Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

EVN móc túi, ăn cướp tiền dân để bù lỗ.

Với hành vi tăng giá điện liên tục 4 lần vơi biên độ 5% (vào các ngày 20/12/2011, 1/7/2012, 22/12/2012 và 1/8/2013). 
EVN coi thường chỉ đạo của Chính phủ
 
Tại buổi họp báo ngày 30/7, người phát ngôn của Chính phủ - Bộ trưởng Vũ Đức Đam chia sẻ với báo giới rằng, rút kinh nghiệm các lần trước, lần này Chính phủ đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải có kế hoạch tuyên truyền để giải thích, lấy ý kiến phản hồi của cộng đồng để có điều chỉnh cần thiết về biện pháp cụ thể khi tăng giá điện.
 
Bên cạnh đó, trả lời báo chí, lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực, rồi Bộ Công Thương nhiều lần cho biết đang đang yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán chi phí phát sinh để có những cân nhắc điều chỉnh hợp lý. 
 
Tuy nhiên, 1 ngày sau các chỉ đạo trên, EVN bất ngờ tăng giá điện.
 
Chỉ đạo của Chính phủ vẫn còn đang nóng hổi nhưng EVN vẫn ngang nhiên tăng giá điện.
Chỉ đạo của Chính phủ vẫn còn đang nóng hổi nhưng EVN vẫn ngang nhiên tăng giá điện.
Việc tăng giá đột ngột của EVN cũng khiến đại diện một doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương bất ngờ. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, dù là doanh nghiệp “trong nhà”, nhưng bản thân đơn vị này cũng khá "sốc" với quyết định tăng giá điện của Bộ.
Bởi chỉ mấy tháng trước, hầu hết các đơn vị quản lý ngành điện đều khẳng định chưa có phương án điều chỉnh giá. Do đó, trong kế hoạch doanh thu và tài chính 6 tháng cuối năm mà doanh nghiệp này mới thông qua, các chi phí đầu vào, trong đó có giá điện vẫn được giữ nguyên. Với việc tăng giá điện khá bất ngờ này, kế hoạch trên đã bị đảo lộn đáng kể.
 
Còn theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh Chính phủ vẫn đang tìm các giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nỗ lực kiềm chế lạm phát, việc tăng giá điện khác nào đi ngược với chính sách.
 
Tăng giá điện để bù lỗ cho Tập đoàn?
 
Giải thích trên truyền hình tối 1/8, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực, Bộ Công thương cho biết, EVN đang nợ Tổng công ty khí quốc gia một khoản nợ trên 3.000 tỷ đồng, do chưa thu xếp được nguồn tiền để trả nên buộc phải quyết định tăng giá điện.
 
Chính thông tin này đã khiến người dân không thể hiểu bài toán kinh doanh cũng như lý do phải thu thêm tiền của dân để bù lỗ cho sự yếu kém của EVN. Phải chăng cứ khi nào EVN thua lỗ là lại nhằm vào túi tiền người dân để bù đắp?
 
Và thực tế, từ giữa năm 2011, ngay khi Quyết định 24 của Chính phủ (có hiệu lực từ 1/6/2011) cho phép doanh nghiệp, dù vẫn phải báo cáo với Bộ Công Thương nhưng gần như có quyền chủ động trong việc điều chỉnh giá dưới ngưỡng 5%. Kể từ đó, giá điện đã đều đặn tăng 4 lần, cùng với biên độ 5% (vào các ngày 20/12/2011, 1/7/2012, 22/12/2012 và 1/8/2013). 
 
Điều đáng nói hơn là thời điểm cuối năm 2012, sau khi Tập đoàn này báo nợ chồng chất, thì chỉ sau 12 ngày tăng giá điện (ngày 22/12/2012) EVN  đã có khả năng trả nợ cho Tập đoàn dầu khí Quốc gia 2.200 tỷ đồng và khoảng 700 tỷ đồng nợ quá hạn. 
 
Tuy nhiên ngày 2/8, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khẳng định, không có chuyện EVN lấy việc tăng giá điện để bù lỗ.
 
"Hiện nay, EVN còn 2 khoản lỗ là lỗ do sản xuất kinh doanh điện từ năm 2010 - 2011 do hạn hán EVN phải phát điện với giá dầu, mua điện giá cao, dẫn đến lỗ 11.000 tỷ đồng. Năm 2012 xử lý được 3.000 tỷ. Nay còn lại gần 8.000 tỷ.
 
Chúng tôi dự kiến lấy lợi nhuận của các nhà máy điện của EVN để bù lỗ chứ không lấy tăng giá điện để bù lỗ. Tăng 5%, dự kiến thu được 3.500 tỷ đồng đến 3.600 tỷ đồng. Chi phí than chúng tôi chi tăng thêm 5.000 tỷ đồng, giá khí tăng lên chi thêm khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Nên phần thu tăng thêm này không đủ bù lỗ do giá than và khí tăng. 
 
Nhưng chúng tôi phải điều hành giảm chi phí sản xuất, làm sao có khoản lợi nhuận bù cho phần do chi phí than và khí tăng, để đảm bảo năm 2013 không bị lỗ" - ông Tri cho biết.
 
Trước mối lo ngại về việc EVN có thể bất ngờ tăng giá điện thêm 3, 4 lần nữa từ nay đến cuối năm, đại diện Tập đoàn EVN cam kết: "Từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh giá điện lần nào nữa. Đến cuối tháng 12 năm nay sẽ tính toán giá thành thực hiện năm 2013 và lộ trình điều chỉnh giá điện năm 2014 để trình Bộ Công thương và Chính phủ phê duyệt" - Ông Tri nói.
 
Giá điện sẽ tác động CPI tăng thêm khoảng 0,12%
 
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính dự báo, việc tăng giá điện lên 5% sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng khoảng 0,12% vào tháng đầu tiên.
 
Đối với doanh nghiệp, nhất là ngành sử dụng nhiều điện, thì giá thành sản xuất tăng lên khoảng 2-3%. Tuy nhiên, đợt tăng giá điện lần này khó tạo ra những cơn sốt giá như nhiều năm trước đây.
 
"Cùng với tác động điều chỉnh giá một số mặt hàng khác như xăng dầu, tăng giá điện cũng sẽ tác động chỉ số giá tiêu dùng nói chung. Nhưng trong bối cảnh sức mua còn kém, tồn kho còn lớn, kinh tế còn khó khăn, thì đợt tăng giá này không tạo ra cơn sốt giá như những năm trước đây"- ông Thỏa nói.
 
Thuỵ Miên - Báo Đátt Việt
 

21 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đả đảo ngành điện độc quyền!
      Đả đảo ngành điện kích thích lạm phát phi mã!

      Xóa
    2. "Việt Tân20:26 Ngày 03 tháng 8 năm 2013
      Nước ta là một nước thường xuyên phải chịu sự khắc nghiệt của thiên tai, nhất là mưa bão, mà các công trình điện của chúng ta đều ở trên mặt đất nên thường bị thiên tai tàn phá, vì vậy mà kinh phí để trùng tu, sửa chữa là hết sức tốn kém, vì vậy mà EVN tăng giá điện lên là hoàn toàn bình thường, vì các mặt hàng dùng để trùng tu, sửa chữa trong lĩnh vực điện là tăng lên mấy năm nay rồi mà."
      Kinh! Philippin chắc là thời tiết ôn hòa hơn và nhà máy điện của họ trên Sao Hỏa cho nênít thấy nói đến chuyện nó tăng giá điện. Các công trình điện của các nước khác chắc không ở trên mặt đất?

      Xóa
  2. Hay đó bạn Việt Tân ạ,lưỡi bạn uốn éo tám phương mười hướng,trên dưới trong ngoài cao thấp đều được! Tâm phục khẩu phục bạn đó.

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. giá trị của sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giá thành nguyên liệu sản xuất, công lao động. EVN đã sử dụng nhiều biện pháp để giúp ổn định giá thành điện bán ra cho người dân cũng như là doanh nghiệp. EVN cung cấp mạng lưới điện đến nhiều địa phương vùng sâu vùng xa dân tộc thiểu số, hỗ trợ các thiết bị điện của người dân ở đó.
    nước ta là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu trong khi nguồn điện cung cấp chủ yếu là thủy điện. vào mùa mưa thì lượng điện sản xuất có thể đủ, nhưng vào màu khô nước cạn kiệt. muốn ổn định lượng điện chỉ còn cách sử dụng các nhà máy nhiệt điện hơn nữa chi phí sản xuất cho các nhà máy nhiệt điện này luôn cao hơn rất nhiều. việc điều chỉnh tăng là phù hợp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. du ma may , co ma chi phi vao mom lu chuot bo ay . bat dan ong phai tra no cho chung may a ? LU LON....

      Xóa
  5. Vãi các dư luận viên, nói cứ như chuyên gia kinh tế! Khi không còn độc quyền nữa xem có tăng giá nữa không?
    Là một nước nghèo nhưng chúng ta phải mua ô tô, xe máy đắt nhất thế giới, các mặt hàng khác như TV, tủ lạnh, máy tính, điện thoại, xăng dầu cũng thuộc hàng đắt hơn so với thế giới. Thậm chí cả mặt hàng nông nghiệp như thịt lợn, thịt bò, rau quả... còn đắt hơn cả bên Úc.
    Vãi các dư luận viên, chán chẳng buồn đọc comment lũ lợn. Có điều kiện, không cần đi Âu - Mỹ, thử sang Thái Lan, Malaysia hay Singapore xem dân họ sống thế nào!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn lợn nó học cùng 1 "lớp" nên văn phong giống nhau mà bác Minh, chấp làm gì còm của chúng!

      Xóa
  6. trên hưu dưới vượn,kẻ đấm thằng xoa...không roa gì cả !! thôi đành móc túi !!!

    Trả lờiXóa
  7. Bên Âu-Mỹ và Thái Lan, Malaysia và Singapore thuế cao lắm, tưởng giá cả không cao mà dễ sống ah, họ phải đóng nhiều loại thuế lắm đó. Hầu như tâm lý chung là không ai muốn tăng giá cả nhưng thế giới họ biến động như thế trong khi chúng ta chưa tự chủ được nhiều mặt hàng thiết yếu thì việc tăng giá đôi khi là điều khó tránh khỏi. Tôi cũng là một người dân, cũng chịu tác động không nhỏ, nhà có cơ sở sản xuất đá khô, tốn điện lắm nhưng trong hoàn cảnh cả nước khó khăn, mình chung tay giúp đỡ cùng chia sẻ khó khăn tý, cùng là người Việt Nam cả mà.

    Trả lờiXóa
  8. Đất nước mình còn nghèo, còn gặp nhiều khó khăn. Nhà nước chịu nhiều áp lực trong điều hành tỷ giá, giá cả các mặt hàng thiết yếu chứ không sung sướng gì đâu. Giá cả thế giới biến động chúng ta cũng phải điều chỉnh theo thế giới vì chúng ta không thể cứ mãi bù lỗ được vì lỗ mãi thì ai làm ra điện ra xăng cho chúng ta. Khó khăn thì khó khăn chung quan trọng là đoàn kết giúp đỡ nhau trong những lúc thế này

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  10. Chính phủ rút kinh nghiệm lần trước lên lần này có yêu cầu EVN tuyên truyền sao cho người dân hiểu. Cái lý mà EVN đưa ra không phải là không thỏa đáng. Thật ra theo tính toán thì việc tăng giá điện cũng không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số CPI nên chúng ta có thể yên tâm việc tăng giá lần này không tác động nhiều đến đời sống của chúng ta. Chúng ta đang dần dần tiến tới lộ trình có thể để tư nhân làm về điện nên vẫn cần chờ thời gian

    Trả lờiXóa
  11. tôi nghĩ không có chuyện điện lực lỗ đâu tại vì điện chả bao giờ bị ế cả.dân càng ngày càng dùng nhiều điện hơn, có nhà còn 3 4 cái điều hòa bật gần như cả ngày ấy chứ. tăng giá điện chắc là để xây dựng, tu sửa công trình điện, hoặc lắp thêm mạng lưới điện thôi. mà lâu lâu tăng giá còn được chứ cứ tăng đều thì chắc nhịn dùng điện mất. sau mấy đợt bão này chắc cũng tăng giá điện thôi. nghe bảo xây được cái nhà máy điện hạt nhân cũng hay.phải có nó thì mới đỡ quá tải điện được.nhưng mà phải chọn chỗ để nó cho hợp lý không bão vào phá tan thì cũng toi đấy

    Trả lờiXóa
  12. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  13. Mình cũng là người dân bình thường, và mình cũng không muốn
    giá điện ngày càng tăng, thế nhưng giá điện tăng là công
    việc họ cần phải làm lúc bấy giờ, bởi làm ăn thì có ai
    muốn chịu thua lỗ đâu, đã mất công sức còn bị lỗ thì ai làm.
    Họ nâng giá điện chỉ là để duy trì các hoạt động sản xuất
    kinh doanh ngành điện mà thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói chuẩn như Lê Duẩn, thời đại này ai sản
      xuất kinh doanh mà chẳng muốn có lãi, có ai muốn bị
      thua lỗ đâu. Họ tăng giá để tiếp tục có đủ kinh phí
      duy trì việc cung cấp điện cho chúng ta, còn hơn là
      không tăng phí mà để họ k đủ điều kiện tiếp tục cung
      cấp điện, thử hỏi đến lúc ấy thì điện đâu ra cho chúng
      ta sinh hoạt cơ chứ

      Xóa
  14. Ngu quá, nếu theo cơ chế thị trường mà không tuân theo quy luật giá cả của nó thì có mà phá sản à? Nước ta đã mở cửa kinh tế được mấy chục năm rồi mà hiện nay một doanh nghiệp Nhà nước tăng giá sản phẩm và dịch vụ lên cũng cho là ăn cướp của dân, thật là không hiểu nổi các phần tử này đang nói những gì nữa. Vì doanh nghiệp Nhà nước thì xét cho cùng cũng chỉ là một trong những doanh nghiệp độc lập. Nhưng nó đước trợ giá để giúp cho nhân dân không bị ảnh hưởng bởi giá cả mà thôi. Nếu mà giá than, giá nhân công tăng, cũng như tiền lương trả cho các công nhân ngành điện tăng mà không tăng giá sản phẩm điện thì có khi doanh nghiệp phá sản à? Nói cái gì cũng có lý chứ, tăng giá điện nhỏ như thế mà đã tru tréo hết cả lên, thật là không hiểu nổi các vị nghĩ gì nữa.

    Trả lờiXóa
  15. Thật là buồn cười quá đi mất, thời đại kinh tế thị trường mà cứ tăng giá là lại cho rằng ăn cướp thì làm sao mà sống nổi được đây. EVN xét cho cùng cũng chỉ là một doanh nghiệp, họ làm ăn cũng phải có lời lãi chứ làm gì có chuyện làm từ thiện hết được. Họ có trách nhiệm đảm bảo năng lượng trong nước và đảm bảo bình ổn giá năng lượng để nhân dân không phải chịu sự tác động của năng lượng. Thế sao các vị này không hỏi thử xem là tại sao chúng ta bảo hộ giá điện và giá xăng trong nước mãi thế. Trong khi chỉ cần sang bên kia biên giới Canpuchia thì giá xăng đã tăng gấp mấy lần. Vậy mà nay mới có tăng giá điện lên một tí lũ rận đã cho rằng Nhà nước ăn cướp tiền của dân. Thật là ngu hết chỗ nói.

    Trả lờiXóa
  16. Như các rận nói thì cứ tăng giá là ăn cướp là móc túi xã hội này ai cũng ăn cướp ai cũng móc túi sao có ai chấp nhận kinh doanh hay làm bất cứ việc gì liên quan đến kinh tế mà chấp nhận lỗ đâu chấp nhận thì lấy cái gì mà bù vào đây và lấy ở đâu. Việc EVN điều chỉnh giá điện cho phù hợp cho để doanh nghiệp không phải chịu lỗ mà các rận nói là ăn cướp thì rõ là vu khống mà, và EVN sản xuất điện là để phục vụ ai phục vụ nhân dân vậy điều chỉnh giá điện cho phù hợp thì có gì không đúng không lẽ cứ để họ lỗ thì lấy gì bù vào lấy gì trả lương cho công nhân.

    Trả lờiXóa