Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Vinh quang thay, bị Campuchia khinh bỉ.

Nhân quyền VN còn kém cả Campuchia'

  • BBC Tiếng Việt - 11 tháng 12 2014
Tiến sỹ Vannarith Chheang
Nhân quyền 'không nguy hiểm' cho an ninh quốc gia theo nhà nghiên cứu TS. Vannarith Chheang.
Nhân quyền của Việt Nam 'còn kém' cả Campuchia và nhà nước Việt Nam cần chấp nhận nhân quyền 'không phải là nguy hiểm' cho an ninh quốc gia 'mà ngược lại', theo nhà nghiên cứu từ Campuchia nói với Tọa đàm trực tuyến của BBC Nhân ngày Nhân quyền LHQ (10/12) năm nay.

Khi được yêu cầu so sánh giữa Việt Nam và Campuchia, ở đâu mà chính quyền và nhà nước 'nghiêm chỉnh, nghiêm túc' hơn đối với vấn đề nhân quyền, từ Phnom Penh, Tiến sỹ Vannarith Chheang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hợp tác và Hòa bình, nói với cuộc Tọa đàm hôm 11/12/2014.
"Hệ thống chính trị hai nước khác nhau, ở Campuchia có hệ thống bầu cử đa đảng từ năm 1993. Từ 1993 đến nay, Campuchia về dân chủ và nhân quyền có tiến bộ và phát triển khá, so với Việt Nam thì hệ thống chính trị khác nhau.
"Về tự do chính trị, tự do ngôn luận, Campuchia cao hơn nhiều so với Việt Nam, về phê phán chính phủ hay vấn đề xây dựng đất nước, như vậy đó cũng là một vấn đề, nhưng so với Việt Nam là tốt hơn, nó không nghiêm trọng bằng Việt Nam."
Nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam, khu vực Đông Nam Á đưa ra lời khuyên với nhà nước Việt Nam về vấn đề nhân quyền, ông nói:
"Đối với nhà nước Việt Nam, nhà nước Campuchia và các nước khác, nhà lãnh đạo, nhà chính trị phải chấp nhận những vấn đề nhân quyền không phải là nguy hiểm đến an ninh quốc gia, đên sự phát triển xã hội và kinh tế.
"Ngược lại nhân quyền là một vấn đề giúp cho sự phát triển, ổn định xã hội và ổn định chính trị.
"Như vậy đó là thực chất của vấn đề nhân quyền.
"Tôi nghĩ chính phủ của các nước trên thế giới phải thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền vì lợi ích của con người và lợi ích của nhà nước."

'Nhân quyền trên giấy?'

Mới đây, một nhà nghiên cứu về luật Hiến pháp và quyền con người, quyền công dân, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói với BBC rằng bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của Việt Nam 'đã có tiến bộ' với hẳn một chương riêng được soạn thảo về quyền con người.
Nhà nghiên cứu này cũng cho hay năm tới đây, Việt Nam đang 'đặt trên bàn' để cân nhắc sửa đổi toàn hệ thống luật pháp.
Theo ông Dung, việc này không chỉ hạn chế ở một số điều luật nhất định như các điều 258, 79 và 88 trong Bộ luật hình sự và lý do là để phù hợp hơn với Hiến pháp sửa đổi và công ước, các văn bản luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Hôm thứ Năm, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng bình luận với Tọa đàm của BBC về khoảng cách giữa chính sách, luật pháp và thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam.
Từ Đồng Tháp, nơi ông đang chuẩn bị theo dõi vụ xét xử với bà Bùi Thị Minh Hằng và một số nhà hoạt động nhân quyền khác, Kỹ sư Lân Thắng nói:
"Mọi điều luật cũng chỉ nằm trên giấy, điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta phải biết quyền của mình, bảo vệ quyền của mình và cùng hợp tác với những người khác để có thể giữ được quyền của mình không bị ai xâm phạm. Đấy mới là điều quan trọng.
"Chứ còn bất cứ điều luật, bất cứ điều hay rồi bất cứ tuyên bố của các chính trị gia như thế nào đều vô nghĩa hết, nếu như những người nhỏ bé trong xã hội cũng như những người ở một địa vị cao, họ bị vi phạm nhân quyền thì đấy là điều không thể chấp nhận được."

'Bắt bớ bloggers'

Bộ công an Việt Nam mới đây cập nhật về vụ bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập (tức blogger Bọ Lập - Quê Choa) với một thông báo trên trang tin của Bộ này nói ông Lập đã 'xin được khoan hồng' và cam kết 'từ nay chỉ viết về văn học, nghệ thuật', thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung từ Sài Gòn bình luận:
"Tôi không rõ thực hư như thế nào, nhưng dù có chuyện gì xảy ra, tôi lúc nào cũng yêu mến nhà văn Nguyễn Quang Lập.
"Và tôi biết rằng mỗi người có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, cho nên tùy thuộc hoàn cảnh đó mà chúng ta sẽ chọn một cách hành xử khi trong hoàn cảnh như vậy.
"Bản thân tôi lúc nào cũng ủng hộ nhà văn Nguyễn Quang Lập và bản thân tôi cũng có mối quan hệ tình bạn với nhà văn Nguyễn Quang Lập," thạc sỹ Trung nói với Tọa đàm.
Trong vòng một tuần, từ ngày 29/11 tới ngày 6/12, hai blogger được nhiều người biết tới là ông Hồng Lê Thọ (chủ blog Người Lót Gạch) và ông Nguyễn Quang Lập đã bị công an bắt giữ mà có ý kiến cho là lý do bắt "tạm giữ hình sự" có thể đều liên quan tới điều 258 của Bộ luật Hình sự.
Kỹ sư Lân Thắng bình luận với Tọa đàm:
"Tôi nghĩ rằng giới blogger trong cả nước rất là quan tâm tới hai bloggers này. Và tôi nghĩ việc bắt họ cho đến giờ này, tôi nghĩ có lẽ là một đòn thăm dò đối với giới hoạt động.
"Đồng thời cũng có sự tranh đấu, sự tranh giành nào đó trước kỳ Đại hội Đảng và đấy là lý do chính để bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập."

'Hành xử lạ lùng'

Các vụ bắt hai bloggers diễn ra chỉ trong vòng một tuần trước ngày nhân quyền Liên hiệp quốc năm nay, ngày mà hôm thứ Tư, 10/12/2014, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nhấn mạnh thông điệp "Nhân quyền 365" được hiểu là quanh năm 365 ngày, ngày nào cũng là ngày của quyền con người, ngày để 'lên tiếng.'
Bình luận về các vụ bắt giữ tại thời điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát xã hội Việt Nam từ Hà Nội nói với Tọa đàm: "Tôi cũng ngạc nhiên về một sự hành xử hết sức lạ lùng của chính quyền Việt Nam, bắt Giáo sư Lê Hồng Thọ trước, rồi cách ngày Nhân quyền Quốc tế có 3-4 ngày, thì bắt một nhà văn rất nổi tiếng, một blogger rất có tiếng ở Việt Nam.
"Anh Nguyễn Quang Lập có hàng trăm ngàn người hâm mộ và thực sự cả hai anh đều hoạt động hết sức ôn hòa và mang tính xây dựng. Nhưng người ta vẫn vu cho họ những tội hết sức vu vơ, và bắt họ tôi nghĩ là điều gì đấy mà tôi nghĩ là khó hiểu. Và người ta khó mà đánh giá, lý giải tại sao họ lại làm những việc mà nhiều người cho rằng là rất ngớ ngẩn và ngu ngốc như vậy. Nguyên nhân của nó là gì không cai có thể biết rõ được, nhưng chỉ có thể nêu ra những giả thuyết để tìm cách lý giải mà thôi.
"Trong mọi trường hợp, đấy là một sự vi phạm nhân quyền hết sức trắng trợn của nhà cầm quyền và rất đặc biệt là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc, sau khi Việt Nam đã vượt qua cuộc sát hạch UPR (kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền), tháng Hai và tháng Sáu năm nay.
"Và trước ngày Nhân quyền Quốc tế có vài ngày, mà họ làm những việc như thế thì gây ra sự phẫn nộ hết sức là lớn ở trong nước Việt Nam và các trí thức, các nhà văn, cũng như những người yêu mến anh Lập đã vừa mới có một đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả ngay tự do lại cho anh Nguyễn Quang Lập cũng như trả tự do cho Giáo sư Lê Hồng Thọ, thả ngay anh Trương Duy Nhất, anh Nguyễn Hữu Vinh và những người khác.
"Tôi nghĩ rằng đấy là một diễn biến rất là buồn về nhân quyền ở Việt Nam trong những ngày mà cả thế giới kỷ niệm về nhân quyền," Tiến sỹ Quang A nói với Tọa đàm.

'Không thể đảo ngược'

VN đã chấp nhận gần 80% các khuyến nghị về nhân quyền tại phiên kiểm định 2014 ở Geneva.
Hôm thứ Năm, Thạc sỹ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung, người từng bị kết án 7 năm tù vì tội 'hoạt động chống phá chính quyền' trong vụ án với Luật sư Lê Công Định và kỹ sư, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức và những người khác, bình luận với Tọa đàm của BBC về xu hướng nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam.
Nhắc lại lời được cho là của chính Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Tiến Trung nói:
"Ông nói nhân quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người, Việt Nam không phải ngoại lệ. Và như vậy trong Hiến pháp, pháp luật và chính sách đều nêu rõ dân chủ và nhân quyền vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam.
"Như vậy chứng tỏ phía những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức rõ vấn đề là phát triển nhân quyền tốt cho sự phát triển của đất nước, là bởi vì từng cá nhân khi bảo đảm các quyền của mình thì có cơ hội để phát triển toàn diện, để tối đa hóa tiềm năng của chúng mình.
"Khi từng cá nhân được tối đa hóa tiềm năng của chính mình và phát triển toàn diện thì khi đó đất nước mới phát triển toàn diện được. Tuy nhiên, trong bất kỳ quốc gia dân chủ nào đều có luật pháp và chuẩn mực.
"Thì luật pháp đó phải do Quốc hội do toàn dân bầu ra, có nhiều nhóm khác nhau để trong Quốc hội để ban hành đạo luật nó phải công bằng, phải chuẩn mực, như vậy mới bảo đảm được nhân quyền, chứ không thể nào ngụy biện như giới báo chí trong nước (nói) là 'nhân quyền hay tự do quá chớn sẽ gây hại, thì cái đó hoàn toàn không phải.
"Bởi khi đó còn có vấn đề pháp luật bảo vệ nhân quyền và bảo vệ quyền của người này sẽ không xâm phạm quyền của người khác. Nhưng vấn đề là pháp luật ở Việt Nam do một đảng làm ra nên nó sẽ bảo đảm quyền của cái đảng đó thôi," thạc sỹ Tiến Trung nói với Tọa đàm.

'Thông điệp hy vọng'

Hôm thứ Năm, Tiến sỹ Jonathan London, nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị từ Đại học Thành thị Hong Kong nêu quan điểm tại Tọa đàm đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Ông nói: "Tiến bộ đối với nhân quyền vẫn còn quá chậm so với những gì mà chúng ta mong muốn, nhưng việc chúng ta đang có những thảo luận công khai như thế này, việc có những bloggers như Nguyễn Quang A, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Hoàng Vy v.v... thì người ta đang tiếp tục cho một quá trình mà có những tiến bộ quan trọng về nhân quyền.
"Và tôi hy vọng trong thời gian tới, có thể là (nhiều) tháng, (nhiều) năm, hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam, mỗi người đều nỗ lực hơn nữa, để có một Việt Nam (mà) quyền con người sẽ (đạt) được, đó là một thông điệp tôi gửi tới những người Việt Nam.
Về vị trí của nhân quyền trong quan hệ Mỹ - Việt, nhà nghiên cứu người Mỹ đang giảng dạy tại Hong Kong nói:
"Tôi nghĩ rằng nhân quyền ở Việt Nam rất quan trọng đối với quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, chưa rõ làm sao gần đây có những người bloggers bị bắt, nhưng tôi hy vọng những người ở Việt Nam, đặc biệt những lãnh đạo muốn thực sự có một quan hệ với Mỹ,
"Thì dù Mỹ, cũng có những vấn đề về nhân quyền, chẳng hạn hành động của CIA..., nhưng nhiều người ở Mỹ muốn... đặc biệt giới lãnh đạo ở Việt Nam, có thể có một sự dũng cảm, để có bước đi quyết định, cho phép tình trạng nhân quyền ở Việt Nam có tiến bộ,
"Và nếu thế, tôi nghĩ là quan hệ giữa hai nước Mỹ - Việt sẽ tiến bộ rất nhanh, thì đó sẽ mang lợi cho cả hai nước," Tiến sỹ Jonathan London nói với BBC.

22 nhận xét:

  1. phải đặt câu hỏi lớn là từ khi có mạng internet đến nay số lượng các blogger nước ta nhiều như nấm sau mưa vậy, nhưng tại sao lại chỉ có vài người bị bắt như thế kia? chắc hẳn ở họ phải có gì đó khác lạ, không giống ai thì mới bị bắt, và thực tế đã chứng minh rằng họ khác người khác khi mà các blogger khác hoạt động tích cực nhưng theo khuôn khổ pháp luật, còn những người này lại vượt quá giới hạn cho phép.

    Trả lờiXóa
  2. kinh thật đấy phỏng vấn mấy thằng khùng như thằng quang a nguyễn tiến trung và con điếm nguyễn lân thắng thì làm được cái gì, mấy thằng khùng này không biết đã sang campuchia chưa mà phán ghê thế, biết được campuchia nó như thế nào, nhìn nó đòi đất của VN thì cũng là dân chủ nhân quyền chắc, thế mai nó đòi đất của VN thì đó cũng là nhân quyền chắc, chúng mày toàn một bọn bán nước có hệ thống. cái trang BBC và cái trang dân oan này cũng cẩn thận đấy thằng lập và thằng thọ bị tóm rồi, chúng mày cũng nên cẩn thận

    Trả lờiXóa
  3. thằng cha lập đã thừa nhận hành vi của mình rồi đấy những con hợm à, thế này thì đời đó mà yêu đi đợi đó mà kêu ca đi, thằng cha lập nó thừa nhận hành vi của mình rồi đó thôi, các hợm có hò hét thì cũng chỉ là dối trá mà thôi, để xem lũ dận kêu ca kiểu gì đây để xem các người còn oăng oẳng về cái trò vu khống VN vi phạm dân chủ nhân quyền như thế nào, toàn một bọn có những cái mồm chống đối vu khống, tập hợp nhau để làm loạn, nhìn thế thôi nhưng chả ai tin cả, suốt ngày thấy các người thao giảng cái quyền con người nhưng mà chẳng hiểu cái quyền của các hợm là quyền con người hay là quyền của một nhóm lũ dận hoang phải không

    Trả lờiXóa
  4. những cái mồm đe hèn chuyên đâm bị thóc trọc bị gạo, tuyên truyền đa đảng là dân chủ nhân quyền chắc. toàn một bọn hợm cái mồm của những thằng tây thì lúc nào chả hò hét như thế, dân chủ nhân quyền mà đứng trên độc lập lãnh thổ, thế mấy thằng đang đòi đất đấy, đốt cờ của Việt Nam đó cũng là dân chủ nhân quyền chắc, dân chủ nhân quyền mà xâm phạm đất nước VIệt nam, lũ hợm này đi so sánh nhấn quyền của cam với Việt Nam mới sợ cơ chứ

    Trả lờiXóa
  5. Tướng Đặng Văn Việt ( Hùm xám -chỉ huy trưởng mặt trận đường số 4, 65 tuổi đảng) đến nay phải uyên bố trong phỏng vấn của Đài Việt ngữ SBTN:

    ''....Quản lý một đất nước đứng đầu nước nào cũng có Tổng thống, Thủ tướng, Chính phủ, Quốc hội.

    Một nhóm người tụ tập lại theo một tôn chỉ mục đích chính trị riêng, thành một đảng, đảng ấy dù to nhỏ, mạnh đến đâu cũng không thể đặt ra một điều luật (Điều 4) khiến cho nó thành một tổ chức trên cả Chính phủ, trên cả Quốc hội, trên cả Nhân dân. Bộ Chính trị của cái đảng ấy gồm 13-14 người có quyền cao hơn tất cả các bộ, cả Chủ tịch nước, cả Thủ tướng. Trên thế giới này chỉ có Việt Nam là nước độc nhất có Điều 4 cho nên mọi việc quyết định cuối cùng đều do Đảng, do Bộ Chính trị. Ở Việt Nam, Chính phủ, Quốc hội, Toà án chỉ là hình thức không có luật nào ngoài luật của 14 uỷ viên Bộ Chính trị. Đó là nguồn gốc của mọi việc vô chính phủ, vô pháp luật. May sao thế giới chỉ có một Việt Nam, nếu tất cả đều theo Việt Nam thì thế giới sẽ đại loạn.

    Trả lờiXóa
  6. Cần xóa cơ chế “Đảng cử dân bầu” đó là kiến nghị của trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa tại phiên thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 16.6.2014.

    Quốc hội của đảng hay của dân?

    Theo quy định thì các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

    Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.

    Song trên thực tế từ nhiều chục năm qua Quốc hội Việt nam được dư luận đánh giá là một bức bình phong trang trí, nhằm hợp thức hóa các nghị quyết của Đảng CSVN. Có tới trên 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CS.

    Giải thích nội dung của cơ chế “Đảng cử, dân bầu”, Nhà báo Mai Dũng từ Hà nội cho rằng: đó là thứ cơ chế để hợp thức hóa quyền lãnh đạo của Đảng CSVN, mà trong đó tất cả những chức vụ quan trọng của nhà nước đã được Đảng xắp xếp trước. Quốc hội chỉ làm một công việc là hợp thức hóa những gì Đảng đã sắp đặt, ngay bản thân Quốc hội cũng do Đảng sắp xếp trước, rồi để người dân bầu lên theo lối “Đảng cử, dân bầu”, cho nên Quốc hội này cũng là Quốc hội của Đảng.

    Hiện nay việc đi bầu cử là như thế, dân thì đi bầu theo danh sách Đảng cử ra, như thế người ta gọi là cơ chế Đảng cử, dân bầu. Cái này toàn dân thấy rõ là cái việc hết sức kỳ cục, thế nhưng cũng chả biết làm sao? Đến nỗi mấy cái ông được Đảng cử ra cũng tự thấy quá áy náy, nên các ông ấy phải đưa vấn đề này ra trước Quốc hội

    Trả lờiXóa
  7. chả biết ai kém hơn ai, nước nào kém hơn nước nào mà chúng ta hãy nhìn vào tình hình thực tại, nhìn vào sự thật đã, đang diễn ra vì nó phơi bày trước mắt con người rồi. Ý của chúng kém chính là kiểm soát chặt chẽ nhân quyền, nhưng mới kiểm soát đến mức thế thôi mà có bao nhiêu vụ lợi dụng vi phạm rồi, thế mà chúng còn muốn chúng ra rộng rãi hơn trong kiểm soát thì không biết đất nước sẽ loạn đến mức nào bởi sự lợi dụng này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy ,lấy cái gì mà so sánh đó vậy ,hay lại những bài viết vớ vẩn nữa rồi .Thử nhìn xem việc thực hiện nhân quyền ở nước ta thử xem ,việc đảm bảo luôn được thực hiện vậy mà bài viết này lại có những nội dung không được chính xác ,sai lệch với sự thật .

      Xóa
  8. Mục đích của bài viết trên của các con rận chủ là nhằm mục đích kêu gọi đất nước ta đa nguyên đa đảng như campuchia nhưng chúng ta phải nhìn vào thực tế là campuchia đa nguyên đa đảng nhưng không có gì tốt hơn Việt Nam cả vì ở campuchia nhân dân còn đi biểu tình chống chính quyền rất nhiều, còn Việt Nam chúng ta nhân quyền luôn được đề cao các quyền con người luôn được đáp ứng và đề cao con người có điều kiện phát triển và thể hiện ý kiến của mình cuốc sống nhân dân được tự do ấm no hạnh phúc nên chắc chắn nhân quyền Việt Nam là số một thế giới.

    Trả lờiXóa
  9. Vâng, mỗi nước có một chế độ chính trị và các quan điểm khác nhau trong vấn đề này. Vấn đề này chẳng khác gì vấn đề về việc mặc đồng phục của phụ nữ khi ra đường ở các nước theo đạo Hồi? Nếu nói phụ nữ, hay con người nói chung có quyền mặc đồ gì họ muốn, không phụ thuộc vào người khác là một vấn đề hiển nhiên và là quyền của con người thì phải chăng điều đó lại đang bị vi phạm ở các nước Hồi giáo, và phải chăng cần được lên án??? Nói đến đây thôi thì chẳng phải bàn thêm nhiều nữa về vấn đề mà cái trang này đang nói đến. Cái quan tâm ở đây là ta biết thêm được rằng vấn đề nhân quyền và dân quyền đều phải phụ thuộc vào quan điểm của mỗi quốc gia.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NGỤY BIỆN ! Một khi chính phủ VN đã ký kết và chấp nhận tôn trọng nhân quyền tức là đã công nhận tuân theo khuôn khổ của thế giới thì không còn ngồi đó mà nói lắp liếm nào là nhân quyền VN khác nhân quyền thế giới.!!!!!

      Xóa
  10. Vẫn liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền. Cả thế giới đều biết Mỹ đã như một điểm sáng trong vấn đề nhân quyền dân quyền. Nhưng qua bài viết dưới đây ta lại có thể thấy diều trái ngược. http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2014/12/tham-trang-nhan-quyen-tai-nuoc-my.html. trong đó có đoạn viết: "Nước Mỹ vẫn thường lên giọng rao giảng đạo đức và nhân quyền cho các nước khác. Giọng điệu của họ đã làm cho nhiều người nghĩ rằng, nước Mỹ là một hình mẫu lý tưởng về nhân quyền. Tại Việt Nam, những người khoác áo dân chủ kiểu như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện, Bùi Hằng, hay Huỳnh Ngọc Chênh, Lê Công Định vẫn thường coi nước Mỹ như thần tượng về nhân quyền. Nhưng thực tế, mặc dù có tiến bộ nhất định về mặt này mặt khác, nhưng những gì đã và đang diễn ra trên đường phố và các nhà tù ở Mỹ cho thấy bộ mặt nhân quyền của nước này đang là một thảm họa đáng ghê tởm".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những kẻ mà cho nội dung bài viết trên là đúng thì chắc chắn là không hiểu gì về vấn đề nhân quyền ở VIệt Nam rồi .Mọi người dân Việt Nam đều thấy rằng Đảng và nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo mọi quyền về nhân quyền cho người dân và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.

      Xóa
  11. hơ, hay nhỉ, Campuchia đợi đến bao giờ ổn định chính trị hơn Việt Nam đi đã rồi hãy lên tiếng mà chỉ trích nói này nói nọ, dù sao cũng đâu phải đại diện cho nhà nước Campuchia, toàn một đám cơ hội ăn theo lên tiếng thì có gì là có giá trị mà các vị rận nhà ta vồ chộp lấy đưa lên đây. Nghe đến BBC rồi lại nghe đến một tiến sĩ nào đó của Campuchia lên tiếng chia sẻ cảm xúc thì đã hiểu được phần nào sự việc rồi. xin cho phép mình cười một phát rồi nói tiếp

    Trả lờiXóa
  12. Thứ nhất trước khi tiến sĩ nghiên cứu về Việt Nam thì làm ơn nghiên cứu và tìm ra con đường cho Campuchia đi hộ cái, nước mình thì không lo lại ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, việc nghiên cứu không bao giờ có sự kết thúc nên đừng nói là nghiên cứu thừa về Cam rồi nên giờ chuyển sang Việt Nam, giỏi thế thì sao lại không đưa ra giải pháp cho đất nước của các vị khỏi những vụ việc biểu tình và những vụ hỗn độn chống Việt Nam một cách cực đoan đi

    Trả lờiXóa
  13. với bao nhiêu vụ việc đã diễn ra như đảng đối lập biểu tình tí thì loạn, đốt cờ Việt Nam- cái này là kiểu đấu tranh mà thế giới kêu gọi các nước sử dụng hay nói toẹt ra là biện pháp hòa bình đấy à? Việt Nam cũng chẳng tính gì đến những trò xúc phạm thô lỗ đấy bởi vài cái mống các vị không đại diện cho cả đất nước Campuchia, không đại diện cho tiếng nói của nhà nước các vị nên Việt Nam cũng chỉ coi nó như thứ nổi loạn tâm thần của những kẻ thiếu não ngậm miệng ăn tiền thôi.

    Trả lờiXóa
  14. Việt Nam thiếu nhân quyền thì tại sao Việt Nam không có kiểu bắt cóc gần chục người lớn khỏe mạnh nước khác tra tấn họ để đòi tiền chuộc? nhân quyền của người Việt Nam đã bị xâm phạm nghiêm trọng trong sự việc đó, người Campuchia có thừa nhân quyền hay sao nên giờ cũng học đòi tăng gia sản xuất nhân quyền xuất khẩu ra thế giới nhỉ? tự nhiên lại thích đú càng với BBC, hay giờ Cam định chuyển từ bạn bè thân thiết với China sang bạn với mẽo? chả có lẽ :v

    Trả lờiXóa
  15. Không nói gì người ta còn tưởng thông minh, nói ra rồi thì người ta chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Quyền con người ở Việt Nam có hay không toàn bộ người dân Việt Nam đều biết, thiếu một điều họ bị hạn chế một điều, mà Liên Hợp Quốc đã quy định điều này rồi, nhân quyền là quyền cơ bản của con người thiếu nó người ta không thể sống được, thế mà 90 triệu người dân Việt Nam vẫn đang hằng ngày sinh sống làm ăn rất yên ổn, chỉ có những kẻ các vị ăn vạ là thiếu nhân quyền mà thôi, có thấy cái mặt mình nó trơ trẽn không ?

    Trả lờiXóa
  16. Đúng như vậy. Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam có thể sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt Mỹ. Có nhiều bloger bị bắt ở Vn mà có sự can thiệp sâu sắc của mỹ. Điều đó dấy lên mối quan ngại về vấn đề quan hệ mỹ việt. Rõ ràng là mỹ đã can thiệp thái quá với việc nội bộ của các nước khác, coi pháp luật ở Việt nam là đồ bỏ. Điều đáng nói hơn là cáo buộc vớ va vớ vẩn VN vi phạm nhân quyền.

    Trả lờiXóa
  17. Tác giả đang lên tiếng bảo vệ Bọ lập quê choa như đã từng bảo vệ những thành phần bất hảo trước đây. Mà thực sự thì là mà những người này đều phạm tội. Pháp luật nước VNXHCN đâu phải thứ để cho những thế lực bên ngoài nhảy vào can thiệp lung tung với những tổ chức bên trong được xúi dục nói tầm bậy tầm bạ. Mọi người ai cũng hiểu và ai cũng nhận thức được chứ không phải đọc những thứ giả dối này

    Trả lờiXóa
  18. Dân chủ của Việt Nam là của người dân Việt Nam, nhân dân Việt Nam cảm nhận và tạo ra nó chứ dân chủ ở Việt Nam không phải mang từ bên nước ngoài về, người dân Việt Nam có quyền lựa chọn, chắt lọc những tinh hoa của nền dân chủ nhân loại chứ không theo một nước nào cả, chính vì thế nền dân chủ ở Việt Nam là riêng

    Trả lờiXóa
  19. Nhân dân có quyền đòi hỏi dân chủ là điều tất yếu là đúng nhưng sự dân chủ đó phải phù hợp với chính sách của Nhà nước đó và người dân ở nước đó cảm thấy những điều mà mình nhận được là một nền dân chủ tiên tiến phù hợp với hoàn cảnh đất nước của mình thì đó chính là nền dân chủ tốt nhất của nhân dân nước đó

    Trả lờiXóa