Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Bộ tài chính và bộ công an thiếu nhân tính ?

MỘT VIỆC LÀM THIẾU TÍNH NHÂN VĂN, TRÁI VỚI ĐẠO LÝ TÌNH NGƯỜI
Quyết định của Bộ Tài Chính dùng toàn bộ số tiền xử phạt hành chính về an toàn giao thông hàng năm (2.500 tỷ đồng) cho lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông – Trong đó: Công an 70% (để bồi dưỡng cho cán bộ chiến sỹ mỗi người từ 700.000 – 1.500.000 đồng/tháng); cho Thanh tra 10%, Ban an toàn GT 10% và cho lực lượng khác 10%. Tôi thấy đó là một việc làm THIẾU TÍNH NHÂN VĂN, TRÁI VỚI ĐẠO LÝ TÌNH NGƯỜI.. Bởi vì:
Mặc dù là tiền phạt giao thông nhưng đó là SỐ TIỀN ĐƯỢC LÀM RA TỪ MÁU, MỒ HÔI CÙNG NƯỚC MẮT của những người lao động hiền lành thật thà làm ăn chân chính. Hầu hết người phạm lỗi là do VÔ TÌNH HAY CHƯA NẮM RÕ LUẬT còn những kẻ đầu gấu giang hồ chúng CỐ TÌNH VI PHẠM LUẬT thì CSGT khó mà bắt được họ; thậm chí chúng còn chửi bới, khiêu khích trước mặt CSGT mà chẳng làm gì được họ. Số tiền 2.500 tỷ đồng theo tôi phải ĐƯỢC NỘP VÀO NGÂN SÁCH để Nhà nước dành cho việc TU SỬA NHỮNG ĐIỂM ĐEN giúp hạn chế TNGT, ĐỂ BỚT ĐI NHỮNG CÁI CHẾT VÔ HÌNH; số tiền đó cũng dành LẬP QUỸ HỖ TRỢ NHỮNG NẠN NHÂN BỊ TNGT để góp phần xoa dịu, bớt đi những nỗi đau thương mất mát cho thân nhân những gia đình không may bị TNGT; số tiền đó cũng để LẬP QUỸ KHEN THƯỞNG cho những tấm gương tập thể hay cá nhân có công, có thành tích trong việc làm giảm TNGT - Trong đó có những CSGT có TÂM, CÓ TÀI,CÓ TRÍ. Hoặc số tiền đó hàng năm LÀM ĐƯỢC HÀNG TRĂM CHIẾC CẦU TREO cho bà con vùng sâu vùng xa để con em đi học không phải bơi lội hay đu qua cáp treo tới trường tới lớp. ĐÓ MỚI LÀ NHỮNG VIỆC LÀM MANG Ý NGHĨA NHÂN VĂN . Còn việc làm của Bộ Tài Chính dùng 100% số tiền phạt đó cho lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đó phần lớn (70%) ĐỂ BỒI DƯỠNG CHO CSGT là một việc làm THIẾU TÍNH NHÂN VĂN, TRÁI VỚI ĐẠO LÝ TÌNH NGƯỜI, LÀM MẤT NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN VỚI ĐẢNG. Bởi số tiền đó không phải được họ làm ra từ bàn tay khối óc, không được kết tinh từ mồ hôi nước mắt của mình. Họ làm theo chức năng nhiệm vụ, đã ăn lương Nhà nước theo chức vụ quân hàm và còn được hưởng những bổng lộc vinh hoa khác, HÀNG NĂM VẪN THĂNG QUA TIẾN CHỨC KIA MÀ. Trên hàng loạt bài đăng dài kỳ của báo Pháp luật Việt Nam và một số báo khác nêu những tiêu cực của CSGT trong việc nhận mãi lộ gây bức xúc, căm thù uất hận của người dân, các báo còn nêu cả trường hợp có người còn tìm cách MUA chỗ đứng CSGT. Bộ Công An còn quy định không cho những người bụng to bụng phệ ra đứng đường kia mà. Vậy thì họ đâu có khổ bằng những “Cảnh sát phòng cháy chữa cháy” phải lao vào ngọn lửa nghìn độ đang bùng cháy để giúp dân cứu nạn và thực tế đã có người hy sinh; họ đâu có khổ bằng những “Cảnh sát biển” xa vợ xa con suốt năm suốt tháng lênh đênh ngoài biển; công lao họ làm sao sánh nổi những những chiến công thầm lặng của những “Cảnh sát phòng chống tội phạm” góp phần gìn giữ sự bình yên xã tắc. Tất cả họ chẳng có điều tiếng gì gây tổn hại đến uy tín ngành Công an, không làm mất niềm tin vào Đảng. Nhưng CSGT, nếu chỉ gõ mấy từ “CSGT nhận mãi lộ” hay “Tiêu cực của CSGT”, hay “CSGT đuổi đánh dân” trên GOOGLE hay trên CỐC CỐC lập tức sẽ có hàng vạn thông tin nói về những nội dung này. Nhưng “Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy”, “Cảnh sát phòng chống tội phạm”, “Cảnh sát biển” họ cũng là anh em một ngành nhưng họ lấy đâu ra 2.500 tỷ đồng hàng năm để mà trang trải BỒI DƯỠNG mà họ vẫn lập được những chiến công hiển hách? Chính sự NUÔNG CHIỀU ƯU ÁI đó đã thúc đẩy những hành vi PHẠT CÀNG NHIỀU ĐỂ THU LỢI CÀNG LỚN, THU NHẬP CÀNG CAO như áp dụng các chiêu bài “mật phục bắn tốc độ”, hay “đặt cài bẫy trên đường” để bắt lỗi người vi phạm, một việc làm bất nhân, thất đức khiến lòng dân phẫn uất căm thù. Nhưng 2.500 tỷ đồng đó là những khoản THU NỔI, có giấy trắng mực đen; nhưng còn những khoản THU CHÌM từ nhận mãi lộ hay thu ngoài sổ sách mới KINH KHỦNG mà chẳng ai đo đếm được. Có nhà bị CSGT bắt phạt 7 lần với số tiền 3.500.000 đ. Nhưng chỉ 2 lần là phải nộp kho bạc còn 5 lần họ thu không biên lai giấy tờ. Vậy số tiền ấy đi về đâu? Tất nhiên là họ bỏ túi chia nhau. 7 lần bị bắt phạt thì 5 lần vướng vào bẫy, chỉ 2 lần vô tình chạm vào đường cấm một chiều. Nhiều người nông dân ngoài tỉnh mới qua Hà Nội bỡ ngỡ không thuộc đường bị bắt lỗi phải khóc lóc van xin kêu trời nhưng họ đâu có thương. Người dân xót xa bởi với số tiền phạt 300.000 hay 500.000 đ, họ phải bán đi cả tạ thóc không đủ trong khi những đứa con họ không đủ tiền đóng học phí, đi học nhịn ăn bởi không có tiền ăn quà sáng nên vợ chồng cha con sinh mâu thuẫn cái cọ thậm chí đánh chửi nhau VÌ XÓT XA TIẾC CỦA . Nhưng thật trớ trêu chính ông Thiếu tướng - Cục trưởng Cục CSGT đường bộ lại BAO CHE DUNG TÚNG CHO HÀNH VI NHẬN MÃI LỘ qua câu phát ngôn: “CSGT nhận dăm ba chục sao gọi là tham nhũng”. Xin thưa với ông Thiếu tướng: Ông quên mất câu ”Công an nhân dân vì nước quên thân vì dân phục vụ:”. Vậy nếu lính của ông dù chỉ nhận (hay nói đúng hơn là ăn cướp, trấn lột) của dân dù chỉ một đồng, một hào thì cũng phải bị tước quân tịch đuổi khỏi ngành thì mới đúng theo LỜI BÁC HỒ DẠY “CÔNG AN NHÂN DÂN VÌ NƯỚC QUÊN THÂN VÌ DÂN PHỤC VỤ” chứ?! Chính vì vậy NIỀM TIN CỦA CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CSGT KHÔNG CÒN, nhiều người giờ đây không gọi với cái tên trìu mến “Anh CSGT” mà họ dùng cái từ dung tục : Mày, Nó, Thằng, Quân cướp ngày; thậm chí là “Con chó vàng”…Trời ơi! Thật là nhục nhã đắng cay và chua xót. 

Trên cái đất nước Việt nam này hiện nay có lẽ không có một ngành nào, doanh nghiệp nào làm ăn “có lãi khủng” như ngành CSGT. Không cấy trồng mà chỉ việc “thu hái”. Không bỏ một xu tiền vốn mà hàng năm thu về khoản “lợi nhuận” 2.500 tỷ đồng. Chỉ tính có 4 ngày nghỉ lễ từ 28/4 đến 1/5/2015 mà số thu từ việc xử phạt giao thông lên tới 13,2 tỷ đồng. Không! Không phải hàng năm chỉ thu về 2.500 tỷ đồng, nếu hỏi 100 người dân thì cả 100 người cho rằng tiền họ nộp phạt vào kho bạc rất ít, chủ yếu họ nộp tiền mặt mà chẳng có hóa đơn chứng từ, còn các lái xe đường dài luôn phải chuẩn bị sẵn hàng chục phong bì, mỗi phong bì từ 100 ngàn tới 500 ngàn đồng tiền "làm luật" mà không bao giờ có biên lai gì cả. Trên trái đất này có lẽ không một Quốc gia nào có cái LUẬT QUÁI GỞ NÀY ĐÃ TỒN TẠI BAO NHIÊU NĂM chứa đựng cả biển mồ hôi nước mắt và căm thù uất giận của những lái xe nhưng không một ai đoái hoài đếm xỉa . THẬT LÀ MỘT SỰ VÔ TÌNH VÔ CẢM và VÔ TRÁCH NHIỆM. Chính vì phải lo bù đắp vào số tiền bị mất do phải LÀM LUẬT CSGT mà lái xe phải tăng giờ tăng chuyến, rồi nhồi nhét khách dẫn đến những vụ TNGT kinh hoàng. Vậy CSGT chính những tiêu cực của CSGT là nguyên nhân gián tiếp làm gia tăng TNGT. Và số tiền thực sự của người dân nộp cho CSGT phải GẤP RẤT NHIỀU LẦN con số 2.500 tỷ đồng cùng với đó là HÀNG TRIỆU TRIỆU NỖI ĐAU, NỖI UẤT HẬN DỒN NÉN đi cùng.
BẢN CHẤT của vấn đề là người ta đã LỢI DỤNG cái gọi là "PHẤN ĐẤU LÀM GIẢM TNGT" theo "mục tiêu, kế hoạch"?! - Thực là một việc làm mang Ý NGHĨA NHÂN VĂN?! .Nhưng NHƯNG ẨN NẤP BÊN TRONG LÀ ĐỘNG CƠ VƠ VÉT TIỀN CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT, do đó họ lập chốt khắp nơi để ra tay bắt bớ xử phạt, rồi TÌM MỌI CÁCH BỚI LÔNG TÌM VẾT ĐỂ RA TAY XỬ PHẠT mà QUÊN NHIỆM VỤ CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA CSGT LÀ TUẦN TRA, KIỂM SOAT VÀ HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÂN THỰC HIỆN LUẬT GIAO THÔNG. Chính vì ĐỘNG CƠ ĐEN TỐI ĐÓ đã khiến người dân bất bình căm giận mà ỨC CHẾ PHÂN TÁN TƯ TƯỞNG MỖI KHI GẶP CSGT, dẫn đến người dân NHỜN LUẬT cũng đã GÓP PHẦN LÀM GIA TĂNG TNGT. Nhiều vụ CSGT săn đuổi người vi phạm - một việc làm trái ai luật dẫn đến người dân hoảng sợ đâm đụt gây nên những cái chết thương tâm nhưng chẳng CSGT nào bị khởi tố bắt giam. Đó cũng là những BẤT CÔNG ..Ngoài lực lượng CSGT ra thì Công an khu vực như Quận, Huyện, phường, xã cũng đua nhau lập chốt khắp các hang cùng ngõ hẻm để "kiếm tiền cải thiện". Họ, chính họ đã muốn SỐNG SUNG SƯỚNG TRÊN NỖI ĐAU NHỮNG NGƯỜI NÔNG DÂN HIỀN LÀNH CHẤT PHÁC khiến lòng dân càng bùng lên nỗi căm thù uất hận. 
Như vậy qua phân tích trên tôi nhận thấy CSGT đáng lẽ ra phải làm giảm TNGT nhưng những tiêu cực của họ lại GIÁN TIẾP LÀM GIA TĂNG TNGT.
Trên thực tế CSGT cũng có nhiều tấm gương tốt như Thượng tá Lê Đức Đoàn - được Chủ nước tặng Huân chương chiến công; được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu "Công dân ưu tú Thủ đô"...Nhưng những TIÊU CỰC của CSGT đã lấn át, làm mờ đi những cái HAY cái ĐẸP mà nguyên nhân chính là do QUYỀN LỰC CỦA ĐỒNG TIỀN, SỰ NUÔNG CHIỀU VÀ SỰ VÔ CẢM của chính những "ÔNG CÁN BỘ" thông qua phát ngôn: "Nhận dăm ba chục (thực chất là cướp đoạt. Không! Không phải dăm ba chục mà là dăm ba trăm nghìn đồng của người dân lương thiện) đâu gọi là tham nhũng"?! 
Các bạn trên FB kính trọng thân yêu! Khi viết bài này tôi đau đầu lắm, xót xa lắm, khổ tâm lắm. Nhưng vì tôi cũng là một người lính – lính Đặc công thoát chết trên chiến trường Quảng Trị. Tôi yêu Đảng, yêu chế độ. Tôi muốn Đảng ta – trong đó lực lượng cầm súng là Quân đội, Công an phải thật trong sạch. Có trong sạch mới là chỗ dựa vững chắc để bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả Cách mạng mà bao đồng đội của tôi đã ngã xuống cho nền độc lập ngày nay, (Đơn vị tôi D33 – Đặc công – Mặt trận Quảng Trị quân số 600, số hy sinh là 1.800) bởi vậy thôi thúc tôi phải nói, phải viết, mặc dù tôi rất đau. Nhưng “Thuốc đắng dã tật, sự thật ắt mất lòng”.
Cám ơn các bạn đã đọc hết bài viết này.

3 nhận xét:

  1. Cái bài này nên ra nước ngoài mà nói thì hơn, muốn xây dựng 1 đất nước pháp quyền, có văn hóa, người dân tôn trọng pháp luật mà các ông cứ như thế này thì. CSGT không phải họ lúc nào cũng phạt, thường những lỗi nhỏ là họ bỏ qua. Pháp luật có nhưng có ai chịu học đâu, mà có biết luật thì vẫn cố tình vi phạm. Đây là do ý thức con người hay do CS người ta thích phạt. Giờ lại quy nó là tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân để lên kêu ca. Pháp luật là dùng để quản lý nhà nước, sai phạm thì phải có biện pháp xử phạt, nhà nước nào cũng vậy, nói nhiều làm chi, tiền phạt thu về cũng cho vào ngân sách nhà nước.

    Trả lờiXóa
  2. " Hầu hết người phạm lỗi là do VÔ TÌNH HAY CHƯA NẮM RÕ LUẬT" đã ra đường thì theo luật là phải nắm rõ, hiểu biết các quy định của luật về việc tham gia giao thông, còn vô tình đi sai luật đến lúc có hậu quả xảy ra thì có thấy ai nói do vô tình không?

    Trả lờiXóa
  3. Việc đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất để hệ thống đường giao thông của cúng ta hiện đại hơn cũng rất cần thiết, nhưng hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát giao thông cũng rất cần thiết nếu lực lượng cảnh sát giao thông được hỗ trợ tran bị điều kiện hoạt động tốt và các phương tiện kỹ thuật hiện đại thì sẽ hạn chế được những vụ tai nạn, vì thế theo tôi quyết định của bộ tài chính và bộ công an là hợp lý.

    Trả lờiXóa