Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Sài gòn- CSGT và côn đồ phối hợp làm ăn .

Những người không liên quan đứng cạnh CSGT làm gì?
VÕ HƯƠNG - AN NHIÊN - TÀI PHONG
TTO - Vụ việc nhân viên tiếp thị sữa xử lý biên bản giúp CSGT tại Đồng Nai và đánh chị Hoàng Anh làm hàng ngàn người dân đặt câu hỏi: Tại sao họ liên quan?

Những người không liên quan liệu có được đứng ở khu vực CSGT đang thi hành nhiệm vụ và họ đứng gần đó để làm gì?

Nghiệp vụ công an để người ngoài ngành làm giúp?

Rất nhiều ý kiến gửi về TTO chia sẻ cùng một thắc mắc tại sao nghiệp vụ của công an lại để một người ngoài ngành làm giúp? Số khác nghi ngờ không biết nhân viên tiếp thị này được sự cho phép của ai mà lại ngang nhiên ghi biên bản xử phạt - một việc thuộc thẩm quyền của CSGT - như vậy?

Trước đó, TTO từng thông tin vụ việc ông Nguyễn Văn Chín (44 tuổi ở Q.Gò Vấp) bị đánh chết không lâu sau khi bị CSGT đo nồng độ cồn (ngày 25-6-2014).

Kết luận của cơ quan điều tra cho thấy tổ trưởng tổ CSGT hôm đó đóng vai trò chủ mưu. Người này đã nhờ Nguyễn Minh Chung - đối tượng có tiền án về tội cướp giật tài sản, vừa ra tù không lâu - “nhờ giúp đỡ”. Sau đó, Nguyễn Minh Chung đã tổ chức và huy động các bị can còn lại đánh ông Chín.

Một vụ việc khác xảy ra tháng 4-2013, một người đàn ông cũng bị hai thanh niên đánh chết sau khi xảy ra cự cãi với CSGT.

Người dân bình thường không có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính

Trao đổi với TTO, luật sư Bùi Quang Nghiêm cho biết theo quy định về thành lập chốt điều tiết giao thông và xử lý giao thông, chỉ có ngoài cảnh sát giao thông, lực lượng thanh niên xung phong và các lực lượng phối hợp khác như cảnh sát cơ động 113 được quyền tham gia.

“Việc xử lý giao thông, điều tiết giao thông thuộc thẩm quyền của lực lượng cảnh sát giao thông, không thể nhờ người khác phụ giúp, ngồi công khai ở nơi thực hành thẩm quyền” - luật sư Bùi Quang Nghiêm nói.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thì việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo khoản 1, khoản 2 điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 điều 73 nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì những người thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ gồm: chủ tịch UBND các cấp, công an nhân dân, thanh tra giao thông vận tải; công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ và công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương.

“Như vậy, người dân lao động bình thường không có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Vì thế, việc cảnh sát giao thông nhờ người dân lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính là trái pháp luật” - luật sư Nguyễn Văn Hậu đánh giá.

Cùng quan điểm này, luật sư Huỳnh Phước Hiệp nhận định khi thực hiện việc tuần tra nhằm đảm bảo an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ không có quy định nào cho phép người khác tham gia.

Hơn nữa, luật sư Huỳnh Phước Hiệp cho rằng việc cho người ngoài ngành, không có thẩm quyền vào nghe bộ đàm, ghi biên bản là không đảm bảo tính bảo mật khi làm việc của lực lượng CSGT.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà các cơ quan chức năng sẽ đưa ra những hình thức xử lý thích hợp đối với những CSGT vi phạm vấn đề này.

Biên bản có giá trị pháp lý không?

Có bạn đọc còn cho rằng nếu biên bản có chữ viết của nhân viên tiếp thị sữa thì không có giá trị vì “người này không phải nhân viên của tổ công tác, không có quyền ghi biên bản xử lý và nghe bộ đàm của công an” - bạn đọc viết.

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng biên bản được viết bởi một người không có thẩm quyền theo những quy định của pháp luật thì không có giá trị.

“Người xử lý phải là người lập biên bản bởi họ biết rõ hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông là gì. Những người khác không có thẩm quyền thì sao viết biên bản được?” - luật sư Nguyễn Văn Hậu nhận định.

Luật sư Huỳnh Phước Hiệp cho rằng biên bản phải tuân thủ theo nội dung được pháp luật quy định, có chữ ký của người có liên quan mới có hiệu lực pháp luật.

“Để người khác tham gia vào không đúng quy trình là sai. Nếu bất cứ lĩnh vực nào cũng cho người khác tham gia sẽ rối và việc thực hiện chức năng của Nhà nước sẽ bị ảnh hưởng” - luật sư Hiệp nói.

Người ngoài đứng gần CSGT làm gì?

Bạn đọc Trung Kiên hỏi: Tại sao CSGT khi thi hành nhiệm vụ lại dẫn theo người ngoài ngành để làm gì? Mục đích gì?

“Người ngoài vào làm việc cho CSGT là sao? Ai phân công, ai cho phép, làm có đúng quy định của ngành không, lại còn đánh người.... ” - bạn đọc tên Hùng nêu thắc mắc.

Anh Hoàng Chuẩn thắc mắc nhân viên tiếp thị sữa đã làm thư ký cho CSGT được bao nhiêu lần rồi?

“Nếu không có video clip quay lại hình ảnh người đàn ông mặc áo hồng đứng ghi biên bản cho CSGT, sau đó công an mới vào cuộc điều tra và kết luận thì nhân viên tiếp thị sữa còn được nghe bộ đàm, ghi biên bản xử lý bao nhiêu lần nữa?” - anh Chung Thành (Đồng Nai) đặt câu hỏi.

Bạn đọc khác đề nghị có cơ quan điều tra độc lập .

Không chỉ là vấn đề nghiệp vụ, từ hai vụ việc xảy ra vào tháng 4-2013 và tháng 6-2014, nhiều bạn đọc cũng đặt câu hỏi tại sao có sự tình cờ đến khó tin khi vừa cự cãi với CSGT thì ngay sau đó bị những người không liên quan đứng gần đó đánh đến chết.

Bạn đọc Trần Phong cho rằng có điều rất lạ là trên nhiều tuyến quốc lộ nơi nào có tổ CSGT làm nhiệm vụ kiểm tra xe thì “y như rằng các tài xế thấy ở hai đầu đường có hai đầu gấu chờ sẵn canh chừng người vi phạm cự cãi với CSGT, gây hấn với những ai muốn quay phim chụp hình! Không hiểu tại sao có hiện tượng này?” - anh Phong viết.

Độc giả Ba Tôm thấy “nực cười” vì không quen biết với cảnh sát giao thông sao lại đi đánh người cự cãi với CSGT?

12 nhận xét:

  1. "Độc giả Ba Tôm thấy “nực cười” vì không quen biết với cảnh sát giao thông sao lại đi đánh người cự cãi với CSGT?" đã bảo là ông nhân viên tiếp thị sữa kia là bạn của ông CSGT trong clip còn gì nhỉ??? Chưa bàn đến việc ai đúng ai sai, nhưng cái kiểu u đứng đó mà thấy đứa nào nó ông ổng chửi bạn mình thì đứa nào chả muốn đấm vào mặt vài cái. Ba Tôm lại hóng hớt trên mạng, câu được câu mất rồi đi chém gió rồi.

    Trả lờiXóa
  2. đó là cả 2 đều đưa ra mặt sấu, ko tốt, càn khắc phục. nhưng phản động thì đổ hết lỗi cho cộng sản. Như tất cả những việc sai trái trên thế giới này đều do cộng sản làm. Chưa làm được gì cho đất nước mà cứ đi chê ĐCS không vì dân..blabla... xin thưa các vị, mấy cái bản chất bẩn thỉu của các vị không ai không biết đâu,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bản chất của rận oan luôn là thế mà có ý nghĩa gì đâu chúng chả có cái gì hêt ngoài việc đi bêu xấu chính quyền cảu nhân dân với công an lực lưỡng quân đội cả mà thôi chứ đến với trang này chúng ta đang bị nhiễm bởi những thông tin xấu nhất có thể thấy được chúng nghĩ gì hêt

      Xóa
    2. Một bài viết hoàn toàn không đúng sự thật một chút nào và sẽ chẳng có ai tin những thông tin trên mấy tên rận chủ này chuyện gì cũng xuyên tạc được nói xấu công an có một đám thanh niên quậy phá mà bọn này lại xuyên tạc là công an quấy rối đúng là bài viết này không hề đáng tin một chút nào và chúng ta cũng không nên tin.

      Xóa
    3. Nên biết mình là ai mình đang làm gì , là một con người mang quốc tịch Việt Nam nên biết tôn trọng những người mang lại trật tự và sự ổn định cho xã hội cho cuộc sống của mình nhé đừng có cố gắng làm những trò chỉ mang tính chất minh họa nữa đi , vô nghĩa lắm. thực sự mà nói bây giờ bọn này nói xấu công an rất nhiều mà không biết mục đích của chúng là gì

      Xóa
  3. Không thể tin nổi những bài viết mang nhiều tính kích động như thế này được ,có căn cứ hay bằng chứng nào không mà nói như đúng rồi vậy ? hay lại lừa dối ,tạo những sự việc mà chỉ tác giả nghĩ ra mà thôi ,như vậy thì có ai mà tin được cơ chứ ,nên những hành vi như vậy chỉ là một việc vô nghĩa mà thôi .

    Trả lờiXóa
  4. Hầu hết những người dân đều bị những kẻ xấu lợi dụng để tụ tập, gây rối trật tự công cộng. Không hiểu sao còn rất nhiều những kẻ đang cố tình chống đối lực lượng chức năng, thậm chí còn gây ra những hành động quá khích làm thiệt hại cả và kinh tế lẫn vật chất cho địa phương. Những kẻ như vậy đáng bị lên án.

    Trả lờiXóa
  5. suốt ngày nói cảnh sát giao thông này nọ gì với nhau cả mà thôi, có khi nào mà CSGT không được đưa lên đây chơi ấy nhỉ hay đơn giản chỉ là trò đùa của lũ rận chủ này mà thôi thì đành có những lúc chúng ta nên coi đó là những gì mà trên này nó nhảm thmar mà thôi chứ chả có ý nghĩa gì hết cả hay cũng không có ý nghĩa gì hết cả

    Trả lờiXóa
  6. Do làm nhiều điều mờ ám và tội lỗi chăng nên tác giả mới có lối viết cực kỳ "cảm xúc" khó tả như vậy? Chính vì có tật sợ giật mình nên có gắng xuyên tạc, vu khống người ta trước, biến không thành có? Thật không biết hai chữ liêm sỉ tác giả để ở đâu nữa khi làm vậy? Một người mà ngay cả phẩm giá của mình mất đi như vậy không sớm thì muộn cũng bị quả báo!

    Trả lờiXóa
  7. Bài viết thiếu sự thật của tác giả, những bài viết như thế này cũng chỉ làm cho uy tín của cái blog này sụt giảm trầm trọng thêm, cái chữ tín phải đặt lên hàng đầu thì cái chữ tin mới tiếp theo được chứ, cứ nói năng xuyên tạc mãi thế này thì còn ai tin vào mấy cái thông tin các chú đưa ra,

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Không vi phạm gì thì người ta mất công mất sức đi theo làm gì cho mệt, công an thi hành luật, nhưng cũng chính họ cũng bị trừng trị nếu làm sai, họ phải đối mặt không những với pháp luật mà phải đối mặt với cả một bộ phận quần chúng nữa chứ, nếu làm sai thì liệu rằng họ có tồn tại, có đứng vững được không,

    Trả lờiXóa