Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Ủy ban tỉnh Cà Mau vỡ nợ sau Bạc Liêu

Hiện nay, UBND TP Cà Mau thâm hụt ngân sách, nợ khoảng 300 tỷ đồng và nhiều khoảng nợ không biết lấy tiền ra chi trả. Đặc biệt, cơ quan này không còn đủ tiền để trả lương cho công nhân viên chức.
So với các thành phố khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP Cà Mau được xem là một nơi phát triển về kinh tế. Nhiều công trình xây dựng được triển khai. Thế nhưng báo cáo tình hình ngân sách TP Cà Mau, không ít cơ quan chức năng giật mình trước kiểu quản lý kinh tế khá lạ dẫn đến việc mất cân đối tài chính với số tiền khủng.
UBND TP Cà Mau, viên chức, đồng bằng sông Cửu Long, ngân sách, quy hoạch, không còn tiền trả lương công chức
Ông Huỳnh Thanh Dũng, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau (trái). Ảnh: Báo Cà Mau
Năm 2012, nguồn ngân sách thành phố khoảng 494 tỷ đồng nhưng chi ngân sách hơn 555 tỷ đồng mất cân đối gần 50 tỷ đồng. Để đủ điều kiện quyết toán ngân sách, TP điều chỉnh số tiền mất cân đối trên sang năm sau. Cuối năm 2013, TP chi nỉnh n sách gần 628 tỷ đồng trong khi nguồn của thành phố chỉ 536 tỷ đồng. Ngân sách tiếp tục mất cân đối hơn 90 tỷ đồng.
Ông Huỳnh Thanh Dũng, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau giải thích, nguyên nhân mất cân đối là do... khách quan. Ông giãi bày: “Thu ngân sách nhà nước không đạt, nguồn thu điều tiết cho thành phố hụt gần 15 tỷ đồng; nguồn thu quỹ bán nhà do thành phố quản lý dự toán 12,8 tỷ đồng nhưng thực hiện chỉ có 2,8 tỷ đồng; thu tiền bồi hoàn của công ty Tài Lộc hụt thu cân đối gần 3,1 tỷ đồng, tăng chí phí đầu tư xây dựng dựng cơ bản gần 14 tỷ đồng...”.
Do mất cân đối, ngân sách không còn vốn để chi, TP Cà Mau mượn “đầu heo nấu cháo” việc thực hiện các công trình xây dựng cơ bản. Ngày 27/12/2013, UBND tỉnh Cà Mau có quyết định phê duyệt dự án cầu qua sông Tắc Thủ, thuộc đường Vành đai 1 với mức đầu tư hơn 62 tỷ đồng giao cho Chủ tịch UBND TP Cà Mau làm chủ đầu tư.
Dự án trong thời gian hoàn thành bước chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư quyết định mượn gần 47 tỷ đồng để chi trả cho các nhà thầu thực hiện các công trình xây dựng cơ bản. Đến nay, TP Cà Mau không biết lấy nguồn đâu trả lại.
Nợ như “chúa chổm”
Ngoài mất cân đối và nợ ngân sách tỉnh, TP Cà Mau gánh hàng chục món nợ với số tiền nhiều tỷ đồng. Tính đến ngày 22/11/2015, TP Cà Mau nợ đọng xây dựng cơ bản gần 61 tỷ đồng. Thời gian dài, TP Cà Mau nợ nhiều nhà thầu trong việc thi công hạ tầng trên địa bàn thành phố.
Năm 2012, TP Cà Mau nợ hơn 55 tỷ đồng. Đến năm 2013 nợ gần 41 tỷ đồng. Năm 2014 nợ lên đến 95 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều công ty trở thành chủ nợ của UBND TP. 
Điển hình, công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị Cà Mau khó khăn bị TP Cà Mau không thanh toán tiền hơn 14 tỷ đồng. Trong đó, tiền vệ sinh đô thị từ tháng 5 đến tháng 9/2015 là 8,6 tỷ đồng; nợ 6 tháng tiền chiếu sáng đô thị 1,5 tỷ đồng; nợ 6 tháng tiền công tác cây xanh gần 3,4 tỷ đồng và 600 triệu đồng tiền sửa chữa hệ thống chiếu sáng công công của 6 tháng đầu năm...
Hiện TP Cà Mau đang nợ cơ quan Bảo hiểm xã hội 19 tỷ đồng, nợ tiền điện chiếu sáng công cộng tháng 10 và 11 là 1 tỷ đồng; nợ các đơn vị thi công duy tu, bảo dưỡng đường nội ô, cây xanh, điện chiếu sáng, quy hoạch hơn 56 tỷ đồng... Nợ tiền sửa chữa trường lớp năm 2014-2015 là 7,2 tỷ đồng.
Về số nợ trên, TP Cà Mau khẳng định, chưa có nguồn bổ sung chi trả. Đặc biệt, TP Cà Mau còn nợ ngân sách tỉnh số tiền hơn 15 tỷ đồng để tạm ứng kinh phí nguồn thu phí bảo vệ môi trường, kinh phí xây dựng hạ tầng nông thôn... không biết lấy nguồn nơi đâu mà chi trả. Đến thời điểm hết năm, ngân sách thành phố trong điều kiện không còn tiền để chi trả lương cho cán bộ công chức.
(Theo CATP)


9 nhận xét:

  1. thử hỏi trên Thế giới này có bao nhiêu quốc gia đang nợ nần, đến ngay như Mỹ còn đang nợ như chúa chổm, đâu như mười mấy nghìn tỷ đô gì đó, còn nhiều hơn tổng số mà cả nước Mỹ làm ra trong một năm, thử hỏi như thế nước Mỹ có thể tồn tại được hay sao. câu trả lời là nước Mỹ vẫn có thê tồn tại mà còn phát triển được nữa, vì đó là những khoản nợ cho đầu tư, phát triển, củng cố tiềm lực đất nước. TP cà mau có nợ, nhưng xem qua các khoản nợ TP.Cà Mau đang nợ Bảo hiểm xã hội 19 tỷ đồng; nợ các đơn vị thi công duy tu, bảo dưỡng đường nội ô, quy hoạch thành phố hơn 56 tỷ đồng... Nợ tiền sửa chữa trường lớp năm 2014 và 2015 là 7,2 tỷ đồng.... thì đó đều là những khoản nợ phục vu cho sự phát triển của cả tỉnh, không thể không có. như vậy thì có nên vay nợ hay không hay là không vay nợ để không có tiền đầu tư

    Trả lờiXóa
  2. Có đầu tư thì mới có phát triển, các tỉnh đều muốn phát triển thêm nhiều khu công nghiệp, nhiều công trình để phục vụ đời sống người dân thì tất yếu phải vay. Nhưng vay từ đâu thì cũng từ ngân sách nhà nước rồi họ sẽ phải hoàn trả lại đầy đủ. Nhưng cũng không thể phủ nhận hiện nay nhiều công trình đầu tư bị trội giá gây ảnh hưởng tới ngân sách. Vay nợ để đầu tư phát triển không phải là sai, cái quan trọng là làm sao sử dụng tiền đó hợp lý để phát triển đất nước thêm giàu mạnh

    Trả lờiXóa
  3. trong quá trình phát triển của đất nước thì những dự án cần phải thực hiện và điều đó không phải là không có những dự án không hoàn thành . việc tỉnh cà mau đang phải chịu một yếu tố tiêu cưc đấy là đương nhiên . những con người đang thổi phồng sự thật đấy là quá xảm rồi , chúng có hiểu hết những câu chuyện đâu mà nói .. chỉ là công việc bịa đặt kiếm tiền mà

    Trả lờiXóa
  4. Liệu trong thời buổi kinh tế thị trường này thì có thể nói việc ứng trước ra để đầu tư rồi gánh một con số nợ khổng lồ là điều khó tránh khỏi. Chẳng phải Mỹ tự nhận mình là cường quốc, có một nền kinh tế hiện đại phát triển vượt bậc đấy sao? Thế mà con số nợ của vị cường quốc ấy cũng không thể kiểm soát nổi đấy thôi.! Muốn thay đổi, muốn phát triển, thì phải có sự đầu tư, sự mạo hiểm, dám nghĩ dám làm. Gần 300 tỷ, không phải một con số nhỏ, nhưng nếu là để chi cho xây dựng, quy hoạch, bảo trợ xã hội... thì cũng không hẳn là đáng trách. Và cũng mong rằng lãnh đạo Cà mau sẽ có sự thu chi thật hợp lý!

    Trả lờiXóa
  5. Nước nào không có nợ huống hồ một tỉnh đang có nhiều thứ phải lo như Cà Mau. Đồng trũng, ngập nước, đất đai lúc nào cũng cần thua chua rửa mặn, đầy rẫy khó khăn, xây kênh rạch, đủ loại. Ở đâu ra? Tiền lo vào đấy chứ vào đâu mà kêu hết hay không.
    Các bạn viết bài liệu đã một lần đặt chân đến Cà Mau hay chưa để biết Cà Mau còn nhiều vất vả và chính quyền nơi ấy khó khăn như thế nào. Ăn ốc nói mò. Ai chẳng làm được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Đại Quanglúc 00:57 6 tháng 12, 2015

      Ôi nếu đúng vậy thì phúc đức quá

      Xóa
  6. rõ ràng là thời gian qua vẫn còn không ít địa phương sử dụng ngân sách sai mục đích, việc chi ngân sách còn lãng phí, nhiều dự án đầu tư không cần thiết, quá lạm dụng vào ngân sách nhà nước để chi tiêu vào các hoạt động không đúng mục đích vậy nên các địa phương nên xem đây như là bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng, chi tiêu ngân sách làm sao cho phù hợp và hợp lý không để xảy ra như 2 tỉnh thành trên

    Trả lờiXóa
  7. Việc thu tài chính về cho đất nước và chi phí cho hoạt động của một tỉnh thành phố có sự chênh lệch như thế là rất bình thường vì tỉnh thành phố là một đơn vị hành chính sự nghiệp phải đầu tư chăm lo cho nhân dân góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, việc chênh lệch ở đây không phải do tham nhũng lãng phí nên chúng ta hãy yên tâm vào quy chế hoạt động của bộ máy Nhà Nước.

    Trả lờiXóa
  8. thả con săn sắt bắt con cá rô, có đầu tư thì mới có phát triển, các tỉnh đều muốn phát triển thêm nhiều khu công nghiệp, nhiều công trình để phục vụ đời sống người dân thì tất yếu phải vay, bởi vốn ngân sách nhà nước đâu phải là vô hạn mà xin thế nào cũng đc. đã vay thì phải có trả thôi. Nhưng cũng không thể phủ nhận hiện nay nhiều công trình đầu tư bị đội giá gây ảnh hưởng tới ngân sách. Vay nợ để đầu tư phát triển không phải là sai, cái quan trọng là làm sao sử dụng tiền đó hợp lý để phát triển đất nước thêm giàu mạnh

    Trả lờiXóa