Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Tường thuật biểu tình tại Hà nội ngày 22- 7

Theo Anhbasam.wordpress.com

7h20′ - Hà Nội: Quanh ĐSQ  Trung Quốc không khí khá “yên bình”, chỉ có 2 tốp nhỏ cảnh sát ở 2 góc vườn hoa.
Triển khai lực lượng – Đường Tràng Thi 7h35′
7h40′ – Nhà hát lớn, vườn hoa Lý Thái Tổ, đài Quyết Tử  mỗi nơi có 1 xe chở dân phòng gắn loa.
8h20′ – Tại Nhà Hát Lớn vẫn chỉ thấy vài bóng dân phòng, CSGT. Lác dác vài bà con.
8h45′ – Nhà Hát Lớn: Xe truyền hình di động của chỉ huy Công An và 2 xe Bus (để hốt người biểu tình), lực lượng An Ninh chìm, nổi vượt trội về số lượng so với những “ứng viên” biểu tình.
9h10‘ – Sài Gòn, Công viên 30/4 lúc 8h:
9h20′ Biểu tình đã bắt đầu. Đoàn biểu tình đang đi ngang qua cổng Công An quận Hoàn Kiếm, hướng về phía Đại Sứ Quán Trung Quốc.
9h30′ - Tin từ CTV cho biết: Đoàn đi ngang qua Ngã 4 Tràng Thi, Phủ Doãn. Đi đầu đoàn đã thấy blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh mặc áo vàng, đội mũ cao bồi (chụp hình chớ không biểu tình).
Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh với nhiệm vụ phó nháy
9h40′ - Đoàn biểu tình đã đến Ngã 4 Hàng Bông, Điện Biên Phủ, có 1 vài rào chắn, lực lượng Công An phường, dân phòng không đông bằng buổi biểu tình ngày 08-07-2012, do số người tham gia biểu tình lần này đến giờ chỉ khoảng 100 người.
9h50′ - Lúc này đoàn biểu tình đang dừng tại rào chắn Điện Biên Phủ, Trần Phú.
10h00′ – Đoàn biểu tình bắt đầu quay lại hướng về phía bờ Hồ.
       - Tại Vinh: Do lực lượng An dày đặc nhiều bạn trẻ bị bám đuôi nên ko thể nổ ra biểu tình.
10h15′:
10h35′ – Về tới Bờ Hồ, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục …
10h40′ – Ngang Tượng đài Quyết tử … không rẽ vào, mà hướng tới tượng Lý Thái Tổ …
10h45′ – Tới tượng Lý Thái Tổ, chụp ảnh và hô rất to khẩu hiệu: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam!”. Lúc này vẫn có khoảng hơn 100 người.
11h00′ – Mọi người ra về. Tuy nhiên vẫn còn một số ở lại trả lời phỏng vấn của các nhà báo phương Tây.
Cụ Lê Hiền Đức hôm nay không phải ngồi xe lăn nữa.
11h30‘: – Hình ảnh của độc giả gửi từ Sài Gòn:
Đang tiếp tục cập nhật...
TỄU
BLOG - 22.7.2012: TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI





HÌNH ẢNH ĐẦU TIÊN CỦA CUỘC BIỂU TÌNH SÁNG 22.7 TẠI HÀ NỘI





08h45: Hà Nội và Saigon (Công viên 30/4) không khí vẫn khá yên ắng, mặc dù rất nhiều người dân đã có mặt quanh các khu vực...


Từ sáng sớm đã thấy có 2 xe bus đậu sẵn trước cửa Ngân hàng NN ở sau tượng đài Lý Thái Tổ.


Hôm nay thời tiết Hà Nội khá nóng. Nắng gắt từ sớm.


ABS: 8h45′ – Nhà Hát Lớn: Xe truyền hình di động của chỉ huy Công An và 2 xe Bus (để hốt người biểu tình), lực lượng An Ninh chìm, nổi vượt trội về số lượng so với những “ứng viên” biểu tình.


Hôm nay ở các ngã ba, ngã tư xung quanh khu vực Sứ Quán Trung Quốc có thêm rất nhiều hàng rào sắt nhọn, dây thừng, xe ô tô Công An ... để ngăn biểu tình.


09h00: Như lời hẹn ước, những biểu ngữ đã được giăng ra tại khu vực Nhà hát lớn, mặc dù lực lượng an ninh yêu cầu giải tán. Không khi khá căng. Nhưng người dân cũng cương quyết không kém.


Sau khi bám trụ không dời Nhà hát lớn, mặc dù lực lượng chức năng khá rắn, không cho đứng trên thềm Nhà hát lớn, đoàn biểu tình đã kéo ra Bờ Hồ, và hiện nay đã đi hết phố Tràng Tiền.


Hôm nay số lượng biểu ngữ nhiều hơn những lần trước, nhiều biểu ngữ, khẩu hiệu rất to và được thiết kế bắt mắt.


09h20: Đoàn biểu tình hô vang khẩu hiệu "Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam", "Đả đảo Trung Quốc xâm lược" đang đi ngang qua trụ sở Công an Hoàn Kiếm, số 2 Tràng Thi, HN. Ước chừng đã có khoảng 200 người.


Đường Tràng Thi đã chặn các phương tiên giao thông.


Tại Sài Gòn, khá đông bà con tụ tập ở quanh khu vực công viên 30.4 nhưng chưa có biểu tình.


09h30: Cụ bà Lê Hiền Đức đã thoát khỏi vòng vây và đang trên đường ra Tràng Thi, nhập đoàn biểu tình.


Mặc cho tiếng loa của cơ quan chức năng, những người biểu tình vẫn hô vang khẩu hiệu đả đào Trung Quốc xâm lược, khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Không khí trên đường Tràng Thi cực kỳ náo nhiệt. Tiếng hô vang dội, như lấn át cả tiếng loa của những người "phản biểu tình", thể hiện tình yêu Tổ Quốc lớn lao và quyết tâm sắt đá bảo vệ sự toàn vẹn của Tổ quốc.


09h45: Đoàn biểu tình khoảng trên 300 người đã dừng lại ít phút tại ngã năm Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Hàng Gai để hô vang khẩu hiệu và thu hút sự chú ý của dân chúng bên đường. Nhiều ngươi trong số các hộ dân bên đường đã đổ ra hiên quan sát và nhập đoàn biểu tình.




Một số phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài đã bám sát đoàn biểu tình để đưa tin.







Tại TP biển Vũng Tàu, BTV Bùi Thị Minh Hằng đã "biểu tình tại gia" với các khẩu hiệu hoành tráng:








09h50: Đoàn biểu tình đang tiến đến phía hàng rào sắt do các lực lượng chức năng dựng lên.










Thời tiết Hà Nội lúc này đã rất nóng bức. Đoàn người biểu tình vẫn hát vang bài hát Dậy mà đi và hô to các khẩu hiệu, ngay tại hàng rào sắt. Và lúc này, người dân ở bên phố đã mang nước phục vụ miễn phí cho đồng bào của mình.





10h05: Đoàn biểu tình bắt đầu quay trở về Nhà Hát lớn và Bờ Hồ. Cụ bà Lê Hiền Đức vừa kịp đến! Hoan hô cụ bà Lê Hiền Đức!



10h15: Đoàn người hùng hậu ngày một thêm đông đang đi trên đường Hàng Bông.
















10h30: Đã ra đến Bờ Hồ và cả đoàn người đang hướng về tượng đài Cảm Tử. Lực lượng chức năng tưởng bà con tụ tập xung quanh tượng đài Cảm tử nên đã phun nước khu vực này.



Đoàn biểu tình đi về phía sân tượng đài Lý Thái Tổ. Mọi người lặng yên lắng nghe phát biểu của Cụ bà Lê Hiền Đức.











10h55: Mọi người đang chia tay nhau và sắp tự giải tán.



Tễu - Blog tường thuật trực tiếp từ tòa nhà Hàm Cá Mập, Hồ Gươm, Hà Nội.

Trong bản tường thuật có sử dụng tin và ảnh của một số trang mạng xã hội và bạn bè.

Xin chân thành cám ơn! Chúc bà con xa gần một ngày Chủ nhật vui vẻ, hạnh phúc!

HẾT


63 nhận xét:

  1. Chúc một chủ nhật tươi đẹp .
    Cảm ơn các Đ/C an ninh đã không phá cuộc biểu tình ngày hôm nay .Phải để cho quân xâm lược thấy rõ : lòng căm thù và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của QUÂN và DÂN ta mạnh mẽ như thế nào .
    Dù kẻ thù đó có mạnh đến đâu ,nham hiểm thế nào ,nhưng sẽ bị đè bẹp bởi tinh thần đoàn kết nhất trí nột lòng chống giặc ngoại xâm của QUÂN và DÂN .

    Trả lờiXóa
  2. Xin Chúc Mừng "Những Người Biểu Tình Yêu Nước Dũng Cảm" !

    Chúc mừng cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của Hà Nội `đã diễn ra tốt đẹp´ với `khí thế mạnh mẽ’ và ‘tinh thần ngày càng cao’...

    PHẢN ĐỐI NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG NGĂN CẢN BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC !

    HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !

    BIỂN LÀ MÁU THỊT CỦA VIỆT NAM !

    ĐẢ ĐẢO TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC !

    Chúc ngày chủ nhật vui vẻ! Nào, nâng ly lên... mọi người ơi!!!

    Trả lờiXóa
  3. từ bấy đến nay chưa có Luật biểu tình để định rõ từ khái niệm, phạm vi điều chỉnh và chế tài về nó nên khi xử lí vấn đề là khá lung túng. Cụm từ "biểu tình theo quy định của pháp luật" trở nên khá khó hiểu. Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng được coi là căn cứ pháp luật làm chỗ dựa khi xử lí vấn đề biểu tình. Tuy nhiên, trong Nghị định 38 không có định nghĩa từ ngữ về “biểu tình” và “tụ tập đông người”. Nghị định 38 chỉ quy định về việc xử lí hành vi tụ tập đông người chứ không quy định cụ thể về biểu tình. Tất nhiên biểu tình thì phải tụ tập đông người, nhưng các hình thức, mục đích tụ tập đông người rất đa dạng như: bãi công đòi quyền lợi, đua xe, cho tới thi thể thao, biểu diễn nghệ thuật, thậm chí đi dã ngoại tập thể, dự tiệc cưới... cũng có thể coi là tụ tập đông người. Khái niệm biểu tình được từ điển định nghĩa là “Hình thức đấu tranh của quần chúng tụ họp lại ở một nơi hoặc đi diễu ngoài đường để biểu dương lực lượng hay để bày tỏ một ý muốn gì” đó. Biểu tình thường gắn với vấn đề chính trị.

    Trả lờiXóa
  4. Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở lòng đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc nơi công cộng khác.

    Trả lờiXóa
  5. Tiến hành các hoạt động quy định tại Điều 7 (xin phép trước) Nghị định này mà không được phép của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

    Gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, của cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cản trở, chống người thi hành công vụ. đó là những hành vi nghiêm cấm

    Trả lờiXóa
  6. Theo mình nghĩ thì việc sớm ban hành một văn bản Luật về biểu tình mang tính hợp pháp là rất cần thiết. Biểu tình là thứ rất dễ bị các thế lực phản động lợi dụng để âm mưu phá hoại đất nước. Khi đưa vào thành luật thì sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý những hoạt động nhạy cảm ấy.

    Trả lờiXóa
  7. Biểu tình không xấu, trong thực tiễn lịch sử, đất nước ta thắng lợi cũng nhờ biểu tình, vậy nhưng ngày nay những kẻ xấu lại lợi dụng biểu tình để thực hiện những âm mưu phá hoại của chúng. Rất mong các cơ quan chức năng có cơ chế quản lý hợp lý vấn đề biểu tình tránh để kẻ xấu lợi dụng

    Trả lờiXóa
  8. Chúng nó đang lục xục kêu gọi biểu tình thực hiện âm mưu phản động thâm độc. làm gì ngăn cản những biểu tình này, bà con nói xem, bà con nói với những người hàng xóm những người xung quanh họ cái. Biểu tình là tiếp tay cho bọn phản động đấy

    Trả lờiXóa
  9. Nhiều người thường xuyên kích động biểu tình với mục đích chính là gây rối an ninh trật tự, làm xấu hình ảnh quê hương đất nước, phá vỡ đoàn kết nội bộ quần chúng nhân dân. Mỗi công dân cần xác định được rằng biểu tình không có nghĩa là yêu nước, biểu tình không có tác dụng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ lãnh thổ, quê hương. Biểu tình chỉ là chiêu trò lừa bịp của các thế lực phản động dùng để chống lại Đảng, Nhà nước

    Trả lờiXóa
  10. Biểu tình, không nói lên rằng người nào đó yêu nước,mà chẳng qua chỉ là đang cố thể hiện mình yêu nước (nếu người đó không có ý đồ xấu) - đợi ra luật biểu tinhd thật chặt chẽ để rồi xem thằng nào còn hô hào được, yêu nước thì góp đá xây Trường Sa, Ủng hộ tiên đóng xuồng chủ quyền đi

    Trả lờiXóa
  11. Nói là yêu cầu cần có luật Biểu tình, thế nhưng có luật Biểu tình rồi thì có đảm bảo được đúng pháp luật không? Thấy rằng các cuộc biểu tình, nhất là những năm gần đây biểu tình luôn đi kèm với phá hoại an ninh trật tự. Biểu tình như thế là hợp pháp ư? Rồi đến khi lực lượng chức năng vào cuộc thì mạnh mồm kêu rằng công an đàn áp người biểu tình. Ở đây ai đàn áp ai chứ, những kẻ lợi dụng biểu tình tụ tập đông người đập phá, biểu tình chống trung Quốc đâu chả thấy, toàn thấy chống lại chính quyền.

    Trả lờiXóa
  12. Nên hay không nên có luật Biểu tình thì nhiều người hiểu rõ, chúng ta nên lấy ý kiến theo số đông. Với tôi thì tôi chưa có quan niệm về luật Biểu tình, biểu tình đâu có nghĩa sẽ nói lên dân chủ. Từ bao nhiêu năm trước đến giờ dù không có luật Biểu tình cũng đâu ảnh hưởng đến chính sách dân chủ nhân quyền của quốc gia. Tôi chỉ thấy có Biểu tình ắt sẽ có loạn, đã bao nhiêu cuộc biểu tình rồi, những cuộc biểu tình đấy chỉ thấy có phá rối, làm mất anh ninh mà thôi. Thực chất những cuộc biểu tình mang tên chống Trung Quốc đấy có nói lên gì đâu, chỉ thấy chúng cứ một mực chống lại Đảng chống Nhà nước

    Trả lờiXóa
  13. Biểu tình đôi khi chỉ là cái cớ để cho bè lũ phản động lợi dụng chống lại Đảng và nhà nước mà thôi. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải thực sự thận trọng trong vấn đề này. nếu điều luật không chặt chẽ thì bè lũ phản động sẽ có cơ hội để lách luật lợi dụng việc này để chống phá lại như thế sẽ rất nguy hiểm

    Trả lờiXóa
  14. Nói thật lẽ ra nên có cái luật biểu tình này rồi, như ở nước ngoài họ biểu tình suốt đấy chứ, nhưng họ biểu tình văn minh hơn mình nhiều, không phải mấy cái chuyện lùm xùm, ăn vạ ngoài đường, cản trở giao thông như ở việt nam, bởi họ có luật, và họ biết tuân thủ pháp luật hơn người việt nam, mà cơ chế xử lý của họ cũng nghiêm khắc hơn.

    Trả lờiXóa
  15. Với tình hình còn nhiều thế lực chống phá nhà nước ta bằng nhiều thủ đoạn âm hiểm như hiện nay, nếu luật biểu tình ra đời sẽ càng khiến chúng có nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động chống phá nhà nước thêm mà thôi. Trước khi luật biểu tình ra đời cần xây dựng công tác đấu tranh mạnh mẽ chống lại các thế lực thù địch trước đã.

    Trả lờiXóa
  16. Biểu tình không có gì xấu. Nhưng lý do biểu tình phải hợp lý và phải được tổ chức một cách chặt chẽ. Biểu tình phải nói lên được ý kiến chung của đại bộ phận nhân dân, chứ không phải vì lợi ích của một nhóm nhỏ. Biểu tình là để đề xuất ý kiến, nêu ra chính kiến của mình chứ không phải tụ tập để đập phá, để chống chính quyền, gây mất an ninh trật tự. Có luật biểu tình thì phải chấp hành nghiêm chỉnh. Mọi hành vi lợi dụng hoạt động biểu tình để kích động quần chúng theo đó sẽ bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật

    Trả lờiXóa
  17. Cái chuyện bày rận ở đây cắn nhặng lên suốt ngày đòi biểu tình đã xẩy như cơm bữa rồi. Chúng chỉ lợi dụng cơ hội biểu tình rồi trà trộn vào đám đông để gây náo loạn mà thôi. Điển hình nhất là con mụ Bùi Thị Minh Hằng suốt ngày cầm biển kêu la ỏm tỏi. Không chỗ nào là không thấy mặt thị cả. Thế nên đối với lũ rận này là cứ phải nghiêm cấm là chắc nhất

    Trả lờiXóa
  18. Một nguyên tắc cơ bản nhất trong các nguyên tắc pháp luật, đó là công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm.
    NN cho phép biểu tình theo quy định của pháp luật. Và pháp luật về biểu tình mới chỉ một quy định về biểu tình trong HP. Như vậy, chỉ cần thực hiện quyền này theo HP sao cho không vi phạm các quy định khác của PL không liên quan tới biểu tình là đã hợp pháp.
    Không nên nhầm lẫn giữa việc NN chưa ban hành quy định về biểu tình mà thực hiện biểu tình là bất hợp pháp.

    Trả lờiXóa
  19. Theo mình hiểu thì biểu tình theo đúng bản chất của nó là bắt nguồn từ những người công nhân của những thế kỉ trước bị người chủ ngược đãi và muốn đoàn kết lại để nói lên tiếng nói chung ! bản chất đúng của nó là những sự nổi dậy ! ngày nay thì biểu tình được hiểu theo phương diện tích cực hơn là có thể đồng ý với một ý kiến nào đó nhưng đã gọi là bản chất thì chả có khi nào tụ tập lại để mà tung hô hoan nghênh cả ! 100% là để nổi loạn đối với những cuộc biểu tình ! ở nước ta thì biểu tình gần đây đang diễn ra nhiều hơn và đa phần là các cuộc tụ họp của các nhà giả danh dân chủ để phục vụ lợi ích cá nhân của chúng ! vì thế mà mình nghĩ cần có luật biểu tình và sẽ luật này sẽ giống như luật là mất trật tự an toàn xã hội !

    Trả lờiXóa
  20. Đúng. Người dân có quyền biểu tình. Biểu tình là để thể hiện phản ứng của người dân trước một vấn đề hoặc đưa yêu sách nào đó. Tuy nhiên, biểu tình phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Không được lợi dụng biểu tình để đạt được hoặc lồng ghép các mục đích cá nhân (không phải lợi ích tập thể) vào đấy. Có lẽ cần sớm có hành lang pháp lý cụ thể điều chỉnh hoạt động này

    Trả lờiXóa
  21. Theo tôi chưa nên có luật biểu tình, mà thậm chí xã hội yên ổn, công bằng thì không cần thiết phải có. Biểu tình hiện nay ở Việt Nam nếu có đều không phải biểu tình vì những mục đích tốt đẹp mà đều do có sự kích động để gây rối loạn đất nước để chống chính quyền. Nếu biểu tình mang tính chất tốt đẹp đó là biểu tình chống tình trạng bất công trong lao động hay đối xử tệ bạc giữa các dân tộc hay giữa các chủng tộc... Còn biểu tình hiện nay là cái loại biểu tình được máy tên phản nước cho tiền để làm. Mà tiền đấy đều là tiền từ nước ngoài, tiền chúng đầu tư cho chống phá Việt Nam. Vì thế đây chẳng khác gì là những cuộc biểu tình giả hiệu do bọn ngoại bang giật dây để gây rối loạn đất nước ta.

    Trả lờiXóa
  22. Ở Việt Nam chúng ta thì chưa ra lệnh cấm biểu tình nhưng biểu tình phải có mục đích rõ ràng,vì mục đích đúng đắn chứ không phải lợi dụng để thực hiện những âm mưu xấu xa nhằm làm ảnh hưởng đến xã hội hay nhà nước Việt Nam.Nhưng hiện nay thì ở nước ta đã xảy ra rất nhiều vụ biểu tình với mục đích không rõ ràng,làm ảnh hưởng đến Nhà nước và chúng ta cần phải có những giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế việc biểu tình ở nước ta,vì những người cầm đầu các vụ biểu tình đều là những người có ý đồ chống đối lại Nhà nước.

    Trả lờiXóa
  23. Biểu tình là hình thức cuối cùng để biểu thị những ý muốn những oan ức của một số lượng lơn người dân vì vây chúng ta nên thận trọng trong quyết định hợp pháp hóa biểu tình và những luật liên quan tới biểu tôi mong nhà nước sẽ xem xét sớm dưa ra lựa chọn và điều chỉnh sao cho quyền công dân được đảm bảo mà trật tự công cộng cũng được bảo vệ trước những người có ý đồ lôi kéo người dân biểu tình

    Trả lờiXóa
  24. chẳng ai ngán biểu tình mà chỉ là ngán những kẻ biểu tình cực đoan, lợi dụng biểu tình với mục đích xấu thôi. Nhất là thời điểm nhạy cảm lúc này, biểu tình chỉ làm rối loạn thêm an ninh trật tự, gây sức ép lên quan hệ ngoại giao của ta với Trung Quốc thì không nên biểu tình

    Trả lờiXóa
  25. Mình chỉ cảm thấy nhìn đám đông láo nháo chẳng có chút cảm tình nào mà thôi. Nếu mà họ biểu tình ôn hòa được thì tốt, còn không thì chẳng tốt thì nào. Mà làm sao có thể đảm bảo được biểu tình thì sẽ diễn ra ôn hòa được chứ? Lấy ai chịu trách nhiệm được đây

    Trả lờiXóa
  26. có lẽ Nhà nước cần sớm có luật biểu tình đưa ra để dễ bề quản lý. chứ cứ để tình trạng này thì nhiều người dân nhẹ dạ còn bị lừa bởi mấy tay rận chủ, và bọn rận lại cứ được đà thóa mạ nói xấu chính quyền ta áp đặt không cho người dân thực hiện quyền trong Hiến Pháp

    Trả lờiXóa
  27. vẫn là giọng điệu và chiêu bài kêu gọi biểu tình của các anh rận chủ. Thử hỏi nếu đi biểu tình mà Trung quốc sợ hãi mà rút khỏi Biển Đông xem? Chả bao giờ có chuyện như thế đâu nhé. Đừng tưởng rằng Trung Quốc sợ mấy cái băng rôn khẩu hiệu của các người

    Trả lờiXóa
  28. Nói chung là tôi không ủng hộ biểu tình! thứ nhất là dễ gây nên cản trở giao thông, đám đông đi lại thì lại gây mất trật tự an ninh. Thứ hai là có thể có những thành phần xấu nó âm thầm trà trộn vào đám người để nó làm loạn, nó cài bom mìn cho nổ có phải là thiệt thân người vô tội không? Nên tránh ra đi, đừng có biểu tình

    Trả lờiXóa
  29. Xin mấy con rận đừng có anh hùng núp mãi, cứ núp mình trong bóng tối xúi giục người dân lành ra đường làm bia đỡ đạn cho các người tự tung tự tác. Rồi có biến là các người đổ tội cho dân, các người âm mưu gì ai chẳng biết

    Trả lờiXóa
  30. Biểu biểu cái gì, có ích gì không mà đòi biểu tình. Nhiều người cứ sồn sồn lên đòi biểu tình mà chả suy nghĩ trước sau cho chín chắn mà đã vội nghe theo lời xúi giục của bọn xấu nhỉ. cứ làm con lừa cho chúng nó dắt mũi làm gì

    Trả lờiXóa
  31. Nếu có luật biểu tình thì các nhà làm luật cần phải tính toán kỹ hết các tình huống có thể xảy ra để không để cho các lực lượng chống đối ta lợi dụng tình hình để biểu tình gây mất an toàn trật tự, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để biểu tình với mục đích khác.
    Mong rằng sẽ không có những cuộc biểu tình lớn rầm rộ, gây mất trật tự, gây ảnh hưởng tới cuộc sống như Thái Lan đang diễn ra.

    Trả lờiXóa
  32. Nếu chúng ta mà đưa ra luật quy định về việc xử phạt những người biểu tình thì sẽ hạn chế được những người mà bị kẻ xấu kích động để chống đối chính quyền,chống đối nhà nước.Trước giờ chúng ta chưa có luật quy định về điều này,chính vì thế những kẻ xấu lợi dụng để cho những người dân một tí tiền để người dân tham gia biểu tình.Người dân thì thấy được tiền không biết gì nên cũng nghe theo.Chính vì thế việc ra điều luật là nên làm.

    Trả lờiXóa
  33. Hiện nay chúng ta phải đề ra những quy định xử lí đối với những người tổ chức các cuộc biểu tình,lôi kéo người dân tham gia gây rối loạn trật tự công cộng.Những người này phải xử lí thật nặng để có tính răn đe với mọi người và răn đe với xã hội.Nếu không như vậy thì xã hội sẽ loạn lên.Các thế lực thù địch ra sức kích động để người dân biểu tình chống đối nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
  34. Mình chưa kịp định thần trước những ngạc nhiên chẳng giải thích nổi thì bỗng có tiếng loa phát ra từ đâu đó “Yêu cầu không được tụ tập trái phép ở đây”. Sau tiếng loa, đám người biểu tình đã kịp rồng rắn kéo ra đường, ra bờ hồ. Xuất hiện bóng dáng công an.

    Chưa kịp hiểu mô tê chi cả thì kìa, đoạn đường trước Bưu điện Bờ Hồ đã tắc lại. Mấy chục con người đó cắt qua đường nhưng khi ra giưa đường chùng chình không chịu đi. Xe máy, ô tô hai chiều tắc nghẽn lại. Đám đông bắt đầu lộn xộn, người la ó, kẻ văng tục. Hàng chục cảnh sát quây lại, tìm cách giải tỏa, tiếng còi, tiếng loa xé tai. Việc trước hết là phải đẩy đám người biểu tình lên vĩa hè để gải phóng lòng đường.

    Trả lờiXóa
  35. Bạn sinh viên này đồng cảnh ngộ của mình rồi. Nhưng mình thiệt thòi hơn là không ra đó chứng kiến cảnh đó. Chẳng là qua mạng mình cũng được biết thông tin về vụ biểu tình sắp diễn ra. Mình cũng hào hứng lắm, cũng muốn đi hưởng ững vì mình nghĩ đơn giản chỉ là để thể hiện lòng yêu nước thôi. Trước hôm diễn ra biểu tình, mình gọi điện hào hững kể với mẹ là mai con sẽ đi biểu tình chống TRung QUỐC đấy. Tưởng rằng được mẹ khen, mẹ tuwh hào vì con biết yêu tổ quốc ai ngờ mình bị mẹ mắng cho một trận và nói cho mình biết vì sao không nên đi. Có nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chứ không phải cách tập trung đông đúc treo khẩu hiệu băng rôn, làm mất trật tự công cộng ở Nước mình chứ thằng Trung Quốc nó chẳng thèm để ý, mà nó biết nó cũng chẳng thèm quan tâm thậm chí còn cười vào mặt vì tựu mình làm hỗn loạn tình hình an ninh của mình. Và đàng sau những cuộc biểu tình cũng là những kẻ cơ hội, họ xúi giục mọi người làm loạn. Tieecslaf mình nghe lời mẹ, không đi biểu tình nữa nhưng lại không ra đó chứng kiến xem những người biểu tình kia họ làm loạn ra sao.

    Trả lờiXóa
  36. có gì khó hiểu đâu bạn hoi dau. Mấy kẻ đó lợi dụng lòng yêu nước và sự nhận thức chưa sâu sắc của người dân đặc biệt là sinh viên để lôi kéo học vào hoạt động biểu tình, cốt là nhằm gây rối trật tự công cộng, gây sức ép lên chính quyền. Sâu xa hơn là dần làm mất lòng tin của mọi người vào Đảng. Đơn giản nếu tôi không được giải thích thì tôi cũng thắc mắc tại sao công an lại đi dẹp các cuộc biểu tình của người yêu nước. Các cuộc biểu tình đó lợi thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy những kẻ xấu, những kẻ muốn phá hoại nhà nước lợi dụng để thực hiện mưu đồ của họ thôi. Đồng ý với tác giả là chẳng muốn đi biểu tình mà cũng đéo muốn làm công an. gặp phải bọn biểu tình như thé cũng mệt.

    Trả lờiXóa
  37. ồ. thảo nào họ chuẩn bị kỹ mọi thứ như thế. chẳng trách trên mạng trần ngập tin kiểu công an đánh người. mà có vô vàn clip về vấn đề này luôn, mình vào xem nhưng không thấy cảnh công an đánh người đâu cả. hóa ra họ vu khóng thôi. dựng clip rồi giật dòng tít thật hot. đúng là những kẻ phản quốc

    Trả lờiXóa
  38. Thế này thì mệt nhỉ! Không biết biểu tình làm cái gì, vừa mệt mình vừa mệt công an, chắc là mấy thằng dở hơi, thừa sức nên mới đi biểu tình thôi. Cứ làm cái trò chửi bới, chọc tức, "mong" được công an đánh để quay phim, chụp ảnh để ăn vạ thì ai mà theo được. Chịu thua mấy cái thằng ăn vạ này thôi, mà công nhận đời cũng lắm thứ trớ trêu.

    Trả lờiXóa
  39. một bộ phận của biểu tình là đa số những người không có nhận thức, hoặc những người đã già cả không có công ăn việc làm. đứng sau giật dây đoàn biểu tình chỉ có con mẹ Bùi Hằng và hàng loạt bọn giật dây gây gỗ để tạo ra một làn sóng

    Trả lờiXóa
  40. một bộ phận của biểu tình là đa số những người không có nhận thức, hoặc những người đã già cả không có công ăn việc làm. đứng sau giật dây đoàn biểu tình chỉ có con mẹ Bùi Hằng và hàng loạt bọn giật dây gây gỗ để tạo ra một làn sóng

    Trả lờiXóa
  41. Chẳng hiểu mục đích của mấy vụ biểu tình này là gì nhỉ? Chỉ thấy làm tắc nghẽn giao thông, làm mất đi sự bình yên của ngày Chủ nhật bên Hồ Gươm. Mấy cha rân chủ về oang oác rằng Công An đàn áp người biểu tình nhưng sự thật nào đâu phải như vậy? Bổn cũ soạn lại, mấy trò cũ rích thằng tung thằng hứng diễn mãi mà không chán. Hài.

    Trả lờiXóa
  42. Vậy là giao thông tắc nghẽn, nhiều người đang lưu thông không về được nhà, không đi giao được hàng, lỡ cuộc hẹn... đã nổi cáu, văng tục. Có người muốn nhảy vào đánh nhưng bị cảnh sát ngăn lại. Điều này là quá nguy hiểm, vì rằng nếu dân thường nổi cáu, xông vào thượng cẳng chân, cẳng tay thì chẳng biết hậu họa thế nào. Những trường hợp đòn "Hội chợ" kiểu đấy có thánh mà tìm ra thủ phạm. Thì đã xảy ra khối vụ đánh kẻ trộm chó đến chết mà có tìm ra ai đâu! Chẳng lẽ truy tố cả làng.

    Trả lờiXóa
  43. Nhưng thôi, cũng may mà chuyện đó không xảy ra, nhưng ở khía cạnh khác cũng đã đủ dấu hiệu vi phạm pháp luật do cản trở giao thông trái phép, gây thiệt hại. Ví như, mớí mấy ngày trước, dân Hải Phòng kiện cảnh sát Hưng Yên vì chặn xe kiểm tra nên làm hỏng mấy tần bạch tuộc sống của họ.

    Tại sao chính quyền không lập biên bản xử phạt hành chính hoặc đưa ra truy tố nếu hậu quả nghiêm trọng.

    Dương biểu ngữ biểu tình "Chống Trung Quốc xâm chiếm biển đảo" mà hình thức biểu tình như vậy thì chẳng thuyết phục được ai. Những người tham gia vào vụ việc này cần bị xử lí.

    Trả lờiXóa
  44. những kẻ luôn cho mình là yêu nước kêu gọi mọi người đứng lên làm chuyện này chuyện nọ nhưng người dân tự hiểu được rằng không ai ngu mà làm theo những kẻ này. Quan sát những bức ảnh thì thấy rõ một số kẻ nằm ở giữa đường mục đích là gì bày tỏ lòng yêu nước ư, yêu nước cái kiểu gì mà nằm ở đó phải chăng những kẻ đó bị điên không làm chủ được hành vi của bản thân. Con đường đó để người dân đi lại vậy và nằm ở đó có phải cản trở giao thông hay không. Lại còn ăn vạ vu không cho người này người kia đánh. Phải xử lý những kẻ này thật nặng vì gây rối trật tự xã hội

    Trả lờiXóa
  45. Mấy ông nằm biểu tình giữa lòng đường giống như Chí Phèo đi ăn vạ ấy nhỉ. Mà không hiểu sao lại sinh ra lắm chí Phèo như vậy chứ. Thật hết chỗ nói cho các nhà biểu tình của chúng ta. Các bác đi biểu tình hay làm loạn đường phố vậy. Cac bác làm thế này thì giao thông hoạt động kiểu gì, sao công an không dẹp hết mấy bác này đi vậy. Vả lại thế này thì hình ảnh Việt Nam trong những khách du lịch nước ngoài sẽ thế nào đây?

    Trả lờiXóa
  46. rất là bức xúc với đám người này nhé, hôm đó mình bị muộn mất giờ học thêm vì cái đám người này, rất nhiều người đi đường như mình cũng cực kỳ bức xúc, muốn nhảy bổ vào đập cho chúng tơi bời, biến khỏi đất nước luôn, chống TQ gì cái lũ ăn vạ này.

    Trả lờiXóa
  47. Mấy cái bản mặt biểu tình này nhờn quá rồi, chúng tự làm tự xem ấy mà, người dân thì bức xúc, chúng mà còn cứ diễn như vậy thể nào có ngày cũng bị dân đập cho gãy răng thôi. Biểu tình gì, yêu nước gì lũ ăn vạ này.

    Trả lờiXóa
  48. Trong các cuộc biểu tình này, mọi người thường hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc mạnh mẽ như “Trung Quốc, hàng xóm to xác xấu bụng”, “Trung Hoa vĩ đại, xử sự tầm thường”, “Biển Đông của chúng ta không phải ao nhà của nó”… (Có những khẩu hiệu nặng nề hơn theo “style” của những năm 1980 không hợp lắm với tình hình biển đảo nên người viết không nêu ra ở đây). Tuy ít, nhưng các khẩu hiệu cũng được viết bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh và tiếng Trung) như “Say NO to U-line, Say YES to UNCLOS”, China, stop invading Vietnam, Paracel Islands & Spratly Islands belong to Vietnam… Các khẩu hiệu này, đôi khi, còn sai chính tả hay ngữ pháp. Ví dụ như nhà báo Xuân Bình từng diễn tả khẩu hiệu “Paracel Islands & Spratly Islands belong to Vietnam” rất đơn giản là “Hoang Sa, Truong Sa of Vietnam”.

    Trả lờiXóa
  49. Điểm thú vị ở chỗ, các cuộc biểu tình luôn diễn ra vào chủ nhật, ngày mà mọi người được nghỉ – gồm cả lực lượng chức năng – bất chấp sự kiện khơi mào cho nó diễn ra từ đầu tuần, thậm chí tuần trước nữa. Ban đầu, các cuộc biểu tình này được tạo điều kiện và diễn ra êm thấm. Lực lượng chức năng không can thiệp, không để xảy ra va chạm. Thậm chí, ở Hà Nội, họ còn phân luồng giao thông để đoàn người biểu tình tuần hành qua các con phố, hoặc đi trên vỉa hè (năm ngoái) hoặc đi dưới lòng đường (năm nay). Đến gần trưa thì đoàn người biểu tình tự giải toán hoặc được thuyết phục giải tán.

    Trả lờiXóa
  50. Với thông điệp được cho là kín đáo này, phái “thân nhà nước” khá nhạy cảm. Khi nhận biết, họ tự nguyện giải tán hoặc không tham gia ngay từ đầu. Còn những người thuộc phái “chống nhà nước” luôn tìm cách kéo dài các cuộc biểu tình và cách chống lại sự điều hành trật tự trị an. Đôi lúc sự lì lợm này đã gây ra các vụ đụng độ. Năm 2011, một người biểu tình tên Đức, sống ở khu ĐH Bách Khoa, Hà Nội bị một người khác – mặc thường phục – đạp vào mặt. Những sự vụ như vậy, dù chẳng ăn nhằm gì với hoạt động trấn áp biểu tình ở nước ngoài, được phái “chống nhà nước” và các đài báo phương Tây hướng địa phương ưu tiên thổi phồng, cốt đào sâu ngăn cách giữa người biểu tình với lực lượng chức năng và làm xấu hình ảnh Nhà nước.

    Trả lờiXóa
  51. Tóm lại: Đầu tiên Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, Nhà nước lên tiếng phản đối, phái “chống nhà nước” nhân dịp kích động biểu tình. Biểu tình nổ ra với sự tham gia của “chống nhà nước” lẫn “thân nhà nước”. Trong khi “thân nhà nước” biểu tình trong khuôn khổ thì phái “chống nhà nước” luôn tìm vượt quá, gây rối và chống lại người thi hành công vụ. Các năm 2007, 2011, 2012 đều diễn ra như vậy.

    Trả lờiXóa
  52. Bên cạnh nỗ lực đa quốc tế hóa đề biển Đông, hiện đại hóa quân đội để tạo thế răn đe (thậm chí, bí mật thực thi các biện pháp vũ lực bảo vệ chủ quyền), đầu tư nhiều tiền của cho các đảo tiền tiêu ở Trường Sa, việc thả cho cuộc biểu tình đầu tiên nhưng lại thu hẹp dần các cuộc biểu tình tiếp theo, Nhà nước Việt Nam vừa xả bớt sự giận dữ của dư luận trong nước đối với các hành vi gây hấn của Trung Quốc, vừa làm bẽ mặt Bắc Kinh trước cộng đồng quốc tế nhưng lại không cho nước này cái cớ leo thang.
    Bên cạnh đó, các cuộc biểu tình là hàn thử biểu thăm dò thái độ của người dân, nhất là tầng lớp thanh niên, tới các vấn đề quốc gia đại sự cũng như sự tin tưởng đối với chế độ và cả mẫn cảm công dân của họ. Thông qua các cuộc biểu tình, tinh thần ái quốc và lòng tự hào dân tộc được lan tỏa mạnh mẽ, giống những gì mà BBC mô tả về cuộc biểu tình năm 2007 – người viết không nhớ chính xác nhưng đại ý là – “lần đầu tiên, tình cảm ái quốc của thanh niên xứ này vốn chỉ thể hiện qua các giải bóng đá có đội tuyển quốc gia tham dự, nay đã chuyển sang vấn đề trọng yếu của an ninh quốc gia”.

    Trả lờiXóa
  53. Tựu chung lại, biểu tình là công cụ điều tiết của Nhà nước để đối phó với Trung Quốc nhưng lại là một con dao dễ làm đứt tay người sử dụng. Nếu như những lần trước, bài “thả cho biểu tình lần đầu, ngăn các cuộc biểu tình lần sau” phát huy hiệu quả công kích Trung Quốc, thì đến nay, nó cần thêm chất xúc tác để bảo đảm biểu tình diễn ra mà Nhà nước không chịu cảnh gậy ông đập lưng ông.

    Trả lờiXóa
  54. Thật ra, với một cá nhân thôi người ta không thể đánh giá cả một cộng đồng. Trong số những trí thức xuống đường biểu tình, vẫn có những trí thức thực sự đang cảm nhận trong lòng sự an nguy của vận nước. Song cũng có một sự thật rất khác mà họ dường như (cố tình) không nhận ra. Đó là nếu họ ở vị thế của người lãnh đạo một quốc gia nhỏ bên cạnh một quốc gia đang vươn tới tầm siêu cường, phản ứng mềm mỏng hay cứng rắn có thể quyết định sinh mệnh của một dân tộc.

    Trả lờiXóa
  55. hô hào khá mạnh mẽ, tham gia nhiệt tình bất chấp việc xuống đường ngày càng được quản lý chặt chẽ bởi chính quyền. Thậm chí, có một số đã sử dụng các diễn đàn cá nhân để lên án chính quyền bằng hai cáo buộc “ngăn cản người dân thể hiện lòng yêu nước” và “lên án báo chí hèn nhát khi đánh tráo khái niệm”. Số khác, ngay tại trang web của mình, tự nguyện làm người dẫn đường chỉ lối cho người biểu tình mà không biết rằng họ đã đi quá xa và đang bị lợi dụng. Nực cười và đáng thương hơn nữa, một nhân sĩ lại còn công khai cả giờ giấc và nội dung gặp gỡ an ninh để chứng tỏ mình anh hùng. Đáng thương thay!
    Không khó để nhận ra rằng, đó chỉ là chỉ dấu để đòi hỏi sự dân chủ hay chẳng qua chỉ là chút chiêu thức PR của những người đã qua thời. Bạn đọc hãy tự trả lời câu hỏi này. Tôi không có ý quy chụp và càng không có ý định ám chỉ ai ở diễn đàn này.

    Trả lờiXóa
  56. Quan hệ với Trung Quốc luôn là vấn đề nhạy cảm trong chính sách ngoại giao cả ngàn đời nay của nước Việt. Đứng bên cạnh một nước khổng lồ, có tư tưởng bá quyền ngang ngược đã là một “bất công” với một nước nhỏ như ta mà ông Trời đã an bài. Mỗi khi Trung Quốc có hành động chèn ép thô bạo thì cái tiềm thức, bản năng kháng cự đó lại đốt nóng bầu nhiệt huyết của những condân đất Việt. Lòng yêu nước gắn với sự cảnh giác cao độ đó đáng được chia sẻ khi người dân có những biểu hiện bức xúc như biểu tình tự phát. Nhưng không hề bình thường khi sau cuộc biểu tình tự phát đầu tiên, thì một số nhóm nhỏ lại duy trì, cổ vũ biểu tình “tự phát” không giới hạn ấy thì thực đáng lo, đáng bàn.

    Trả lờiXóa
  57. Chiến dịch truyền thông đen" nói trên đã làm một số kẻ hoang tưởng vội vàng mơ về một "cách mạng màu" ở Việt Nam (!) và càng hối thúc nhau tiếp tục cái hành động mà về luật pháp, là không thể chấp nhận. Nhưng đó là mơ hão, và những người tỉnh táo, có lương tri đã lên tiếng kịp thời. Như trong entry Ðừng yêu nước bằng máu của người khác! một blogger viết: "Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của nhân dân để viết về lòng yêu nước. Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó".

    Trả lờiXóa
  58. Sự “độc quyền yêu nước” của những người này đang như thách đố sự kiên nhẫn của chính quyền và người dân thủ đô. Ngày 18/8/2011, UBND TP Hà Nội đã ra thông báo yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát, đồng thời cử cán bộ chính quyền địa phương đến vận động từng người “độc quyền yêu nước” đó hãy yêu nước bằng cách khác, và chấm dứt biểu tình tự phát đó. Đáp lại, ta thấy ngay sư hống hách, trịnh thượng của những con người “độc quyền yêu nước” này. Họ cho ra ngay lập tức một kiến nghị ký tập thể 25 người cho rằng Thông báo trên là trái pháp luật. Khoan hãy xem đến mục đích của Kiến nghị và những con người cho ra Kiến nghị này, mà hãy bàn đến nội dung thể hiện sự ngang ngược không thua gì quân bành trướng Trung Quốc, sự xem thường Nhà nước và pháp luật của họ.

    Trả lờiXóa
  59. Đã từng chứng kiến một trong số các cuộc biểu tình này rồi. Nói thật là nhân dân đứng xem là chính, chứ không ai thèm tham gia cả. Quanh đi quẩn lại mấy vị biểu tình này chỗ nào cũng thấy mặt. Nếu biểu tình bày tỏ đúng tâm tư nguyện vọng thì chúng tôi tham gia, chứ như thế này toàn căng băng rôn khẩu hiệu nói xấu với khiêu khích nhìn qua là biết đây là thành phần nào rồi. Mấy chú CA còn không thèm động vào, cứ để kêu chán tự khắc giải tán.

    Trả lờiXóa
  60. ở việt nam thì đúng là nhân dân luôn là những người luôn được quân tâm nhiều nhất, xã hôi của dân do dân và vì dân mà, tuy nhiên đây cũng chính là những điểm mà những kẻ xấu có thể khai thác lợi dụng được, nên những hoạt động sai trái của chúng đều được mang danh nghĩa nhân dân cả

    Trả lờiXóa
  61. Băng rôn, hình ảnh nổi bật là giương cao cô Phương Uyên và gạch chéo bức ảnh 2 Tổng Bí thư ĐCSVN và ĐCSTQ, chỉ càng thấy đặc trưng nổi bật là kích động phản kháng chính thể và khát vọng lật đổ Đảng cầm quyền ở những “nhân dân” tiêu biểu này. Lá cờ đỏ sao vàng kết tinh từ thủa khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa bị họ cảm thấy “ghê tởm”, ai treo lá cờ đó đáng bị họ “block” và thiết tha đi tìm giá trị nhằm tôn vinh lá cờ 3 sọc đỏ của chế độ VNCH mới đáng cho họ “xúc động”. Vị lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh bị họ xem như “tội đồ” đã “giải phóng” đất nước của mấy “nhân dân” này khỏi đại đế Pháp, Nhật, Mỹ, ngày qua ngày hằn học, trách móc sao không để chọ họ được cư ngụ dưới sự “bao bọc” của những quốc gia hùng mạnh ấy, hay tồn tại dưới triều đại của Bảo Đại vẫn còn an lành hơn giờ". Xem ra mục đích chính của những biểu tình viên chuyên nghiệp như tay Chí Đức... (phong cách chí phèo)là kêu gọi phỉ báng, lật đổ chế độ núp dưới danh nghĩa yêu nước-chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo. Trong câu chuyện của những biểu tình viên này có một điểm khiến tôi phải căm phẫn khi đọc là "Hồ Chí Minh bị họ xem như “tội đồ” đã “giải phóng” đất nước". Hành động của những kẻ biểu tình hôm 2/6 không phải là yêu nước mà là phản quốc.

    Trả lờiXóa
  62. Hôm chủ nhật, mình đang đi chơi với bạn thì gặp đám đông người. Vì hiếu kì nên cũng đứng lại xem. Mình thấy hành động tụ tập hôm đó không phải biểu tình mà thực chất là bôi nhọ lãnh đạo Đảng, phá rối trật tự giao thông. Vì một số băng rôn kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa nhưng lại mang kèm theo ảnh gạch chéo Tổng Bí thư ĐCSVN. Mục đích của đám đông đấy không thống nhất. Mà theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học do GS Hoàng Phê chủ biên xuất bản năm 1998: Biểu tình là đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung. Hiểu rộng ra, biểu tình là một hình thức hành động bất bạo động nhằm thể hiện mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đấy.

    Trả lờiXóa
  63. Trời ơi. Nhân dân biểu tình cái nỗi gì mà toàn thấy mặt mấy anh chị rân chủ vậy. Thôi đừng tự lừa dối bản thân và nhân dân nữa mấy kẻ phản động ơi, tuyên truyền phản động chống nhà nước mà cứ làm như là yêu nước lắm, mà lại còn lợi dụng hình ảnh của quần chúng nhân dân nữa chứ. Dụ dỗ, kích động không có ai theo thì lại tự sướng, tự biểu tình, biểu tình bị chặn thì lại ăn vạ,xô xát với lực lượng an ninh, hỏi chăng có phải cái trò biểu tình vô nghĩa, gây mất ổn định này là trò mèo của bọn phản động hay không?

    Trả lờiXóa