Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Bô - xít : những cái chết được báo trước

 Tác giả Nhất Nam. 
 Trong kỳ trước, tôi đã tóm tắt diễn biến hình thành Dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên sau chuyến đi thực địa. Tạm bỏ qua những nội dung phản biện liên quan đến toàn bộ dự án mà trang Bauxite Việt Nam của nhóm 72 nhân sĩ trí thứcđã đăng tải rất đầy đủ. Giờ đây dự án đã cho ra đời nhà máy Tân Rai đi vào hoạt động. Nhà máy Nhân Cơ đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, thể hiện ở việc chính phủ và chủ đầu tư là Tập đoàn Than - Khoáng Việt loay hoay tìm lối thoát cho sự thua lỗ của nhà máy Tân Rai: phiên bản thử nghiệm đã ngốn sạch gói 20 tỷ USD từ Trung Quốc.
Để lâp liếm cho sự thua lỗ của Dự án, người ta đã đưa ra hàng loạt cái gọi là "giải pháp":
- Miễn thuế xuất khẩu cho TKV với lý do: là Dự án đặc biệt và lập lờ giữa sản phẩm quặng thô và kim loại thành phẩm! Trong khi đó, theo Luật khoáng sản thì mức thuế ưu đãi nhất là 5% đối với sản phẩm hoàn chỉnh và 25% đối với sản phẩm thô. Alumine của Tân Rai (và cả Nhân Cơ sau này) là quặng Nhôm sơ chế (để sử dụng phải luyện lại mới cho ra Nhôm tinh chế).
- Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế và nguồn vốn đầu tư ưu đãi đặc biệt, cho phép dự án được miễn thuế lên tới hàng chục năm, chi phí tài chính gần như bằng 0 trong thời gian chưa hoàn vốn.
- Hoạch toán chi phí điện, nước với giá ưu đãi đặc biệt...
Những chính sách trên dù được tô vẽ bằng cách ra vẻ "nâng lên đặt xuống" từ Chính phủ tới QH, nhưng thực chất phơi bày rất rõ rằng: Tất cả chỉ là để bù lỗ !
+ Về ưu đãi thuế: Số tiền thất thoát từ dự án chỉ tính riêng thời gian lỗ (theo tính toán của dự án) lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Trong khi đó những dự án thủy điện, khai thác tài nguyên khác không có.
Rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển hiệu quả thực tiễn hơn cho toàn xã hội, chi phí đầu tư rất thấp.. thì bị rút ưu đãi mà lĩnh vực ngành nghề tư vấn, giáo dục, y tế, môi trường.. là những ví dụ.

+ Miễn, giảm chi phí điện nước, xăng dầu, thuế thu nhập... cho dự án, trong khi thực tế chi phí việc sử dụng điện nước sinh hoạt, xăng dầu của người dân lại liên tục tăng. Tất cả các khoản tiền khổng lồ trên được lấy từ túi tiền eo hẹp của dân để bù vào. Tuy nhiên vấn đề bù lỗ thời gian 13 năm tới như dự kiến không đơn giản chỉ là "hỗ trợ", vì dù có hỗ trợ qua 13 năm sau thì bấy nhiêu vẫn chưa đủ(!)
Việc khai thác và xuất khẩu Alumine từ dự án này đang tiếp tục đối mặt những dấu hiệu gia tăng khoản lỗ kéo dài, từ việc đội chi phí lên trong dự án xây dựng tuyến đường vận chuyển tới nay vẫn chưa xác định rõ ràng: Đường bộ hay đường sắt hoặc cả hai đều trong trạng thái nửa vời! Giá cả Alumine thô xuất khẩu phập phù và hiện luôn đang đi xuống chứ không có dấu hiệu dừng lại. Chi phí nhân công và các mặt khác liên quan đều tăng do lạm phát chưa có giải pháp ổn định hữu hiệu.
*
Một phép tính đơn giản cũng đủ cho thấy:

- Gói 20 tỷ USD liên quan việc đối phó khủng khoảng nhỏ hơn cả các khoản thất thoát từ riêng dự án này.
- Các khoản lỗ gia tăng cùng với nền kinh tế xuống dốc chưa chịu dừng.
Vậy tại sao đến giờ này vẫn chưa khai tử Dự án nhà máy Nhân Cơ?
*
Tất cả những vướng mắc trên sẽ là nút thắt khai tử Dự án nhà máy Nhân Cơ trong thời gian tới. Việc quyết định khai tử sớm ngày nào sẽ giúp Chính phủ sớm thoát khỏi vũng lầy của dự án này ngày ấy.

Những cái chết của những án tù dành cho những người phản đối khai thác Bauxite Tây Nguyên chưa phải là lớn nếu so với cái chết dần, chết mòn vì nợ nần chồng chất lên hơn 90 triệu dân từ những hậu quả sai lầm!


2 nhận xét:

  1. Lại bịa đặt tiếp tục làm đê.
    http://bolapquechoa.blogspot.com.au/2014/03/boxit-tay-nguyen-tam-nhin-2020-tang-von.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lập luận của ông Trần Sơn Lâm có thể tóm tắt như sau: (1) Bauxite Tây Nguyên làm đúng quy định thì lỗ to; (2) Mà bỏ thì cũng lỗ to; (3) Vậy thì cứ làm bằng mọi giá, “tập trung toàn lực các nhà khoa học kể cả trong nước và ở nước ngoài, viện nghiên cứu, công nghệ để chế biến bùn đỏ trở thành sản phẩm thương mại hóa được, kể cả mua công nghệ nước ngoài” (???!!!). Ông không cho biết trên thế giới đã có cái công nghệ chế biến bùn đỏ ấy chưa? Mà nếu có, thì việc sử dụng công nghệ ấy ở Việt Nam sẽ lời hay lỗ, xét về mặt kinh tế?

      Chưa nghiên cứu gì, Đảng vẫn cứ hô: “Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước” và quyết liệt xây dựng nhà máy, bỏ ngoài tai bao nhiêu lời can gián của trí thức, để rồi bây giờ hậu quả nhãn tiền. Còn ông Trần Sơn Lâm, đến lúc này, mới hô hào nghiên cứu! Ông không biết rằng trong khi nghiên cứu – không biết lúc nào mới có kết quả – thì hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ vẫn cứ vận hành và lỗ vẫn cứ chất chồng. Trước khi bắt tay nghiên cứu “chế biến bùn đỏ trở thành sản phẩm thương mại hóa”, xin ông nghiên cứu cho đề tài này: Đằng nào cũng lỗ, nhưng dẹp hai nhà máy này ngay bây giờ, thì lỗ nhiều hay ít hơn là vẫn tiếp tục duy trì nó?

      http://boxitvn.blogspot.ca/2014/03/bauxite-tay-nguyen-lam-theo-ung-quy-inh.html#more

      Xóa