Chính phủ Campuchia cáo buộc Việt Nam chiếm đất
Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã tố Việt Nam vi phạm Hiệp ước Bổ sung năm 2005 về hoạch định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam.
Lần đầu tiên chính phủ lên tiếng
Có thể nói rằng lần đầu tiên chính phủ của Thủ tướng Hun Sen lên tiếng phản ứng Ủy ban Biên giới Việt Nam vi phạm chủ quyền quốc gia bằng các hoạt động sửa và làm đường dài khoảng 17km tại khu vực Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing, tỉnh Mondulkiri của Campuchia giáp huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.
Ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan quyền lực phụ trách vấn đề biên giới, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Campuchia – Việt Nam cho RFA biết rằng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận Hiệp ước Bổ sung năm 2005.
Theo ông, Hiệp ước Bổ sung khẳng định chính phủ hai nước sẽ tiếp tục thảo luận, điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới ở khu vực Bu Prăng thuộc địa phận Tuy Đức không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc. Nhưng lúc Ủy ban biên giới hỗn hợp Campuchia – Việt Nam chưa đạt được sự thống nhất, phía Việt Nam đã ngang nhiên làm đường tại khu vực nói trên.
Ông Var Kimhong nói rằng phía Việt Nam làm đường tại khu vực ‘chưa có sự thống nhất’ không được sự đồng thuận từ phía Campuchia. Ông nói chính phủ xứ chùa Tháp coi đó là hành động xâm phạm chủ quyền và vi phạm Hiệp ước Bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Campuchia và Việt Nam được ký vào năm 1985.
Ông Var Kimhong cho biết thêm: “Sau khi nhận được thông tin trên, chúng tôi đã khiếu nại hàng chục lần thông qua Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh. Chính bản thân tôi đã từng làm việc với người đồng cấp Việt Nam, và Thủ tướng Hun Sen cũng từng nêu vấn đề này. Chúng ta chưa có sự thống nhất tại khu vực suối Đắc Đam – Đắc Huốt. Do đó, Campuchia và Việt Nam phải giữ nguyên khu vực trên nhưng đến nay Việt Nam vẫn tiếp tục làm đường.”
Tỉnh Đắk Nông, Việt Nam gồm 4 huyện là Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Mil và Cư Jút có đường biên giới dài khoảng 130km giáp với tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Hiện, hai nước đang có tranh chấp tại khu vực Đắc Đam – Đắc Huốt (Bu Prăng) do hai quốc gia đã căn cứ vào tài liệu và bản đồ khác nhau.
Phía Việt Nam khẳng định biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia chạy theo hướng Tây tới suối Đắc Đam thuộc địa phận huyện Tuy Đức nhưng phía Campuchia cho rằng suối Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing của Campuchia.
Còn Campuchia lại khẳng định biên giới trên đất liền của họ kéo dài tới suối Đắc Huốt thuộc địa phận O Raing nhưng bị Việt Nam từ chối. Vì Việt Nam cho rằng đó là địa phận thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Xung đột thầm lặng giữa Ủy ban Biên giới Campuchia – Việt Nam dường như khó giải quyết đến nỗi Ủy ban Biên giới Campuchia tiết lộ tin này đến báo chí địa phương và lên án mạnh mẽ Việt Nam cố tình chiếm đất ở khu vực biên giới giáp tỉnh Đắk Nông; không tôn trọng thỏa thuận ký kết trong Hiệp ước Bổ sung năm 2005 và thỏa thuận năm 1997.
Nhân sĩ trí thức xuống đường
Cùng lúc chính phủ lên tiếng, khoảng 600 nhân sĩ trí thức, sư sãi Khmer Krom, các tổ chức nhân quyền và Hội đồng giám sát biên giới đã xuống đường biểu tình ngày 23/10 tại thủ đô Phnom Penh nhằm kêu gọi 19 nước tham gia ký kết Hiệp định hòa bình Campuchia (Hiệp định Paris) can thiệp và gây sức ép lên Việt Nam.
Nhà sư Lay Lath, Tổng thư ký Hiệp hội Sư sãi Khmer Kampuchia Krom, một trong những người dẫn đầu đoàn biểu tình chia sẻ với chúng tôi: “Chúng tôi biểu tình nhằm kêu gọi Việt nam tôn trọng Hiệp ước Bổ sung, công nhận các hoạt động cắm mốc biên giới Việt Nam – Campuchia. Tôn trọng lãnh thổ giữa Việt Nam và Campuchia; không xâm phạm giữa hai nước.
Việc phía Việt Nam làm đường nhựa mới đây, chúng tôi cảm thấy lo ngại vì Việt Nam đã không tôn trọng Hiệp ước mà Việt Nam đã ký kết với Campuchia do Thủ tướng Việt Nam đã ký kết với Thủ tướng Hun Sen. Chúng tôi là dân Campuchia yêu cầu Việt Nam tôn trọng những Hiệp ước mà Hun Sen và Việt Nam đã ký kết.”
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Việt Nam từ chối trả lời chúng tôi liên quan vụ việc này dù trước đó nhân viên của ông yêu cầu chúng tôi gửi câu hỏi theo email.
Trong khi đó, ông Nguyễn Bốn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết phía Việt Nam chỉ làm đường đổ cấp phối trên lãnh thổ Việt Nam. Ông Bốn cho biết: “Mình chưa làm gì, tức là mình chỉ làm đúng Hiệp định biên giới hai bên thôi. Khu vực 52km vẫn tranh chấp mình chưa cắm mốc ở đó. Còn cái cầu Đắc Đam bây giờ nó hư rồi. Vì cầu đó liên quan tới biên giới hai nước nên chúng tôi muốn làm để nhân dân hai bên đi lại. Mình giao cho Sở nội vụ xin ý kiến của tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Nếu họ đồng ý thì mình sẽ sửa cầu Đắc Đam cho nhân dân đi lại.
Còn Campuchia nói suối Đắc Đam của ai là chuyện của chính phủ hai nước. Suối Đắc Đam, trước đó có 52km, bây giờ là 49km. Giữa mình và Campuchia chưa thống nhất cắm mốc ở đó. Còn sửa đường thì mình sửa lâu rồi. Bây giờ mình chỉ cần xin họ thống nhất để mình làm cầu Đắc Đam để nhân dân hai bên đi lại. Nếu họ đồng ý thì mình làm. Mà đất đó là đất của Việt Nam mình thôi. Đất ông bà Việt Nam mình thời xưa để lại. Dân mình ở đó lâu đời rồi.”
Theo nội dung của Hiệp ước giữa Campuchia và Việt Nam bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, do Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 10/10/2005 tại Hà Nội, đối với khu vực Bu Prăng, phía Việt Nam khẳng đinh là của Việt Nam nhưng nhằm không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, Việt Nam đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là ‘hai bên tiếp tục thảo luận’ vấn đề này.
Đồng thời hai bên thống nhất điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy.
Việc cáo buộc Việt Nam lấn cột mốc vào lãnh thổ Campuchia không gì lạ so với các đảng đối lập và nhà quan sát xứ này tuy nhiên lần này không phải là nhà quan sát biên giới hay phe đối lập cáo buộc
Nhà nghiên cứu quan sát chính trị Campuchia lâu năm, tiến sĩ Lao Monghay cho rằng chính phủ Campuchia cần tìm sự can thiệp từ bên ngoài, chẳng hạn các nước tham gia ký kết Hiệp định hòa bình Campuchia (Hiệp định Paris), các nước ASEAN hoặc tòa án công lý quốc tế vì trước đó Việt Nam cũng từng nghiên cứu để tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế.
Tiến sĩ Lao Monghay: “Quốc hội Campuchia đã thừa nhận Việt Nam đang làm đường vào sâu trong lãnh thổ Campuchia do đó chính phủ cần lấy Hiệp định Paris làm cơ sở. Chính phủ nên thông báo vấn đề này đến các quốc gia ký kết Hiệp định Paris vì đây là Hiệp định hòa bình, đảm bảo chủ quyền.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao cần gửi thư khiếu nại về hành động này tới Bộ Ngoại giao Việt Nam, hoặc kiện ra Tòa trọng tài quốc tế. Nếu chúng ta không làm như vậy thì Việt Nam tiếp tục không quan tâm đến kết quả đàm phán song phương và không tôn trọng thỏa thuận giữa hai nước.”
Tuy nhiên, ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan quyền lực phụ trách vấn đề biên giới Campuchia cho biết chính phủ xứ chùa Tháp không kiện ra cơ quan quốc tế nào vì Việt Nam vẫn tiếp tục thảo luận.
Ông Var Kimhong nhấn mạnh vấn đề ở chỗ các cuộc thảo luận vừa qua sau khi Campuchia tìm thấy Việt Nam cắm cột mốc biên giới vào trong lãnh thổ Campuchia, phía Campuchia yêu cầu chấm dứt nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục công tác cắm mốc.
Được biết, Việt Nam và Campuchia có đường biên giới chung trên đất liền dài 1270km. Đến nay hai quốc gia Việt Nam và Campuchia hoàn tất khoảng 80% công việc cắm mốc. Việt Nam sẽ đẩy mạnh tiến độ cắm mốc biên giới với Campuchia và dự kiến sẽ hoàn tất công việc này vào năm 2015.
tôi chẳng bao giờ tin người việt mình đi chiếm đất của nước khác cả, tôi tin vào dân tộc mình không có cái thói bành trướng bằng cách hèn hạ đi chiếm từng tí đất như vậy đâu, đất nước đang chỉ có mục tiêu phát triển đất nước, làm cho nhân dân giàu mạnh, cái mục tiêu ấy còn nhiều khó khăn lắm, còn mất nhiều công sức, thế thì làm gì có thời gian mà đi chiếm đất nước khác nữa chứ, bao nhiêu năm rồi, nếu chiếm thì đã chiếm được bao nhiêu rồi
Trả lờiXóaĐúng tôi cũng không tin người việt chiếm đất,nhưng tôi tin lũ chính phủ Cộng sản Ba đình chiếm đất,bọn chúng chiếm đất ngay cả người dân trong nước huống hồ đất nước bạn từng được gọi là anh em với Cộng sản ba đình
XóaBọn Việt tân sinh ra và lớn lên nhờ ơn của đảng và nhà nước Việt Nam.Vậy mà bọn chúng không biết làm việc mà trả ơn cho tổ quốc đã cưu mang chúng.Đằng này chúng còn tham mấy đồng tiền bẩn thỉu của bọn giặc,rồi nghe theo lời của bọn chúng quay lưng lại với tổ quốc.Làm nội gián cho giặc,những bọn việt tân này mà lộ mặt ra chắc chắn chúng sẽ bị ăn no đập của chính những người dân Việt Nam.Cả nước,giờ ai cũng rất căm ghét và hiểu rõ mưu đồ của chúng rồi.
Xóachúng chỉ tài giỏi chuyện xuyên tạc về các đường lối chủ trương chính sách của đảng và nhà nước ta để kích động mọi người dân nước ta. Chứ chúng làm gì có tài cán gì để giúp ích cho đất nước đâu. Bọn rận chủ chúng mày đừng có mà làm việc chỉ biết vì tiền thôi mà chúng bảo viết gì thì viết cái đó như vậy
Xóabạn XUANVN nên nghĩ lại thực tế trước khi nói nha, việc thủ tướng hun sen gay gắt vô tình như bạn nói là hoàn toàn vô lý, tôi vẫn nhớ rằng thủ tướng Hun Sen nói ông cần 300 giờ đồng hồ, thậm chí 300 ngày mới nói được hết tâm sự, hết những gì đã xảy ra trong quá khứ đến ngày nay trong quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam. tình nghĩa đối với việt nam ông là người hiểu rõ nhất, dù có tranh chấp thì ông cũng không bao giờ làm cái việc cạn tình nghĩa như thế chứ, hài hước thật
Trả lờiXóanếu như việt nam muốn chiếm đất của campuchia thì sao phải chờ đến tận bây giờ mới chiếm 1 tẹo để bị kiện chứ, chính ông hun sen còn thừa nhận rằng trong cuộc chiến giải phóng campuchia “quân của tôi ít quá, phải có sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN. Nếu không có sự giúp đỡ đó và sự ủng hộ của người dân Campuchia, không thể giải phóng đất nước nhanh như thế”. nếu việt nam có dã tâm thì thực sự đơn giản như TQ chiếm Hoàng Sa vậy, chẳng ai phán xét được gì luôn
Trả lờiXóacái ảnh minh họa chẳng liên quan gì đến Nhân sĩ trí thức, nhà sư Campuchia biểu tình đòi Việt Nam tôn trọng thỏa thuận Hiệp ước bổ sung, tôi chẳng hiểu làm ảnh minh họa như thế có cái tác dụng minh họa gì nữa cơ, cái đấy trông giống hội nghị liên hợp quốc hơn đấy, cầm cờ các nước mà là đi biểu tình chống việt nam chiếm đất à, lại còn chẳng có cái băng rôn biểu ngữ hay đồng phục gì cả, hay là ngồi nhà nghe tin tức thế nhưng không biết ra sao, chọn bừa cái ảnh đăng cho có vậy
Trả lờiXóaviệt nam giúp đỡ campuchia chưa từng kể công khoe khoang, cũng không đòi hỏi gì luôn, nghĩa vụ giúp đỡ dân tộc cùng khổ là bản năng của dân tộc ta rồi, tuy nhiên nếu như người campuchia nào hùa theo ý đồ xấu xa vu cáo dân tộc việt nam cướp đất mà đòi đi kiện lên quốc tế thì cũng không sao đâu, cây ngay không sợ chết được, cột mốc vẫn thế bao năm nay, tôi chỉ nhắc rằng nếu không thắng kiện được thì vừa bẽ mặt mà vào không dám nhìn nhân dân việt nam, nhân dân campuchia yêu nước đâu
Trả lờiXóanói chung thì phải nói rằng mỹ và các quốc gia thù địch chống ta mới chính là kẻ thù số 1 còn lũ việt tân với sự hỗ trợ và hậu thuẫn hết sức đắc lực từ phía Mỹ và phương tây,thế nên chúng đang ngày càng tăng cường các hoạt động chống phá của chúng đối với Đảng và nhà nước việt nam..thì cũng chỉ là con cờ thôi mà
Xóatôi nghĩ rằng chắc hẳn có mâu thuẫn hoặc hiểu nhầm trong chuyện "Việt Nam vi phạm chủ quyền quốc gia bằng các hoạt động sửa và làm đường dài khoảng 17km tại khu vực Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing, tỉnh Mondulkiri của Campuchia" mà thôi, biên giới thường xuyên giao thương qua lại luôn được đầu tư ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhân dân 2 nước rồi, việc xây đường chẳng có gì để suy ra rằng việt nam chiếm đất cả trong khi biên giới vẫn như thế, nếu như vụ này được làm rõ thì sẽ có nhiều nhà sư bẽ mặt đấy
Trả lờiXóacác bác nên nhớ rằng đến cả tàu khựa thâm hiểm còn khó có thể làm gì được việc bành trướng trên đất nền, thứ nhất biên giới có mốc cố định, người dân sống ở đấy thì làm sao dám manh động chứ, tàu còn nghĩ ra nhiều chiêu qua bao nhiêu năm mới chiếm được 1 tí đất, việt nam làm sao thâm hiểm được như thế, và cũng không có cái tham vọng như thế, vùng biên giới việt nam và campuchia mà thay đổi cả 1 con đường mà vẫn bình yên thế này thì đến cả tàu cũng phải thán phục sát đất tài chiếm đất của việt nam đấy
Trả lờiXóatuy rằng việt nam và campuchia có cái tình nghĩa từ thời chiến, láng giềng cũng bình thường quan hệ lâu dài và cũng nể mặt nhau rất nhiều vì láng giềng thì là bạn hơn là thù, cùng có lợi, tuy nhiên nước nào thì cũng thế thôi, nếu như động vào lãnh thổ thì khó có thể mà bình tĩnh được, nếu việt nam mà ngang nhiên làm chuyện như thế thì tôi tin rằng chính phủ ông hun sen không bao giờ ngồi yên kêu khóc thế đâu, họ có quân đội của mình không chịu ngồi yên đâu
Trả lờiXóaTrong cuộc chiến chống Pôn- pốt trước đây, chúng ta đã giúp nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng và từ đó vun đắp tình hữu nghị nhân dân hai nước. Về việc một số phần tử cực đoan của Cam-pu-chia đang tìm cách chia rẽ sự đoàn kết ấy là một điều không thể chấp nhận được . Và nếu là người Việt yêu nước thì phải đứng ra đấu tranh với những phần tử xấu này chứ sao lại đưa tin ủng hộ thế náy? Có phải là người Việt không vậy?
Trả lờiXóaSự việc gần đây một số những người dân nước ta bị một số những kẻ xấu kích động mua chuộc đi biểu tình để gây mất tình hình an ninh trật tự ở nước ta. Những hành động xấu xa đó của bọn chúng tương tự những hành động xấu xa của bọn tổ chức phản động Việt tân bọn chúng đã đi tuyên truyền xuyên tạc kích động mọi người. Những hành động xấu xa của bọn chúng mọi người cần cảnh giác
Trả lờiXóađất nước đang chỉ có mục tiêu phát triển đất nước, làm cho nhân dân giàu mạnh, cái mục tiêu ấy còn nhiều khó khăn lắm, còn mất nhiều công sức n 2 nước rồi, việc xây đường chẳng có gì để suy ra rằng việt nam chiếm đất cả trong khi biên giới vẫn như thế, nếu như vụ này được làm rõ thì sẽ có nhiều nhà sư bẽ mặt đấy
Trả lờiXóaChẳng thể tin được việc này. Nếu nước ta có ý định chiếm đất của Campuchia thì rõ ràng lúc đã chiếm nó từ cái thời nước ta mang quân sang campuchia để diệt trừ khơ me đỏ rồi, cần gì phải đợi đến lúc này. vả lại, dân tộc ta là một dân tộc yêu hòa bình. việc chiếm đất hoàn toàn phi văn hóa. còn nhìn về mặt khách quan, vùng đất đang bị coi là tranh chấp chưa có mốc biên giới cụ thể, việc để nói ai đang chiếm đất của ai lúc này là rất khó vì cũng không có căn cứ. Việc này phải chờ chính phủ hai nước ngồi với nhau và đưa ra cách giải quyết tốt nhất.
Trả lờiXóa