Cảnh 1.
Mùa hè
Một người đàn bà nhà quê , quần áo lam lũ, nhàu nát. Khoác một cái túi vải sờn, trong túi thò ra cuộn giấy. Bà đi đôi dép nhựa mòn vẹt , loẹt quẹt trên cái vỉa hè hẹp của con đường Gốm Sứ. Lúc này trời đã nhập nhoạng tối, dưới dường những chiếc xe ô tô bóng lộn lướt qua, những đôi trai gái quần áo hàng hiệu bó sát người. Bà lấy trong túi vải ra một chiếc bánh mỳ không, vừa trệu trạo nhai, vừa đi. Một lúc bà đưa tay lên cổ vuốt, có vẻ là nghẹn. Bà thò tay vào tui lấy ra chai nhựa có buộc dây ở cổ chai, cái chai chỉ còn chút ít. Bà lắc trước mặt để nhìn rồi cho vào bị, nhìn quanh và nuốt nghẹn đi tiếp. Chiếc bánh mỳ ăn dở được bỏ vào túi nilong cho vào túi, đi tiếp.( cảnh này không có âm thanh)
Cảnh 2.
Trên hè đường Gốm Sứ đoạn gần cầu Long Biên lúc trời đã tối, một người đàn ông gầy gò, quần áo rách nát, đang ngồi bó gối trước cái bơm xe đạp, một hòm đồ có lẽ là đồ sửa xe đạp. Cạnh ông là chiếc chiếu đơn bó gọn có chăn bên trong. Một đứa trẻ dừng xe đạp gọi- ông ơi bơm cháu cái xe- Người đàn ông bật dậy, quơ lấy cái bơm làm việc. Nhận từ đứa trẻ tờ tiền lẻ, ông móc túi ra mấy đồng nữa, vuốt và đặt tờ tiền mới nhận vào. Xong ông đếm lại số tiền, nhìn quanh, lại ngồi xuống. (đường phố âm thanh ầm ĩ, nhất là tiếng còi xe hối hả).
Cảnh 3.
Người bơm xe thấy người đàn bà nhà quê đi đến gần với ánh mắt ấm áp chào đón. Bà đến ngồi bên cạnh ông, hỏi chai nước của ông đâu. Nhận chai nước bà uống từng ngụm, mắt nhìn vô định vào lòng đường đang cuồn cuộn người qua lại. Ông nói- Tôi đi mua cơm bà nhé, tí bọn chợ người nó về, hàng cơm đông khó chen lắm.
Bà nói - Ông đi ăn , tôi trông cho, ban nãy tôi đã ăn cùng với mấy chị em ngoài vườn hoa Lý Thái Tổ rồi. Hôm nay chị Lý đang ngồi gặp đứa cháu ở Sài Gòn ra Hà Nội chơi, nó ra vườn hoa chụp ảnh ở chân tượng đài, tình cờ thấy chị ấy, nó nghe chuyện rồi cho chị ấy mấy trăm nghìn. Chị khao mấy chị em ăn cơm hộp ông à. Ông ra quán mà ăn luôn cho đàng hoàng, đừng mang về đây ăn bụi bặm lắm.
Ông bơm xe đi ăn cơm, bà ngồi lại giở nốt chiếc bánh mỳ gặp dở ra ăn.
Người đàn ông trở về, họ ngồi cạnh nhau. Ông nói.
- Hay mình về quê bà ạ, trụ ở đây mấy tháng rồi, họ không giải quyết cho, cứ chờ đợi thế này biết đến bao giờ. ?
Bà nói.
- Họ có hẹn rồi mà, họ bảo sẽ xem xét lại thủ tục đền bù.
Ông.
- Tại tôi nghe lời của của huyện, họ nói mình là phải gương mẫu, chấp hành đường lối của Đảng và Nhà Nước đi tiên phong. Mình nghĩ cả đời theo Đảng , từ lúc là thanh niên xung phong, đến lúc làm xã viên, rồi làm này nọ lúc nào cũng gương mẫu. Không bao giờ mình đắn đo khi Đảng và Nhà Nước có chính sách gì kêu gọi, lẽ nào già rồi các vị cán bộ đến tận nhà động viên, giải thích về khu sinh thái lợi ích cho quên hương phát triển thế mà mình lại không nghe theo.
Bà thở dài.
- Cả đời mình, họ nói gì mình đều làm theo ngay. Giờ mình chỉ yêu cầu họ xem lại cho mình chút quyền lợi của mình. Vậy mà mình đợi đến mấy tháng. Ở ngoài vườn hoa đó tôi gặp nhóm cựu chiến binh Hà Tây ông ạ. Lúc đất nước cần , Đảng gọi họ lên đường nhập ngũ ngay lập tức, không đắn đo. Giờ về ruộng đất mất trắng, bọn ở nhà giao cho con em nó làm đất nông nghiệp 50%, sau xây hết thành nhà, được cấp sổ đỏ. Mấy ông cựu chiến binh ấy đi kiện đến hàng chục năm chẳng ai trả lời cho.
Ông.
- Thế nếu mình cũng mấy năm thì sống sao nổi mà chờ nhỉ.?
Bà.
- Thấy họ hẹn rồi ông à, họ bảo chuyển cho phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện xem xét và trả lời lại họ, sẽ trả lời nay mai thôi.
Hai ông bà trải chiếu, họ nằm co quắp nhìn trời.
Cảnh 4.
Mùa đông.
Trong bệnh viện, bác sĩ nữ quát.
- Người nhà bệnh nhân Bắc đâu, người nhà bà Bắc đâu.?
Ông bơm xe lập cập đến.
- Tôi đây ạ.
Bác sĩ.
- Người nhà bà Bắc à, chồng à ( ông gật đầu), Con cháu đâu, gọi điện bảo đưa bà về nhé , chúng tôi cố gắng cũng không được. Bảo con cháu đưa ngay đi, không gọi xe ngoài cổng kia kìa, họ đưa về tận nhà đấy. Nhanh lên nhé. Về còn cho con cháu kịp thấy mặt.
Ông bơm xe mếu máo đi tìm xe, vừa đi vừa nức nở, bà ơi không nghe tôi ở nhà, chết đường, chết chợ thế này có tội nghiệp không.
Cảnh 5.
Ở ngoài vườn hoa Lý Thái Tổ, mấy người phụ nữ kêu oan đang ngồi hướng sang cổng uỷ ban NDTPHN, quần áo sờn bạc, gầy guộc, lam lũ bởi nắng mưa. Có hai phụ nữ là cán bộ phòng PA88 của CATPHN vừa ăn sáng xong, một người mặc váy ngắn, đi giày cao gót, tóc xoăn nhuộm nâu, khoác túi hàng hiệu. Một người tóc ngắn, béo tốt, áo sơ mi, quần âu. Hai nữ cán bộ đến chào bà con và nói.
- Mấy chị về đi chứ, bà Bắc người Phú Xuyên ý, hôm qua nhận được thư trả lời, huyện mời lên làm việc, giấy tờ chính sách đã giải thích cho bà ấy rõ. Bà cũng hiểu ra và không khiếu nại gì nữa rồi. Xã ấy cũng tốt, trợ cấp thêm cho bà ấy mười lăm cân gạo một tháng đến lúc chết. Các bà, các chị mà về bây giờ thì chúng tôi cũng nói với xã trợ cấp cho. Đừng vạ vật ở đây nữa khổ lắm, khéo gió máy lại mệnh hệ gì giữa đường, giữa chợ thì khổ thân.
Cảnh 6.
Bên ban thờ mới lập của bà Bắc, ông bơm xe ngồi giở túi nâu của bà ra cuộn giấy xem. (ống kính lướt qua đầu đề những giấy hẹn trả lời ngày xx/xx. 2005, ngày x/x/2007... 20/3/2012, ngày 15/8/2012. Ngày 17/10/2012.) Ông nhìn lên ảnh của bà, trong khung ảnh có tờ lịch ngày bà mất ngày x/9/2012
Kịch nầy phải in ra, gởi Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.
Trả lờiXóaAi biết Anh ngữ, dịch ra tiếng Anh gởi Holliwood làm thành phim, hái ra tiền.
Chờ xem Kịch sống Biểu Tình tiếp theo ...
Kịch Hàng rào Thành Phố v.v. cũng đáng thực hiện để ghi lại cuối đời XHCN VN.
Tháng 7, năm 2012.
Cảnh 1, ngoài Bà Bắc, còn có một công dân XHCN đứng đái nơi bức tường, một công trình nghệ thuật khá đắc tiền của thành phố Hanoi, ngàn năm Văn Vật.
Trả lờiXóaVở kịch thật cảm động. cần chiều lên tivi cho mọi ng cùng xem để mọi ng hiểu đc mặt thật khác của XH đang tồn tại cùng họ mà họ ko hề hay biết,ko hề bận tâm đến.
Trả lờiXóaCảm ơn Người viết vở kịch này thật nhiều.
Nho on Bac va Dang moi co duoc nhung canh nay !
Trả lờiXóa