Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Chỉ có ở Việt nam.

http://www.infonet.vn/phap-luat/cuu-chien-binh-chong-tham-nhung-bi-tra-thu-tru-dap/a26243.html


Cựu chiến binh chống tham nhũng bị trả thù, trù dập?

Ông Nguyễn Kim Hợp đã “giải cứu” cho nhà nước hàng trăm ngàn m2 đất từng bị các "quan" tham ở xã Phú Phong, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh chiếm đoạt. Nhưng chính bản thân ông đang đứng trước nguy cơ mất đất canh tác vì bị chính quyền cưỡng chế, thu hồi bất hợp lý.
Liên tục bị quấy rối, chèn ép
Vào thời điểm con đường Hồ Chí Minh được mở qua thị trấn Hương Khê đã làm cho giá đất theo thị trường ở đây trở nên cao giá. Do đó, một số cán bộ tại đây đã lợi dụng chức quyền cấu kết chiếm dụng 327.769,5 m2(tương đương 200 tỷ đồng tại thời điểm đó) và tiến hành phân lô, đem bán và chia chác.

Cựu chiến binh chống tham nhũng bị trả thù, trù dập?
Năm 2005, cùng hai CCB khác là Nguyễn Kim Trúc và Nguyễn Tiến Sỹ, ông Hợp đã âm thầm tiến hành thu thập nhiều bằng chứng nhằm đưa vụ việc ra ánh sáng. Trong giai đoạn này, căn nhà của ông và hai CCB còn lại liên tục bị các đối tượng “lạ” ném đá, thậm chí người thân bị dọa nạt. Trơ tráo hơn khi một cán bộ xã còn xuống dụ dỗ ông: “Thôi lặng đi, rồi cấp cho mấy đám đất”.
Mặc cho những lời dọa dẫm, ngày 29/3/2005, ba CCB này quyết định gửi đơn lên huyện, sau hai tháng không có hồi âm, ngày 29/5 các ông tiếp tục gửi lên tỉnh, tuy nhiên sự việc vẫn rơi vào im lặng. Không nản chí, họ tiếp tục gửi đơn thư lên các cấp cao hơn ở Trung ương.
Sự kiên quyết theo đuổi của ba CCB cuối cùng đã có kết quả, khi cơ quan chức năng đã vào cuộc tiến hành thanh tra, xử lý. Đến tháng 4/2007, TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt tổng cộng 30 năm tù cho 13 bị cáo trong vụ án tham nhũng trên, đồng thời ra phán quyết thu hồi toàn bộ hơn 32ha bị các "quan" tham chiếm đoạt nói trên.
Với thành tích nổi trội này, ngày 7/9/2010 ông Hợp đã được vinh danh tại “Hội nghị biểu dương cá nhân có thành tích chống tham nhũng” do Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (BCĐTƯVPCTN) tổ chức tại Hà Nội.
Cựu chiến binh chống tham nhũng bị trả thù, trù dập?
Ông Nguyễn Kim Hợp (hàng đầu ở giữa) được vinh danh tại "Hội nghị biểu dương cá nhân có thành tích phòng, chống tham nhũng" năm 2010
Tuy nhiên, mọi việc chưa kết thúc ở đó, khi từ Hội nghị trở về đến nay, bản thân ông Hợp và gia đình luôn phải sống trong cảnh bị "kẻ xấu" trả thù, chèn ép, nhà cửa liên tục bị nén đá, ruộng bị rải miểng chai, hoa màu bị phá hoại, chính quyền địa phương gây khó dễ khi chứng nhận lý lịch, hồ sơ cho con ông đi học, làm việc...
Bản thân ông Hợp đã từng bị vây đánh, nhưng khi báo chính quyền thì không được xử lý, đặc biệt là một số cá nhân sau khi bị ông tố cáo ở tù trở về đã công khai kiếm chuyện, thách thức đối với bản thân và gia đình ông.
Kỳ lạ hơn, cho đến hôm nay, phần lớn trong số diện tích hơn 32ha đất vi phạm vẫn chưa được chính quyền sở tại hoàn tất việc thu hồi, giải quyết triệt để theo phán quyết của TAND tỉnh Hà Tĩnh. Đáng chú ý là, trong số diện tích đất vi phạm này chính quyền huyện Hương Khê đã hợp thức hóa và cấp sổ đỏ cho một số hộ.
Chính quyền trù dập?
Hiện tại giữa ông Nguyễn Kim Hợp và chính quyền xã Phú Phong tiếp tục có mâu thuẫn về chuyện đất đai, khi ông Hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho mảnh đất rộng 4.479 m2 nhưng chính quyền không đồng ý.
Liên quan đến mảnh đất này ông Hợp cho biết, đây là thửa đất liền kề phía sau mảnh đất gia đình ông đang sống (mảnh đất đang sử dụng rộng 4.513m2 đã được chính quyền công nhận). Mảnh đất này đã được ông cùng cha của ông khai hoang từ năm 1980, và được gia đình sử dụng ổn định từ đó tới nay, không xảy ra tranh chấp, mảnh đất trên cũng không nằm trong quy hoạch của địa phương.
Cựu chiến binh chống tham nhũng bị trả thù, trù dập?
Ông Nguyễn Kim Hợp nói về mảnh đất bị chính quyền huyện Hương Khê cưỡng chế, thu hồi.
Theo Luật Đất đai năm 1993 ông Hợp sẽ được cấp GCNQSDĐ cho thửa đất này nếu có nhu cầu. Song dù ông đã nhiều lần lập hồ sơ xin cấp nhưng chính quyền xã Phú Phong và huyện Hương Khê vẫn cương quyết không chấp nhận yêu cầu này. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình ông đã quyết định gửi đơn khiếu nại lên UBND huyện Hương Khê, và UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Tuy vậy trong Quyết định số 2884/QĐ-UBND ngày 5/10/2010 tỉnh Hà Tĩnh đã không chấp nhận khiếu nại của ông với lý do, từ trước tới nay mảng đất này “do xã Phú Phong quản lý” và “Gia đình ông Hợp không có một loại giấy tờ, tài liệu nào chứng minh ông đã được giao”.
Quyết định trên cũng đưa ý kiến của hơn 20 hộ dân “sống lâu đời tại xóm 2 và ông Nguyễn Kim Hợp” trong cuộc họp ngày 27/9/2010, trong đó “khẳng định ông Hợp mới sử dụng thửa đất này” và “không đồng tình việc cấp GCNQSDĐ thửa đất này cho gia đình ông Nguyễn Kim Hợp”.
Tuy nhiên ông Hợp cho biết nhiều lập luận nêu trong quyết định nêu trên là không đúng. Cụ thể là, về cuộc họp ngày 27/9/2010 tuy được diễn ra lúc 7h30’ nhưng phải đến 8h20’ ông mới nhận được giấy mời. Về thành phần tham dự cuộc họp ông cũng đã phát biểu là “không đồng ý”, nhưng trong quyết định đã trắng trợn thay đổi khi ghi ông đã “đồng ý”.
Cựu chiến binh chống tham nhũng bị trả thù, trù dập?
Về các hộ dân được mời tham gia cuộc họp này, ông Hợp cũng cho biết, xã Phú Phong cho mời 23 người dự họp, thì trong số đó đã có tới 20 người liên quan đến vụ tham nhũng hơn 32ha đất mà bản thân ông đã tố cáo ở trên.
Và để thêm phần thuyết phục cho lập luận này, ông Hợp đã xin xác nhận của 20 hộ dân sống tại đây, bao gồm hàng xóm liền kề và nhiều hộ dân xung quanh, trong đó có nhiều cán bộ lão thành cao tuổi. Tất cả những người này đều xác nhận diện tích đất ông đang xin cấp GCNQSDĐ đã được gia đình ông sử dụng ổn định từ trước năm 1993 tới nay, và hoàn toàn không có tranh chấp.
Sau nhiều lần gửi đơn lên tỉnh không có kết quả, ông đã khiếu nại Quyết định 2884/QĐ-UBND tới BCĐTƯVPCTN. Ngày 13/5/2011 Văn phòng BCĐTƯVPCTN đã có Công văn số 47/VPBCĐ-V.IV gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị trả lời đơn khiếu nại của ông.
Ngày 17/5/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn số 1501/CV-UBND gửi UBND huyện Hương Khê đề nghị giải quyết. Ngày 20/8/2011 huyện Hương Khê đã tổ chức cuộc họp để giải quyết khiếu nại của ông, tuy vậy họ đã không mời ông tham gia cuộc họp này. Theo ông, điều này đã vi phạm nghiêm trọng điểm d, khoản 1, Điều 44 Luật Khiếu nại, tố cáo.
Tuy nhiên theo lời ông Hợp, trước đó trong cuộc họp Hội đồng tư vấn đất xã Phú Phong chiều ngày 29/3/2011 đích thân ông Chủ tịch UBND xã Phú Phong Ngô Xuân Trường đã xác nhận mảng đất 4.479 m2 ông Hợp xin cấp GCNQSDĐ là hợp lệ. Tuy nhiên khi lên tới UBND huyện Hương Khê, đã bị Chủ tịch là ông Đinh Hữu Tân gạt đi. Được biết ông Tân là một trong ba người đã bị ông Hợp tố cáo lên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh với hành vi tham nhũng, cờ bạc, lý lịch không trong sạch…
Không đành lòng để kẻ khác “cướp” mất mảnh đất mồ hôi nước mắt của gia đình mình, ngày 31/11/2011 ông tiếp tục gửi “Đơn kêu cứu khẩn cấp” tới Văn phòng BCĐTƯVPCTN, ngày 2/7/2012 ông cũng đã gửi đơn khiếu nại tới ông Trần Minh Kỳ - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, tuy nhiên hai lá đơn này tới nay vẫn chưa được hồi âm.
Ông Hợp cho biết, từ khi bắt đầu “tuyên chiến” với nạn tham nhũng tại địa phương gia đình ông đã gặp không biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, ngay trong những ngày đầu tháng 8/2012 này, căn nhà của ông tiếp tục bị kẻ xấu ném đá về đêm.
Tuy nhiên đó chưa là gì so với việc chính quyền huyện Hương Khê “quyết tâm” không cấp GCNQSDĐ cho mảnh đất hợp pháp của ông. Vừa qua, ông đã nhận được thông báo của UBND xã Phú Phong, theo đó ngày 7/8/2012, chính quyền tiến hành cưỡng chế đối với khu đất 4.479 mmà gia đình ông đang sử dụng ổn định và lâu dài từ năm 1993 tới nay.
Một quan chức Văn phòng BCĐTƯVPCTN nói: “Thật khó hiểu khi hơn 300 nghìn m2 đất sai phạm đã có bản án tuyên phải thu hồi thì chính quyền huyện Hương Khê không tập trung giải quyết. Trong khi hơn 4.000m2 đất của một thương binh nghèo có đầy đủ cơ sở pháp lý, là nguồn nuôi sống gia đình lại được chính quyền nhiệt tình giải quyết cho bằng được”.
NGUYỄN CƯỜNG - VŨ GIANG

55 nhận xét:

  1. toàn là những luận điệu xuyên tạc, hết sức vớ vẩn,

    Trả lờiXóa
  2. đánh chết mấy thằng đưa bài xuyên tạc này đi

    Trả lờiXóa
  3. Không thu hồi được số tiền mà tội phạm tham nhũng vì chúng biết là khi chúng đi tù hoặc tử hình thì coi như xong, trong khi số tiền tham nhũng chúng tẩu tán dưới mọi hình thức, người thân họ được hưởng, pháp luật không thu hồi được và tham nhũng vẫn luôn sảy ra, để cho sự nghiêm minh của pháp luật và tình trạng này không sảy ra thì pháp luật cần thực hiện quy trách nhiệm cho những người thân của ho phải có trách nhiệm trả số tiền tham nhũng đó dù bao nhiêu năm sau vẫn phải có trách nhiệm trả./.

    Trả lờiXóa
  4. Việc chống tham nhũng dưới góc nhìn của người dân bình thường thấy đơn giản và dễ dàng nhưng sao với cơ quan nhà nước khó khăn đến thế. Thời buổi này thì bao nhiêu lỗ hổng cho tham nhũng cũng đã được nhận diện, ai cũng biết hết rồi, vấn đề là có thực tâm muốn bịt lại bằng hành động hay chỉ là hô hào.

    Trả lờiXóa
  5. Có quyền lực thì mới có khả năng tham nhũng. Quyền lực càng nhiều khả năng tham nhũng càng lớn. Muốn hạn chế được tham nhũng thì phải kiểm soát được quyền lực. Phải có cơ chế giám sát độc lập. Nếu không thì ...

    Trả lờiXóa
  6. Muốn phòng chống tham nhũng chỉ có cách duy nhất: minh bạch thông tin bao gồm: Thông tin dự án, Thông tin hợp đồng, Thông tin đấu thầu, Thông tin giao dịch chuyển tiền, Thông tin tài sản, Thế chấp, bảo lãnh, Vay vốn.... Tóm lại là tất cả thông tin liên quan Tham nhũng cần dược minh bạch và dễ kiểm soát theo dõi thì mới quản lý được. Luật đấu thầu có vẻ thực thi chưa tốt, vì sao được chỉ định thầu dễ dàng như vụ ụ nổi?

    Trả lờiXóa
  7. Nhìn một cách tổng thể các vụ đại án về tham nhũng thì nguyên nhân mọi nguyên nhân vẫn là do quản lý nhưng kiểm soát lại không có hiệu quả. Xử các đại án nghiêm rất cần để góp phần phòng chống tham nhũng, nhưng chỉ là cách làm theo kiểu "mất bò mới lo làm chuồng". Bác Nhân nói rất chuẩn, rất khoa học, rằng để xẩy ra tình trạng tham nhũng như hiện nay là do khâu quản lý. Bởi vậy, theo tôi, muốn phòng chống tham nhũng có hiệu quả trước hết phải quản lý được mà muốn quản lý được thì tất phải kiểm soát được. Việc Đảng và Nhà nước huy động cả một hệ thống chính trị xã hội cùng vào cuộc phòng chống tham nhũng với quyết tâm cao là rất cần, nhưng sẽ khó thành công nếu như không phòng chống được tham nhũng ở các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát. Chỉ có như vậy, mới phòng chống được tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  8. Theo tôi, mục đích của xử án là nếu phạm tội theo quy định của pháp luật thì phải xử đúng người, đúng tội với mức án đã được pháp luật quy định. Nó có tác dụng răn đe và ngăn chặn tội phạm. Còn việc thu hồi tài sản được càng nhiều thì càng tốt, nhưng đây không phải là mục đích chính của việc xử án.

    Trả lờiXóa
  9. Có thể nói là xót xa cho những nhân tài này. Nếu như cơ chế hay một công cụ nào đó để quản lý họ và phát hiện hành vi phạm tội của họ thì những con người này rất có ích cho xã hội ở một vai trò khác. Là con người ai ai cũng biết mình sai ở đâu và sửa sai cho tốt hơn nếu như ta có 1 phiên toà (nếu phát hiện sớm, xử sớm hơn) mà áp dụng cho ông Dũng, ông Phúc là khoản 1 năm tù giam thì có lẻ sau khi ra tù các đồng chí này với cương vị khác sẽ làm tốt công việc của minh hơn.

    Trả lờiXóa
  10. Tôi rất đồng ý với quan điểm trong bài viết đưa ra,ví như vụ án Dương chí Dũng có hai án tử hình. Làm thất thoát của nhà nước hàng ngàn tỉ đồng. Thế vai trò thanh tra, kiểm tra, quản lí của nhà nước đâu? chẳng lẽ sai phạm của họ chừng ấy năm trời không có cơ quan chức năng nào biết...

    Trả lờiXóa
  11. bài viết của tác giả thật thẳng thắn.kẻ tham những bị tử hình nhưng tiền tham nhũng k thu hồi đc có nghĩa là ta đồng thời mất cả người lẫn của.nhưng đây đâu phải là vụ tham nhũng đầu tiên.Dương chí Dũng cũng đâu phải là người tham nhũng đầu tiên.vậy tại sao yếu kém vẫn chưa chỉnh sửa đc?"lỗ hổng" vẫn chưa bịt đc?theo tôi nghĩ điều kiện của tham nhũng là sự yếu kém của cơ chế quản lý nhưng căn nguyên của tham những là ở lòng tham của con người.lòng tham thì vô đáy.kể cả tử hình hay qui trách nhiệm cho người thân cũng k thể bịt đc lòng tham của họ ngay lúc đó.kẻ tham nhũng biết trc kết cục đó chứ đâu phải k biết.theo tôi đó mới là lỗ hổng khó bịt nhất đấy

    Trả lờiXóa
  12. Mọi người có thấy là bằng chưng tham ô nhận tiền là không đủ thuyết phục không? Đó chính là dấu hiệu yếu kém của quản lý. Tôi cho rằng khi 1 người có nhiều quyền và không bị kiểm soát thì ắt dẫn tới việc này. Việc xử tội mà không đưa ra chứng cứ thuyệt phục cũng là một sự lạm quyền tiếp theo để sửa chữa sự lạm quyền trước đó.

    Trả lờiXóa
  13. tai sao ngân hàng vô can. Hàng ngày sau khi tiền nhập vào các chi nhánh có mấy chữ ký và hệ thống mạng đều truy cập hết, có báo cáo, có giao ban, có chứng từ khi phòng kiểm soát cũng như thanh tra ngân hàng nhà nước

    Trả lờiXóa
  14. Bài viết rất hay, chỉ ra được điểm yếu cốt lõi của hệ thống quản lý, điều hành thực tại: Quá yếu kém, quá cồng kềnh, không rõ trách nhiệm, chi phí điều hành quá lớn nhưng hiệu quả thì không thấy đâu làm tiêu tốn nhiều chi phí dẫn đến cạn kiệt ngân sách, tham nhũng tràn lan với số tiền quá lớn để rồi phải tận thu, tất cả đỗ lên đầu dân.

    Trả lờiXóa
  15. nói đúng nguyên nhân.Nhưng theo tôi cũng có nhiều người nói như vậy,ko có biến chuyển gì. Tham nhũng thì nhiều, Như vụ Ụ nổi này,ko có người kí duyệt trước thì làm sao Dũng rút tiền ra khỏi NH chuyển trả cho bên bán ? Và sau khi mua bán xong,Dũng cũng báo cáo thanh quyết toán ? Cho cơ quan nào ,sao cũng duyệt,ko phát hiện ? ..Nói tóm lại luật pháp cũng ko làm triệt để tới nơi tới chốn vẫn để lọt tội,lọt người...

    Trả lờiXóa
  16. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả phải đổi mới cách bổ nhiệm cán bộ. Phải có cơ chế trọng dụng nhân tài, phải lọc cán bộ như lọc máu thì mới tìm được người có tâm có tài. Nếu còn chạy được chức, chạy được án thì tham nhũng vẫn là tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  17. Tử hình tham nhũng không phải là thượng sách vì đây chỉ là chữa cháy chứ không phải phòng cháy,không để xảy ra cháy,không để tiền bạc ,tài sản của công lọt vào túi quan tham.Phải có cơ chế bịt kín lỗ hổng , kẽ hở tạo tham nhũng đó

    Trả lờiXóa
  18. Nói, nói nữa, nói mãi cũng vậy thôi. Cái sai được tồn tại mãi sẽ trở thành đúng. Tôi thấy quá bình thường, không việc gì phải bức xúc, ai lại bức xúc cái 'đúng' bao giờ? Cứ bức xúc rồi chống tham nhũng thử xem, các bác sẽ nhận được cái gì nào? Người dân hãy chịu khó lao động để có tiền đóng thuế và giắt lưng mỗi khi bước chân ra khỏi cửa mà "chạy" cho nhanh được việc. Ai chống? Chống ai? Đó là câu hỏi lớn rất khó trả lời”

    Trả lờiXóa
  19. Vẫn biết tham nhũng là quốc nạn, đối với chính quyền cơ sở thì từ ông phó thôn trở lên đều thể có tham nhũng. Người nào không tham nhũng được tiền bạc, chức vụ thì họ tham nhũng thời gian làm việc... đủ thứ tham nhũng. Nhưng có một cái lạ ở VN mình là tham nhũng mang tính hệ thống và rất “đoàn kết”. Anh tham nhũng thì tôi cũng tham nhũng… cứ thế, cuối cùng là chẳng ai chịu đứng ra chống tham nhũng. Thật buồn ! Nghị quyết thì cứ triển khai, nhưng thực hiện nghị quyết thì tôi thấy gần như…không!

    Trả lờiXóa
  20. Như gió vào nhà trống

    Thời nay có lẽ phải đổi lại câu nói xưa thành: Tiền vào túi tham nhũng (thay vì “nhà khó”) như… gió vào nhà trống. Dân cứ nghèo, đất nước vẫn chưa thể tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc được cũng là do loại giặc nội xâm này ngày càng hoành hành. Bởi thế, muốn có được niềm tin quay trở lại trong dân đúng là không thể một sớm một chiều, nhưng không phải là chuyện không thể khi ta đã quyết tâm và chấp nhận trực diện thực tế:

    “Cần sửa tên Luật Phòng chống tham nhũng thành Luật TRỪNG TRỊ, BÀI TRỪ THAM NHŨNG và phải kèm theo chế tài: Tịch thu toàn bộ tài sản có được do tham nhũng, như Trung Quốc đã áp dụng cho việc xét xử vụ Bạc Hy Lai đó. Vấn đề là chúng ta có dám và làm được như vậy không?... Nếu không là có tội lớn với nước, với dân lắm!

    Trả lờiXóa
  21. Tổng Bí thư nói rất đúng đấy ạ! Tôi xin kể với câu chuyện vừa xảy ra sáng 26/9. Tôi đến công an phường T.C để giải quyết vi phạm như đã được hẹn, đến nơi gặp trực ban xin được gặp người có thẩm quyền giải quyết thì họ bảo đi vắng & hẹn đến chiều. Chiều đến họ bảo đang họp… Kẹp tờ 100k vào giấy, 5 phút sau xong hết. Đúng là kiểu hành dân & “công nghệ làm tiền

    Trả lờiXóa
  22. Nên nâng cao khả năng quản lý bằng các công nghệ hiện đại, giảm làm việc qua con người càng ít càng tốt. Minh bạch trong quản lý, báo cáo, kiểm soát , thu chi, xử lý ..v...v... Luật pháp phải nghiêm và xử lý thích đáng, không bao che và không thể bao che. Trả lương cho cán bộ thì ai làm tốt lương cao, làm yếu lương thấp, bắt buộc bị sa thải nếu quá yếu. Được vậy chắc chắn tham nhũng sẽ giảm đi, oan trái ít đi, người dân

    Trả lờiXóa
  23. Dòng tiền, dòng của cải xã hội làm ra cứ biến mất đi đâu, nếu không phải là bị thất thoát quá nhiều vào những cái túi tham như thùng không đáy đó ??? Và cứ vậy biết bao nhiêu cho vừa, cho đủ với lòng tham vô giới hạn??? Dân có thể chờ, nhưng tiền của e rằng đã sắp cạn kiệt cũng tương tự như lòng tin của dân đã ở mức... dưới đáy!

    Trả lờiXóa
  24. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  25. Nạn tham nhũng không phải là vấn đề mới, nó đã tồn tại trong hệ thống chính trị của ta cũng như nhiều nước trên toàn thế giới từ lâu. Mặt khác, Đảng và Nhà Nước ta không phải không nhận thức được tính nguy hiểm của vấn nạn này. Chủ tịch Hồ Chí minh đã nói: quan liêu, lãng phí, tham ô là kẻ thù của chế độ, là kẻ thù nguy hiểm vì nó không mang gươm súng mà nó nằm ngay trong nội bộ ta làm mục ruỗng từ bên trong. Đảng ta đã xác định, giải quyết nạn tham nhũng là vấn đề sống còn của chế độ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của toàn xã hội. Đỉnh cao trong chủ trương chống tham nhũng có thể kể đến nghị quyết của Hội nghị TW4 khóa XI về “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Trong đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh về sự nguy hiểm của nạn tham nhũng đang hoành hành trong bộ máy công quyền ta.

    Trả lờiXóa
  26. Ngoài những hậu quả về mặt kinh tế, nạn tham nhũng kéo theo sự xuống cấp của bộ máy công quyền trong hệ thống chính trị cũng như làm mất niềm tin nghiêm trọng ở nhân dân. Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh về tính nguy hiểm của vấn nạn này, đây là vấn đề sống còn, tồn vong của chế độ. Nếu không thể giải quyết triệt để nạn tham nhũng thì chưa cần có sự phá hoại của các thế lực bên ngoài, nguy cơ tư sụp đổ là hoàn toàn có thể nhìn thấy được. Thiết nghĩ rằng, đã đến lúc chính chúng ta phải tự đặt câu hỏi: “Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?”. Đó phải là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của mỗi người dân chúng ta trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  27. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  28. Tác hại của tham nhũng là hết sức khôn lường, nó để lại một hệ lụy rất nặng đối với nên kinh tế của nước ta, và đặc biệt hơn nữa đó là sức lãnh đạo, chiến đấu của Đảng và nhà nước ta sẽ giảm đi rất nhiều, vì thế, theo tôi thì việc đẩy lùi nạn tham nhũng, xử lí nghiêm khắc những cá nhân, tổ chức có biểu hiện tham nhũng sẽ là liều thuốc kháng sinh mạnh mẽ.

    Trả lờiXóa
  29. Theo tôi, để đậy lui được nạn tham nhũng đang hoành hành như hiện nay thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ và sự phối hợp của toàn đảng toàn dân.Mỗi một người dân chúng ta phải là những cái camera hoạt động tích cực, theo dõi quá trình hoạt động của các cấp chính quyền tại nới mình đang sinh sống, nếu thấy có những biểu hiện tiêu cực thì báo cho các cấp có thẩm quyền biết. Và các cấp có thẩm quyền phải làm việc chí công vô tư, nhanh chóng làm rõ sự việc, làm một cách nghiêm túc, không nề hà. Có như thế thì nạn tham nhũng mới không có đất để sống được.

    Trả lờiXóa
  30. Tham nhũng từ lâu đã trở thành một vấn nạn của Việt Nam. Trải qua một thời gian rất dài nhưng chúng ta vẫn chưa thể khắc phục được nó. Tệ nạn tham nhũng bây giờ còn tinh vi hơn trước rất nhiều, các vụ phanh phui các công ty hàng đầu của Việt Nam làm thất thoát của nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Một con số vô cùng khủng khiếp. Phòng chống tham nhũng cứ theo kiểu hời hợt không triệt để như thế này thì không bao giwof có thể xóa bỏ hoàn toàn tham nhũng tại Việt Nam

    Trả lờiXóa
  31. Nhân dân đang ca thán rất nhiều về vấn đề tham nhũng hiện nay. Nếu chúng ta không giải quyết nhanh chóng và triệt để sẽ để mất lòng người dân và đúng là về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của dân đối với Đảng , Nhà nước. Các thế lực thù địch sẽ lợi dụng thời cơ đó để chống phá nước ta. Như thế thì thật nguy hiểm. Đảng Nhà nước đã đề ra các chủ trương chính sách để chống tham nhũng nhưng như thế vẫn chưa đủ, chúng ta cần phải mạnh tay hơn nữa, triệt để hơn nữa thanh lọc đội ngũ cán bộ xấu để duy trì hàng ngũ thanh liêm phục vụ cuộc sống nhân dân.

    Trả lờiXóa
  32. Nếu thật sự đây là vấn nạn của toàn xã hội thì tất cả mọi người đều phải phòng chống và loại bỏ, xuất phát từ chỉ đạo của cơ quan nhà nước đến các cơ quan chức năng đều phải có ý thức xóa bỏ nạn tham nhũng tại nước ta. Tham ô tham nhũng không những làm thiệt hại tiền của của nhà nước, nhân dân còn là một trong những lý do ngăn cản công cuộc xây dựng đất nước. Tham nhũng gắn liền với việc tiêu tốn, thất thoát quá nhiều tiền của vào túi của một số người, điều này là không hợp lý. Pháp luật nhà nước cũng cần có những bản án, chế tài đủ mạnh để giải quyết những trường hợp liên quan.

    Trả lờiXóa
  33. đối với việt nam thì tệ nạn đang diễn ra phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng hiện nay đó là bệnh tham nhũng. Chúng ta điều biết rằng vụ tham nhũng lớn nhất cả nước đó chính là vụ Vanasin-vinaline là vụ án đc phanh phui đánh giá là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến nền kinh tế nước ta thiệt hại hơn 76 nghìn tỷ khiến cho nhân dân hoang mang lo sợ và xa dời cán bộ khiên nhân dân không tin tưởng nữa

    Trả lờiXóa
  34. nhắc đến tham nhũng là ng ta lại nhớ đến vụ tham nhũng lịch sử là vụ vinashine thiệt hại hơn 76nghin tỷ,số tiền đó bây giờ đã đi đâu khi mà đất nước đang trong thời kì khó khăn này.đây chắc là không phải là vụ tham nhũng đầu tiên khi mà nạn tham nhũng đang còn hoành hành.ở ngoài kia bão lụt lỗi nhiều người dân không có cơm ăn ko có áo mặc vậy mà cán bộ thì muốn vơ vét tham nhũng của nhân dân khiến nhân dân khổ cực mong rằng nhà nước có những chính sách giải quyết vấn đề tham nhũng trên

    Trả lờiXóa
  35. Một vấn nạn của xã hội trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam hay ở các nước đang phát triển. Trong thực tiễn, tham nhũng chính là con sâu đục khoét nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế, xã hội của cả quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều kế hoạch, các công trình.... Tác hại của nó là rất lớn, nó không chỉ làm thất thoát tiền bạc nhà nước, của nhân dân, mà còn khiến nhiều dự án, nhiều công trình không được đảm bảo về chất lượng cũng như chất lượng

    Trả lờiXóa
  36. Vẫn biết tình trạng tham nhũng hiện nay là tình trạng rất phổ biến, để giải quyết dứt điểm không thể giải quyết trong ngày một ngày hai được, nhưng dù gì thì chúng ta vẫn phải đấu tranh quyết liệt để chống tham nhũng, việc này không chỉ với các cơ quan chức năng mà toàn Đảng, toàn nhân dân hãy cùng tham gia tố giác, đấu tranh, nếu không thì tham nhũng vẫn tiếp tục đục khoét vào nền kinh tế nước ta, sẽ rất khó khăn để chúng ta có thể phát triển nhanh đúng với kế hoạch được. Phấn đấu vì một nước Việt Nam không còn tham nhũng nữa.

    Trả lờiXóa
  37. tham nhũng là một vấn nạn không hề nhỏ ở nước ta, nó cũng tồn tại ở nước ta từ rất lâu rồi!chính vì còn những kẻ tham nhũng, còn những lĩnh vực có tham nhũng mà đất nước ta vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ được! tham nhũng nhiều có thể làm lũng đoạn nền kinh tế, gây ra rất nhiều những hậu quả nặng nề, khó có thể lường trước được! chúng ta cần phải mạnh tay hơn nữa, nghiêm trị hơn nữa những trường hợp tham nhũng đồng thời cũng nên có những biện pháp khuyến khích chống tham nhũng, có tinh thần tố giác những kẻ tham nhũng!

    Trả lờiXóa
  38. Từ góc độ thực thi pháp luật, tham nhũng là một thỏa thuận. Đó là một thỏa thuận ngầm và vì đó là hành động trái luật nên không có tòa án nào trên thế giới ủng hộ loại thỏa thuận như vậy nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình thực thi. Trái lại một tòa án nghiêm minh sẽ xử tham nhũng là một tội hình sự. Chính tính chất đặc thù của tham nhũng là thỏa thuận trái luật như vậy đã làm nảy sinh chi phí giao dịch đáng kể, trong đó quan trọng nhất là tìm đối tác, cùng thỏa thuận, cần xử lí nghiêm minh để làm gương

    Trả lờiXóa
  39. Nếu xét từ nguồn gốc của nó thì tham nhũng trong hầu hết mọi trường hợp là kết quả hành vi vơ vét bổng lộc. Bổng lộc là nguồn thu nhập của người quản lý và lớn hơn những lợi ích cạnh tranh mà người quản lý đó có thể giành được. Lợi ích cạnh tranh là kết quả của những gì gặt hái được qua cạnh tranh trên thị trường, do vậy ở đâu có thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì ở đó sẽ không có bổng lộc. Tham nhũng chỉ là hình thức vơ vét bổng lộc và phung phí tiền bạc, các chú các bác lợi dụng tiền công là không nên , cái gì thì cái việc đạt được chức quyền là hưởng bổng lộc lắm rồi

    Trả lờiXóa
  40. Trong bối cảnh như vậy, tham nhũng được coi là hình thức vơ vét bổng lộc của kẻ thống trị. Tham nhũng là chìa khóa cho sự cấu kết nội bộ của những nhóm người muốn lợi dụng lẫn nhau. Người ta sẽ tạo ra những công chức tham nhũng để thỏa mãn lòng mong muốn của kẻ cầm quyền đảm bảo được sự trung thành bằng cách ban chức tước cho họ. Bộ máy hành chính tham nhũng không là gì khác ngoài việc mở rộng hệ thống vơ vét bổng lộc của kẻ thống trị. Người ta thường trục lợi bằng cách bán một số lượng hạn chế những giấy phép cho hoạt động kinh tế nào đó, luật cần tăng hình phạt cũng như cũng nên thành lập nhưng ban kiểm tra tham nhũng và tự theo dõi nhau giám sát nhau

    Trả lờiXóa
  41. Đi đâu cũng thấy nói về tham nhũng, nhận thức về tham nhũng, các vụ tham nhũng, xét xử tham nhũng....nhưng đến bao giờ thì chúng ta mới đẩy lùi được tham nhũng một cách triệt để? Người dân vẫn còn thờ ơ trước hiện tượng tham nhũng, nhà nước cũng chưa thể giải quyết được toàn diện vấn đề này do đó trong thời gian gần đây, tham nhũng nổi lên như một điểm nóng khó diễn giải, gây ra nhiều bức xúc

    Trả lờiXóa
  42. Cái điệu này từ xưa đến nay mà có ai đấu tranh được với nó đâu, có lẽ mãi vẫn vậy, khó mà xử lý hết được điều này. Vấn đề tham nhũng ở nước ta đã có nguy vơ biến thành một căn bệnh mãn tính và thậm chí là nan y, vô phương cứu chữa. Đến nỗi ai nghe cũng thấy khiếp vì các kẽ hở pháp luật tạo điều kiện cho các quan tham nhũng, điều kiện này không được triệt tiêu và nhìn thấy cách xử mấy vị quan tham nhũng này mà còn tức hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  43. Nói thì giỏi, làm mới khó. Ai cũng đề ra vấn đề tham nhũng, đi đến đâu cũng là bàn luận về tham nhũng, dường như vấn đề này đã trở nên hot hơn bao giờ hết trên cộng đồng mạng. Nhưng nếu nói về phương án giải quyết thì thật khó, Đảng và nhà nước ta đã tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào quá trình phát hiện, trừng trị tham nhũng vậy mà vấn đề này vẫn còn gây ra nhiều nhức nhối

    Trả lờiXóa
  44. tham nhũng quan liêu đang diễn biến hết sức phức tạp ở đất nước ta. Đây là nguy cơ rất lớn, là thách thức không nhỏ cho Đảng, Nhà nước ta trong quá trình phát triển đất nước đi lên. Rất đáng khen ngợi là chính quyền ta đã nhận thức đúng đắn, đánh trúng căn bệnh nguy hiểm này. Vấn đề bây giờ là giải quyết nạn tham nhũng này như thế nào cho hơp lí, triệt để thôi. Đây là việc rất khó khăn nhưng tôi vẫn luôn tin tưởng rằng Đảng ta và nhà nước ta đã tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào quá trình phát hiện, trừng trị tham nhũng vậy mà vấn đề này vẫn còn gây ra nhiều nhức nhối

    Trả lờiXóa
  45. chỉ riêng mỗi việc tham nhũng thôi mà cũng có nhiều loại như vậy cơ à, thế mới biết tham nhũng là muôn hình muôn vẻ như thế nào, tội phạm tham nhũng là nguy cơ thực sự đôi với mọi quốc gia, kể cả là việt nam, nếu không đấu tranh quyết liệt với những tội phạm này thì sẽ là điều vô cùng nguy hiểm

    Trả lờiXóa
  46. tham nhũng có phổ biến không, không ai nói đây là có nhưng cũng chắng có ai nói là không cả, vì thực sự đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, tuy nhiên nếu muốn thực sự ngăn chặn tham nhũng, muốn thực sự muốn đất nước ngày càng phát triển hơn thì cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng nó có tồn tại, như vậy thì mới có thể đấu tranh với nó được

    Trả lờiXóa
  47. vấn đề tham nhũng thực sự vô cùng rất nan giải, đây là nguyên nhân trực tiếp kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta ,đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển kinh tế hết sức mạnh mẽ ,không thể để những sự việc như thế này ảnh hưởng tiêu cực tới nó đươc, phải có biện pháp để ngăn chặn thôi

    Trả lờiXóa
  48. thực sự thì tham nhũng là không quá phổ biến, nếu phổ biến thì làm sao mà đát nước ồn định được chứ, tuy nhiên tham những thực sự có tồn tại, và đây là một nguy cơ rất hiện hữu với đất nước ta, nếu tiếp túc để nó tồn tại thì sẽ nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn trong xã hội ta

    Trả lờiXóa
  49. không đơn giản khi đấu tranh với những tệ tham nhũng đâu, rất phức tạp đấy, đây là một vấn đề đau đầu với rất nhiều quốc gia, tuy nhiên đó đây là những tội phạm vô cùng nguy hiểm nên không thể không đấu tranh với nó, bằng mọi giá phải loại trừ được những tệ nạn nguy hiểm này

    Trả lờiXóa
  50. Dù là tham nhũng vật chất, tham chũng chính trị, tham nhũng địa vị, tham nhũng về kinh tế, hành chính, tham nhũng lớn hay nhỏ cũng đều phải lên án và loại bỏ càng sớm càng tốt. Nó như những cục ung bướu nếu không ngăn chặn kịp thời thì sẽ ngày càng lan rộng và để lại hậu quả rất lớn.

    Trả lờiXóa
  51. Tham nhũng hiện nay đúng là một vấn nạn của đất nước... tham nhũng có nhiều loại tham nhũng và một khi mọi nghành mọi nghề đều rơi vào tình trạng này thì đất nước dễ rơi vào khủng hoảng... Cần có những chế tài hợp lý để chấm dứt tình trạng và có những giai pháp kịp thời và cứng nhắc răn đe những người vi phạm

    Trả lờiXóa
  52. Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở thành bình thường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức. Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng. Hơn thế, tham nhũng còn xâm phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng có khi là giáo viên, bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội - những người xây dựng đời sống, nền tảng tinh t hần cho xã hội.

    Trả lờiXóa
  53. Cứ tham nhũng thế này bảo sao mà dân nghèo khổ kêu gào suốt. Các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương bao nhiêu quan tham vẫn ngày ngày hạch sách dân chúng. Tại sao chúng ta không làm triệt để hay chí ít cũng giảm hẳn tình trạng này cho dân bớt khổ, ngân sách đỡ thâm hụt đi

    Trả lờiXóa
  54. tham những thì lúc nào cũng có hại rồi, đất nước không thể nào mà phát triển lên được khi mà luôn luôn tồn tại những người có hành vi tham nhũng ,đó là những người phá hoại nền kinh tế của đất nước và phá hoại sự ổn định của xã hội ta, những người này cần phải bị phát hiện và bị xử lý nghiêm khắc

    Trả lờiXóa