Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Công an, tòa án vi phạm pháp luật nghiêm trọng !


Tòa xử công khai nhưng... kín!

17/01/2013 09:50 GMT+7
TT - Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật hành chính đều có điều khoản quy định các phiên tòa được xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền tham dự phiên tòa. Thế nhưng thực tế có những phiên tòa đóng kín cửa không lý do.
Phóng to
Hình ảnh thường thấy hằng ngày ở cổng TAND TP Hà Nội: người dân chờ đợi, năn nỉ bảo vệ cho vào tòa - Ảnh: Tâm Lụa
Hàng chục người dân tập trung trước cổng TAND TP Hà Nội (43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm) xin vào xem xét xử. Trước cổng tòa, hai bảo vệ của tòa án và 4-5 người mặc cảnh phục đứng chắn ngay lối vào. Họ kiểm tra rất gắt gao. Ai có giấy triệu tập của tòa mới được qua cổng. Đó là những hình ảnh diễn ra thường ngày ở TAND TP Hà Nội.
Một phụ nữ với gương mặt khắc khổ chen vào xin bảo vệ cho vào xem xét xử cháu ruột nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Bà bị đẩy ra ngoài mặc dù đã hết lời năn nỉ rằng bà đã đi mấy trăm cây số giữa trời lạnh buốt từ 3g sáng mới tới được đây.
Trong tòa án, trước cửa phòng xử 104B, một người đàn ông đứng xin hai công an cho vào trong xem xét xử nhưng cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Năn nỉ mãi không được, người đàn ông văng tục, chửi bới ầm ĩ cả dãy hành lang. Khi đó lực lượng công an mới cho ông vào phòng.
Vi phạm pháp luật ngay tòa án
"Việc người dân tham dự phiên tòa chính là giám sát cán bộ tòa án tuân thủ, thực thi pháp luật"
Qua được cổng bảo vệ chưa xong, trước cửa phòng xét xử luôn có nhiều công an đứng canh gác để kiểm tra giấy tờ của người đến xem xét xử. Mặc dù các phiên xét xử đều là các vụ án dân sự, hình sự bình thường, không phải các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia hoặc các vụ hiếp dâm mà bị hại yêu cầu xử kín, thế nhưng lực lượng bảo vệ vẫn cương quyết không cho người dân vào xem xét xử.
Ở TAND TP.HCM, việc người dân vào tòa xem xét xử dễ dàng hơn khi cánh cổng vào tòa luôn mở rộng. Nhưng ở tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM trên tầng 2, mọi việc có vẻ khó khăn hơn. Người đến đây đều phải xuất trình giấy tờ cho bảo vệ. Một số sinh viên luật đến dự phiên tòa để học tập, có chứng minh nhân dân nhưng không có giấy giới thiệu của trường cũng bị bảo vệ không cho vào.
Việc không cho người dân vào tòa xem xét xử không những vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn làm nảy sinh tiêu cực. Theo phản ảnh của một số người dân, ai có tiền cho lực lượng bảo vệ ở cổng TAND TP Hà Nội sẽ được vào tòa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quốc Hội - thẩm phán, chánh văn phòng TAND TP Hà Nội - khẳng định lãnh đạo TAND TP Hà Nội chưa bao giờ cấm người dân vào xem xét xử mà chỉ hạn chế. Theo ông Hội, TAND TP Hà Nội đang sửa chữa trụ sở, diện tích chật chội, phòng xử nhỏ hẹp, mỗi phòng xử chỉ ngồi được 15-20 người nên phải hạn chế người dân vào xem. Việc hạn chế người ra vào tòa để “bảo vệ thẩm phán, viện kiểm sát và những người tiến hành tố tụng. Chúng tôi sợ một số đối tượng lưu manh côn đồ vào tòa án rồi lợi dụng ngủ lại để phá cơ sở vật chất, lấy cắp tài liệu hồ sơ...”.
Lý do ông chánh văn phòng TAND TP Hà Nội đưa ra là không thuyết phục vì ngay cả khi chưa sửa chữa trụ sở, TAND TP Hà Nội cũng kiểm soát rất gắt gao việc người dân vào xem xét xử. Vụ án được xử ở phòng lớn hay bé, phòng xử có còn chỗ hay không thì mỗi sáng lực lượng bảo vệ ở cổng TAND TP Hà Nội vẫn ngăn cản người dân vào tòa.
Trả lời về việc dân phải đưa tiền cho bảo vệ mới được vào tòa án, ông Hội cho biết: “Trước đây chúng tôi có nhận được đơn tố cáo của người dân về vấn đề này, qua xác minh cũng đã cho thôi việc một bảo vệ. Người dân bảo có đưa tiền, bảo vệ lại nói không nên rất khó xử lý. Chúng tôi đã đặt camera ở cổng tòa để theo dõi bảo vệ tiếp xúc với dân ra làm sao, có tiêu cực xảy ra hay không. Lãnh đạo TAND Hà Nội rất mong dân chụp ảnh, quay phim hay có những bằng chứng xác thực về việc bảo vệ nhận tiền, chúng tôi sẽ xử lý các trường hợp vi phạm”.
Đổi quyền hợp pháp của dân để lấy sự nhàn hạ?
Ngồi bệt ở cổng tòa
Tại phiên tòa xét xử vụ côn đồ hành hung người dân Văn Giang (sáng 30-11-2012, TAND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), rất đông người dân muốn tham dự phiên tòa nhưng đều phải đứng bên ngoài. Lực lượng bảo vệ tòa án thường không giải thích, không đưa được lý do chính đáng tại sao không cho người dân vào xem xét xử. Nhiều người sau khi xin vào không được đã ngồi bệt ở cổng tòa khóc.
Luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn luật sư TP Nam Định) cho rằng một số tòa án không cho người dân vào xem xét xử lấy lý do “bảo vệ trật tự phiên tòa” là bao biện, không thuyết phục. Luật sư Trai cho biết: “Nhiều phiên tòa còn chỗ trống rất nhiều nhưng bảo vệ không cho dân vào xem. Trách nhiệm của lực lượng hỗ trợ tư pháp là giữ gìn trật tự phiên tòa, nhưng thay vì làm nhiệm vụ của mình thì họ cấm không cho dân vào phòng xử. Căn cứ điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự, mọi người dân đều được quyền tham dự phiên tòa. Một người đi đường tránh mưa cũng có quyền tạt vào xem tòa hôm nay xử gì. Những hành vi ngăn cản người dân vào phòng xử nghe tòa xử án đều vi phạm pháp luật”.
Luật sư Ngô Ngọc Trai nói: “Luật tổ chức tòa án nhân dân điều 38 quy định: thẩm phán, hội thẩm phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Việc người dân tham dự phiên tòa chính là giám sát cán bộ tòa án tuân thủ, thực thi pháp luật. Đây cũng là một phương thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sinh động”.
Luật sư Trai là người đã gửi bản kiến nghị tới chánh án TAND tối cao để phản ảnh về việc người dân bị ngăn trở khi đến xem xét xử, nhưng tới nay không nhận được phản hồi. Luật sư cho biết sắp tới sẽ tiếp tục gửi kiến nghị tới Quốc hội và Chủ tịch nước.
TÂM LỤA

14 nhận xét:

  1. Hài quá đi mất @@
    Sao mấy vị không tự đi đến mà xem xem tình hình ở đó như thế nào mà truyền hình trực tiếp đi chứ đừng có mà cái kiểu đăng mấy cái ảnh ở những thời điểm không rõ ràng rồi ở đó mà nói không lên vấn đề như thế
    Sao các người không cho lên toàn cảnh ở phiên tòa đó đi chứ . ở đấy mà nói nhăng nhít

    Trả lờiXóa
  2. Ô hay cái bài viết kiểu như thế này mình cũng có nghe rồi thì phải
    Thật là khó chịu khi mà người viết lại luôn có thành kiến về nhà nước ta không hề có cái gọi là khách
    quan gì cả.
    Sao các người không tính đến những lời nói được giải thích rõ ràng đó thôi. người muốn xem thì động mà không
    gian lại nhỏ như thế thì chả phải xem xét hạn chế người vào chứ sao nữa

    Trả lờiXóa
  3. Thật là các bạn cũng thấy đó những người có trách nhiệm trả lời các câu hỏi của phóng viên
    về chuyện sao không cho người dân vào xem thì người ta đã trả lời rất rõ ràng đó thôi. Có vụ
    việc tòa án nào mà không phải đảm bảo an ninh đâu chứ.
    Không gian cũng đâu có phải là rộng rãi thích bao nhiêu người vào cũng được đâu chứ. miễn là
    đủ người vào trong được là được rồi chứ sao

    Trả lờiXóa
  4. Câu chuyện chúng ra nói về cái chuyện người dân không được vào trong phiên xử thì có vẻ là như
    không được rõ ràng thì phải các bạn và cũng như mấy người có trách nhiệm đã trả lời thì hẳn là
    người viết cũng phải hiểu chứ sao lại có những phản ứng tiêu cực như thế là sao nhỉ
    Đúng thật là không thể chấp nhận được

    Trả lờiXóa
  5. Sao cái người viết bài này lại cứ cố tình phủ nhận những lí do có thể nói là đúng đắn như thế được
    nhỉ . Thật là không thể chấp nhận được cái gì cũng có giới hạn của nó chứ đâu phải là vô giới hạn đâu
    người muốn vào xem thì đông cơ mà phong thì có giới hạn. thế nên cũng phải có người ở ngoài là phải
    thôi không có gì là lạ cả

    Trả lờiXóa
  6. Trời tưởng sao đúng là mấy thằng viết ngu vãi thế mà cũng nói đúng là điên cmnr
    Các người muốn cho được tất cả những người muốn xem và thì sao không góp ý
    luôn là công khai thì làm luôn ở sân vận động Mỹ ĐÌnh cho đông đủ mọi người muốn
    xem thì khi đo không ai là không được xem luôn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bác minh bui này ngu hết sức tưởng tượng đúng là thứ ngu lâu khó đào tạo,tòa án ở VN xử công khai nhưng kín báo tuổi trẻ ghi như vậy là nhẹ ,phải nói rõ công khai nhưng khai rùm,đã gọi là công khai thì ai cũng có thể vào xem được dằng này công khai nhưng phải hối lộ mới được vào xem vậy thì là gì hả các cụ DLV tôi không dám gọi bằng bác nữa hãi quá,hãy đọc cho kỹ bài báo,các cụ giống các quan ba đình nghe báo cáo nhưng không bao giờ nhìn tờ báo cáo viết gì trong đó cứ chăm chăm nhìn phong bì và chân dài là ký,cụ đừng làm ảnh hưởng đến những DLV khác của ban tuyên láo nữa

      Xóa
  7. Chúng ta biết là trong phiên tòa những người tham gia phiên tòa là những người tiến hành tố tụng người tham gia tố tụng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án và cả những người thân của những người tham gia phiên tòa và có cả người dân tham gia phiên tòa để giám sát phiên tòa và qua trình tiến hành tố tụng, đúng là không bao giờ có chuyện tòa án không cho nhân dân vào tham dự mà khi tòa hết chỗ rồi nên không thể vào thêm nữa chứ không phải là tòa án cấm không cho người dân vào tham dự.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cấm thì không cấm,nhưng chỉ không cho vào tham dự nếu những người muốn tham dự vào xem tòa án hết chỗ họ vẫn có thể ngồi ngoài hành lang tòa án để nghe,nhưng đặc biệt tại VN những phiên tòa mà giới DLV thường hay gọi là phiên tòa của những đám rận chủ thì đặc biệt không ai được vào ngoại trừ Côn an và người của Côn an giả dạng nhân dân tự phát vào xem điều này xảy ra hà rầm chẳng hạn như vụ Bùi Hằng là gần đây nhất

      Xóa
  8. Tòa án chứ có phải cái chợ đâu mà ai vào cũng được hả mấy cái thằng không có đầu kia. Thế bây giờ kín chỗ thì người dân vào đứng bâu nhâu xung quanh ak. Rồi trật tự đảm bảo làm sao. Nói cái gì cũng nên suy nghĩ chút chứ.Người ta có nhiệm vụ giữ gìn trật tự. làm đúng nhiệm vụ Xin đừng có xuyên tạc vớ vẩn nữa

    Trả lờiXóa
  9. sao mà dân oan không lo kêu oan mà lại sáng đi lang thang gây mất trật tự hết chỗ này chỗ kia, chiều lại đi nhậu nhẹt rồi tối lại lên Bar là sao, đời sống dân oan cao cấp đến như vậy à, như thế há phải là dân oan việt nam sướng hơn cả người dân lao động chân chất đầu tắt mặt tối rồi, sang trọng quá đi chứ, mỗi tội không có nhân cách

    Trả lờiXóa
  10. thực sự bức xúc trước những việc làm của chính quyền tại địa phương Dương Nội thật hay sao hay là việc làm này của người dân chỉ là việc thực hiện hành động lợi dụng người dân do sự kém hiểu biết của họ cũng như việc làm thể hiển một điều là chúng đang tìm cách để có thể thực hiện được mục đích chống phá của chúng trong việc thực hiện hành động chống phá lâu dài của chúng mà thôi.

    Trả lờiXóa
  11. nói như thế thì ai chả nói được, công an việt nam cưỡng bức nhân dân, cướp đất dân oan, nghe thật nhiều trên các trang mạng xã hội nhưng sự thực có phải như vậy không hả bạn, sao mà ăn cướp bóc lột nhiều như thế mà nhân dân vẫn tin vào họ, hay đó chỉ là chiêu bài của những kẻ núp bóng dân chủ nhân quyền để phá hoại đất nước việt nam

    Trả lờiXóa
  12. Thật là các bạn cũng thấy đó những người có trách nhiệm trả lời các câu hỏi của phóng viên
    về chuyện sao không cho người dân vào xem thì người ta đã trả lời rất rõ ràng đó thôi. Có vụ
    việc tòa án nào mà không phải đảm bảo an ninh đâu chứ.

    Trả lờiXóa