Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Mỹ đức Hà nội - một hang ổ xã hội đen được Hà nội bảo kê.

Vụ án 10 bị cáo bị xét xử tội “Chống người thi hành công vụ” ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
"Chủ tịch huyện Sang  cho em gái làm trưởng phòng tài chính , con trai là phó phòng, vợ cho vay tín dụng
Bí thư Sơn hối lộ cho Bình tòa án Hà nội 2 tỷ để xử phúc thẩm cho các công dân Mỹ đức vào tù.
Văn là trưởng công an huyện bảo kê mại dâm, côn đồ, cho vay lãi nặng, bị công an bộ vồ hai vụ kinh doanh mại dâm ở hai quán Mộng tình 1 và Mộng tình 2 tại Vạn thái và Tế tiêu."
Dân Mỹ đức gửi đơn tố cáo cho báo mạng và các cơ quan trung ương. 

Lái xe là người thi hành công vụ?

17:00 - 18/07/2014
(PL&XH)- Vì ngăn cản 2 lái xe của một Cty tư nhân vào khu đất ruộng của hộ mình mà hàng chục nông dân đã bị khởi tố, xét xử về tội “Chống người thi hành công vụ”...

Lái xe là người thi hành công vụ?

Theo cáo buộc, sáng sớm 12-7-2013, lực lượng CA huyện Mỹ Đức, Hà Nội, cùng 2 lái xe của Cty xây dựng Xuân Trường (Cty Xuân Trường) lái xe vào khu vực đường dự án Tam Trúc - Khả Phong. Tại đây, lực lượng chức năng đặt biển "không phận sự miễn vào" và đuổi Lê Thị Thu (SN 1976), Trịnh Thị Nhung (SN 1971), Đinh Thị Hà (SN 1982) cùng một số người khác cùng ở thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ra chỗ khác. Tuy nhiên, những người này đã chặn đường, không cho phương tiện di chuyển và có lời lăng mạ những người của Cty Xuân Trường, cùng những người làm nhiệm vụ bảo vệ thi công.

Thu đã quăng biển cấm ra chỗ khác và cùng Nhung lấy máy điện thoại ra ghi hình. Một số người khác khiêng quan tài có sẵn đấy đặt ở bên đường, lấy xe đạp chặn giữa đường không cho xe đi qua. Những người này còn căng băng rôn có nội dung phản đối việc thu hồi đất và có người còn thắp hương khấn lễ. CA Mỹ Đức đã lập biên bản bắt giữ người phạm tội quả tang đối với Thu, Nhung và Hà.
Ngày 13-7-2013, CQĐT còn bắt và khám xét khẩn cấp đối với Đinh Văn Chính (SN 1970, chồng Thu), thu tại nhà riêng của anh này 2 tấm băng rôn có nội dung phản đối công tác thu hồi đất và 40 tờ giấy A4 có nội dung nói xấu cán bộ lãnh đạo CA huyện Mỹ Đức và một số tài liệu phản ánh việc thu tiền đóng góp của một số hộ dân thôn Đục Khê. Sau đó, CA Mỹ Đức ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Chính, Thu, Nhung, Hà và 6 phụ nữ khác về tội "Chống người thi hành công vụ".

Tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, các bị cáo đều cho rằng, mình bị oan. Họ nói, tất cả những việc mình làm đều trên phần đất của mình và không nhận được quyết định thu hồi đất, không được họp dân, không nhận được phương án đền bù...

Đại diện VKSND thì khẳng định, nguồn gốc đất của những người dân này là đất được giao nên xem như là đất của chính quyền. Khi chính quyền cần lấy lại thì không cần phải thông báo. Hai lái xe của Cty Xuân Trường đến làm nhiệm vụ được Nhà nước giao nên được coi là người thi hành công vụ (?!).

Khu đất chưa có quyết định thu hồi đất .     Ảnh: Khởi Chiến

Luật sư của các bị cáo không đồng tình 

Thứ nhất, không phải tất cả phần đất của bị cáo đều là đất do chính quyền giao mà phần lớn đất đó đều là đất khai hoang từ năm 1988. Theo Luật Đất đai năm 1993, tuy người dân chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có toàn quyền trên phần đất này. Vì vậy, việc họ mang xe hoặc quan tài để trên đất không thể coi là "chống người thi hành công vụ".

Thứ 2, việc hai lái xe của Cty Xuân Trường được xem như "người thi hành công vụ" là sai. Bởi, Luật Cán bộ công chức 2008 quy định, người thi hành công vụ trước hết phải là người được tuyển dụng, bổ nhiệm, bầu cử hoặc phê chuẩn vào cơ quan Nhà nước... Hai lái xe này chỉ là nhân viên hợp đồng của Cty tư nhân nên không được coi là "người thi hành công vụ".

Thứ 3, tại tòa, các luật sư chỉ rõ, hồ sơ vụ án có những biên bản xử phạt hành chính liên quan đến những thửa đất này là biên bản “ma”. Các bị cáo khẳng định, họ chưa từng bị xử phạt hành chính liên quan đến vụ việc này. Việc cán bộ CA có nhiệm vụ bảo vệ thi công, họ được điều động sai trái (các bút lục cho thấy, Trưởng CA huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Bộ ban hành một quyết định bảo vệ thi công ở "Đồng Hang 1", một nơi cách nơi xảy ra vụ việc đến 2-3 km).

Thứ 4, đối với bị cáo Chính. Anh này chỉ là người chở vợ và bố đến khu vực nêu trên rồi về. Nhưng cơ quan tố tụng đã buộc tội, Chính xúi giục, kích động người khác bằng câu nói: "Đất chưa có quyết định thu hồi. Bà con kiên quyết giữ đất đến cùng. Không sợ chết, nếu tôi có chết thì đừng chôn vội mà cho tôi vào quan tài chở ra Văn phòng Chính phủ". Do đó, các luật sư cho rằng, việc ngăn cản cơ quan chức năng đổ đất đá vào ruộng của mình là hành vi tự vệ chính đáng nhằm bảo vệ tài sản, quyền lợi của người dân.  Dù vậy, TAND huyện Mỹ Đức vẫn tuyên các bị cáo phạm tội và xử phạt 10 bị cáo từ 6 tháng tù treo đến 5 năm tù.

Vụ án thu hút sự quan tâm của dư luận, hàng trăm người tập trung trước cổng trụ sở tòa án bày tỏ bức xúc. Trong khi đó, các PV cũng bị hạn chế tác nghiệp.

Từ cái sai của UBND huyện!

Vụ án hình sự này bắt nguồn từ việc lấy đất nông nghiệp phục vụ dự án giao thông, công trình giáo dục trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Đất ruộng bị thu hồi của các hộ là được Nhà nước giao cho người dân sử dụng từ năm 1988. Luật sư Hoàng Ngọc Biên, Đoàn LS TP Hà Nội cho hay, trong mọi trường hợp cho dù là đất giao cho hộ gia đình, cá nhân hay đất công ích đang có người sử dụng hay để thực hiện dự án đầu tư thì bắt buộc UBND huyện phải ra quyết định thu hồi đất đó. Việc không ra quyết định thu hồi đất kể cả trong trường hợp đối với người sử dụng đất bất hợp pháp cũng đều là thiếu sót trái pháp luật.

Dự án xây dựng tuyến đường Đục Khê đi Tiên Mai được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) quyết định phê duyệt. Tháng 5-2009, khi triển khai dự án, chính quyền huyện Mỹ Đức và xã Hương Sơn không tổ chức họp dân để công bố công khai dự án, không ban hành quyết định thu hồi đất, giao đất, không kê khai, kiểm đếm, điều tra xác nhận nguồn gốc đất, mà vội ký hợp đồng và cho đơn vị trúng thầu tổ chức thi công, san lấp mặt bằng vào đất nông nghiệp của các hộ dân đang canh tác.

UBND TP Hà Nội đã chỉ rõ những sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của chính quyền thôn Đục Khê và xã Hương Sơn. Quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa năm 2006, lãnh đạo các xóm thuộc thôn Đục Khê giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân không đúng đối tượng, không đúng Nghị định 64/NĐ-CP. UBND xã Hương Sơn thiếu trách nhiệm để các trưởng thôn, xóm tùy tiện điều chỉnh, chuyển đổi, xét giao đất trái thẩm quyền. Các trưởng, phó xóm, thôn giao đất có hành vi cho mượn đất nông nghiệp, đây là việc làm vi phạm pháp luật vì cấp thôn, xóm không có quyền giao đất. Theo quy định của Luật Đất đai, không có quỹ đất 5% làm kinh tế gia đình mà chỉ còn quỹ đất công ích. Đất công ích không xét giao cho các hộ mà do UBND xã quản lý, cho hộ gia đình, cá nhân thuê để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Việc các thôn tùy tiện điều chỉnh, chuyển đổi quỹ đất 5% và xét giao cho các hộ sử dụng đất này là trái pháp luật.

(Còn nữa)
    Khởi Chiến

5 nhận xét:

  1. Không thấy các bạn DLV lên tiếng nữa nhỉ.Nhục cho lũ DLV bợ đít rồi đổ bô để kiếm miếng cho vào mồm

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là trong nội bộ của lực lượng công an nhân dân ta gần đây cũng có xuất hiện một số cá nhân vì suy thoái đạo đức chính trị nên đã vấp phải các sai phạm khiên cho bộ mặt của lực lượng công an đã bị bị xấu đi ít nhiều trong mắt người dân,nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng đó chỉ là một số cá nhân thôi.không phải là tập thể.Vì vậy không nên vơ đũa cả nắm,hãy đánh giá vấn đề một cách khách quan đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chúng ta phải thừa nhận một thực tế đó là trong chính sách đền ơn đáp nghĩa vẫn chưa có những quy định rành mạch cho lắm, như trường hợp của bà M trên báo tuổi trẻ vậy, nhưng mà chúng ta cũng nên hiểu rằng đây là chính sách lớn của đảng và nhà nước thể hiện sự biết ơn đối với những người có công với cách mạng, đó là đúng, còn việc thi hành thì ai sai thì sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật thôi

      Xóa
  3. Các người làm như Việt Nam không có pháp luật ấy hay sao ấy. Tôi tin vào pháp luật Việt Nam. Nếu cán bộ tỉnh Cà Mau cướp đất của dân, phân lô bán nền thật thì chắc chắn họ sẽ nhận được những cái giá đắt bởi sự trừng phạt của pháp luật. Pháp luật nghiêm minh không phân biệt là cán bộ chính quyền hay là người dân, hễ cứ phạm luật là sẽ bị xử lý. Nếu điều trên là đúng thì sớm muộn cũng sẽ có hình thức xử lý, còn nếu là xuyên tạc vu cáo thì người vu cáo hãy coi chừng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những câu nói phản động không thể chấp nhận được, điều đó càng chứng tỏ những kẻ như m là những kẻ không đáng sống và ít nhất là bị trục xuất ra khỏi đất nước Việt Nam và không xứng đáng là người Việt Nam , Công an là lực lượng bảo vệ nhân dân, nếu không có Công an để chúng mày muốn làm gì thì làm à, đến lúc đó thì nhân dân sẽ sống trong bạo loạn và chúng mày sẽ hại dân chúng, đúng là không thể chấp nhận được những kẻ như m

      Xóa