Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, ngày 06/08/2012, bảy mươi mốt nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước đã cùng ký tên trong một lá thư ngỏ bày tỏ ý kiến trước việc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt Nam, đồng thời đề nghị cải cách toàn diện về chính trị.
RFI Việt ngữ đã phỏng vấn giáo sư Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trí thức đã tham gia ký tên về lá thư ngỏ trên đây.
RFI : Kính chào giáo sư Tương Lai. Thưa giáo sư, các nhân sĩ trí thức đã hai lần gởi kiến nghị lên Đảng và Nhà nước Việt Nam rồi, vì sao lại có thêm lá thư ngỏ lần này ?
Giáo sư Tương Lai : Như các bạn đã biết, ngày 10/7 năm ngoái chúng tôi đã có một kiến nghị gởi Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bản kiến nghị đó, chúng tôi nêu lên toàn diện các vấn đề đối nội, đối ngoại, mà trong đó đặc biệt làm nổi bật vấn đề gay gắt nhất là nguy cơ chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Trung Quốc nếu không đấu tranh quyết liệt để ngăn chận, thì họ sẽ thực hiện mưu đồ của họ.
Và thực tế sau một năm, càng ngày càng tỏ rõ những nhận định ấy là hoàn toàn chính xác. Các lực lượng hiếu chiến trong giới cầm quyền Trung Quốc đã lộ rõ bộ mặt và mưu toan xâm lược của họ. Rồi trong bản ý kiến của 14 trí thức ở nước ngoài cũng gởi Nhà nước Việt Nam ngày 8/9/2011 cũng đã trình bày toàn bộ nhận định của trí thức về bối cảnh quốc tế và những vấn đề đối nội, đối ngoại của Việt Nam. Những ý kiến của các trí thức ấy và kiến nghị của chúng tôi càng ngày càng được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ, vì nói lên được tiếng nói thiết tha của người dân, và đặc biệt là ý chí chống xâm lược, kiên quyết đấu tranh không chịu khuất phục trước âm mưu của chủ nghĩa Đại Hán.
Trong bối cảnh sau một năm, những ngày tháng Bảy và tháng Tám vừa rồi, phải nói là những ngày nóng bỏng, khi mà Trung Quốc thực hiện những mưu toan rất trắng trợn. Họ thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, trong đó bao gồm cả vùng lãnh hải rộng lớn, và vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – những phần đất thuộc chủ quyền Việt Nam đã được pháp lý công nhận, quốc tế ủng hộ. Rồi họ định thành lập cái Bộ chỉ huy quân sự của cái gọi là thành phố Tam Sa đó. Họ dùng cái chiến thuật lấy thịt đè người, một lúc ào ạt xua 23 nghìn chiếc tàu đánh cá, trong đó chen lẫn vào những tàu hải giám và tàu quân sự nữa, tràn ngập Biển Đông. Cái món võ lấy thịt đè người xưa kia của họ, nay lại đang được thực hiện.
Chúng tôi biết Nhà nước Việt Nam cũng có những giải pháp, và cũng có một thái độ khác hơn trước, khác hơn so với năm ngoái. Nhưng mà như thế chưa đủ. Mà chưa đủ nhất là, không biết dựa vào lòng dân, không dựa vào thế mạnh của sức mạnh nhân dân, để đấu tranh chống lại âm mưu xâm lược của giới cầm quyền hiếu chiến Trung Quốc. Chưa có những tuyên bố mạnh mẽ, khiến cho quốc tế, những người có cảm tình với cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam cũng lấy làm ngạc nhiên. Tại sao trước mưu toan quá trắng trợn và thế giới đều thấy như thế, thì thái độ của Việt Nam lại quá mềm mỏng đến thế ?
Thậm chí trong ngày kỷ niệm thành lập Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) 1/8 vừa rồi, thì những người lãnh đạo Việt Nam ở Bộ Quốc phòng lại ôm hôn vị đại biện lâm thời sứ quán Trung Quốc, và vẫn nói rằng mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là tốt đẹp. Điều đó xúc phạm lòng tự tôn dân tộc, sự phẫn nộ của dân trước thế lực bành trướng và những hành động ngoại xâm rất rõ ràng. Việc nó chia lô gọi thầu quốc tế trên vùng biển, vùng thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, khác nào là nó xông vào nhà mình, lấy cái sân nhà của mình nó chia lô bán ? Thế mà ta vẫn nói là quan hệ vẫn thắm thiết ! Thắm thiết cái nỗi gì ?
Trước vấn đề ứng xử như thế, chúng tôi – những người trí thức xót xa cho vận mệnh của dân tộc – chúng tôi thấy không thể ngồi yên. Cho nên một lần nữa chúng tôi nhắc lại những kiến nghị một năm trước đây của anh em trí thức nhân sĩ trong và ngoài nước, nhắc nhở những người lãnh đạo cần quan tâm đến ý kiến, nguyện vọng của dân. Dựa vào dân để biểu tỏ cái khí phách Việt Nam, trước thái độ hung hăng và ngông nghênh của giới cầm quyền hiếu chiến Trung Quốc. Trong khi mà thời cơ quốc tế có khác so với trước nhiều. Một nước nhỏ như Philippines mà họ cũng dám có thái độ đương đầu quyết liệt.
Chúng tôi nghĩ là Nhà nước cũng đang có những sự chuẩn bị, thì điều đó chúng tôi không biết. Nhưng mà những biểu hiện ra bên ngoài, trước mắt là một thái độ không thích đáng. Và cái thái độ ấy xúc phạm đến lòng tự trọng của nhân dân, nếu vẫn cho rằng cái tình hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn bền vững. Bền vững cái nỗi gì ? Mười sáu chữ vàng cái nỗi gì, khi miệng thì nói rất hay, nhưng việc làm của họ thì sờ sờ ra đấy !
Vậy thì trong khi chuẩn bị để đối phó, các vị làm gì chúng tôi không biết. Cái gì có thể được thì hãy công bố cho dân biết đi. Đương nhiên có những vấn đề bí mật quân sự thì làm sao mà công bố. Nhưng tất cả những gì đang hiển hiện trước mắt dân, thì dân thấy băn khoăn, cảm thấy lo lắng cho vận nước.
RFI : Nhất là khi trong lịch sử Trung Quốc cũng đã nhiều lần xâm lược Việt Nam ?
Trước đây ông cha ta trong tình thế địa chính trị rất phức tạp : ở bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ, trứng chọi với đá, thường xuyên phải chống chọi với nạn ngoại xâm phương Bắc. Thế kỷ thứ 13, thứ 15, thứ 18, rồi thế kỷ 20 với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc do Đặng Tiểu Bình phát động. Như vậy là từ thời dựng nước đã phải chống chọi với quân Nam Hán, quân nhà Tống, rồi đến Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, vân vân và vân vân, ông cha ta có bao giờ chịu khuất phục đâu !
Thế kỷ 13 ba lần đánh tan quân Nguyên. Vì sao làm được như thế ? Vì cả nước quyết tâm dám khắc lên tay hai chữ Sát Thát. Thế kỷ 15 tại sao mười năm chiến tranh chống quân Minh, cuối cùng quét sạch mấy chục vạn quân Minh. Thế kỷ 18 quân Thanh, và thế kỷ 20, cuộc chiến tranh biên giới. Đây là một đòn rất hiểm của Đặng Tiểu Bình, khi thế lực hiếu chiến Trung Quốc vì lợi ích dân tộc hẹp hòi của mình, không muốn thấy một Việt Nam thống nhất vững mạnh, sẽ là một lực cản cho ý đồ bành trướng về phương Nam. Cho nên đã chọc ngang mảng sườn phía Nam, dùng thế lực Pôn Pốt nhưng đã bị thất bại. Việt Nam đánh tan bọn Pôn Pốt, cứu nhân dân Campuchia ra khỏi họa diệt chủng. Điều này thì chính ông Thủ tướng Hun Sen đã nhiều lần ca ngợi.
Thất bại, Đặng Tiểu Bình quay sang tấn công phía Bắc, lúc mà Việt Nam sau ngần ấy năm chiến tranh, đất nước đang kiệt quệ, y nghĩ rằng có thể khuất phục được Việt Nam. Tuy nói rằng dạy cho Việt Nam một bài học, nhưng thực ra Trung Quốc thất bại một cách nặng nề trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Như vậy rõ ràng là trong lịch sử, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước thế lực phương Bắc.
Nói rằng đấy là thời kỳ phong kiến phương Bắc, còn bây giờ là xã hội chủ nghĩa Trung Quốc ? Trong nhiều bài phân tích tôi đã nói rõ, cái gọi là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc đó không thể là một mô hình để Việt Nam noi theo được. Và người ta cũng vạch rõ, thực chất đó là một cái chủ nghĩa tư bản man rợ mang màu sắc Trung Quốc mà thôi !
Những học giả có lương tri của Trung Quốc đã từng nói rất rõ điều này. Thế mà bây giờ dựa vào chuyện đó, vẫn cứ nói về tình hữu nghị mà không quyết liệt lên án chính sách bành trướng Đại Hán, thì đấy là sự xúc phạm đến tinh thần của dân tộc. Thứ hai là những người biểu tình, những thanh niên có ý thức đối với đất nước, thì lại đàn áp, bắt bớ. Đó là chuyện không thể chấp nhận được !
RFI : Tức là phải tỏ rõ thái độ trước Trung Quốc, và bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân, đặc biệt là quyền bày tỏ thái độ thông qua việc biểu tình phải không ạ ?
Đúng như vậy. Bởi vì khi họ làm như thế, chính là họ kế tục truyền thống thế kỷ 13 khắc hai chữ Sát Thát lên cánh tay, truyền thống thế kỷ 15 cả nước một lòng đánh tan quân Minh. Bây giờ những di tích vẫn còn đó, ngay tại thủ đô. Cánh đồng mồ, ở đấy năm vạn quân nhà Minh đã phơi thây, và Lê Thái Tổ đã ra lệnh chôn những thây ma đó, dựng bia để nói lên lòng khoan dung của Việt Nam. Gò Đống Đa thế kỷ 18 chôn mấy chục vạn quân Thanh còn ở đấy.
Cái bài học cứu nước đó, cái khí phách anh hùng đó, người Việt Nam luôn luôn ghi nhớ. Cho nên động đến lòng yêu nước, động đến tinh thần dân tộc là động đến một cái gì nhạy cảm, có sức lan tỏa rất mạnh mẽ. Vậy thì tại sao các nhà lãnh đạo không biết khơi dậy sức mạnh đó của dân, mà lại sợ những lực lượng nào là Việt Tân nọ kia lợi dụng những cuộc biểu tình, đẩy tới những mưu toan.
Đó là thần hồn nát thần tính mà thôi, chứ những người yêu nước đủ sức dập tan tất cả những ý đồ xấu. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì lòng yêu nước lại trỗi dậy, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, lướt qua mọi khó khăn hiểm nghèo, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Tại sao bây giờ các vị lại sợ những chuyện đó nhỉ ?
Sợ là sợ có bọn xấu chui vào để lũng đoạn, biến cuộc biểu tình này thành cuộc lật đổ. Nếu như vậy là mất tự tin quá lắm rồi ! Khi chúng ta có một lực lượng công an, quân đội hùng hậu như vậy, thì việc gì mà phải sợ một cái nhóm những anh là Việt Tân hay gì đó, để mà cấm nhân dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Đó là một việc làm trái khoáy. Tại sao thế kỷ 13 vua Trần có thể tổ chức được hội nghị Diên Hồng khi sơn hà nguy biến, mà bây giờ các vị không dám làm chuyện đó ?
Vừa rồi 42 nhân sĩ trí thức, trong đó có tôi, ký tên gởi cho lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị đứng ra tổ chức biểu tình. Chúng tôi sẽ đăng ký ngày biểu tình hẳn hoi, và đề nghị công an giúp chúng tôi tổ chức biểu tình chống xâm lược Trung Quốc. Nếu có những lực lượng nào định lợi dụng cuộc biểu tình đó để mà phá rối trật tự trị an, thì giúp chúng tôi tóm cổ họ lại, trị họ đi ! Nếu thật sự tin vào dân thì không việc gì phải sợ một nhúm người lợi dụng. Mà thực ra nói cho cùng, có khi đấy chính là sợ dân chăng ?
Các anh mất chính nghĩa, các anh không trong sáng nên các anh sợ dân chăng ? Vậy thì để chứng minh rằng, không, chúng tôi không sợ dân, Nhà nước này là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì hãy đứng ra tổ chức biểu tình đi ! Để cho dân biểu tình phản đối thế lực xâm lược Trung Quốc. Để nói với bọn hiếu chiến Trung Quốc rằng, cái ngài chớ hòng khuất phục một dân tộc đã từng ba lần đánh tan tác quân Nguyên, nhiều lần đánh tan quân Thanh, quân Minh, quân Đặng Tiểu Bình. Thế thì tại sao không dám làm điều đó ?
Vì vậy kỳ này trong thư ngỏ, đương nhiên chúng tôi nói một cách mềm mỏng, có lý có tình, tự kiềm chế để nói cho các vị có thể nghe được, có thể chấp nhận được. Nhưng mà trong đó toát lên tấm lòng yêu nước thiết tha, và sự phẫn nộ trước bè lũ xâm lược, trước những hành động tiếp tay cho bọn xâm lược, ngăn cản nhân dân không được biểu thị lòng yêu nước. Đó chính là tinh thần của thư ngỏ.
RFI : Thưa, giáo sư có nghĩ là thư ngỏ lần này cũng sẽ bị rơi vào im lặng như những lần trước không ?
Chuyện này tôi không thể nói được vì chúng tôi không phải là các nhà lãnh đạo. Nhưng tôi nghĩ với tất cả sự kiềm chế, tất cả sự thiết tha bày tỏ ý kiến, chúng tôi đã có một thư ngỏ nói lên ý chí, nguyện vọng của chúng tôi, những người trí thức ; và chúng tôi nghĩ là đã nói lên tiếng nói của nhân dân. Bằng con đường chính thức, hợp pháp, chúng tôi gởi đến Quốc hội, Chủ tịch nước, tức là đại diện cao nhất cho một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chúng tôi gởi đến chính phủ, tức là cơ quan hành pháp, thực thi mọi đường lối, sách lược. Và chúng tôi gởi đến Bộ Chính trị, là cơ quan đầu não đưa ra những quyết sách.
Nếu các vị lãnh đạo thực sự có thiện chí, chứng tỏ mình là đại diện chân chính của dân, thì các vị chắc phải trả lời, dưới hình thức này hay hình thức khác. Còn nếu không trả lời, thì tự các vị đã xác lập cho mình một chỗ đứng là – không, chúng tôi chỉ nghe ý kiến của tôi thôi ! Còn ý kiến của các anh, chúng tôi không chấp nhận.
Thì cái gì phải đến sẽ đến. Cái giá phải trả cho việc quay lưng lại với nhân dân, nó đắt lắm ! Và tôi chắc rằng các vị lãnh đạo đủ thông minh để hiểu được rằng phải lựa chọn – trả một cái giá đắt thì không ai muốn ! Cho nên tôi tin rằng, với tất cả những thiện chí của chúng tôi, với tất cả sự kiềm chế của chúng tôi, thì các vị sẽ có hồi âm. Còn cách hồi âm như thế nào có lẽ còn tùy tình thế.
Nhưng chúng tôi thì vẫn thiết tha chờ đợi. Chúng tôi đầy thiện chí, nói lên tình cảm, ý chí và nguyện vọng của dân, không làm một cái gì thiếu minh bạch, thiếu công khai cả. Tất cả mọi vấn đề đặt ra rõ như ban ngày. Vậy thì các vị hãy trả lời cho chúng tôi những điều đã rõ ra như ban ngày đó.
RFI : Xin rất cảm ơn giáo sư Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Khó nhận được câu trả lời từ chính quyền. Đơn giản là họ biết trả lời như thế nào!
Trả lờiXóaChính mọi người cũng hiểu có những vấn đề không thể công bố rộng rãi mà
Trả lờiXóatheo tôi biểu tình là tốt nhưng nó tốt khi mà cuộc biểu tình thể hiện đúng tính chất của nó, được diễn ra một cách trật tự hòa bình, chứ không phải biểu tình là để quấy rối, gây mất trật tự để rồi sau khi lực lượng chức năng đứng vào để cải thiện tình hình thì cho rằng đó là vi phạm nhân quyền này nọ, càng nguy hiểm hơn là tác động đến tâm lý của người dân cho rằng chính quyền yếu kém, áp bức, bóc lột
Trả lờiXóanhư chúng ta đã biết vấn đề biển Đông là một vấn đề hết sức phức tạp và có liên quan tới chính trị rất nhiều! Trung Quốc thì đang vô cùng ngang ngược và liên tục có những hành động khiêu khích các nước có liên quan trong vấn đề này! tuy nhiên, dưới cương vị là một nước chịu ảnh hưởng trực tiếp trong vấn đề này thì Đảng và nhà nước ta đã có những đường lối đối ngoại hết sức hợp lí, những chính sách ấy đã thể hiện được hết sự mềm dẻo và cứng rắn cần thiết đối với Trung Quốc! mọi người cần phải tin tưởng vào Đảng và nhà nước ta, đừng để kẻ xấu lợi dụng và lừa gạt!
Trả lờiXóathật sự là thấy rất buồn khi biết rằng có những người dân Việt Nam có lòng yêu nước nhưng lại bị bọn xấu lợi dụng chính lòng yêu nước ấy vào mục đích xấu! gần đây là vấn đề chủ quyền biển đảo của chúng ta, đó là một vấn đề liên quan tới nhiều nước và nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của nước ta! song bọn phản động trong nước thì lại coi đây là cơ hội để gây bất ổn chính trị trong nước có cơ hội lật đổ chính quyền, và chính những cuộc biểu tình của người dân đã vô tình tiếp tay cho những mưu đồ xấu xa ấy! mong mọi người phải hết sức cảnh giác!
Trả lờiXóaViệt Nam chúng ta có truyền thống yêu nước lâu đời, đó là nghĩa địa chôn vùi những đoàn quân xâm lược và tạc vào lịch sử những chiến công hiển hách. Nó cho thấy sức mạnh của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử, và trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước đã chứng minh được đó chính là nghệ thuật đấu tranh ngoại giao để bảo vệ lợi ích dân tộc cũng như chủ quyền quốc gia. Và người dân Việt Nam chúng ta đấu tranh không cần phải biểu tình vì họ biết như thế chỉ làm rối ren thêm mà thôi. Thực chất đứng sau đó chính là âm mưu kích động của bọn phản động mà thôi. Và chúng ta cần phải tẩy chay những âm mưu đó ra khỏi suy nghĩ và hành động của người dân cũng như không cho bọn xấu có thể hành động.
Trả lờiXóaCác thế lực phản động luôn kích động người dân đặc biệt là thế hệ thanh niên, sinh viên trên địa bàn thủ đô Hà Nội để tiến hành các cuộc biểu tình chống lại những hoạt động của Trung Quốc trên biển đông. Nhưng thực tế chúng không hề có chút nào yêu nước trong hành động đó mà chúng chỉ lợi dụng tụ tập đám đông để có thể thực hiện hoạt động phản đối chính quyền của chúng. Vì người ta có câu Đám đông là một đám người không có não. Người dẫn đầu làm gì thì các người khác sẽ làm theo.
Trả lờiXóaRõ ràng là cái bọn biểu tình đấy lấy cái này để làm chiêu bài kích động quần chúng nhân dân, chúng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân để mưu đồ chính trị sâu sắc, đúng là cái bọn vô đạo đức, cái bọn này phải cho đi tù thì mới định được hết tội bọn này, chứ còn mà cho chúng nhởn nhơ ngày nào là chúng tung tăng được ngày đó.
Trả lờiXóakhi Việt Nam xảy ra tranh chấp với Trung quốc thì ngay lập tức các nhà “dân chủ” lập tức chớp lấy cơ hội đó để vu khống cho nhà nước Việt Nam là nhu nhược, là đớn hèn khi để cho “thiên triều” lấn lướt xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Từ những lời lẽ kích động trên các trang mạng xã hội đến những khẩu hiệu đấu tranh trên các đường phố dẫn tới trụ sở của Đại sứ quán, Lãnh sự quán Trung Quốc tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã làm cho tình hình an ninh trật tự trở nên căng thẳng khi những biểu tình, tuần hành đó đã trở thành các buổi tuyên truyền và lộ rõ bản chất của mình đó là có ý đồ chống lại Nhà nước Việt Nam.
Trả lờiXóachúng ta có quyền tin tưởng vào đường lối, chính sách giải quyết tranh chấp trên biển Đông của Đảng nhà nước Việt Nam. Còn đối với những đối tượng chống đối muốn lợi dụng biểu tình để thực hiện mưu đồ chính trị thì viễn cảnh bị cô lập trong dòng thác cách mạng đã và đang hiển hiện trước mắt. Khi các nhà “dân chủ” đòi chính quyền phải mạnh tay hơn nữa trong việc đòi lại chủ quyền với Trung quốc thì đó cũng chỉ là một chiêu bài kích động biểu tình để mưu đồ chính trị mà thôi
Trả lờiXóaCái thủ đoạn xuyên tạc và bịa đặt của bọn rận chủ kia đã cũ lắm rồi.Suốt ngày cứ ngồi đó ăn nói lung tung rồi xuyên tạc chống phá Đảng và nhà nước việt nam.Việc tranh chấp xảy ra giữa việt nam và trung quốc là do trung quốc nhận vơ và phi lí mà thôi.Vậy nên đừng có nói Đảng và nhà nước việt nam nhu nhược gì cả.Thủ đoạn của chúng mày không thể thực hiện được đâu.
Trả lờiXóaĐùa chứ mấy bọn rận chủ kêu gọi cái đéo gì không biết, trong khi lịch sử rành rành, tranh chấp của Trung Quốc với lính Ngụy, tuy được trang bị vũ khí hiện đại của Mỹ, có Mỹ hậu thuẫn mạnh mẽ phía sau, nhưng Ngụy vẫn thua? Vì sao? vì chúng chiến đấu không có lòng kiên cường của dân tộc Việt Nam. Nhưng dù sao, sự hi sinh ấy cũng đáng ghi nhận hơn là hi sinh dưới nòng súng của dân tộc ta.
Trả lờiXóaKhông nên xỉa xói lịch sử,bầu ơi thương lấy bí cùng..;dù triều đại nào cũng đáng ghi nhận khi họ chống quân xâm lược,còn hiện tại là con em dân Việt dù ở trong hay ngoài nước đều cùng nhau chống ngoại xâm ,không nên cơ hội đục nước béo cò.
Trả lờiXóaThiết nghĩ:nếu yêu nước thì cùng nhau”DIÊN HỒNG” để tạo thành sức mạnh chống ngoại bang đang tìm mọi phương kế chiếm cứ biển Đông và tài nguyên đất nước;chớ nên kích động để kẻ thù đục nước béo cò.Mong là Dân việt thì hãy vì Nước Việt nên có ý xây dựng chung.
Bài viết nói chung rất hay ! nhưng tác giã có vẻ chỉ thấy mặt tiêu cực của biểu tình mà không thấy mặt tích cực của nó.nếu Theo quan điểm cá nhân của riêng tôi biểu tình chống hành động xâm lấn của TQ ở biển đông là hoàn toàn đúng (miễn nó không gây rối ,không bị lợi dụng)vì nó thể hiện rõ quan điểm của người việt nam chúng ta luôn yêu chuộng hòa bình nhưng không nhu nhược …qua đó cho TQ thấy rõ người việt nam chúng ta dù già hay trẻ dù là người lao động bình thường hay các tầng lớp tri thức trong xã hội, dù là ai miễn là người việt nam thì họ luôn ý thức được chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ,luôn biết những hành động sai trái của TQ ở biển đông và người việt nam sẽ hành động nếu TQ dùng vũ lực ở biển đông.
Trả lờiXóaBiểu tình là tiêu cực là thiểu cận khi bị một số tổ chức lợi dụng nhằm trục lợi cho bản thân ,đã kích chế độ ,gây rối mất trật tự,tình hình biển đông rất căn thẳng chỉ cần 1 cái cớ là có xung đột,là có máu là có hy sinh ,đất nước lại bị chiến tranh tàn phá không biết đén bao giời mới thoát khởi cái nghèo cái lạc hậu.. lợi dụng yêu nước hô hào gây rối …nghĩ họ có đáng là người việt nam không ?? một số người do không biết hay mơ hồ về tình hình ở biển đông đã và đang bị các tổ chúc lợi dụng lôi kéo đi biểu tình ,gây mất trật tự….nghĩ là do việc tuyên truyền về biển đảo của chúng ta chưa thật sự tốt .để tránh người dân bị lợi dụng Đảng nhà nước và chính phủ cần làm tốt công tác tuyên truyền ,làm rõ về vấn đề biển đảo,công khai lập trường hành động của chúng ta ở biển đông trên báo chí một cách rộng rãi ,làm cho người dân ai cũng hiểu ,cũng biết :”việt nam chúng ta không nhu nhược “.
tội nghiệp những ngươi biễu tinh cho la yêu nước quá,bây giơ` thi` con` biễu tinh` đoi` đánh đoi` giết.1 mai nếu lỡ có chiến tranh zãy ra như ý nguyện của họ ko biết họ con nói đc những câu yêu nước ko,hay la bõ chạy hết...như câu "bác nói ta nhịn ko phải vi` ta zợ ma` la` ta mong muốn hoa` binh` va ko có chiến tranh"ai lam gi thi kệ,riêng tôi yêu nước la dữ trong long` trong tim ko nói ngoai` cữa miệng ma gặp ai cũng nói,tôi chĩ biết tổ quốc ko bao giơ bõ những đứa con cũa họ va họ cũng ko bao giơ bọ mặt tổ quốc lúc lâm nguy,chỉ cân đãng va nha nước cân thi lúc nao tôi cũng zẵn zang` đáp lại
Trả lờiXóaBiểu tình là một hành động thể hiện tinh thần yêu nước, có trách nhiệm đối với đất nước của người dân, và Nhà nước luôn luôn khích lệ, cảm kích trước tình yêu đất nước của họ, chính những cuộc biểu tình cho thấy thái độ của người dân phản đối những xâm phạm của Trung Quốc, xong biểu tình chỉ nên trong một giới hạn cho phép, nếu phong trào lớn mạnh thì sự việc sẽ phức tạp hơn về chính trị, Nhà nước phải kiểm soát không cho phép điều đó xảy ra, bởi vì lúc đó sẽ xuất hiện những phần tử quá khích, và đây là lúc bọn muốn gây rối chính quyền, chống phá Nhà nước lợi dụng.
Trả lờiXóaNhà nước ta cần phải nhanh chóng tìm ra cách giải quyết trước thực trạng này, nếu như tình hình biểu tình chuyển từ chống Tàu sang chống đối nhà nước ta thì chắc chắn là có sự giật dây của thế lực nào đó. Những người dân có khi cũng chỉ là những người dân vô tội bị lợi dụng để thực hiện âm mưu của đám người xấu đó mà thôi. Chúng ta cần phải xử lý ngay để tránh làm bất ổn cuộc sống bình yên của nhân dân
Trả lờiXóaphải kể đến là hoạt động lợi dụng các vấn đề nhạy cảm xảy ra trên biển Đông để kích động biểu tình, bạo loạn, gây tiếng vang. Đầu tiêu của các hoạt động này đó là các tổ chức phản động lưu vong mà đứng đầu là Việt Tân. Trong những năm qua, lợi dụng những vấn đề căng thẳng như việc Trung Quốc leo thang căng thẳng tại Biển Đông, đưa ra chính sách đưởng lưỡi bò hay các vụ cắt cáp các tàu thăm dò Bình Minh của Việt Nam…để chúng kích động quần chúng nhân dân, chủ yếu là thanh niên sinh viên để tiến hành biểu tình, bạo loạn gây mất an ninh, trật tự.
Trả lờiXóaChúng lợi dụng lòng yêu nước, nhận thức chính trị còn non kém của một bộ phận thanh niên, sinh viên để chúng có thể tập dượt chính trị cho cuộc “thử” thái độ của quần chúng nhân dân. Chính vì thế mà các con rận chủ như: Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân…liên tiếp đứng đằng sau chỉ đạo, giật giây, kiểm tra, nắm tình hình.
Trả lờiXóaChính vì thế, tất cả mọi người dân Việt Nam cần cảnh giác, có nhận thức đúng đắn để không để các hoạt động tuyên truyền, phá hoại của các Thế lực thù địch tác động, chuyển hóa, lôi kéo. Tạo sức đề kháng, cùng Đảng và Nhà nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Trả lờiXóaĐừng tưởng cứ xuống đường biểu tình là cách duy nhất thể hiện lòng yêu nước, và cũng đừng ngỡ rằng mấy kẻ cứ bô bô cái mồm là yêu nước chống Trung Quốc thì là yêu nước thực sự. Nhiều kẻ chỉ lợi dụng điều này để thu hút, lấy sự ủng hộ của nhân dân, thực chất thì nếu ai cũng nhìn ra thủ đoạn của chúng thì không những là phá tan được mục đích đen tối của chúng, phần khác cũng tự tìm cho mình cách yêu nước đúng đắn.
Trả lờiXóaNgười dân thể hiện tình yêu nước với đất nước mình thì không có gì sai, nhưng điều quan trọng là phải thể hiện như thế nào cho đúng, không để bị các thế lực thù địch lợi dụng gây khó khăn cho đất nước, chúng ta không nên biểu tình như vậy, vì làm như vậy thì bọn chúng cũng không sợ mà trái lại còn gây ra những khó khăn cho đất nước, cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá chúng ta.
Trả lờiXóaKhông nên tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tại sao vậy? Chỉ đơn giản là nếu yêu nước thì mọi người hãy thể hiện cho đúng cách, chẳng hạn như đóng góp ý kiến về tình hình ở biển Đông, hay là cách ứng xử đối với anh bạn láng giềng xấu bụng,...cho nhà nước, chứ cái kiểu xuống đường biểu tình thì được cái nước gì. Thứ nhất càng làm tình hình ngoại giao 2 nước thêm căng thẳng, thứ 2 tạo điều kiện cho mấy kẻ muốn lợi dụng xuyên tạc nói xấu phá hoại chế độ, nhà nước được cơ hội hoạt động.
Trả lờiXóaBiểu tình là khái niệm gì đó khá xa lạ đối với hầu hết người Việt Nam bởi nước ta chẳng có điều gì khiến cho dân chúng phải phẫn nộ quá đến mức hình thành các làn sóng biểu tình cả. Các nước khác tồn tại biểu tình do nhiều lý do: do tranh chấp đảng phải, do nhân dân bị áp bức...còn ở Việt Nam, nhà nước, Đảng CSVN đang lãnh đạo tốt sự phát triển của toàn dân tộc, cũng chẳng có đảng phải đấu đá, thế nên nhân dân cũng được ổn định. Vậy thì gần đây tại sao lại xuất hiện cái khái niệm biểu tình? Nghĩ kỹ thì chẳng qua là có một nhóm người đang cố gắng phá hoại cái xã hội, chế độ này nên bày đặt kêu gọi đông người để xuyên tạc, nói xấu nhà nước thôi, như vụ phản đối Trung Quốc cũng thế, cũng là lý do cho thủ đoạn đen tối đó thôi.
Trả lờiXóaTôi thấy rằng vấn đề biểu tình ở nước ta là chưa cần thiết, không thực sự cần thiết lắm. Bởi vì dù sao thì việc để biểu tình theo hướng tích cực hay tiêu cực là một vấn đề khó kiểm soát, vậy nên tốt nhất khi chưa ra luật thì không được biểu tình. Nếu biểu tình mà như thời gian gần đây đều bị lũ rận lợi dụng cho các hoạt động chống phá Nhà nước thì không nên để họ biểu tình như vậy nữa. Biểu tình yêu nước thì ít mà biểu tính chống phá đất nước thì nhiều. Thiết nghĩ rằng các bạn sinh viên của chúng ta nên yêu nước bằng cách khác thì hay hơn là đi tụ tập người biểu tình. Như thế chỉ làm cho tình hình thêm xấu đi, căng thẳng ngoại giao mà thôi. Tốt nhất là không biểu tình .
Trả lờiXóaNhững hành động ngông cuồng của Trung Quốc là không thể chấp nhận được, bọn chúng qua ư thô thiển, lộ liễu và trắng trợn, việc các tầng lơp trí thức trẻ còn nhiều nông nổi như sinh viên biểu tinh là điều dễ hiểu, nhưng đó không phải thể hiện lòng yêu nước, chỉ gây thêm mất trật tự công cộng tạo tiền đề xấu mà thôi, còn có rất nhiều cách khác để bạn có thể thể hiện lòng yêu nước của mình
Trả lờiXóaTrả lời
Biểu tình không phải thể hiện lòng yêu nước biểu tình chỉ làm cho tình hình càng thêm rối loạn và phức tạp thêm mà thôi, nếu cái gì không vừa lòng cũng ra biểu tình thì còn ra cái thể thống gì nữa, chính vì thể mỗi bạn trẻ hãy tìm cách thể hiện tình yêu của mình một cách thiết thực hơn, lâu dài hơn và có ý nghĩa hơn
Trả lờiXóaBiểu tình chỉ làm cho tình hình thêm phưc tạp mà thôi hãy thể hiện tình yêu của mình bằng cách khác các bạn trẻ ạ, đất nước đáng cần lắm những nhân tài thực sự chứ không phải những kẻ to con hùng hổ chỉ biết la hét mà không biết làm gì cả, chính vì thế hãy thể hiện tình yêu của mình bằng con đường khác
Trả lờiXóasinh viên Việt Nam luôn có những sự nhiệt tình cũng như lòng yêu nước mãnh liệt, tuy nhiên, lòng yêu nước của những thanh niên, của những sinh viên vẫn còn là những hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ và chưa có người chỉ dẫn! những hoạt động như biểu tình hay tuyền truyền, dải truyền đơn về vấn đề biển đảo gần đây cũng vậy, có thể động cơ của những người thanh niên, những sinh viên này chỉ là muốn Trung Quốc hãy biến khỏi vùng biển vùng đảo của nước ta, tuy nhiên thì những hoạt động này lại gây ra rất nhiều những áp lực đối với Đảng và nhà nước ta, đương nhiên đứng sau những vụ việc này đều có bàn tay của những kẻ xấu, những người phản động! chúng ta cần tỉnh táo hơn nữa với những âm mưu của các thế lực thù địch!
Trả lờiXóaTất nhiên là cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại của nó, không thể tuyệt đối hóa được. Việt Nam chúng ta chưa có luật biểu tình nên vấn đề xây dựng luật biểu tình đang được xem xét có cần thiết hay không dưới góc độ xã hội. Nếu biểu tình mà tốt thì được nhưng đằng này biểu tình dễ bị các thế lực bên ngoài kích động để can thiệp thì biểu tình để làm gì? Biểu tình để phá đất nước à. Nhiều kẻ cứ mạnh miệng bảo tôi yêu nước nhưng yêu nước đâu chẳng thấy mà chỉ toàn tháy là chống phá đất nước, muốn làm cho đất nước rối loạn lên để trục lợi. Nhiều sinh viên dại dột nên cũng bị kẻ xấu lợi dụng luôn vào hoạt động của chúng.
Trả lờiXóaSinh viên là lực lượng đông đảo, và có sức trẻ nhưng thiết nghĩ là nên đưa sức trẻ đó ra để xây dựng đất nước thì hơn là đi làm những việc như vậy. Đi biểu tình hiện nay ở nước ta là vi phạm pháp luật, vậy nên chúng ta không nên đi biểu tình. Nếu biểu tình thì phải dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự cho phép của các cấp chính quyền. Chúng ta thường thấy các cuộc biểu tình hiện nay là do các thế lực bên ngoài phát động và thậm chí tài trợ để phá vỡ sự ổn định của Việt Nam. Vì vậy nếu các bạn đi biểu tình là đang vô tình tiếp tay cho những hành động phá hoại đất nước.
Trả lờiXóasức mạnh từ những vụ biểu tình chúng ta đã có thể thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng hay qua internet ở các nước trên thế giới. biểu tình đúng theo những nét đẹp của nó thì có thể đem lại những hiệu quả đến vấn đề dẫn đến biểu tình như đả đảo những hành vi xấu của người TQ. nhưng hiện nay biểu tình lại đang được sử dụng như những công cụ để lợi dụng người biểu tình được trà trộn trong đó những đối tương chống đối hay phản động kích động người biểu tình gây rối chống phá như vậy biểu tình không còn bản chất là hoạt động biểu tình nữa mà đã biến thể thành những hoạt động nguy hiểm
Trả lờiXóaHãy để suy nghĩ và hành động của mình đi đúng nghĩa, xứng đáng với cụm từ lòng yêu nước của mỗi người dân chúng ta. Chúng ta đang sống trong một môi trường hòa bình, ổn định, phát triển, nhưng lòng yêu nước ấy vẫn luôn tồn tại, vẫn luôn sục sôi trong ý thức của mỗi con người. Nếu chúng ta yêu nước thực sự, thì hãy cống hiến sức mình để xây dựng và phát triển đất nước, chớ nên biến mình thành con rối trong tay bọn thế lực xấu, làm những việc vô nghĩa cho bọn chúng.
Trả lờiXóaSinh viên là tầng lớp trí thức, những chủ nhân tương lai của đất nước luôn là niềm tin, là chỗ dựa vững chắc cho đất nước. sinh viên thể hiện lòng yêu nước đối với đất nước là không có gì sai, nhưng điều đáng nói là phải biết thể hiện như thế nào, thể hiện làm sao để tạo điều kiện cho đất nước phát triển. sinh viên phải có những nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này.
Trả lờiXóaChúng ta hãy tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng và Nhà nước đang có những chính sách phù hợp với những tình hình hiện tại và vấn đề xử lý ngoại giao phù hợp. Vì thế những hoạt động biểu tình là không cần thiết, những hoạt động này đang gây ra những ảnh hưởng đến trật tự xã hội và dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá chúng ta. Vì thế chúng ta phải cảnh giác với những âm mưu của chúng.
Trả lờiXóa