Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Báo Đại đoàn kết ...ní giải về vụ Gạc ma

  Báo Đại Đoàn Kết lý giải chuyện Việt Nam để cho 64 chiến sĩ chiến đấu đơn độc trên đảo Gạc Ma trước bầy sói dữ

Trong dịp tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, ngày 14/3/2014, báo Đại Đoàn Kết đã có bài “Một nén tâm nhang”. Tác giả bài viết là Đức Anh – bút danh của Tổng biên tập Đinh Đức Lập.

Ở mục 2 của bài viết, tác giả đã đưa ra câu hỏi: “Sao lại để các anh (64 chiến sĩ) chiến đấu đơn độc giữa biển khơi, trước bầy sói dữ?”. Và tác giả đã lý giải đó là thực hiện mệnh lệnh của cấp trên: “Hết sức bình tĩnh, kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết, táo bạo, với phương châm có người có đảo, còn người còn đảo”. Tác giả bình luận: “Tôi nghĩ, đứng trước một âm mưu, một tham vọng chiếm trọn Biển Đông chúng ta đã khôn khéo không sập bẫy khiêu khích của kẻ địch, khi mà lực của chúng ta còn chưa đảm bảo chắc thắng cho việc bảo vệ chủ quyền an toàn cho các đảo trên quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc”.

Vậy là có “chủ trương chỉ đạo của cấp trên”  thà thí gần trăm sinh mạng binh lính còn hơn là để bầy sói dữ nổi khùng chiếm trọn biển Đông.

Mà mệnh lệnh cấp trên ở đây là ai nhỉ? Bài báo không nói đến.

Cũng với “ný nuận” là chúng ta không đảm bảo chắc thắng nên không tổ chức chiến đấu bảo vệ Gạc Ma thì lập luận này quá ươn hèn. Tổ tiên ta có bao giờ đợi lớn mạnh hơn kẻ địch mới đứng lên kháng chiến đâu?. Ai mà cũng “ný nuận” kiểu này thì mất nước sớm không chừng.

Đức Dũng

Dưới đây là bài trên báo Đại Đoàn Kết



Bài của tác giả gởi tới Xuân Việt nam

9 nhận xét:

  1. Năm 1988, trong chuyến thị sát tại quần đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đã có bài phát biểu ngay trên quần đảo nơi các chiến sĩ VN vào năm 1988 bị đưa ra tay không giữ đảo và với lệnh trên là không dược bắn bằng mọi giá. Họ dành đưa ngực chịu đạn của hải quân Tàu . Trong bài phát biểu của Lê Đức Anh có câu làm tôi giật mình: ...'' Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn sự giúp đỡ to lớn đó của nhân dân Trung Quốc đã dành cho mình. Mặt khác, thắng lợi của chúng ta cũng đã góp phần đáng kể phá vỡ sự bao vây của đế quốc Mỹ đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
    Năm 1976, Đoàn đại biểu cao cấp của Đảng và Nhà nước ta đi thăm và cảm ơn các nước và bầu bạn trên thế giới đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ. Tới Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo của Đảng ta đã cảm ơn sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc....''
    Trong bài phát biểu này tôi thấy có 2 điều:
    thứ nhất, L Đ Anh chửi Mỹ, chửi người VN miền Nam nhưng không nói gì đến TQ tấn công và tàn sát dân quân ta. Tản lờ và chỉ đội ơn Tàu!
    Thứ hai, quả như Lê Duẩn đã nói, dân quân ta bị hy sinh , đem ra để đánh , đánh cho Liên Sô và TQ.!

    http://vietnamnet.vn/vn/chu-quyen-hoang-sa-truong-sa/158092/loi-hua-cua-tuong-le-duc-anh-o-truong-sa-lon.html

    Trả lờiXóa
  2. Hình ảnh Bộ đội Việt Nam bị hải quân trung cộng thảm sát ở đảo Gạc Ma 1988 http://www.youtube.com/watch?v=NdZ3nZv9j8Q

    Trả lờiXóa
  3. Quan hệ ngoại giao hai nước đã bị phá vỡ từ 1979 cho đến tận năm 1991, tức là hơn một thập kỷ quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.Tuy cuộc chiến biên giới kéo dài chỉ trong một tháng trời đã để lại những tổn thất nặng nề cho người dân Việt Nam về người và của. Đáng chú ý cuộc chiến tranh khốc liệt này đã bị cắt bỏ khỏi sách lịch sử và chương trình những lễ kỷ niệm hàng năm ở Việt Nam cho đến tận năm nay. Cho dù những hình ảnh lưu trữ trên báo của đảng những ngày ấy cũng cho thấy tầm quan trọng và sự khốc liệt của cuộc chiến tranh giữa hai người đồng chí trong quá khứ.

    Trả lờiXóa
  4. Đến nay, ngay cả những chứng tích lịch sử về cuộc chiến được coi là chiến công hiển hách ghi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cũng đã bị xóa bỏ. Kể cả trong các viện bảo tàng chiến tranh, người ta cũng không thể tìm thấy một trưng bày nào về cuộc chiến này với Trung Quốc. Không chỉ các dòng chữ chống quân Trung quốc trong các di tích bị đục bỏ, mà các nhân vật anh hùng khác trong cuộc chiến này như liệt sĩ Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm... cũng bị chính quyền cố tình hắt hủi bằng cách đổi tên các trường học mang tên họ. Cũng vì Đảng CSVN và chính quyền của họ coi cuộc chiến này là một điều hết sức nhạy cảm và cấm kỵ, sợ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng trong quan hệ Việt - Trung trong thời kỳ mới. Nhưng với một số đông người dân Việt Nam đã từng đổ máu hay đã nằm xuống, hoặc những thân nhân, người thân trong cuộc chiến thì cuộc chiến này luôn và mãi mãi tồn tại trong ký ức của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong sách giáo khoa sử nó dạy cho học sinh cuộc phản kích tự vệ.Còn ta...thôi chán lắm ! Người ta là minh chủ, còn mình phận chư hầu đành chịu vậy chứ biết làm gì bây giờ !.

      Xóa
    2. @nặc danh: chú đừng có nói như thế lại mất quan điểm đi đấy, đừng có làm vớ vẩn vì những cái bạn nói đó là không có thật, nếu như cái gì cái lũ dân chủ nói cũng đúng thì không bao giờ có cái chuyện việt nam được độc lập như ngày hôm nay được, tôi không bao giờ tin được cái lũ phản quốc lại bây giờ đi nói oai đâu. lũ dân chủ nên dạy lại cho nặc danh một bài học đi nhé

      Xóa
    3. Độc lập làm cái đéo gì để người dân khốn khổ, đất nước đê hèn. Những hành động đẽo bia, đổi tên trường không vinh danh liệt sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc sẽ bị trời đất trừng phạt.

      Xóa
  5. báo chí có cách nói khác nhau về một vấn đề, và những gì báo đại đoàn kết nhận xét hay nói là đúng với các quy định của pháp luật, cho nên đừng có nói những việc không thuôc cái phạm vi của mình, chính tôi thấy cái trang của các bạn mới là nới không đúng với sự thật mà thôi, những gì các bạn làm cũng chỉ là làm cho thông tin nó rối đi mà thôi, mà không có một cái nào là vì người đọc, vì những độc giả hết, chính đó làm tôi thất vọng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mình chỉ đọc tin từ những tranh như thế này :). báo lá cải lề phải cướp, giết, hiếp mình đéo quan tâm

      Xóa