Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Bộ Y tế tiếp tay cho bác sỹ rởm của Tàu ?

  Vụ việc phòng khám Maria tại Thái Thịnh đang  gióng lên một hồi chuông về Quốc nạn y tế tại Việt nam. Từ bộ trưởng, thứ trưởng, xuống tới bác sỹ, y tá ...đều dùng bằng rởm để hành nghề đã góp phần biến tính mạng người dân Việt nam đang được coi như những con gà con vịt.
  Vụ gây chết người tại phòng khám Maria mới rồi báo chí vẫn đang bưng bít, ai là người đứng tên trên pháp lý của cái phòng khám đó ? bà phó giám đốc viện 198 của công an tên là gì, đứng tên giấy phép từ ngày nào, cổ phần bao nhiêu trong cái tên Maria đấy ...? 
 Yêu cầu mấy cán bộ quản lý của Bộ ý tế trả lời thẳng vào mấy câu hỏi trên, minh bạch để công luận đỡ mất thời giờ, chỉ thẳng cái ổ chuồn chuồn ra, đừng bao biện quanh co nữa.



Vụ tử vong tại phòng khám Maria: Sở Y tế không đùn đẩy trách nhiệm!

    “Là người đứng đầu một bộ phận chuyên môn của Sở Y tế Hà Nội về vấn đề cấp phép, tôi hết sức đau xót khi sự việc xảy ra”, ThS. Trần Thị Nhị Hà, Trưởng phòng Hành nghề Y dược tư nhân cho biết.
 >>  Trưởng phòng khám Maria: “Tôi đã không kiên quyết!”
 >>  Hé lộ nguyên nhân tử vong của bệnh nhân ở phòng khám Maria
 >>  Vụ phòng khám Maria: Xác định danh tính 4 người Trung Quốc “mất tích”

Vụ việc này đang được cơ quan điều tra Hà Nội; Thanh tra Bộ Y tế; Cục Quản lý Khám Chữa bệnh…vào cuộc quyết liệt để “hội chẩn” trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan. Sở Y tế Hà Nội cũng đã có văn bản báo cáo ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội về vấn đề này.  Ngày 24/7, Sở Y tế HN sẽ làm việc với báo chí tại cuộc họp Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội về vụ việc này.

Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ThS. Trần Thị Nhị Hà, Trưởng Phòng Hành nghề Y dược tư nhân về vụ việc bức xúc này.
ThS. Trần Thị Nhị Hà, Trưởng Phòng Hành nghề Y dược tư nhân
ThS. Trần Thị Nhị Hà, Trưởng Phòng Hành nghề Y dược tư nhân

Thưa bà, trách nhiệm của Phòng Hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) như thế nào trong vụ bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Phong tử vong? Đã có cơ quan có thẩm quyền nào kết luận ban đầu về vấn đề này chưa?

ThS. Trần Thị Nhị Hà: Là người đứng đầu một bộ phận chuyên môn của Sở Y tế Hà Nội về vấn đề cấp phép, tôi hết sức đau xót khi sự việc xảy ra. Một lần nữa, cho tôi được gửi lời chia buồn với gia đình bệnh nhân Phong.

Ngày 18/7, các cơ quan chức năng như Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế); Thanh traBộ Y tế, Công an quận Đống Đa và Sở Y tế Hà Nội đã có cuộc họp về vấn đề này một cách hết sức nghiêm khắc. TS. Trần Quý Tưởng, Phó Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh đã có kết luận việc thẩm định cấp phép cho Phòng khám Maria là đúng quy trình, đúng quy định theo Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân. Khi cấp phép hoạt động (ngày 30/12/2010), Phòng khám Maria không có người hành nghề, người giúp việc chuyên môn quốc tịch nước ngoài.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho rằng Sở Y tế phải giải quyết sự việc nghiêm minh, đúng pháp luật, không bao che, không đùn đẩy trách nhiệm.

Vậy thì những bác sỹ người Trung Quốc ‘mọc” ở đâu ra? Không lẽ Sở Y tế không biết gì về việc này?

Thạc sỹ Trần Thị Nhị Hà: Sau khi được cấp phép gần 1 năm, Phòng khám Maria và Công ty CPTV& đầu tư An Thịnh có văn bản đề nghị Sở Y tế bổ sung 04 BS giúp, trong đó có BS Lôi Hồng; BS Hoàng Đỉnh Lập (quốc tịch Trung Quốc). Tuy nhiên, hai bác sỹ này không điều trị cho bệnh nhân Phong.

Đây là việc làm vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Theo ý kiến của Cơ quan điều tra, Phòng khám Maria và Công ty CP đầu tư & tư vấn An Thịnh coi thường trách nhiệm. Khi bệnh nhân Phong tử vong lúc 21h30 ngày 14/7 thì bác sỹ Trung Quốc đã chạy trốn và xuất cảnh lúc 6h30 ngày 15.

Không lẽ Sở Y tế không có lỗi gì trong việc này?

Chúng tôi có trách nhiệm về vấn đề này. Rõ ràng sau khi cấp phép, chúng tôi phải có trách nhiệm kết hợp cùng với các cơ quan chức năng khác “hậu kiểm”. Trong quá trình cấp phép quản lý hành nghề y dược tư nhân, chúng tôi đã hết sức cố gắng để thạc hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế. Tuy nhiên quá trình thực hiện, chúng tôi thấy có nhiều bất cập. Sau vụ việc tại Phòng khám Maria, Phòng Hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) đã rà soát lại toàn bộ quy trình cấp phép. Do vậy, chúng tôi cũng đã phát hiện nhiều “lỗ hổng” trong công tác quản lý nhà nước về mặt con người cũng như tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Những “lỗ hổng” đó là gì? Ai là người chịu trách nhiệm trong chuyện đó?

Về mặt con người, Phòng chúng tôi chỉ có 6 chuyên viên, phải chịu trách nhiệm rà soát 2.928 phòng khám tư nhân. Chúng tôi đã và đang cố gắng hết sức nhưng quả thật cũng khó có thể chu toàn được mọi việc.


Về mặt cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật liên tục thay đổi nên việc tổ chức thực hiện phải cần nhiều thời gian chứ không thể tức khắc được. Cụ thể, trước kia việc cấp phép theo quy định tại Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân; Nghị định 103/NĐ-CP; Thông tư 07. Nay các văn bản này đã hết hiệu lực. Và được thay thế bằng Luật Khám chữa bệnh, Nghị định 87/NĐ- CP và Thông tư số 41 Bộ Y tế. Lộ trình thực hiện các văn bản mới này của các phòng khám tư nhân trước ngày 31/12/2012. Đấy là lỗ hổng trong công tác quản lý nhà nước.

Bác sỹ Trung Quốc nào đã trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Phong?

Từ năm 2011, Sở Y tế đã kiểm tra phòng khám này 3 lần. Theo đó ngày 9/5/2011, đã phát hiện bác sỹ Đặng Cầm Chi (Đài Loan) đang hành nghề không phép, xử phạt 18,5 triệu và đình chỉ hoạt động của bác sỹ này. Tiếp đó ngày 26/6/2011, đã phát hiện bác sỹ Hạ (Trung Quốc) nên đình chỉ hoạt động của bác sỹ và xử phạt 7,5 triệu đồng.

Theo báo cáo ban đầu, có 3 người Trung Quốc và 4 Y tá Việt Nam, 2 người phiên dịch, 01 lễ tân đón tiếp, khám chữa bệnh cho bệnh nhân Phong. Cả ba người Trung Quốc này đều không nằm trong danh sách phòng khám đăng ký với Sở Y tế. Hiện Cơ quan điều tra đang làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan tới cái chết của chị Nguyễn Thị Thu Phong.

Bác sỹ Đỗ Y Na (phụ trách chuyên môn của phòng khám Maria) cho rằng trước khi ca tử vong xảy ra, BS Đỗ Y Na đã đề nghị không phụ trách phòng khám mà ủy quyền cho BS Phạm Thị Minh Trang. Sở có biết việc này không và BS Trang hay BS Y Na phải chịu trách nhiệm trong vấn đề này?

Về vấn đề này, BS Đỗ Y Na đã có đề nghị bằng miệng. Sở Y tế và Phòng Hành nghề Y dược tư nhân yêu cầu BS Na hoàn thành hồ sơ đề nghị không phụ trách. Tuy nhiên đến nay, Sở không nhận được văn bản này của BS Y Na và Công ty CPTV & đầu tư An Thịnh. Do đó, BS Đỗ Y Na vẫn là người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám trước pháp luật.

Thực trạng bác sỹ quốc tịch nước ngoài đang hành nghề trên địa bàn Hà Nội như thế nào?

Tính đến ngày 20/7/2012 trên địa bàn thành phố Hà Nội có 35 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có yếu tố nước ngoài được cấp phép.

Số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã ngừng hoạt động là 21. Trong đó có 12 cơ sở hành nghề đã có thông báo ngừng hoạt động và trả giấy phép hoạt động về sở Y tế, 9 cơ sở đã ngừng hoạt động và chưa trả giấy phép hoạt động).

Số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang hoạt động thực tế là 14 gồm có 04 Cơ sở là các phòng chẩn trị Y học cổ truyền và 01 cơ sở Phòng khám đa khoa có người Trung Quốc tham gia giúp việc, 09 cơ sở là Bệnh viện, phòng khám đa khoa và chuyên khoa có các bác sỹ, điều dưỡng người nước ngoài từ các nước: Hàn quốc, Pháp, Đức, Ucraina, Nga, Canada, Nhật Bản tham gia khám chữa bệnh và giúp việc chuyên môn.

Tổng số bác sỹ nước ngoài tham gia khám bệnh, chữa bệnh và giúp việc tại các cơ sở là 29 Trong đó (có 05 Bác sỹ Quốc tịch Trung Quốc tham gia khám bệnh, chữa bệnh, 02
bác sỹ Trung quốc tham gia giúp việc chuyên môn và 22 bác sỹ nước ngoài quốc tịch khác tham gia khám bệnh, chữa bệnh. Có 03 điều dưỡng quốc tịch Nga tham gia giúp việc tại Bệnh viện Việt Nga.

Xin cảm ơn bà!

Lâm Ngọc (thực hiện)

2 nhận xét:

  1. Trần Thị Nhị Hà, Trưởng Phòng Hành nghề Y dược tư nhân nói "Trong quá trình cấp phép quản lý hành nghề y dược tư nhân, chúng tôi đã hết sức cố gắng để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế."

    Bởi vì tất cả cơ quan công quyền "đã hết sức cố gắng để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước" cho nên đạo đức xã hội băng hoại, mọi ngành nghề xuống cấp trầm trọng, tham nhũng - hối lộ tràn lang, sinh mạng và quyền con người của người dân bị khinh rẽ, đất nước bị Tàu cộng xam lược,....

    Người có nhân tính thì nên tránh càng xa càng tốt bè lũ bán nước hại dân. Tổ quốc và dân tộc là trên hết! đảng phái và nhà cầm quyền mà không vì quyền lợi và danh dự của Tổ quốc và Nhân dân thì phải bị nhân dân kiên quyết khai trừ.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng qui trình nên hệ thống nó sập sệ thế rứa.
    Không đúng qui trình thì nó đã như y tế Singapore, như Thái, như HongKong em nhỉ
    Em Hà nhìn mặt dư lày thì chắc có anh lào bên bộ Y tế hay cục dược mặc cả rồi cho làm trưởng phòng hành là chính rồi, em xinh hơn chị Tiến bộ trưởng nên tương lai còn tiến sâu tiến xa nữa em ạ, cố gắng sơn tút cho ngon lành rồi chiều các anh trên sở, trên bộ nhá, chuyên môn và y đức kệ bố nó.

    Trả lờiXóa