Bình Phước: Hàng chục người bị oan
(PL)- Trong hai ngày 29 và 30-12, đoàn giám sát oan, sai của Quốc hội đã làm việc với các cơ quan tố tụng của tỉnh Bình Phước. Điều đáng chú ý là có hàng chục người bị oan nhưng một nửa trong số họ lại không làm đơn yêu cầu bồi thường…
Báo cáo trước đoàn giám sát, lãnh đạo TAND tỉnh Bình Phước cho biết từ năm 2011 đến nay đã có năm trường hợp tòa cấp sơ thẩm xét xử, tuyên bố bị cáo phạm tội. Nhưng sau đó tòa cấp phúc thẩm đã tuyên bố bị cáo không phạm tội hoặc hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại và quá trình điều tra lại, cơ quan điều tra (CQĐT) hoặc VKS ra quyết định đình chỉ vụ án.
Tòa: Oan năm vụ, chỉ một vụ đòi bồi thường
Theo báo cáo của tòa thì trong năm trường hợp trên chỉ có một trường hợp có đơn đề nghị bồi thường oan là anh Trần Quốc Sỹ, người bị phạt hai năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Đây cũng là vụ việc mà Pháp Luật TP.HCM từng phản ánh. Theo hồ sơ, chiều 14-12-2009, Phan Hữu Quang (ngụ thị xã Đồng Xoài) gọi điện thoại rủ anh Sỹ hùn tiền mua ma túy về dùng, anh Sỹ đồng ý. Khi đang đứng trước cổng BV Đa khoa tỉnh Bình Phước thì anh Sỹ bị Công an thị xã Đồng Xoài bắt cùng với tang vật là một tép heroin.
Xử sơ thẩm ngày 15-6-2010, TAND thị xã Đồng Xoài đã phạt anh Sỹ hai năm tù, Quang ba năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy. Cho rằng mình chỉ mua ma túy để sử dụng, anh Sỹ kháng cáo kêu oan. Xử phúc thẩm, TAND tỉnh Bình Phước đã hủy phần hình phạt đối với anh Sỹ để điều tra, xét xử lại. Tại phiên xử này, đại diện VKSND tỉnh Bình Phước cũng đề nghị tòa tuyên bố anh Sỹ không phạm tội và đình chỉ vụ án.
Anh Trần Quốc Sỹ, người đã được TAND thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) bồi thường oan 70 triệu đồng. Ảnh: NĐ
Sau khi điều tra lại, VKSND thị xã Đồng Xoài nhận thấy anh Sỹ mua ma túy chỉ để sử dụng chứ không có mục đích bán kiếm lời nên tháng 6-2011 đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với anh Sỹ. Anh Sỹ được trả tự do sau khi bị giam oan 11 tháng 14 ngày. Tháng 10-2011, anh Sỹ đã yêu cầu TAND thị xã Đồng Xoài bồi thường oan. Tháng 12-2013, tòa này đã thương lượng bồi thường cho anh 70 triệu đồng.
VKS bồi thường oan hơn 1,3 tỉ đồng
Theo báo cáo của VKSND tỉnh Bình Phước, trong ba năm qua VKS đã tiếp nhận 14 đơn đề nghị bồi thường oan, đã giải quyết xong 13 đơn với tổng số tiền bồi thường là hơn 1,3 tỉ đồng. Một đơn còn lại đang được xem xét. Điều đáng chú ý là trong tất cả vụ này, những cán bộ tố tụng từng làm oan người vô tội đều chưa bị buộc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả số tiền bồi thường oan theo quy định.
Trong các trường hợp bị oan nói trên, vụ của anh Đặng Hồng Sơn (ngụ huyện Bù Gia Mập) là một điển hình được dư luận quan tâm.
Theo hồ sơ buộc tội thì sáng 19-6-2008, anh Sơn chạy xe máy đi chợ mua thuốc uống. Anh để xe trước một hiệu thuốc Tây rồi đi bộ đến tiệm tạp hóa gần đó và ngồi lên một chiếc xe Wave. Chủ xe từ trong tiệm đi ra, thấy vậy hỏi “Sao ngồi lên xe tui?” thì anh Sơn không nói gì và bỏ qua chỗ để xe của mình. Chủ xe Wave gặp một công an viên xã ĐaKia kể lại sự việc. Người này đã mời anh Sơn về trụ sở làm việc. Tại đây, anh Sơn khai nhận ý định trộm xe. Cùng ngày, Công an xã ĐaKia lập biên bản phạm tội quả tang đối với anh Sơn và tạm giữ tang vật.
Tháng 12-2008, Công an huyện Phước Long (nay là Bù Gia Mập) đã khởi tố vụ án. Ba tháng sau, công an huyện khởi tố bị can đối với anh Sơn và cấm đi khỏi nơi cư trú...
Sau đó TAND huyện Bù Gia Mập đã nhiều lần trả hồ sơ vì anh Sơn khai rằng do bị Công an xã ĐaKia đánh đập nên mới nhận tội, tại công an huyện thì sợ bị đánh tiếp nên lại phải nhận. Chứng cứ buộc tội chỉ có lời khai của người bị hại và lời khai nhận tội ban đầu của anh Sơn. Trong khi đó, lời khai của người bị hại đầy mâu thuẫn nhưng bốn năm sau CQĐT mới cho đối chất. Chín tháng sau khi sự việc xảy ra, CQĐT mới khám nghiệm hiện trường. Thực nghiệm điều tra (sau khi án xảy ra bốn năm) cũng chỉ dựa vào lời khai của người bị hại, trong khi người bị hại cho biết không còn nhớ chi tiết nên kết quả thực nghiệm không dùng làm chứng cứ buộc tội được… Đến tháng 7-2013, VKSND huyện Bù Gia Mập đã phải đình chỉ điều tra đối với anh Sơn.
Công an: Ba năm, làm oan 15 người
Về phần mình, Công an tỉnh Bình Phước báo cáo ba năm qua, trong hoạt động điều tra đã làm oan tổng cộng chín vụ/15 người (không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, do hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm tội). Trong số đó chỉ có hai đơn yêu cầu bồi thường oan. Cả hai đơn này đều đã được giải quyết với tổng số tiền bồi thường là 200 triệu đồng.
Trong báo cáo, Công an tỉnh Bình Phước cũng nhắc đến trường hợp bốn bị can trong một vụ hiếp dâm trẻ em ở huyện Bù Đốp đã được đình chỉ điều tra do CQĐT không chứng minh được họ đã thực hiện hành vi phạm tội. Bốn người bị oan này đã có đơn yêu cầu bồi thường và TAND tỉnh đang thụ lý, giải quyết.
Cạnh đó, báo cáo cũng đề cập tới vụ anh Bùi Thanh Sơn bỗng nhiên bị vướng phải vòng lao lý vì những lời khai vô căn cứ (anh Sơn không yêu cầu bồi thường). Năm 1998, một vụ cướp tài sản đã xảy ra tại huyện Lộc Ninh. CQĐT căn cứ vào lời khai của những người tham gia trong vụ cướp này để khởi tố, truy nã anh Sơn. Tháng 8-2014, anh Sơn mới biết mình bị truy nã nên đã ra trình diện. Quá trình điều tra đã xác định anh Sơn không tham gia cướp tài sản...
Sẽ tiếp tục xem xét vụ Lê Bá Mai
Chiều 30-12, sau hai ngày làm việc tại Bình Phước về tình hình oan, sai và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (Trưởng đoàn giám sát) đã kết luận nội dung làm việc.
Ông Lưu biểu dương một số cơ quan đã nhanh chóng, kịp thời trong việc điều tra, hoàn thành hồ sơ vụ việc. Tuy nhiên, hiện việc xử lý vụ án còn một số trường hợp có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm; vi phạm về thời hạn điều tra, điều tra ban đầu, tạm giam. Vậy nên địa phương cần khẩn trương đưa ra xét xử những vụ án kéo dài, không xử lý dứt điểm.
Ông Uông Chu Lưu, Trưởng đoàn giám sát, phát biểu kết luận tình hình giám sát án oan, sai tại Bình Phước. Ảnh: LT
Cạnh đó, CQĐT vẫn còn để xảy ra lỗi trong điều tra, trình tự, thủ tục không đúng quy định pháp luật. Năng lực điều tra viên toàn tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu điều tra về thu thập chứng cứ, thu thập hiện trường, hỏi cung, khám nghiệm hiện trường… nên cần tăng cường mở các lớp bồi dưỡng…
Về vụ Lê Bá Mai, đoàn sẽ phân tích, xử lý các thông tin nhận được, tiếp tục làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng trung ương, tham khảo ý kiến các chuyên gia để có những kết luận và kiến nghị cần thiết. Ông Lưu cho biết đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục hoàn thiện thêm kết luận, nghiên cứu kỹ hồ sơ các vụ án có dấu hiệu oan, làm việc với cơ quan tố tụng trung ương, trao đổi với địa phương để làm rõ và đưa ra kết luận chính thức.
Trước đó, đoàn đã cử một số thành viên trực tiếp vào gặp gỡ bị án Lê Bá Mai - người từng bị kết án tử hình về tội hiếp dâm trẻ em và giết người, sau đó được xử lại trắng án, rồi lại bị kết án chung thân và hiện nay đang thi hành án tại trại giam. Mai kêu oan, đồng thời ứng xử khá thoải mái khi tiếp xúc với đoàn. Đoàn cũng đã xác minh được một tình tiết từng được tranh cãi là Lê Bá Mai có đơn kêu oan không. Kết quả, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh cho biết là sau khi xét xử phúc thẩm lần ba ngày 30-8-2013, Mai đã có đơn kêu oan và các cơ quan này đã nhận được đơn.
Nhiều vụ khác có dấu hiệu oan sai
Báo cáo của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước cũng đã chỉ ra những vụ án có dấu hiệu oan sai hoặc áp dụng pháp luật chưa đúng, bị kéo dài...
Chẳng hạn vụ anh Hoàng Trọng Nghĩa bị khởi tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sau một tai nạn giao thông làm một người chết hồi tháng 9-2002. Trong 12 năm qua, anh Nghĩa đã ba lần được TAND huyện Đồng Phú tuyên vô tội nhưng sau đó VKSND huyện đều kháng nghị theo hướng có tội dù không chứng minh được hành vi phạm tội, rồi tòa phúc thẩm hủy án. Cả hai cấp tòa sơ, phúc thẩm đã nhiều lần trả hồ sơ vụ án để điều tra lại nhưng những vấn đề quan trọng vẫn chưa được CQĐT làm rõ như ai đụng vào ai, nguyên nhân dẫn đến tai nạn, điểm đụng ở đâu, kết quả khám nghiệm và lời khai các nhân chứng còn nhiều mâu thuẫn... Gần nhất, ngày 22-9-2014, TAND tỉnh Bình Phước lại hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Hay vụ bà Tiêu Thị Sự bị khởi tố về tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Bà Sự kêu oan ngay từ lúc bị bắt giam nhưng tháng 5-2007, TAND huyện Bù Đăng vẫn phạt bà 10 tháng tù. Bà Sự kháng cáo kêu oan. Tháng 12-2007, TAND tỉnh Bình Phước đã hủy phần án sơ thẩm liên quan đến bà. Xử sơ thẩm lần hai, TAND huyện Bù Đăng tiếp tục phạt bà 10 tháng tù về tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Bà Sự lại kháng cáo kêu oan. Xử phúc thẩm lần hai hồi tháng 9-2010, TAND tỉnh Bình Phước đã hủy toàn bộ án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại. Đến nay CQĐT vẫn chưa có động thái tố tụng tiếp theo…
|
việc cơ quan nước ngoài dùng truyền thông để làm ảnh hưởng đến tâm thần tinh thần tư tưởng cơ sở vật chất của người việt nam làm cho nước chúng ta bị ảnh hưởng vô cùng lớn , một bộ phận nhỏ những con người chuyên đi nói xấu chế độ cũng chẳng đi đến đâu nhưng nếu duy trì âm ỉ nó là vô cùng độc hại
Trả lờiXóalại một lũ vô công vô học dùng báo chí lá cải để đi nói xấu đảng và nhà nước ta , chẳng hiểu nổi việc chúng nó viết ra với điều kiện như nào nữa chứ , một câu chuyện nhỏ mà cũng có thể xuyên tạc thành to từ bức ảnh công an đang làm việc chúng nó cũng chụp chộm rồi dùng thủ thuật bơm đểu nói này nọ
Trả lờiXóaKiên ba là người của ban tuyên láo có khác bạn lại nói báo PL của Đảng là báo lá cải nói cho các bác biết Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng tự Dũng X vừa cho ra đời trang blog Chân Dung Quyền lực chuyên nói xấu lãnh đạo các bạn vào đó mà sủa
Xóacơ quan điều tra làm đúng tội mà , tôi là người theo dõi vụ án này tôi thực sự không hiểu ôgn tác giả muốn nói gì nữa , khi các bằng chứng mà cơ quan điều tra làm rõ theo đúng khung chuẩn của luật pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam rồi còn gì nữa , vậy mà các anh dân chủ còn xuyên tạc đươcj
Trả lờiXóa