Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Không khó để tìm ra kẻ nào phá hoại kinh tế Việt nam.

Vì sao EVN "hào phóng" mua điện Trung Quốc giá cao?
Thứ Tư, 18/06/2014 - 07:37
Việc mua điện giá cao từ Trung Quốc ngay ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng. 

GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội nêu quan điểm trước thực tế Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc giá cao.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:


GS TS Đặng Đình Đào cũng chỉ ra rằng, Việt Nam không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội địa.

Lợi ích nhóm

Một thực tế vẫn diễn ra là Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thỏa thuận hợp đồng hiện nay buộc phải cam kết về sản lượng và thời gian mua nếu không mua sẽ bị phạt. Xét trên góc độ kinh tế, ông bình luận thế nào về hợp đồng với những ràng buộc chỉ có lợi cho bên bán như trên?

Thực tế nhiều năm qua Việt Nam phải mua một sản lượng điện thương phẩm lớn từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu trong nước, có thời điểm lên tới 4,65 tỷ kWh, chiếm 4% tổng sản lượng điện thành phẩm của Việt Nam.

Trong điều kiện của những năm trước đây khi nguồn cung điện trong nước còn hạn chế thì việc mua điện Trung Quốc là giải pháp cần thiết để giải bài toán cân đối cung cầu điện.

Nhưng thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam mà Việt Nam lại vẫn tiếp tục nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao là điều ngành Công thương và EVN cần phải sớm tính toán và xem xét lại một cách nghiêm túc.

Dù hợp đồng mua bán điện của EVN với Trung Quốc có cam kết về số lượng, bao tiêu với số lượng cụ thể nếu không mua sẽ bị phạt, thậm chí ngay khi thừa điện ở Việt Nam thì vẫn phải nhập từ Trung Quốc với giá điện ngày càng tăng. Rõ ràng xét trên góc độ kinh tế Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng.


việt nam đang mua điện của trung quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào
Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào

Tình trạng này kéo dài, khi mà hợp đồng hàng năm đã như thế thì chúng ta không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn với hình thức trên, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội địa.

Đây là điều không thể chấp nhận được, là trách nhiệm thuộc về EVN và Bộ Công Thương và cũng chính từ đây đặt ra nhiều câu hỏi về lợi ích kinh tế, "lợi ích nhóm" cho EVN và Bộ Công thương.

Có lẽ đây là hậu quả của độc quyền trong ngành điện và cơ chế bộ chủ quản mà chúng ta phải hứng chịu.

Trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện EVN vẫn đang mua điện Trung Quốc với giá cao do ràng buộc bởi hợp đồng mua bán điện đã ký dài hạn. Điều này có chứng tỏ khả năng dự báo nhu cầu điện năng và năng lực sản xuất điện trong nước đang có vấn đề hay không? Dự báo sai gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, EVN phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Thực tế hiện nay, các nhà máy điện nội địa ngoài EVN với giá điện thấp hơn nhiều so với giá điện của Trung Quốc muốn tham gia "thị trường điện cạnh tranh" cũng rất khó vì yêu cầu của EVN quá cao.

EVN mua với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc kèm theo các điều kiện rất khắt khe. Trong khi đó EVN lại rất "hào phóng" khi mua một lượng lớn điện thương phẩm từ Trung Quốc với giá cao và có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây, làm méo mó thị trường điện, vốn thị trường độc quyền lâu nay ở Việt Nam.

Bối cảnh vận hành thị trường điện như vậy của EVN hậu quả là điện nội địa giá rẻ, có khi dư thừa nhưng lại nhập một lượng lớn điện từ Trung Quốc với giá cao để "cân đối cung - cầu". Chắc chắn là sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, cho người dân cũng như cho các doanh nghiệp.

Điều này, một mặt chứng tỏ khả năng điều tiết thị trường của EVN, khả năng dự báo nhu cầu điện và năng lực sản xuất điện trong nước đang có nhiều vấn đề.

Mặt khác, chứng tỏ tính độc quyền mặt hàng điện hiện nay mà EVN nắm độc quyền chủ yếu. Trong điều kiện như thế, người tiêu dùng không thể hi vọng giá điện ở Việt Nam sẽ rẻ hơn.

Dự báo sai về sự vận động của thị trường điện gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, rõ ràng EVN và tiếp đó là Bộ Công thương phải gánh chịu trách nhiệm kinh tế này.

Nguy cơ phụ thuộc hiện hữu

Những ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung Quốc và sự cố Hiệp Hòa liên quan tới việc sử dụng thiết bị Trung Quốc mới đây khiến dư luận đặt câu hỏi về sự hiện diện quá lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam. Phải lý giải điều này như thế nào, khi mà thiết bị Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém, bãi rác công nghệ của thế giới? Liệu có thể đặt nghi vấn về lợi ích nhóm trong việc này hay không, thưa ông?

Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu và có tới 30 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên 100 triệu USD.

Trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và với nhiều dự án mà Trung Quốc trúng thầu ở Việt Nam với giá bỏ thầu thấp cho thấy một thực tế trong ngành điện Việt Nam cũng như nhiều ngành khác, nhiều nhà máy đã và đang sử dụng hệ thống trang thiết bị của Trung Quốc là rất lớn.

Thiết bị của Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém nên thường xảy ra sự cố là điều dễ hiểu. Như ở trên đã trao đổi về việc nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao trong khi giá điện của các nhà máy nội địa ngoài EVN rẻ hơn thì không thể tham gia được thị trường điện và việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá cao.


việt nam đang mua điện của trung quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào
Sự cố liên tiếp 2 máy biến áp 500kV công suất 900 MVA tại trạm biến áp Hiệp Hòa (Bắc Giang) chỉ trong vòng 1 tuần lễ dấy lên lo ngại về chất lượng thiết bị, công nghệ do nhà thầu Trung Quốc cung cấp - Ảnh LĐO

Cùng với nhiều doanh nghiệp, nhà máy trong đó có các nhà máy điện Việt Nam đang sử dụng nhiều thiết bị điện của Trung Quốc giá rẻ, chất lượng kém như hiện nay thì việc đặt ra nhiều dấu hỏi, kể cả nghi vấn về "lợi ích nhóm" trong vấn đề này là hoàn toàn có cơ sở.

Sự hiện diện rất lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam có đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay bị thao túng hay không, thưa ông? Nếu điều này xảy ra thì mức độ nguy hại sẽ như thế nào? Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay, trách nhiệm trong việc này liệu có thể quy cho ai khác không, thưa ông? Cụ thể như thế nào?

Vì điện thương phẩm mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc ở thời điểm cao mới ở mức 4% tổng sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam.

Hơn nữa các nhà máy điện nội địa mới chỉ sử dụng khoảng 70 - 80% công suất thiết, với giá điện còn rẻ hơn của Trung Quốc thì hy vọng với những điều chỉnh cần thiết về chính sách và quản lý thị trường điện ở nước ta trong thời gian tới, tình hình kinh doanh điện và thị trường điện sẽ chuyển biến theo hướng tích cực.

Do vậy, với sự hiện diện của Trung Quốc như hiện nay đối với điện chưa đến mức đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay thao túng thị trường của Trung Quốc đối với thị trường điện Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu tình hình thị trường điện hiện nay không được cải thiện, EVN quản lý và kinh doanh điện vẫn theo cách như lâu nay, sản xuất kinh doanh chạy theo thiết bị giá rẻ, bỏ thầu giá thấp của Trung Quốc thì nguy cơ trên là hiện hữu và sẽ gây nguy hại cho nền kinh tế quốc dân, cho chính người dân Việt Nam và cho cả sự phát triển bền vững của Việt Nam…

Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay và thiếu minh bạch trong kinh doanh trên thị trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong việc này trước hết là do từ chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không được thay đổi, tiếp đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện mà cụ thể là Bộ Công thương và cả EVN trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam.

Có ý kiến chỉ thẳng, mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng 1 tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ, ông có đồng tình hay không và vì sao? Xin ông phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.

Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này vì tình trạng độc quyền và kéo dài sự "bảo hộ" sản xuất điện quá lâu rồi ở Việt Nam.

Người tiêu dùng điện phải luôn sử dụng điện với giá ngày một cao và luôn yếu thế trong quan hệ mua bán điện với EVN.

Đã đến lúc cần phải có sự thay đổi trong quản lý và điều hành thị trường điện theo đúng các quy luật của kinh tế thị trường, không thể "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong quản lý và kinh doanh điện ở nước ta.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Tâm An (thực hiện)
Đất Việt

53 nhận xét:

  1. hiện tại nước ta đang bước vào mùa hè nóng bức nên nhu cầu dùng điện tăng cao đột biến dẫn tới thiếu điện do nguồn điện trong nước không thể cung cấp đủ cho nhu cầu đó, làm một số quá trình sản xuất, phát triển bị ngưng tụ, gây thiệt hại cho nền kinh tế nên ngành điện lực Việt Nam đã tính đến phương án mua điện từ phía Trung Quốc từ nhiều năm qua. Nhưng chúng ta đâu phải kẻ khờ mà có thể kí với Trung Quốc một bản hợp đồng có quá nhiều lợi ích với Trung Quốc và ngược lại là thiệt hại với chúng ta nhiều đến thế, nên đám rận chủ đừng có tuyền truyền vớ vẩn nữa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàng Trung Hải phá KT VN toàn diện bắt đầu từ ngành năng lượng

      Xóa
    2. Chính nó phá@: Đừng có quy chụp như thế bạn ơi! Đất nước ta có những vấn đề bất cập nhất định trong lĩnh vực kinh tế thì chúng ta cần tìm cách giải quyết. Đằng này bạn lại phát ngôn nói xấu cán bộ lãnh đọa cấp cao của Đảng nhà nước một cách vô lí, không có bằng chứng gì cả như vậy là đieuè không chấp nhận được. Có thể nói hiện nay chúng ta cần tìm cách để bợt sự chịu ảnh hưởng từ phía trung quốc đi

      Xóa
    3. Chính nó phá: Vấn đề này thì có liên quan gì đến Phó Thủ tướng HOàng Trung hải chứ bạn. nếu có thì có liên quan gián tiếp mà thôi. Đừng có chơi cái kiểu quy chụp như thế, ai làm sai thì người đó phải chịu mà. Có thể nói hiện any đây là một vấn đề mà Đảng nhà nước ta đã phải tính đến rồi các bạn à. Chúng ta cần có những giải pháp nhất định để giảm bớt sự phụ thuộc với trung quốc ra

      Xóa
    4. Chính nó phá: Bạn nói gì thế hả? Lại là một hành vi nó xấu vu khống các vị lãnh đạo của Đảng nhà nước ta rồi, nếu có bằng chứng rõ ràng thì hãy nói nghe chưa. Hiện nay công nhận là nền kinh tế Việt Nam có những sự ảnh hưởng nhất định từ nền kinh tế trung quốc. Chính vì vậy Đảng ta đã và đang có những hoạt động nhằm giảm bớt sự ảnh hưởng của chúng đấy thôi các bạn à

      Xóa
  2. Này anh bạn " cao cao ",anh vừa ở cung trăng rơi xuống đây à ? không nghe,không thấy không biết gì cả à ? trước khi nói đề nghị anh suy nghĩ cho kỷ nhen,đừng nói bậy người ta khinh đấy !!!

    Trả lờiXóa
  3. kẻ nào phá hoại kinh tế Việt Nam thì hãy nhìn đi, kẻ nào đi nói ra những điều không có đó mới là quan trọng chứ còn nếu nói như các bạn thì hoàn toàn sai lầm. tôi thấy rất buồn cho lực lượng này quá đi, buốn cho bài viết này quá, không biết các bạn nghĩ cái quái gì mà lúc nào cũng thâm nho như thế chư

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tinhyeu maimai cái gì? đúng là óc chó.

      Xóa
  4. Phương pháp mua điện từ phía Trung Quốc là để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn điện trong những năm trước, nếu không mua điện thì nhiều vùng sẽ phải chịu mất điện dài hạn. Chính vì vậy mua điện là việc làm cần thiết. Mặc dù hiện nay việc cung cấp điện trong nước có được cải thiện hơn xưa, nhưng cũng chưa hẳn có thể duy trì được tốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ, điều đặn nên cũng chưa thể chấm dứt hợp đồng, nên hy vọng mọi người có thể hiểu cho việc mua điện từ phía Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  5. Không thể phủ nhận sự cần thiết của hợp đồng mua điện từ phía Trung Quốc, hiện nay rất nhiều hoạt động sản xuất, cũng như sinh hoạt của người dân phải dựa vào điện, nếu điện không đủ để cung cấp thì ảnh hưởng rất lớn đến một bộ phận không nhỏ người dân. Nên chúng ta đã chịu một số thiệt thòi trong hợp đồng mua điện từ Trung Quốc. Hiện nay nguồn điện đã được củng cố hơn trước một chút nên chúng ta cũng nên xem xét lại hợp đồng để giảm thiểu những thiệt thòi.

    Trả lờiXóa
  6. Đây đâu phải là phá hoại nền kinh tế, việc đảm bảo cung cấp điện đầy đủ chính là một bàn đạp đảm bảo cho kinh tế phát triển, là một nước đang phát triển cần dựa vào những thành tựu khoa học kỹ thuật để phát triển thì nguồn điện chính là một yêu cầu thiết yếu. Chính vì nhìn thấy vai trò quan trọng này của nguồn điện nước ta mới phải mua điện từ phía Trung Quốc. Việc này là hoàn toàn đúng đắn không có gì là phá hoại kinh tế cả.

    Trả lờiXóa
  7. Việc mua bán điện giá cao hay giá thấp là do trách nhiệm của nhiều bên chứ không phải chỉ nhìn từ một phía. Thứ nhất, đó là hợp đồng của Việt Nam với Trung Quốc thì nếu bên nào bị thiệt hại thì đó đều là do tác động của cả hai bên. Nếu Việt Nam bị lỗ do nhiều lúc nguồn điện trong nước dồi dào nhưng vẫn phải mua điện giá cao của họ nhưng hãy nghĩ đến những lúc hạn hán, mực nước của các con sông giảm mạnh và thiếu hụt điện trầm trọng mà chúng ta không thể mua điện thì có phải sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt điện, trì trệ hoạt động buôn bán kinh doanh,... gây tổn hại cho nền kinh tế không?

    Trả lờiXóa
  8. Lúc thừa điện thì nói này nói nọ, lúc thiếu điện thì lại không kêu ầm ĩ lên ý chứ. Ở đây cũng có phần bởi Trung Quốc có thể đã ép giá chúng ta hoặc ra hợp đồng quá ngặt nghèo, nhưng dù sao việc mua điện của họ cũng là một việc cần thiết, người ta bảo đã thừa còn hơn thiếu bởi nếu thiếu thì thiêt hại kinh tế cũng rất nhiều, bên cạnh sản xuất điện thì việc kinh doanh điện cũng là một ngành kinh tế đầu tư, việc họ tìm cách ép giá chúng ta hay tính toán quá thâm sâu mà ta không lường trước được thì đó cũng không phải là lỗi của Việt Nam và cũng là việc trung quốc sẽ phải làm. Đầu tư là để có lãi, không phải để giúp ích cho đối tác. Họ chắc chắn không cần nghĩ đến phía ta

    Trả lờiXóa
  9. Vấn đề là ở phía ta, ta muốn đảm bào lợi ích cho mình thì phải tính toán thật kĩ lưỡng, nhất là nhận được nhiều bài học từ Trung Quốc rồi , biết thằng láng giềng nó có tính xấu hay chơi đểu rồi thì phải phòng ngừa, quân tử thì phải phòng thân là vì vậy, mình có cách của mình thì không thằng nào nó ép được. không mua của Trung Quốc nữa thì mua của nước khác, hợp đồng là hai bên cùng kí kết, cùng thỏa thuận, thuận mua thì vừa bán, không ai bắt mình được.

    Trả lờiXóa
  10. Thực sự thì cũng bởi vì điện là một ngành công nghiệp nhạy cảm, do sản phẩm của nó là điện năng, nếu sản xuất ra mà không tiêu thụ thì điện sẽ mất, không thể bảo quản lâu dài, không thể bỏ vào trong thùng trong bao mà tích trữ ngày này qua tháng khác, lúc nhiều thì để đấy, lúc không có thì mang ra dùng. Mà nguồn điện của Việt Nam bây giờ chủ yếu sản xuất là thủy điện, thủy điện thì dựa vào sức nước là chính, mà nắng mưa thì là việc của trời, dự báo thời tiết hôm nay với ngày mai thôi có khi cũng không chính xác nữa là dự báo trong vài năm tới mưa nắng thế nào để còn kí hợp đồng thì có mà thánh phán. Việc gì cũng phải xem xét kĩ càng mọi mặt, chứ cứ có chuyện gì là các ông tìm cho được một người để đổ lỗi là sao?

    Trả lờiXóa
  11. Biết là mình thù thằng Tàu, nhưng làm việc giữa hai nước là lúc nào cũng phải theo luật, theo điều lệ chung, chứ không phải hàng tôm hàng cá, ghét nó lắm nhưng ngoài mặt vẫn phải bình thường. Hơi tí là các ông lôi lãnh đạo ra đổ lỗi, người ta cũng không có ba đầu sáu tay. Mà cho hỏi lợi ích nhóm là cái gì? hơi một tí là quy kết, dự báo thì lúc nào cũng chỉ là dự báo thôi, không phải chắc chắn. Thị trường lúc thế này lúc thế khác là điều bình thường, nhu cầu điện năng thì cũng phải tùy và còn phụ thuộc vào khả năng sản lượng điện trong nước nữa. Chẳng phải bênh chúng nó nhưng nhìn nhận cái gì cũng phải nhìn đúng

    Trả lờiXóa
  12. Tớ không tranh cải,100% người đọc,hể thấy "đảng ta","nhà nước" ta là biết ngay "đó là dư luận viên".,mà dư luận viên thì,nói sai,nói một chiều,nói không suy nghĩ,nói bậy,nói cho lấy có thành ra người đọc càng lúc càng căm ghét các dư luận viên là vậy !

    Trả lờiXóa
  13. THẾ các bác tìm xem được ai đang phá hoại kinh tế Việt Nam, các bác chắc có tài phán quá nhỉ, cái gì cũng như thánh thế thì ai mà chịu được chứ, nói cho cùng thì những người như các bác cũng chỉ cso tài nói mà thôi chứ được cái tài gì hơn đâu, nói cho cùng thì làm đi làm lại cũng chỉ là điểm xuất phát mà thôi, đùng có ngồi đó mà chém gió mãi thể, thử thể hiện tài năng của mình xem nào, bất mãn làm gì chứ

    Trả lờiXóa
  14. kẻ phá hoại kinh tế Việt Nam đâu không biết nhưng mà kẻ phá hoại chính trị Việt Nam thì rất rõ ràng rồi, không có gì phải chối cãi được cả, cho nên những người nào có tí tài mọn, có tí khả năng thì cống hiến đi đã, cái loại cứ đòi hưởng cái lợi như thế thì ai có thể chấp nhận được, tôi đang nói mấy ông bà dân chủ cuội đấy các bạn,

    Trả lờiXóa
  15. cái lũ lợn ngu như chúng mày chết đi cho rồi,tao chỉ cho mày lũ phá hoại đất nước và kinh tế nhé
    Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư tức Trọng lú,Tư móm tức Trương Tấn Sang,Hùng hói tức chủ tịt cuốc họi,Dũng y tá còn gọi là ếch tức thủ chó Nguyễn Tấn Dũng,Trần đại quang con chó săn tức Bọ truổng bọ côn an

    Trả lờiXóa
  16. chúng ta đang phải chịu một mùa hè nóng bức khó chịu vì vậy nhu cầu sử đụng điện cũng từ đó mà tăng nên đột biến mặc cho ngành điện lực có cố gắng bao nhiêu cũng không thể đáp ưng được nhu cầu sử dụng của mọi người cũng như các doanh nghiệp vì thế mà hiện tượng ngắt điện đột ngột là khó thể tránh khỏi.chúng ta cũng nên thông cảm chứ

    Trả lờiXóa
  17. đọc bài viết này xong thú thật thì em vẫn đéo tìm được ai là người phá hoại nên kinh tế của việt nam. theo các bac thì đó là ai vậy.??? cứ mắc một chút là lại quy hêt tội danh cho các quan chứ như thế này thì ai mà dám làm nữa.quay lại hỏi thử xem những người viết ra bài viêt này đã có cống hiến gì cho đât nước chưa hay chỉ ngồi quạt mát điều hòa dùng điện của nhà nước mà ngồi chém gió.

    Trả lờiXóa
  18. Hơi tí là các ông lôi lãnh đạo ra đổ lỗi, người ta cũng không có ba đầu sáu tay mà cái gì cũng có thể làm được cũng có thể đáp ứng ngay được. chúng ta với Trung Quốc mặc dù đang có hiềm khich thật nhưng mà sống trong thời đại văn minh cái gì cũng phải coi pháp luật hang đầu chứ làm sao mà như mớ rau đôi dép ngoài chợ được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việt Nam có nhiều cây trái 4 mùa thật ,nhưng để xuất khẩu ra các nước âu châu ,tôi thấy cả 1 vấn đề lớn về vấn đề thủ tục hành chính của chúng ta là một, cái thứ 2 đó nữa là chất lương các sản phẩm của ta không đủ sức để cạnh trnah được khi mà việc canh tác của người nông dân còn quá kém, chất lượng nông sản còn quá thấp ,do đó cần phải có sự nỗ lực của cả doanh nghiệp và người dân

      Xóa
  19. Đúng là không khó thât, và ai cũng biết Đảng Nhà nước đều biết cả và đang tìm cách để thoát khỏi việc này, nên tác giả đừng có lợi dụng mà xuyên tạc này nọ, tác giả bảo rằng nhà nước ta giấu ư, xin thưa không bao giờ nhé, tác giả hãy nhìn đi nhé, nhiều tờ báo và nhiều chương trình đã nói về điều này, và Nhà nước ta đang tìm cách để có nhiều đối tác mới tranh sự phụ thuộc vào trung quốc nhé

    Trả lờiXóa
  20. chúng ta ta ký kết mua diện là một chiến lược phát triển kinh tế ngoài ra không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà việc mua diện của trung quốc còn có ý nghĩa về quốc phòng an ninh và đối ngoại nên chúng ta phải hợp tác và chúng ta vẫn biết thời tiết nước ta khắc nhiệt nên có lúc nước ta có điện sử dụng nhưng có lúc chúng ta vẫn phải thiếu điện sản xuất và sing hoạt nên chúng ta vẫn phải hợp tác mua điện của trung quốc.

    Trả lờiXóa
  21. Trung Quốc là một nước lớn, lại là láng giềng với Việt Nam nên việc nước ta hợp tác với Trung Quốc là không thể tránh khỏi, tranh chấp thì vẫn tranh chấp nhưng cái gì mà có lợi cho ta thì ta vẫn nên hợp tác chứ. Hơn nữa đang vào mùa nóng, nhu cầu điện tăng cao, việc phải mua điện của Trung Quốc cũng là điều bình thường, nhưng mà làm ăn gì với Trung Quốc cũng nên cẩn thận, không nên quá tin tưởng với ông láng giềng đểu này.

    Trả lờiXóa
  22. Có lẽ chăng người nông dân Việt nào muốn phụ thuộc Trung Quốc cả, vì tính không ổn định của thị trường, giá rẻ, chất lượng thấp nhưng người nông dân có muốn cũng chẳng làm được gì. Cái chính là các cơ quan quản lý phải có các cơ chế, chính sách quản lý phù hợp.Chúng ta cần phải thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào trung quốc chứ, cứ thế này thì chúng ta dễ bị thiệt hại về nhiều mặt lắm

    Trả lờiXóa
  23. Muốn thoát Trung, trước hết hàng hóa Việt Nam phải có tính cạnh tranh cao để có thể xuất sang các thị trường khác, muốn hàng hóa có tính cạnh tranh cao thì phải cơ cấu lại nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và nông dân tiếp cận được vốn, công nghệ hiện đại và thị trường. Cần loại bớt các khâu trung gian trong xuất khẩu để người sản xuất có lợi nhuận cao hơn sẽ khuyến khích được sản xuất

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trung Quốc rất giỏi về việc làm hàng nhái. Các dự án nhà chung cư, các bạn biết rồi đấy, các thiết bị lắp đặt hầu hết là hàng Trung Quốc. Đây cũng là một đặc điểm làm cho ta tự lệ thuộc vào Trung Quốc. Cái nữa đó là chất lương hàng hóa mà người nông dân của ta tạp ra quả thực là còn rát thiết sức cạnh tranh, thử hỏi xem, khi mà chất lượng nông sản không cao thì làm sao có thể xuất khẩu và cạnh tranh được, do đó thị trường trung quốc luôn vẫn là sự lựa chọn của nông dân ta

      Xóa
  24. Chúng ta phải nhanh chóng xây dựng và quy hoạch nền kinh tế. Một nền kinh tế tự lực, có nhiều mối quan hệ với các nước trên thế giới đó là con đường đúng và duy nhất để Việt Nam thực sự là một con rồng châu Á. Đó cũng là nhiệm vụ thời đại vô cùng quan trọng và cấp bách để người Việt Nam có thể tự hào khẳng định Việt Nam là nước lớn chứ không phải nước nhỏ. Quan hệ Với Trung Quốc một cách ngang bằng là cách thể hiện được tiềm lực và trí tuệ của một dân tộc anh hùng trước một dân tộc Hán tham lam và xảo trá

    Trả lờiXóa
  25. Hiện nay Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam nhập rất nhiều thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu cũng như thức ăn chăn nuôi, hoa quả từ trung quốc, chính vì điều này mà chúng ta đang vô tình phụ thuộc kinh tế vào trung quốc, ngay thời điểm này, chắc ai cũng hiểu chúng ta phải thoát khỏi việc này để có thể có những chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn đối với trung quốc rất gian xảo này

    Trả lờiXóa
  26. chúng ta mà thay đổi được, kiểm soát được tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm thì riêng thị trường Nhật Bản cũng đã có một dung lượng đủ lớn để xuất khẩu sang. Hay như Hàn Quốc cũng là một điều kiện tương tự mà cũng có nhiều nhu cầu về nông sản nhiệt đới mà Việt Nam có. Do đó cái này phụ thuộc vào chính mỗi một người nông dân và quyết tâm nổ lực của các cơ quan ban ngành thôi

    Trả lờiXóa
  27. Nếu không thực hiện tái cơ cấu, cải cách thể chế thì nền kinh tế của Việt Nam nếu không có sức ép của Trung Quốc cũng không tự mình thoát ra khỏi tất cả các bế tắc hiện nay. Đây chính là vấn đề cốt lõi nhất. Muốn thoát ra khỏi sự lệ thuộc của bất cứ ai thì nội lực của mình phải mạnh lên. Mình phải đứng được trên đôi chân của mình mà muốn như vậy thì phải thay đổi cách thức phát triển

    Trả lờiXóa
  28. phải đánh giá sự lệ thuộc này là gì, khi đã 40 năm thống nhất đất nước cùng với những biến cố xảy ra trong quá khứ và đương đại mà trung quốc gây ra với việt nam mà chúng ta có sự lệ thuộc khó hiểu đến như thế có ai có thể cho tôi biết trách nhiệm này thuộc về ai không, hơn 3.600km biên giới đường biển giờ việt nam chưa thể ôm trọn trong vòng tay của tổ quốc và bây giời là sự đe dọa nghiêm trọng cũng chính là trung quốc. Trung Quốc quá là thâm hiểm

    Trả lờiXóa
  29. cái j mà chẳng có nguy cơ bị tấn công chứ! rất nhiều mối là đằng khác , cũng giống như đất nước ta đây này chẳng thiếu j kẻ chống phá đảng nhà nước ta không cho nhà nước ta phát triển âm mưu thâm độc chỉ nhằm triệt hạ chúng ta mà thôi, chính những thằng tác giả của trang blog này này chúng đang phá chúng ta đấy, nói mà không biết ngượng cái mồm đúng là cái bọn khốn chỉ được cái to mồm

    Trả lờiXóa
  30. để giải quyết các tình trạng thiếu điện ở nước ta hiện nay thì việc mua điện của các nước bên cạnh và việc mua điện của trung quốc là điều khó mà tránh khỏi , đất nước ta vẫn còn cần phải phát triển hơn nữa để tự lực tự cường sản xuất ra thêm nhiều nhà máy phát điện , không bị lệ thuộc vào nước nào hết chứ Việt Nam ta đâu có khờ để tàu khựa lợi dụng một cách dễ dàng như vậy chứ, đây chỉ là những lời lẽ kích động và bôi nhọ nhà nước ta mà thôi

    Trả lờiXóa
  31. mùa hè nóng nực và thiếu hụt nước là hiện tượng thường xuyên của nước ta, đây không thể đổ lỗi cho một nhà chức trách hay nhà nước được vì nhà nước ta vẫn đang hàng ngày hàng giờ tim một bài toán tối ưu để giải quyết khâu thiếu hụt điện nước cho nhân dân sao cho hiệu quả nhất và việc mua điện của Trung quốc chỉ là một chính sách tạm thời, không phải chúng ta khờ để cho trung quốc lợi dụng như vậy được , các bạn không nên có những giọng điệu bôi nhọ nhà nước như vậy nữa, sẽ chẳng một ai tin đâu

    Trả lờiXóa
  32. càng ngày các hoạt động chống phá tư tưởng của bọn phản động càng táo báo trên các trang mạng xã hội với hình thức ngày càng đa dạng, đơn cử như việc thiếu hụt điện như thế này và chúng đã không ngại ngần xuyên tạc rằng chính phủ thế này thế kia, vì lợi ích cá nhân hoặc gì đó bán rẻ đất nước , nhưng sự thực thì mọi chuyện đâu có dễ dàng , để giải quyết các yêu cầu trước mắt về mặt thiếu hụt điện cho nhân dân và chưa xây dựng được các nhà máy điện thì việc mua điện từ trung quốc là điều khó tránh khỏi, nhưng tôi chắc chắn rằng trong thời gian tới khi xây xong nhiều công trình điện thì sẽ không còn việc mua điện nữa

    Trả lờiXóa
  33. Sói Già này chắc bị mất cu rồi đúng không ? tớ thấy Sói Già là tên ĐẠI PHẢN ĐỘNG đấy !!!

    Trả lờiXóa
  34. Việc hợp tác trong phát triển kinh tế của đất nước mình với quốc gia khác là cần thiết để phát triển nền kinh tế, nhất là trong thời buổi nền kinh thế hội nhập này. vì thế lợi dụng những hoạt động hợp tác phát triển kinh tế này mà những con rận này nó chống phá nhà nước ta, chúng nói xấu các vị lãnh đạo của Đảng và nhà nước, chống phá sự phát triển nền kinh tế, đúng vậy việc chúng ta có dự tính hợp tác ký kết mua điện của trung quốc là có thật nhưng chúng ta không bao giờ để mình chịu thiệt như cái lũ rận này nói đâu.

    Trả lờiXóa
  35. Nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, và trong mùa hè nóng bức như hiện nay thì nhu cầu về điện rất quan trọng. Ngành điện lực nước ta hiện nay đã đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu cho người dân, nhưng vẫn tính đến phương án phải mua điện của bên Trung Quốc, nhưng đây là hợp đông kinh tế, giấy tờ cam kết rõ ràng, Trung Quốc không thể làm gì được nước ta đâu tác giả à.

    Trả lờiXóa
  36. Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp và đã tiến hành xây dựng thêm nhiều nhà thủy điện để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân. Và việc mua điện từ bên Trung quốc cũng là một trong số những giải pháp đó, đây là hợp đồng kinh tế hợp pháp, và bên phía Trung Quốc không thể làm gì xâm hại nước ta được đâu, không đến mức zận chủ lên tiếng đâu.

    Trả lờiXóa
  37. Lúc thừa điện thì nói này nói nọ, lúc thiếu điện thì lại không kêu ầm ĩ lên ý. Kiểu gì cũng lôi ra nói được. Các bạn hiểu gì mà bình luận, phán xét linh tinh. Chúng ta biết rõ nước bạn thế nào rồi đấy, Trung Quốc có thể đã ép giá chúng ta hoặc ra hợp đồng quá ngặt nghèo, nhưng dù sao việc mua điện của họ cũng là một việc cần thiết, người ta bảo đã thừa còn hơn thiếu bởi nếu thiếu thì thiêt hại kinh tế cong nhiều hơn đấy, bên cạnh sản xuất điện thì việc kinh doanh điện cũng là một ngành kinh tế đầu tư, việc họ tìm cách ép giá chúng ta hay tính toán quá thâm sâu mà ta không lường trước được thì đó cũng không phải là lỗi của Việt Nam và cũng là việc trung quốc sẽ phải làm.

    Trả lờiXóa
  38. mùa hè nóng nực và thiếu hụt nước là hiện tượng thường xuyên của nước ta, đây không thể đổ lỗi cho một nhà chức trách hay nhà nước được vì nhà nước ta vẫn đang hàng ngày hàng giờ tim một bài toán tối ưu để giải quyết khâu thiếu hụt điện nước cho nhân dân sao cho hiệu quả nhất và việc mua điện của Trung quốc chỉ là một chính sách tạm thời, không phải chúng ta khờ để cho trung quốc lợi dụng như vậy được , các bạn không nên có những giọng điệu bôi nhọ nhà nước như vậy nữa, sẽ chẳng một ai tin đâu

    Trả lờiXóa
  39. Lúc thừa điện thì nói này nói nọ, lúc thiếu điện thì lại không kêu ầm ĩ lên ý. Kiểu gì cũng lôi ra nói được. Các bạn hiểu gì mà bình luận, phán xét linh tinh. Chúng ta biết rõ nước bạn thế nào rồi đấy, Trung Quốc có thể đã ép giá chúng ta hoặc ra hợp đồng quá ngặt nghèo, nhưng dù sao việc mua điện của họ cũng là một việc cần thiết, người ta bảo đã thừa còn hơn thiếu bởi nếu thiếu thì thiêt hại kinh tế cong nhiều hơn đấy, bên cạnh sản xuất điện thì việc kinh doanh điện cũng là một ngành kinh tế đầu tư, việc họ tìm cách ép giá chúng ta hay tính toán quá thâm sâu mà ta không lường trước được thì đó cũng không phải là lỗi của Việt Nam và cũng là việc trung quốc sẽ phải làm

    Trả lờiXóa
  40. Việc hợp tác trong phát triển kinh tế của đất nước mình với quốc gia khác là cần thiết để phát triển nền kinh tế, nhất là trong thời buổi nền kinh thế hội nhập này. vì thế lợi dụng những hoạt động hợp tác phát triển kinh tế này mà những con rận này nó chống phá nhà nước ta, chúng nói xấu các vị lãnh đạo của Đảng và nhà nước, chống phá sự phát triển nền kinh tế, đúng vậy việc chúng ta có dự tính hợp tác ký kết mua điện của trung quốc là có thật nhưng chúng ta không bao giờ để mình chịu thiệt như cái lũ rận này nói đâu

    Trả lờiXóa
  41. Nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, và trong mùa hè nóng bức như hiện nay thì nhu cầu về điện rất quan trọng. Ngành điện lực nước ta hiện nay đã đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu cho người dân, nhưng vẫn tính đến phương án phải mua điện của bên Trung Quốc, nhưng đây là hợp đông kinh tế, giấy tờ cam kết rõ ràng, Trung Quốc không thể làm gì được nước ta đâu tác giả à

    Trả lờiXóa
  42. Chúng ta phải nhanh chóng xây dựng và quy hoạch nền kinh tế. Một nền kinh tế tự lực, có nhiều mối quan hệ với các nước trên thế giới đó là con đường đúng và duy nhất để Việt Nam thực sự là một con rồng châu Á. Đó cũng là nhiệm vụ thời đại vô cùng quan trọng và cấp bách để người Việt Nam có thể tự hào khẳng định Việt Nam là nước lớn chứ không phải nước nhỏ. Quan hệ Với Trung Quốc một cách ngang bằng là cách thể hiện được tiềm lực và trí tuệ của một dân tộc anh hùng trước một dân tộc Hán tham lam và xảo trá

    Trả lờiXóa
  43. Muốn thoát Trung, trước hết hàng hóa Việt Nam phải có tính cạnh tranh cao để có thể xuất sang các thị trường khác, muốn hàng hóa có tính cạnh tranh cao thì phải cơ cấu lại nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và nông dân tiếp cận được vốn, công nghệ hiện đại và thị trường. Cần loại bớt các khâu trung gian trong xuất khẩu để người sản xuất có lợi nhuận cao hơn sẽ khuyến khích được sản xuất

    Trả lờiXóa
  44. Trung Quốc rất giỏi về việc làm hàng nhái. Các dự án nhà chung cư, các bạn biết rồi đấy, các thiết bị lắp đặt hầu hết là hàng Trung Quốc. Đây cũng là một đặc điểm làm cho ta tự lệ thuộc vào Trung Quốc. Cái nữa đó là chất lương hàng hóa mà người nông dân của ta tạp ra quả thực là còn rát thiết sức cạnh tranh, thử hỏi xem, khi mà chất lượng nông sản không cao thì làm sao có thể xuất khẩu và cạnh tranh được, do đó thị trường trung quốc luôn vẫn là sự lựa chọn của nông dân ta

    Trả lờiXóa
  45. Giá cao thì các bạn phải hiểu theo cái nghĩa là thiệt về tiền nhưng lợi về đường đi. Vừa rẻ vừa gần thì có mà bằng mắt. Vấn đề mua và bán thì là đương nhiên thế rồi, nó bán rẻ thì may mà nó bán đắt thì chịu chứ biết sao được, còn hơn là đủ nhưng vận chuyển đường xa rồi thất thoát cũng bằng không, có khi lỗ hơn. EVN hằng năm lỗ, k nhiều thì ít, cũng là vì đáp ứng của nhân dân thôi, k bán đắt cho nhân dân được. Nhà nước phải bù lỗ thôi

    Trả lờiXóa