Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Cải cách hay vứt bỏ thưa bà Chi Lan ?

Không thể tránh cải cách thể chế nữa'

Cập nhật: 09:32 GMT - thứ sáu, 27 tháng 6, 2014
Việt Nam đứng trước áp lực cải cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế
Kinh tế gia Phạm Chi Lan nói nhu cầu hội nhập của nền kinh tế giữa lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc sẽ khiến Hà Nội không thể không cải cách thể chế.
Bà có nhận định trên trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 27/6, ngay sau khi Tổng cục Thống kê (GSO) công bố chỉ số tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm.
Báo cáo mới nhất của GSO cho biết trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng 5,18%, cao hơn so với mức 4,9% cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo bà Lan, con số này có thể chưa phản ánh hết tác động của tình hình bất ổn vừa qua.
"Có thể những tác động của giàn khoan đối với Việt Nam chưa được tính hết vào vì thống kê tăng trưởng của Việt Nam thường có độ trễ nhất định," bà nói.
"Nhưng tôi nghĩ ảnh hưởng cũng không nhiều, vì thời gian xảy ra các sự kiện đó cũng ngắn và phần đóng góp của các doanh nghiệp đó vào toàn bộ sản lượng công nghiệp và xuất khẩu cũng không lớn lắm."

Đẩy mạnh cải cách thể chế

Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Nhận xét về chỉ tiêu tăng trưởng 5,8% trong năm nay và 6% cho năm sau của chính phủ, bà Lan cho rằng mức này là "cao so với khả năng".
"Thực tế là những vấn đề như giàn khoan và quan hệ kinh tế với Trung Quốc có thể có những diễn biến phức tạp hơn và do đó có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, cho nên tôi nghĩ là cần đặt ở mức khiêm tốn hơn", bà nói.
Bà Lan nhận định kinh tế Việt Nam trong năm 2015 và những năm tới sẽ phụ thuộc vào việc chính quyền Việt Nam ứng phó ra sao trước căng thẳng trên biển và những thay đổi trong quan hệ với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, bà cũng cho rằng chính phủ cần 'đẩy mạnh các chương trình tái cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế để tạo động lực mạnh hơn, môi trường thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân phát triển".
"Chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng phải được thúc đẩy mạnh hơn để hướng nguồn lực hiếm hoi của Việt Nam vào khu vực hiệu quả hơn", bà nói.
Trả lời câu hỏi của BBC về việc liệu nỗ lực cải cách thể chế của Việt Nam sẽ có biên độ lớn đến đâu, bà nói:
"Càng ngày Việt Nam càng thấy rõ hơn sức ép về việc cải cách thể chế và cảm thấy cần làm nhanh hơn nữa".
"Những phát triển trong thời gian qua không được như mong muốn và nhiều chương trình tái cơ cấu chưa được đẩy mạnh lên do việc cải cách thể chế chưa tiến hành được bao nhiêu."
"Mặt khác, sức ép từ những cuộc hội nhập mà Việt Nam sắp tham gia từ 2015 trở đi cũng như từ các hoạt động đối ngoại sẽ khiến chính quyền không cải cách không được."
"Tôi nghĩ thực sự trong thời gian tới Việt Nam sẽ phải thúc đẩy cải cách thể chế mặc dù trong nước còn ngần ngại."
"Đến lúc không thể không làm được nữa rồi."

Giảm lệ thuộc

Ngành xuất khẩu của Việt Nam sử dụng một lượng lớn nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc
Thống kê tăng trưởng được GSO công bố một tuần sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định điều chỉnh tỷ giá đôla/VNĐ trong nỗ lực nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Mặc dù vậy, bà Lan cho rằng quyết định này "không có tác động lớn" về ngắn hạn.
"Nhiều ngành xuất khẩu của Việt Nam vẫn dựa rất nhiều vào hàng nhập khẩu từ bên ngoài, nhất là sản phẩm trung gian," bà nói.
"Vì vậy tác động đối với xuất khẩu được cải thiện một chút thì lại bị phần nhập khẩu vào với giá cao hơn bù lại".
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam đang có nỗ lực để khắc phục điều này, bà cho biết.
"Ngành xuất khẩu đang cố gắng phát triển những khâu có thể làm được ở Việt Nam để giảm bớt sự lệ thuộc từ bên ngoài, nhất là các sản phẩm trung gian."
"Kinh tế Việt Nam đã đủ phát triển để có thể sản xuất ra các sản phẩm trung gian ở trong nước."

11 nhận xét:

  1. Dân VN yêu tổ quốc không yêu CNXHlúc 23:34 27 tháng 6, 2014

    Nát quá, không vá víu cải cách gì được, vứt mẹ nó đi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái bạn này nghe tên đã biết bạn là những "con sâu làm rầu nồi canh" rồi, những con zận chủ thực thụ. Bạn yêu tổ quốc không yêu CNXH mà bạn không biết được rằng là hai cái đó luôn gắn liền, khăng khít với nhau. Nước ta đi theo chủ nghĩa xã hội, nhân dân bình đẳng, cuộc sống ấm no. Xã hội ta ai cũng nhìn thấy, đất nước ngày càng phát triển khiến cho nhiều nước khâm phục. Vậy mà bạn còn ngứa mồm ăn linh tinh quá.

      Xóa
  2. ha ha, mấy người ở đây hình như nghĩ rằng ai cũng bán nước cũng thiển cận như mấy người vậy. Nếu xét theo tất cả các phương diện thì tăng trưởng và phát triển kinh tế như hiện nay của Việt Nam là đáng khen ngợi, là khá tốt, Việt Nam đâu có sự hậu thuẫn về kinh tế đầu tư hay quân sự như Nhật hay Hàn Quốc, chúng ta là một quốc gia độc lập, tự do, chính vì thế mà ngoài việc tự mình phát triển nền kinh tế, vượt qua sự cấm vận của Mỹ đủ các thể loại khó khăn khác thì việc Việt Nam phát triển như hiện tại là tương đối tốt rồi, đừng cay cú vì người ta không bán nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bọn này là chúng nói lấy được, chúng nói cho sướng cái mồn chứ cái đầu óc bã đậu của chúng không biết suy nghĩ gì đâu, thực ra thì chúng không căn cứ vào thực tế mà chúng nói đâu, chúng chỉ dựa vào những điều mà chúng được vạch ra từ trước mà chúng nói , và chúng cũng không phân biệt được thế nào là tốt, thế nào là xấu đâu bạn à, nên chúng ta cũng không cần quan tâm bọn này nói làm gì

      Xóa
  3. Mà nhân tiện cũng nói luôn, mấy con giời nên từ bỏ cái ảo tưởng là một ngày nào đó chế độ nhà nước hiện tại bị sụp đổ đi, chắc chắn là không có chuyện đấy đâu, thể chế chính trị của nhà nước ta về cơ bản là rất vững chắc, áp dụng nguyên lí xã hội chủ nghĩa rất hợp lí, Việt Nam chắc chắn sẽ tiến xa và đúng như bà Lan nói, việc Việt Nam phát triển như thế nào sẽ chỉ còn chịu sự ảnh hưởng của vấn đề biển Đông nữa thôi, mà nói thế nào thì các con giời cũng không có cơ hội đâu, đừng ảo tưởng, để não mà suy nghĩ những cái gần với mặt đất hơn đi.

    Trả lờiXóa
  4. thể chế là ưu việt , còn cái bọn này lúc nào cũng muốn cải cách này , cái cách kia nhưng thực ra chúng chẳng biết cái gì cả, chúng chỉ nói theo sự chỉ đạo của người khác thôi, và chắc chắn những thằng thất học , thiếu hiểu biết thì làm sao mà biết được cái nào tốt, cái nào xấu mà chúng chỉ làm vì vật chất, vì đồng tiền bẩn thỉu mà chúng nhận được ,chứ thực ra dám khẳng định rằng bọn này học không quá cấp 3

    Trả lờiXóa
  5. Cải cách thì đơn giản, nhưng cải cách như thế nào mới khó. Thực tế, vấn đề cải cách thể chế ở nước ta sau ba năm nhìn lại vẫn chưa có nhiều đột phá. Vì vậy, cần nhìn nhận lại định nghĩa chính xác về thể chế, cải cách thể chế, đặc biệt là cải cách kinh tế và cải cách thể chế kinh tế. Tất cả phải được hiểu rõ ràng thưa bà Chi Lan, đừng có nói chung chung như thế.

    Trả lờiXóa
  6. Cải cách thể chế kinh tế cần được hiểu là việc thiết lập, bổ sung và thay đổi hệ thống các quy tắc luật lệ chính thức, để quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường được thực hiện. Thay đổi mà phát triển được thì quá tốt, là cái mừng cho đất nước. Nhưng các người ai cũng tính thay đổi thể chế, cải cách này cải cách nọ nhưng đã tính đến rủi ro chưa?

    Trả lờiXóa
  7. Tôi nghĩ không đơn giản như vậy. Tôi nghĩ cải cách thể chế kinh tế là đúng, nhưng cải cách như thế nào thì cần phải tính toán hết sức kỹ lưỡng. Vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế là không thể bị thay thế. Tất cả phải theo đường lối, chủ trương của Đảng, không thể tách rời kinh tế ra khỏi nhà nước được, vì khi đó kinh tế sẽ rất dễ gặp rủi do vì không có vai trò điều tiết của nhà nước.

    Trả lờiXóa
  8. đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế trong những năm qua với những cương lĩnh chủ trương đường lối chính sách đúng đắn của đảng ta cùng với sự cố gắng của toàn thể nhân dân và kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt đưa nước ta trở thành một nước có tốc độ phát triển kinh tế đứng đầu trên thế giới, những năm tới kinh tế nước ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển nhưng nhân dân Việt Nam sẽ cố gắng toàn Đảng toàn Quân ta sẽ một lòng phát triển đất nước.

    Trả lờiXóa
  9. Cải cách kinh tế tưởng là chuyện đơn giản à mà bọn này suốt ngày đòi cải cách này cải cách nọ. Chuyện này đâu phải là ngày 1 ngày 2 mà làm được cũng như chuyện phá 1 ngôi nhà chả nhẽ phá từ móng trước ak, Không đòi cải cách được thì lại quay ra biểu tình này nọ nói đảng và nhà nước. không những thế lại còn xuyên tạc các chính sách của đảng và nhà nước làm cho người dân hoang mang

    Trả lờiXóa