Sáng nay, tại Đà nẵng đã diễn ra phiên toà " công khai " xét xử Blogger Trương Duy Nhất tội " nói xấu lãnh đạo".
Nói là "công khai " nhưng ai cũng thùa biết cái công khai của xứ này là công khai giở trò hèn kế bẩn để bịt mắt thiên hạ, bịt miệng các giới quan sát và báo chí. Đầu gấu côn đồ được Đà nẵng huy động ra trước cổng toà để gây sự và ngăn chặn bất kỳ ai tới chụp hình, đưa tin về trò hề diễn ra trong và ngoài toà.
Dưới đây là những ảnh bên ngoài toà được các blogger và facebooker tranh thủ tác nghiệp :
Các nhân viên nhà nước cực sợ máy ảnh.
Các nhà văn, nhà báo bạn của Trương Duy Nhất tới xem phiên xử, họ đứng ngoài khu vực toà án để nói chuyện và chờ đợi các màn diễn bên trong hạ xuống.
FB Phương Anh :
Toà công khai, mà bố trí côn an, côn đồ đứng ngăn cản chúng tôi không cho đến gần phiền toà và không được chụp hình.
Tòa án CS giỏi nhỉ, làm thế nào phân biệt được nói xấu hay khen đểu?
Trả lờiXóaNếu không phân biệt được thế nào là nói xấu thì đừng có mà ở đây lớn tiếng làm gì, tôi thấy rằng đến đứa trẻ con nó đi học trong nhà trường còn biết thế nào là nói xấu, nếu đểu, tôi vẫn nhớ hồi xưa đi học mà chỉ cần nói đểu hay nói xấu mấy tụi bạn là y rằng kiểu gì cũng có chuyện xảy ra đấy.
XóaThật nực cười. Rõ ràng hành động vi phạm pháp luật của tên Trương Duy Nhất nà là quá rõ ràng rồi, còn gì mà bàn cãi nữa cơ chứ. Với tội ác của hắn thì hai năm tù dường như là một mức án còn quá nhẹ đấy chứ. Có thể nói đằng sau hắn ta chính là sự hỗ trợ của các thế lực thù địch, bọn phản động, có thế hắn ta mới có gan to phá hoại như thế chứ
XóaKhông rõ đâu mới là trò hề đây nhỉ. Tôi thấy cái bài viết này chẳng khác gì cái gọi là "một góc nhìn khác" của thằng cu nhất này cả. Người viết báo có lương tri, tại sao phải cắt xén, phải thêm bớt khi viết. Đọc mấy cái bài cu viết về con bé Uyên với bình luận về kinh tế Việt Nam, thấy không khác vì trò hề. Sao phải xén đi bao nhiêu thứ đi vậy. Cài bàu này cũng thế thôi, đọc câu đầu thấy dòng "tội nói xấu lãnh đạo" là đã thấy nhảm. Nói mãi cũng chỉ là quy sao cho thành "lãnh đạo gét nên bắt" :)) (http://trelangblog.wordpress.com/2013/12/11/bao-xang-dau-truong-duy-nhat-da-pham-toi-gi/)
Trả lờiXóaBlog TRE LÀNG có cài mã độc troy, bà con nên cẩn thận
XóaÀ chú này tôi còn nhớ mặt chú nhỏ. Hôm trước lên giọng thuyết giảng về '' thế nào là tưỡng niệm'' nên bị dân chúng tát cho ngóc đầu không lên haha...hôm nay lại nói gì tôi đếch hiểu.
XóaThật nực cười cho những kẻ không có cách nào nói xấu được người khác nữa nên quay sang cố liều nói "blog có cài mã độc troy" chứ, chúng tôi vẫn thường xuyên lên các blog để đọc xem có gì thú vị không giờ đây mới biết đến cái gọi là "mã độc troy" đấy, thật là thú vị nhỉ.
Xóađúng là công dân có quyền phê phán chính quyền nhưng đó phải là sự thật, có chứng cứ xác thực, dành dành còn Trương Duy Nhất đang làm những việc đi ngược lại đó là bôi xấu lãnh đạo, cũng chính là những người đã từng làm cấp trên của hắn. Phiên tòa xét xử hắn cũng được công khai để mọi người cùng biết đến nhưng đám đồng bọn của chúng còn định tụ tập gây rối loạn phiên tòa. Nhưng tất cả đã được bảo vệ chặt chẽ và phiên tòa xét xử cũng kết thúc khi Trương Duy Nhất bị tuyên án 2 năm tù cho hành vi của mình
Trả lờiXóaTrương Duy Nhất đã từng là một nhà báo. Tất nhiên anh có quyền tự do ngôn luận, có quyền bày tỏ chính kiến, có quyền bình luận phản biện về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhưng theo tôi thấy thì những gì Trương Duy Nhất làm được là chỉ trích phê phán tất cả mọi thứ, chê bai mọi thứ, xem thường mọi thứ. Nhất đã lớn tiếng chỉ trích tất cả mọi người, kể cả các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Anh lớn tiếng yêu cầu những lãnh đạo đất nước phải từ chức ngay lập tức. Điều này là hết sức vô lý và không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaĐó là quyền của ông ta- quyền căn bản của tự do dân chủ. Thì ra Củ này không hiểu biết gì về tự do ngôn luận cả. Người ta nói gì nói nhưng Củ có quyền không nghe, có quyền phê bình...thế thôi. Nếu ai cho là bị xâm phạm thì cứ kiện, nếu đúng luật thì có bồi thường thiệt hại, Chấm hết. Rỏ ràng quá!
XóaNặc danh@: Xằng bậy. Làm gì có cái chuyện thích nói gì thì nói chứ, cái gì cũng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật bạn à, nếu không thì xã hội này loạn đi mất. Trương Duy NHất hắn ta đang đấu tranh vì cái quyền tự do ngôn luận của dân sao. không! Hắn chỉ vì những đồng tiền bẩn thỉu mà các thế lực thù địch nhét vào mồm hắn thôi
XóaTheo tôi Trương Duy Nhất bị xử lý như vậy là hoàn toàn đúng người đúng tội. Trương Duy Nhất luôn cho rằng mình hơn người, anh đã nhiều lần lớn tiếng yêu cầu những lãnh đạo đất nước phải từ chức ngay lập tức. Chỉ có những kẻ không bình thường mới làm những việc như thế này. Không những vậy anh còn viết nhiều bài với nội dung xuyên tạc sự thật, phản ánh không đúng tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Những bài viết của Trương Duy Nhất chỉ nhằm mục tiêu làm suy giảm niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với vai trò lãnh đạo cuả Đảng, của Nhà nước Việt Nam. Hành vi đó là trái pháp luật và cần phải bị xử lý thích đáng.
Trả lờiXóaMọi chuyện chỉ là tương đối tuỳ theo cách nhìn từng người. Tư duy của chú đối với chú là đúng, đối với tôi là sai thế chú làm gì ? Thế thì chú bắt tôi hay tôi bắt chú ? Nếu đúng là công bình dân chủ thì mọi người đều có tiếng nói, nghe ai, ai nghe là tự do chọn lựa của mọi người. Không có quyền áp đặt vì đó là độc tài, độc quyền chuyên chế.
XóaBáo chí xứ người phê bình, chê trách chính phủ là chuyện thường ngày và hỏi chú ai dám gán cho cái tội '' xuyên tạc âm muu'' ?
Nặc danh@: đây không phải là độc tài hay độc đoán gì bạn à. Đất nước nào mà chẳng có những quy định pháp luật nhằm hạn chế nhất định quyền tự do ngôn luận của người dân nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh trật tự chứ. MỸ cũng thế mà, Trung Quốc cũng thế mà. Nói chung hành động của tên này là hoàn toàn vi phạm pháp luật rồi
XóaTôi còn nhớ một nhà làm phim Mỹ đã làm một phim tài liệu để phê bình, chê thẳng mặt Bush Tổng thống Mỹ lúc ấy, không bị ai kết cho tội ''xuyên tac, âm mưu hay lam suy giãm niềm tin, vai trò lãnh đạo...'' gì cả.
XóaNhà nước nào cũng có pháp luật để duy trì sự ổn định và phát triển. Ở Việt Nam mọi người đều có quyền tự do ngôn luận nhưng quyền tự do đó phải hợp lý,phải theo đúng pháp luật. Khi mọi người thực hiện đúng quyền tự do theo quy định của pháp luật thì sẽ không ai bắt bẻ. Còn nếu cố tình lợi dụng các quyền tự do để xâm hại lợi ích của Nhà nước, tập thể, công dân thì đương nhiên sẽ bị xử lý. Và Trương Duy Nhất là kẻ như thế. Vậy nên việc xử lý Trương Duy Nhất là hoàn toàn theo đúng pháp luật. Tôi hoàn toàn ủng hộ.
Trả lờiXóaNày cái'' Bùi'', thế nào là hop lý, thế nào lợi ích nhà nước? Thế nào là nói theo đúng pháp luật ? viết ra cho tôi xem nào.
XóaCái vị cho là hợp lý nhưng theo tôi thì là thúi hoắc, thế thì ai xử ai ? Duy Nhất có kêu gọi bạo động, khuyến khích đấu tranh vũ trang, kêu gọi kỳ thị chũng tộc , tôn giáo gì không mà cho là không đúng luật.
Theo nguyen tắc--- người dân có quyên làm những gì luật không cấm--- dù tôi nói sai, vô duyên, vô lý thì mặc kệ toi chứ có luật nào cấm: không được vô duyên, vô lý đâu ??? Ngồi đó mà nói quá vô duyên ',bùi'' ơi!
Nặc danh@; thật là hài cho những điều mà bạn nói. Thế là bạn không biết rồi, tự do ngôn luận nhưng nó phải phù hợp với quy định của pháp luật chứ. Không biết thì đọc lại luật đi. Rõ ràng tên Trương Duy NHất này đã phạm tội một cách rành rành rồi, những lời lẽ xuyên tạc của hắn ta quả thật là không thể chấp nhận được
Xóa'' Phù hợp với pháp luật ''là gì viết ra cho mọi người học thêm. Chứ nói trọng trọng, lanh quanh rồi cung không trả lời câu hỏi của nặc danh 09:11 : '' thế nào là hợp lý, thế nào la lợi ích nhà nước''
XóaSau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.
Trả lờiXóaNhững người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.
Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo.
Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.
Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.
XóaHoạt động của Văn đoàn độc lập Việt Nam nhằm vào những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước;
- Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ;
- Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.
Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.
Điều lệ và Chương trình hành động cụ thể của Văn đoàn sẽ được hình thành và công bố trong quá trình vận động. Mọi liên lạc xin gửi về email: nhavandoclap@gmail.com
Hà Nội ngày 3 tháng 3 năm 2014
TM Ban vận động
Nguyên Ngọc
BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĐĐLVN
Xóa1.Nguyên Ngọc – nhà văn (Trưởng ban)
2.Bùi Chát – nhà thơ
3.Bùi Minh Quốc – nhà thơ
4.Bùi Ngọc Tấn – nhà văn
5.Chân Phương – nhà thơ, dịch giả (Hoa Kỳ)
6.Châu Diên – nhà văn, dịch giả
7.Dạ Ngân – nhà văn
8.Dư Thị Hoàn – nhà thơ
9.Dương Thuấn – nhà thơ
10. Dương Tường – nhà thơ, dịch giả
11. Đặng Tiến – nhà nghiên cứu phê bình (Pháp)
12. Đặng Văn Sinh – nhà văn
13. Đoàn Lê – nhà văn
14. Đoàn Thị Tảo – nhà thơ
15. Đỗ Lai Thúy – nhà nghiên cứu phê bình văn học
16. Đỗ Trung Quân – nhà thơ
17. Giáng Vân – nhà thơ
18. Hà Sĩ Phu – nhà văn
19. Hiền Phương – nhà văn
20. Hoàng Dũng – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
21. Hoàng Hưng – nhà thơ, dịch giả
22. Hoàng Minh Tường – nhà văn
23. Lê Hoài Nguyên – nhà thơ
24. Lê Minh Hà – nhà văn (CHLB Đức)
25. Lê Phú Khải – nhà văn
26. Lưu Trọng Văn – nhà văn
27. Mai Sơn – nhà văn, dịch giả
28. Mai Thái Lĩnh – nhà nghiên cứu triết học, văn hóa
29. Nam Dao – nhà văn (Canada)
30. Ngô Thị Kim Cúc – nhà văn
31. Nguyễn Bá Chung – nhà thơ (Hoa Kỳ)
32. Nguyễn Duy – nhà thơ
33. Nguyễn Đức Dương – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
34. Nguyễn Đức Tùng – nhà thơ, nhà phê bình văn học (Canada)
35. Nguyễn Huệ Chi – nhà nghiên cứu văn học
36. Nguyễn Quang Lập – nhà văn
37. Nguyễn Quang Thân – nhà văn
38. Nguyễn Quốc Thái – nhà thơ
39. Nguyễn Thị Hoàng Bắc – nhà thơ (Hoa Kỳ)
40. Nguyễn Thị Thanh Bình – nhà văn (Hoa Kỳ)
41. Phạm Đình Trọng – nhà văn
42. Phạm Nguyên Trường – dịch giả
43. Phạm Vĩnh Cư – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
44. Phạm Xuân Nguyên – nhà phê bình văn học, dịch giả
45. Phan Đắc Lữ – nhà thơ
46. Phan Tấn Hải – nhà văn (Hoa Kỳ)
47. Quốc Trọng – tác giả kịch bản điện ảnh
48. Thùy Linh – nhà văn
49. Tiêu Dao Bảo Cự – nhà văn
50. Trang Hạ – nhà văn, dịch giả
51. Trần Đồng Minh – nhà nghiên cứu văn học
52. Trần Huy Quang – nhà văn
53. Trần Kỳ Trung – nhà văn
54. Trần Thùy Mai – nhà văn
55. Trịnh Hoài Giang – nhà thơ
56. Trương Anh Thụy – nhà văn (Hoa Kỳ)
57. Võ Thị Hảo – nhà văn
58. Vũ Biện Điền – nhà văn (Nhật Bản)
59. Vũ Thế Khôi – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
60. Vũ Thư Hiên – nhà văn (Pháp)
61. Ý Nhi – nhà thơ
lại mấy trò list lên một danh sách chả biết ai với ai đòi thành lập cái gì. Việt Nam không chấp nhận mấy thể loại này đâu nhé. chỉ được cái bày trò rồi làm láo. Ngày nào cũng chỉ biết đi kiếm việc nói xấu Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam. thêm mấy thằng nước ngoài bợ đỡ mà to à.
Trả lờiXóaNhà nước nào cũng có pháp luật để duy trì sự ổn định và phát triển. Ở Việt Nam, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận nhưng quyền tự do đó phải hợp lý,tuân thủ pháp luật. thực hiện đúng quyền tự do theo quy định của pháp luật thì sẽ không ai bắt bẻ cả. Còn nếu cố tình lợi dụng các quyền tự do để xâm hại lợi ích của Nhà nước, tập thể, công dân thì đương nhiên sẽ bị xử lý. Và Trương Duy Nhất là kẻ như thế. Vậy nên việc xử lý Trương Duy Nhất là hoàn toàn theo đúng pháp luật. Tôi hoàn toàn ủng hộ.
Trả lờiXóa