Hà Tĩnh: 200 giáo viên kêu cứu & tiết lộ mức "chạy việc" khủng
15:52 PM 03/09/2015
Trước việc sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 30/9 tới, tập thể 214 giáo viên của hai đơn vị Thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã viết “Đơn kêu cứu” gửi tới Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT.
“Đơn kêu cứu” của 214 giáo viên
Ngày 23/4/2015, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh (huyện cũ) đã ký văn bản số 570/UBND-NV về việc thực hiện công tác đối với cán bộ hợp đồng. Trong đó, yêu cầu các trường lập danh sách đề nghị UBND huyện chấm dứt hợp đồng đối với các trường hợp là giáo viên, nhân viên đã được UBND huyện ký hợp đồng vào làm việc. Theo đó, vào ngày 30/9 tới đây, 214 giáo viên của cả hai huyện sau khi chia tách sẽ chính thức bị chấm dứt hợp đồng.Trước nguy cơ mất việc cận kề, các giáo viên trên đã làm đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng liên quan cũng như tới các cơ quan báo chí bày tỏ hoàn cảnh và nguyện vọng của mình.
Trong “đơn kêu cứu”, nhiều giáo viên có thâm niên công tác lâu năm, có người đến 12 năm cho rằng trong quá trình giảng dạy họ đều đã cống hiến hết mình và tâm huyết với nghề. Hơn nữa, dù là giáo viên hợp đồng nhưng họ luôn hoàn thành tốt và xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
“Với chúng tôi, có những giáo viên đã có thâm niên công tác 12 năm đã từng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Nhiều trong số những giáo viên này được giao những nhiệm vụ quan trọng như: Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, công tác tuyển sinh, thậm chí có những giáo viên đã được các đồng nghiệp tin tưởng giao trọng trách là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Ở bất cứ vị trí nào chúng tôi đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, trong đơn viết.
Đơn kêu cứu của 214 giáo viên gửi các cơ quan chức năng liên quan cũng như tới các cơ quan báo chí bày tỏ hoàn cảnh và nguyện vọng của mình.
Đơn kêu cứu còn cho biết, ngày 25/8/2015, các giáo viên đã được triệu tập đến hội trường UBND huyện Kỳ Anh và Thị xã Kỳ Anh để lắng nghe UBND huyện đọc quyết định của UBND tỉnh về việc yêu cầu xử lý giáo viên đôi dư, hợp đồng tại hai địa phương này. Tại cuộc họp, nhiều giáo viên đã đề xuất nguyện vọng muốn được tiếp tục công tác và ổn định đời sống nhưng phía lãnh đạo không có câu trả lời. Đơn thư khẳng định việc chấm dứt hợp đồng đã khiến hơn 200 giáo viên này rơi vào hoàn cảnh khó khăn và khủng hoảng tâm lý.
“Các thầy cô nên rẽ sang hướng khác!
”Việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với hơn 200 giáo viên của cả hai địa phương đang gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và tâm lý của những người trong cuộc. Ảnh hưởng, không chỉ về mặt kinh tế, khiến cuộc sống người giáo viên và gia đình vốn đã khó khăn nay càng vất vả hơn. Nhưng hơn hết là ảnh hưởng về mặt tinh thần.
“Nhiều giáo viên có thâm niên công tác lâu dài, thậm chí có người tới 12 năm nay bỗng dưng bị chấm dứt hợp đồng khiến ai cũng khủng hoảng tâm lý. Về gia đình, làng xóm có người không hiểu thì lại nghĩ chúng tôi bị đuổi việc. Phụ huynh thì nhiều người cho rằng có lẽ do chúng tôi dạy không đảm bảo chất lượng nên phải nghỉ. Trên lớp thì học sinh hoang mang, dị nghị, thắc mắc rằng vì sao tự nhiên cô lại không đi dạy nữa…tất cả khiến chúng tôi áp lực đủ đường...”, cô Lương Thị Hải, giáo viên trường THCS Giang Đồng chia sẻ.
Tình trạng sắp bị mất việc đã đẩy nhiều thầy cô giáo vào hoàn cảnh hết sức khó khăn.Cô Trần Thị Hồng, vốn là giáo viên dạy văn của trường THCS Kỳ Khang. Cô đã có thâm niên 9 năm công tác (hợp đồng tại trường 4 năm, tại huyện 5 năm). Hiện chồng cô chưa có việc làm, con cái còn nhỏ, cô lại chuẩn bị mất việc khiến cuộc sống rất vất vả. Hay trường hợp của cô Trần Thị Nga, giáo viên trường THCS Kỳ Xuân. Cô Nga có thâm niên công tác tới 12 năm, cũng vốn là con của thương bệnh binh.
“Có thâm niên công tác tới 12 năm, nay lại mất việc, phải làm lại từ đầu thực sự khiến tôi bây giờ không biết nên làm thế nào”, cô Nga tâm sự.
Một số giáo viên cho biết, trong cuộc họp chiều 25.8 vừa qua, ông Nguyễn Minh Hoàn, Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh sau khi phát biểu nói lời cảm ơn và xin lỗi đã khuyên giáo viên: “Đứng giữa ngã ba đường các đồng chí nên rẽ sang hướng khác”. Cô Hoàng Thị Ngọc Anh, giáo viên trường Tiểu học Kỳ Tiến đã thể hiện sự bế tắc : “Sau khi nghe ông Hoàn nói, tôi đã đứng lên phát biểu bày tỏ ý kiến ngay trong cuộc họp. Ông ấy nói chúng tôi nên rẽ sang hướng khác, nhưng là hướng nào đây? thực sự, chúng tôi đang mất phương hướng. Với tấm bằng sư phạm và đã đi dạy bao nhiêu năm nay, nay bị nghỉ việc thì biết nên làm nghề gì. Ngay cả ngành giáo dục cũng đã “từ chối”, “đuổi khéo” chúng tôi sau bao năm gắn bó thì giờ nên đi hướng nào…??”.Các giáo viên cho biết, nếu như đã bắt buộc phải chấm dứt hợp đồng, thì nguyện vọng lớn nhất hiện nay của các cô, các thầy là trong các đợt xét và thi tuyển giáo viên sắp tới, phải có sự ưu tiên nào đó đối với các giáo viên có thâm niên.“Các cán bộ huyện cũ làm sai, nhưng người chịu hậu quả lại là các giáo viên. Nên có một sự ưu tiên và tạo điều kiện việc làm cho những giáo viên có thâm niên công tác lâu trong ngành. Nếu như thi tuyển thì phải dựa trên giờ dạy, còn xét tuyển thì phải được đánh giá trên năng lực của giáo viên đó. Còn dựa trên bằng cấp, nhất là ưu tiên bằng giỏi theo chúng tôi thấy sẽ không công bằng. Vì bằng cấp mỗi thời kỳ khác nhau. Trước đây khi chúng tôi học, để có tấm bằng khá đã rất khó chưa nói đến bằng giỏi, nhưng hiện nay bằng giỏi quá nhiều và không khó để đạt được...nếu dựa trên bằng cấp vậy sẽ rất thiệt thòi cho giáo viên đi trước…”, cô Lương Thị Hải (Trường THCS Giang Đồng) chia sẻ.
"Chúng tôi phải bỏ tiền để có hợp đồng?"
Nhiều người trong số 214 giáo viên chia sẻ thêm, để được một suất vào dạy hợp đồng tại các trường trên địa bàn Kỳ Anh, rất nhiều giáo viên đã phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn. Người ít thì cũng 40 -50 triệu, nhiều phải 80 -100 triệu, tuy nhiên do hoàn cảnh bắt buộc nên đành phải chấp nhận. Bây giờ, tiền thì bị mất, hợp đồng thì bị cắt, đúng là “tiền mất, tật mang”.
Cô Nguyễn Thị H tâm sự, sau khi ra trường biết không thể có công chức vì thế để có một suất hợp đồng đi dạy chờ thời cơ thi tuyển đã phải bỏ ra hơn 50 triệu đồng lo lót, mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng cũng đành phải chạy vạy, vay mượn. Ai ngờ, mới hợp đồng được 4 năm thì đùng một cái có thông báo chấm dứt làm tôi như chết đứng, không biết rồi đây sẽ như thế nào khi việc làm không có, số tiền vay để lo việc đến nay cũng chưa trả hết. Nhiều giáo viên ngẹn ngào khi bị huyện Kỳ Anh cho ăn quả đắng, bây giờ không biết kêu ai…
chuyện chạy việc là chuyện bình thường, thế nhưng mà chuyện giao tiền nhầm người đó là chuyện ngu, vì không biết được thế nào là chắc chắn, vì cả tin thế nên cứ phó mặc tiền giao cho họ, thế nên tiền mất tật thì mang, trong khi việc thì chẳng hề có. đó là bản chất của những con người bần nông thiếu sự suy xét và đánh giá, nếu mà biết không được thì đừng giao tiền cho họ, tiên trách kì hậu trách nhân
Trả lờiXóaBạn có đọc bài không vậy. Khi họ mới đến làm hợp đồng, thì cái việc họ chi ra một ít tiền để mọi việc suôn sẻ cũng dễ hiểu...và có người đã công tác có thâm niên tới 12 năm. Việc của 12 năm sau, bạn có thể đoán trước được sao. Quan trọng bây giờ là chính quyền địa phương phải có được phương án tốt nhất để hỗ trợ cho họ tiếp tục công việc, không ở nơi này thì nơi khác.
Xóađáng trách và đáng gét cho một lũ ngu dốt,để rồi hôm nay thế hệ chúng ta phải chụi cảnh con giết cha vợ giết chồng,cô giáo yêu cái thằng học trò giáo dục thường xuyên để rồi nó bóp cổ cho chết,cũng chính là một lũ chạy chọt và con ông cháu cha bọn bây
Trả lờiXóa@Nặc danh: chú hưởng thành quả của cái nền giáo dục nào mà nói khôn vê lờ ra vậy. Họ có thể phải bỏ ra một ít tiền để việc tuyển dụng họ diễn ra suôn sẻ, điều đó không đồng nghĩa với việc họ có trình độ dạy học hay không??? Thậm chí họ không bỏ ra đồng nào, nhưng sau khi được tuyển vào dạy, họ biết ơn người đã tuyển họ, mà mới đi tới để cảm ơn...cái đó có quyết định trình độ dạy học của họ không vậy?
XóaXin thưa chú @Nặc danh là thằng cu con nhà chú nó có vô học, thì cũng đừng vội mở mồm ra đổ lỗi cho nền giáo dục, mà trước hết, hãy tự nhìn lại cái cách vợ chồng chú dạy con từ bé, nhìn lại cái môi trường sống từ bé của nó xem. Chắc gì chú chưa từng lỡ miệng chửi thề, chửi bậy mà vô tình để con nghe thấy, chắc gì chú đã dạy nó cách chào hỏi người lớn cho đúng, cách mời cơm người lớn trước mỗi bữa ăn chưa....
XóaĐừng đổ lỗi hết cho cách giáo dục của nhà trường khi mình còn chưa làm tròn nghĩa vụ của người cha/mẹ nhé
Việc nhiều giáo viên ở Kỳ Anh phải nghỉ việc là chuyện bắt buộc khi chia tách huyện nhưng Bộ giáo dục và đào tạo đang tìm giải pháp thích hợp để đảm bảo những giáo viên không bị thất nghiệp. Chuyện giáo viên chạy tiền để có việc chắc hẳn có một vài trường hợp nhưng không nhiều và chắc chắn họ không đủ năng lực mới phải tìm đường lo lót như thế giờ còn vạch áo cho người xem lưng. Đơn kêu cứu kia không phải của 214 giáo viên đó mà có kẻ giả danh họ viết đơn, bởi nhìn qua thì ai cũng có thể thấy những chữ ký kia giống nhau một cách lạ thường.
Trả lờiXóaSố lượng biên chế có hạn trong khi số lượng giáo viên nhiều, cho nên khó tránh khỏi việc có những giáo viên phải tìm đường lo lót để có việc làm, và cũng khó tránh khỏi rơi vào trường hợp như trên. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc năng lực chuyên môn của họ kém. Mong rằng Bộ giáo dục và đào tạo sẽ có những giải pháp hợp lý để đảm bảo cho những giáo viên trên không bị thất nghiệp.
Trả lờiXóa". Ông ấy nói chúng tôi nên rẽ sang hướng khác, nhưng là hướng nào đây? thực sự, chúng tôi đang mất phương hướng" - tôi thấy việc giải quyết một cách đột ngột này rõ ràng không màng tới quyền lợi của những giáo viên bị cho nghỉ dạy và như họ đã nói đây cũng coi như là việc phủ nhận sạch trơn công lao mà họ đã cống hiến trong quá trình công tác, mong là sau khi nhận được là đơn này, chính quyền địa phương sẽ có cách giải quyết hợp lý, ví dụ như tìm cách phân bổ giáo viên đến một số nơi đang còn thiếu chẳng hạn.
Trả lờiXóaVới các giáo viên dạy các môn tự nhiên như Toán - Lý - Hóa - Tiếng Anh - Sinh Học - thì có thể nói, cho dù không đi dạy ở đâu, nếu trong thời gian công tác, chất lượng dạy của họ tốt, thì họ vẫn có thể mở các lớp dạy thêm ở nhà để thu hút học sinh đến học thêm. Đây cũng là một nguồn thu khá lớn đối với nhiều giáo viên dạy tốt. Còn các giáo viên dạy các môn khác thì chẳng biết sẽ sống như thế nào đây.
Trả lờiXóa"Hà tĩnh, hơn hai trăm giáo viên chi gần trăm triệu chạy việc , cầm tiền xong bùng !" - đọc cái tiêu đề thì mình chắc chắn bạn XuanVN đăng bài này lại rồi giật tít có vấn đề về đọc hiểu hoặc tư duy logic. Việc các giáo viên hợp đồng chi tiền ra để cho việc tuyển vào dạy học suôn sẻ từ khi họ bắt đầu hợp đồng, sau đó 12 năm thì có vụ việc cắt giảm giáo viên hợp đồng này. Và bạn XuanVN ngồi đây gõ phím chém "cầm tiền XONG bùng".
Trả lờiXóaÔng Hoàn nói thế này thì rõ là chưa thật sự nghĩ cho quyền lợi của các giáo viên rồi "Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh sau khi phát biểu nói lời cảm ơn và xin lỗi đã khuyên giáo viên: “Đứng giữa ngã ba đường các đồng chí nên rẽ sang hướng khác” - nếu thật sự là người có tâm, ông sẽ phải trăn trở làm sao để những giáo viên đó có được con đường đi tốt nhất, chứ k phải khuyên họ đang làm giáo viên, giờ lại "rẽ đi hướng khác"
Trả lờiXóaLại là kiểu giật tít không đúng sự thật nhằm hướng lái người đọc theo ý nghĩ tiêu cực của người viết. Giáo viên nhiều hơn số lượng việc làm thì phải bị nghỉ việc là điều không ai mong muốn nhưng phải tự tìm cách khắc phục thôi. Còn việc chạy chọt để có công việc đó giờ phải nghỉ việc là của riêng một số giáo viên chứ đâu phải tất cả, chẳng có gì lạ khi những giáo viên đó không đủ năng lực để tự thi đỗ vào công chức nên phải bỏ tiền ra. Đừng có lấy một vài trường hợp mà quy chụp tập thể, có gì sai phạm ở đây đâu.
Trả lờiXóaChả biết lấy thông tin này ở đâu ra nữa , trên đời này có chuyện mà lừa đảo thắng trợn thế này á ? 200 triệu động mà bọn này cứ nghĩ như là một hai nghìn . Chả nhẽ người đưa tiền lại không có biện pháp gì để cam đoan với số tiền của mình chẳng ? mà hơn nữa có chuyện mà chạy việc ư ? hàm hồ quá mức rồi đó , tất cả đều là thi đấy rõ cả chưa , phải có thi công chức!
Trả lờiXóa