc” dữ dội của lịch sử những thập niên đầu thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người dẫn dắt mình đi đến tương lai hạnh phúc.
Trả lờiXóaToàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam và hoạt động của nhà nước Việt Nam mới là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nền chính trị của nước ta vẫn là nền chính trị nhất nguyên. Chế độ chính trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời “tự do, hạnh phúc”. Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục lãnh đạo đất nước, dân tộc dành được những thắng lợi cho lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước ta tiến những bước vững chắc vào quá trình hội nhập, phát triển của thế giới.
Trả lờiXóađất nước không thể có 2 vua, mình nghe câu này từ những bộ phim thời phong kiến xa xưa và thấy nó thật đúng. Đa nguyên đa Đảng không phù hợp với tình hình chính trị của Việt Nam. rõ ràng là Đảng ta đang thực hiện rất tốt vai trò của mình, chẳng phải đa Đảng làm gì
Trả lờiXóasự thật không thể chối cãi chính là sự lãnh đạo của Đảng ta là số một. Chúng ta đừng bao giờ quên những gì mà Đảng ta đã đóng góp cho đất nước, đường đi chính sách của Đảng qua từng thời kỳ đã đưa đất nước ta đi đến những thắng lợi như thế nào
Trả lờiXóanhững đảng phái khác trong lịch sử đã tự giải tán hoặc tiêu vong, cuối cùng chỉ còn lại duy nhất một chính đảng đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam gồm có những cán bộ có tài, có tâm lo lắng cho đất nước, cho hạnh phúc của nhân dân. Đảng ta muôn năm!
Trả lờiXóaDưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời “tự do, hạnh phúc”.
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng thì sẽ được dân chủ hơn, đất nước sẽ phát triển hơn đời sống nhân dân sẽ được tốt đẹp hơn. Có một số ít người trong chúng ta ngộ nhận và cũng hy vọng đất nước sẽ phát triển hơn nếu Việt Nam thực hiện đa đảng! Điều chắc chắn rằng sẽ không phải như vậy, không phải như các thế lực thù địch tô vẽ ra và như viễn cảnh hy vọng của một số người.
Trả lờiXóaNước ta đã trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn của sự chặng đường cách mạng và cái gì tất yếu sẽ tới cũng đã tới khi mà 3 đảng của giai cấp tiến bộ yêu nước khi ấy hợp nhất lại làm một và chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay nhân dân và cách mạng Việt Nam đã lựa cọn ĐCSVN làm giai cấp lãnh đạo cách mạng dân tộc lãnh đạo nhân dân và không phụ sự mong đợi đặt niềm tin của nhân dân ĐCSVN đã cùng với nhân dân đánh đuổi ngoại xâm xây dựng lại đất nước. Vậy đa nguyên đa đảng để làm gì đây để những kẻ đã từng bán nước và hiện tại đang hoạt động chống phá lên à?
Trả lờiXóaHãy trở lại lịch sử những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi dân tộc ta đang sống dưới ách lầm than bởi sự xâm lược của thực dân Pháp. Rất nhiều các phong trào yêu nước, các cuộc khởi nghĩa khắp nơi trong cả nước đã nổ ra nhắm giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ; tuy nhiên đều bị dìm trong biển máu. Giữa lúc đang khủng hoảng về lực lượng lãnh đạo và con đường giải phóng đất nước thì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc. Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết toàn dân tộc ta không quản ngại gian khổ hy sinh với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” đấu tranh giành được những thắng lợi vẻ vang: Đánh bại hai tên thực dân, đế quốc sừng sỏ bậc nhất thế giới là Pháp và Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc.
Trả lờiXóaVà hơn hết, trái ngược hẳn với những luận điệu tuyên truyền của các đối tượng phản động thù địch, hiện nay nhân dân Việt Nam vẫn đặt trọn niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo đất nước vượt qua những khó khăn thách thức xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Trả lờiXóaThiết nghĩ, Đảng, Nhà nước ta đang thực hiện chính sách khép lại quá khứ, đoàn kết dân tộc; các đối tượng đã có quá khứ lầm đường lạc lối hãy nên tỉnh ngộ, thấy được thiện chí đó mà chuyển đổi tư tưởng chống đối, đừng suốt ngày “gào thét” ra những lời sặc mùi phản động có hại cho dân tộc, cho tổ quốc, mà hãy để tâm trí và sức lực đóng góp cùng xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu đẹp.
Thời gian gần đây đọc các trang trên mạng thấy bàn nhiều về chuyện một đảng hay đa đảng ở Việt Nam thì tốt hơn. Các báo chính thống thì cho rằng ở Việt Nam chỉ cần vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các trang Web, blog của những người “bên kia”, của nhiều người mà tự xưng là “nhà dân chủ” thì cho rằng ở Việt Nam cần phải đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Theo họ một đảng như hiện nay ở Việt Nam là độc tài, chỉ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là triệt tiêu động lực phát triển, mà muốn Việt Nam phát triển thì cần có đa đảng tự do cạnh tranh với nhau, chỉ có đa đảng thì Việt nam mới có dân chủ.
Trả lờiXóaThôi thì chuyện chính trị phức tạp, một người dân đen như tôi cũng không mấy quan tâm, cũng không thiên về bên nào cả. Tôi chỉ nghĩ rằng điều mong mỏi duy nhất của mỗi người dân đó là làm sao để đất nước phát triển, đời sống kinh tế xã hội được nâng cao, nhân dân được sống vui sướng là mừng rồi. Cho nên tôi nghĩ rằng một đảng hay đa đảng liệu có phải là vấn đề quá quan trọng để đưa ra bàn luận nhiều thế, Tôi nghĩ mấu chốt của sự phát triển không phải là một Đảng hay đa đảng mà quan trọng nhất là phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền.
Trả lờiXóaHiện nay đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt kinh tế, và càng khó khăn yếu kém , nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta thì đất nước đang ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng nâng lên. Nhưng cái mồm tự do dân chủ của các thế lực phản động ngày hôm nay khác hẳn thời còn ngăn sông cấm chợ thì cái xu hướng chửi Đảng và móc ngoáy càng bạo mồm vào kêu gọi đa đảng chính trị.
Trả lờiXóađa đảng là điều tất nhiên không phù hợp ở nước ta hiện nay
Hiện nay đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt kinh tế, và càng khó khăn yếu kém , nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta thì đất nước đang ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng nâng lên. Nhưng cái mồm tự do dân chủ của các thế lực phản động ngày hôm nay khác hẳn thời còn ngăn sông cấm chợ thì cái xu hướng chửi Đảng và móc ngoáy càng bạo mồm vào kêu gọi đa đảng chính trị.
Trả lờiXóađa đảng là điều tất nhiên không phù hợp ở nước ta hiện nay
Trả lờiXóaHiến pháp là đạo luật cơ bản và quan trọng nhất của Nhà nước. Trải qua các thời kỳ, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Đến nay, sau hơn mười năm, trước sự thay đổi của tình hình trong nước, thế giới và khu vực, đồng thời để Hiến pháp bám sát hơn với bối cảnh lịch sử của đất nước trong tình hình mới việc Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp 1992 là rất cần thiết và phù hợp.
Điều này đã được chứng minh rất rõ ở Việt Nam. Thứ hai, thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy, có những thời kỳ chúng ta đã xuất hiện và tồn tại nhiều đảng phái chính trị khác nhau, nhưng chỉ đến khi Đảng cộng sản Việt Nam xuất hiện và lãnh đạo xã hội thì mới đưa cách mạng Việt Nam đến thành công, mới lãnh đạo nhân dân ta giành được độc lập, tự do. Bởi vậy, trong bối cảnh, tình hình lịch sử của Việt Nam, việc Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tế của Việt Nam. Đây là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam. Thứ ba, ngược dòng lịch sử chúng ta thấy rằng. Ở Liên xô (cũ), trong quá trình sửa đổi Hiến pháp đã xóa bỏ Điều 6 Hiến pháp quy định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Liên xô và hệ quả là đất nước Liên xô lâm vào khủng hoảng, loạn lạc, kết cục là sự tan rã, sụp đổ của Nhà nước Liên xô, một thành trì của cách mạng thế giới.
Trả lờiXóaTrong tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, nhiều quốc gia có số lượng người thất nghiệp cao, không có lương, thậm chí nhiều người đã trở nên không nhà không cửa. Trong tình hình đó, xã hội ta vẫn chăm lo đến con người, điều đó thể hiện bản chất chế độ xã hội ta. Đó là bức tranh vui.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaCó thể thấy, việc các đối tượng ra sức đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam không hẳn để nhằm giúp Việt Nam đi lên phát triển, cũng không phải giúp xã hội Việt Nam dân chủ hơn mà thực chất của luận điểm này là chúng tập trung phủ định, phản bác vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo tiền đề tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây rõ ràng là một luận điểm hết sức thâm độc, nguy hiểm của các thế lực phản động, thù địch với Nhà nước Việt Nam, âm mưu biến Việt Nam thành một nước đa nguyên, đa đảng kiểu phương Tây.
thực chất của luận điểm này là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa. Dù chúng không trực tiếp nói đến chúng ta phải thực hiện nền dân chủ tư sản, nhưng cái cách “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng, học tập theo các nước phương Tây, đã cho thấy thực chất đó là hướng nền dân chủ nước ta sang dân chủ tư sản.
Trả lờiXóathực tế lịch sử tại Liên xô và Đông Âu đã chứng minh, việc những đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa mà thực hiện đa nguyên, đa đảng thì chẳng khác nào tự bắn vào chân mình, chẳng khác nào một sự tự sát. Việc Liên xô, Đông Âu thực thi dân chủ sai nguyên tắc, chấp nhận đa nguyên, đa đảng đã tạo thời cơ, điều kiện thuận lợi cho kẻ địch thực hiện mưu đồ chống phá nhà nước quyết liệt hơn và hậu quả là Nhà nước Liên bang Xô viết từ thành trì của cách mạng thế giới đã sụp đổ một cách nhanh chóng. Chính sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không những kéo lùi lịch sử tại các quốc gia này mà còn đưa xã hội chủ nghĩa từ hệ thống thế giới trở thành thoái trào.
Trả lờiXóaVậy thử hỏi nếu Việt Nam có đảng đối lập thì cuộc sống của người dân Việt Nam có được bình yên hay không, ổn định như hiện nay hay không? Đáng lẽ những người đó phải hơn ai hết tự hào vệ dân tộc Việt Nam, về Đảng mới phải. Hay như ông Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt khi họp với UBND TP.Hà Nội nói “chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”. Vậy ta thử hỏi ông Kiệt nhục nhã ở chỗ nào, chẳng lẽ nhục nhã vì lòng yêu nước, về ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam
Trả lờiXóaĐáng lẽ hơn ai hết ông Kiệt phải tự hào về Việt Nam mới phải. Vì chỉ có ở Việt Nam ta mới có các chính sách nhân đạo, hợp lòng người như nhân dịp Quốc khánh 2-9 Đảng và Nhà nước ta đã công bố đặc xá cho 15000 tù nhân hòa nhập với cộng đồng, có những chính sách giúp đỡ người nghèo, gia đình khó khăn. Hơn thế nữa ta phải càng tự hào rằng vì chỉ có ở Việt Nam bạn sẽ không thấy những cuộc biểu tình đẫm máu như ở Ai Cập, Trung Quốc hay không có các cuộc tranh giành quyền lực giữa các lực lượng đối lập như ở Syria. Và có lẽ người dân ở các nước này cũng đang ước mơ giá như nước mình cũng được như Việt Nam, không có nội chiến, khủng bố, xả súng, người dân được sống trong hòa bình.
Trả lờiXóaDưới sự lãnh đạo hết sức tài tình, thông minh, sáng tạo, quả cảm và kiên quyết cảu Đảng cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm vang dội cả năm châu bốn bể, nếu tìm một nước có bề dày chiến tích thì không đất nước nào có thể sánh ngang với Đât nước Việt Nam anh hùng của chúng ta cả. Tôi tự hào hai tiếng " Việt Nam" .
Trả lờiXóaBao năn nay Việt NAm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác, giành độc lộc đất nước và phát triển đến ngày nay, vì vậy đa nguyên đa đảng chỉ làm cho đất nước yếu đi, là luận điệu sai trái của thế lực thù địch. Một đất nước đang hòa bình, ổn định cớ chi lại thay đổi
Trả lờiXóakhông tự hào về đảng cộng sản việt nam, về đất nước việt nam, về dân tộc việt nam thì còn có gì xứng đáng hơn thế nữa, nên nhớ cuộc sống tốt đẹp của chúng ta hiện nay, sự ổn định và phát triển của đất nước ta hiện nay, có công rất lớn của đảng cộng sản việt nam, điều này là không cần phải bàn cãi, không thể phủ nhận
Trả lờiXóađảng cộng sản việt nam và dân tộc viêt nam là một, bởi vì đảng cộng sản việt nam là từ nhân dân việt nam mà ra, được nhân dân việt nam bảo vệ và ủng hộ, mục tiêu hoạt động của đảng cộng sản việt nam là cống hiến cho nhân dân ,cho đất nước, vì vậy chúng ta mới tự hào về đảng cộng sản việt nam
Trả lờiXóaLà người Việt Nam thì ai ai cũng tự g=hào vì có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đọa vì những gì mà từ trước Đảng đã cho chúng ta từ lúc chiến tranh đến lúc hòa bình là không gì đong đếm được. Hạnh phúc, độc lập, tự do. Và những điều đó đủ để tuyệt đối tin tưởng vào đảng, tin tưởng vào con đường Đảng đã chọn
Trả lờiXóaNước Việt Nam chúng ta luôn nhận được sự ngưỡng mộ của đông đảo bạn bè quốc tế của người dân các nước trên toàn thế giới, chúng ta tuy chỉ là một nước nhỏ nhưng mang trong mình tinh thần dân tộc , tinh thần yêu nước cao đó là một nét đẹp trong tính cách con người Việt Nam , cũng là một niềm tự hào của nhân dân ta.
Trả lờiXóaChúng ta mong muốn xây dựng tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới vì hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển. Họ yêu mến, quý trọng chúng ta. Phải nói rằng những yếu tố trên đã khơi dậy sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóatrong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, chúng ta đưa đất nước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa- một mô hình mới và nhiều nước trên thế giới không có. Chúng ta đã có những bước đi thật sự vững chắc. Kết quả, chúng ta đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, trở thành một nước có thu nhập trung bình - một dấu ấn rất đỗi tự hào.
Trả lờiXóa