Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Hải Phòng - hàng ngàn công nhân đình công !


Hải Phòng: Gần nghìn công nhân ngừng việc tập thể
Công nhân ngưng làm tập trung trước cổng công ty
(PLO) - Tính đến ngày 21/5, gần 1.000 công nhân Nhà máy giày Nam Cường (thuộc Cty TNHH Đỉnh Vàng - có trụ sở tại xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đã ngừng làm việc tập thể yêu cầu Cty phải đảm bảo tiền lương theo giờ làm, giảm mức sản lượng hiện tại, có chế độ bảo hiểm cho công nhân, yêu cầu có mức lương phù hợp công bằng giữa những công nhân có thâm niên lâu năm và công nhân mới vào làm, tăng khẩu phần ăn cho người lao động...
Trong kiến nghị của mình, các công nhân yêu cầu phía Cty bỏ bộ phận IE (Bộ phận theo dõi, đốc thúc, hoàn thành sản lượng được giao), có chế độ bảo hiểm cho công nhân khi làm việc tại Cty, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, thất nghiệp được hưởng lương thất nghiệp 70%, trả lương cho công nhân theo thâm niên làm việc, trả lương tháng 13...
Sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo UBND huyện cùng Liên đoàn lao động huyện Vĩnh Bảo đã có cuộc họp, yêu cầu Cty TNHH Đỉnh Vàng cùng với các phòng ban có biện pháp giải quyết cho công nhân trở lại làm việc, đảm bảo đời sống cho công nhân và ổn định sản xuất.
Đến chiều ngày 21/5, Cty TNHH Đỉnh Vàng đã ra Thông báo tới tập thể công nhân, Cty đã đề cập giải quyết các vấn đề theo kiến nghị của công nhân và vận động công nhân quay lại tiếp tục làm việc nhưng đến nay gần một nghìn công nhân vẫn không đồng tình, tiếp tục ngừng việc tập thể. 
Thu Hiền

3 nhận xét:

  1. Theo tôi thì những người công nhân này không nên có những hành động như thế mọi chính sách của người lao động được hưởng thì theo quy định của bộ lao động và của công ty không phải công nhân muốn thế nào cũng được, trong tình hình hiện nay kinh tế đang khó khăn nên việc đáp ứng các yêu cầu của công nhân là rất khó nên công nhân phải thông cảm và cố gắng làm việc để công ty duy trì hoạt động.

    Trả lờiXóa
  2. Ờ, vụ việc này tóm lại thì cũng chỉ là mâu thuẫn giải quyết chế độ cho công nhân giữa chủ doanh nghiệp và người lao động thôi chứ có vấn đề gì to tát đâu nhỉ, thực sự thì người lao động có quyền đòi hỏi những lợi ích chính đáng thuộc về họ, còn chủ doanh nghiệp cũng có quyền thu hẹp những lợi ích đấy để đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho mình, nhưng công nhân không muốn làm thì có thể nghỉ việc

    Trả lờiXóa
  3. Còn chủ doanh nghiệp hạn chế quá nhiều lợi ích của người lao động thì cuối cùng công nhân bỏ việc hết thì bản thân doanh nghiệp của họ sẽ không thể hoạt động được nữa, trong vấn đề này thì hai bên đều có mối quan hệ ràng buộc phụ thuộc lẫn nhau, tốt nhất là nên ngồi lại và bàn phương hướng giải quyết, chứ cứ dồn nhau thì chắc chắn một trong hai phải chịu thiệt. thế thôi

    Trả lờiXóa