Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Bắc Giang - chính quyền thối nát !

Bắc Giang: Công bộc đánh giấy bảo dân đấu tố nhau

 3 thảo luận31/03/14 15:30
(GDVN) - Cụ thể là không xác minh lý lịch kết nạp Đảng, gửi công văn yêu cầu nhà máy, xí nghiệp, cơ quan cho cấp dưới nghỉ việc để “vận động” gia đình nhận tiền đền bù.
Đó là những “thủ đoạn” mà chính quyền huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã và đang dùng để gây sức ép lên người dân nhận tiền đền bù, bồi thường thu hồi ruộng đất.
Không giao đất thì… nghỉ việc
Muốn thuyết phục người dân thuận theo một chủ trương nào đó thì phải đến tận nhà trò chuyện, khuyên nhủ, giải thích… đó là cách mà người ta hay gọi là vận động. Thế nhưng, chính quyền huyện Hiệp Hòa lại nghĩ ra một cách để người dân nhận tiền bồi thường do thu hồi đất một cách rất… khác người, in đậm “cái tôi của người có quyền”.
Công văn ép cô giáo dạy tiểu học phải nghỉ việc ở nhà đề "vận động" chồng nhận tiền đền bù, giao đất cho dự án.
Để thu hồi đất nông nghiệp của gần 200 hộ dân, Ủy ban Nhân dân huyện Hiệp Hòa đã ban hành Quyết định số 651/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ do thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho công tác xây dựng khu dân cư số 3. Theo đó, mức giá bồi thường do thu hồi đất là 277 nghìn đồng/m2. Với giá đề bù như vậy, mỗi một sào ruộng (tương đương 360 m2) người dân được nhận 100 triệu đồng.
Với giá đền bù cho người dân chỉ vài trăm nghìn đồng/m2, nhà đầu tư chỉ san ủi làm mặt bằng và sau đó bán lại ngay với giá cắt cổ: 4-5 triệu/m2. Người dân vừa mới bị thu hồi đất muốn mua lại thửa ruộng của mình cũng phải trả một cái giá không hề rẻ.
Bên cạnh đó, nông dân Hiệp Hòa không được hướng nghiệp, tạo công ăn việc làm sau khi thu hồi đất. Chính những bất cập này khiến người dân không đồng tình với dự án. Để dự án được triển khai êm thấm, thay vì thương lượng, tìm phương án giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý thì các cán bộ huyện Hiệp Hòa lại không từ bất cứ thủ đoạn nào để ép người dân phải nhận tiền, giao đất.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hợi có hơn 5 sào ruộng nằm trong diện bị thu hồi để phục vụ dự án khu dân cư số 3. Tháng 6/2013, bất ngờ ông nhận được giấy mời lên trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Đức Thắng (huyện Hiệp Hòa) để nhận tiền bồi thường do bị thu hồi ruộng. Đến lúc này, gia đình người nông dân này mới hay về dự án và việc mình bị thu hồi đất ruộng.
Không chấp thuận mức giá đến bù quá thấp, gia đình ông Hợi quyết không chấp thuận nhận tiền bồi thường. Bị ông cự tuyệt tiền bồi thường, chính quyền nơi đây tìm đủ mọi cách để ép ông phải nhận. Một mặt chính quyền cho người vận động, mặt khác cho đơn vị san lấp xới tung những thửa ruộng của nhà ông.
“Thấy tôi nhất quyết không nhận tiền đền bù, chính quyền nơi đây tìm cách ép tôi bằng mọi cách. Tôi có một người con trai tên là Nguyễn Trọng Nghĩa, đang công tác tại Nhà máy phân đạm Bắc Giang. Vừa qua, trên huyện có gửi công văn đến nơi con trai tôi làm việc yêu cầu cơ quan cho nó nghỉ làm một thời gian để về nhà vận động gia đình nhận bồi thường thu hồi đất” - ông Hợi nói.
Cũng rơi vào hoàn cảnh éo le, nhiều tháng qua, anh Nguyễn Văn Quỳnh phải sống trong lo âu, dằn vặt giữa công việc của vợ mình và những thửa ruộng nuôi sống gia đình bao năm qua. Theo lời kể của anh Quỳnh, vợ anh là chị Nguyễn Thị Hương hiện đang làm giáo viên tại Trường Tiểu học Hùng Sơn. Gia đình anh bị thu hồi 3 sào ruộng, do mức giá quá thấp nên anh quyết không nhận. Không thuyết phục được anh nhận tiền, chính quyền nơi đây quay sang ép vợ anh.
Ngày 12/3, cô giáo Nguyễn Thị Hương nhận được một công văn của Trưởng phòng Giáo dục huyện gửi cho lãnh đạo nhà trường với nội dung yêu cầu cô thuyết phục gia đình mình nhận tiền đền bù thu hồi ruộng. Đồng thời công văn này cũng yêu cầu hiệu trưởng cho nghỉ việc, bố trí người khác thay thế cô để cô "tập trung thực hiện nhiệm vụ thuyết phục vận động gia đình nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng".
Trước đó, cô đã nhiều lần bị Trưởng phòng Giáo dục huyện mời lên phòng để... "uống nước". Sau đó đích thân Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Chính cùng với ông Nguyễn Anh Dũng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Sơn làm việc trực tiếp với cô.
Điều đáng nói thêm, cô Hương không phải là nhân vật chính trong việc nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng mà là chồng cô. Thuyết phục không được anh Quỳnh, chính quyền huyện gây áp lực lên cô.
“Họ làm đủ cách để gây áp lực lên vợ tôi. Nếu cô ấy không đồng ý thì trường sẽ bị cắt thi đua. Họ còn bắn tiếng sẽ chuyển công tác vợ tôi đi xa. Bây giờ tinh thần cô ấy rất mệt mỏi” - anh Quỳnh nói.
Không chỉ những trường hợp trên phải nhận tiền đền bù theo kiểu “đè đầu cưỡi cổ”. Con trai và con dâu của ông Nguyễn Văn Châu đang công tác tại Điện lực Bắc Giang cũng bị huyện Hiệp Hòa gửi công văn lên cơ quan đề nghị cho nghỉ việc ở nhà vận động bố nhận tiền bồi thường.
“Biết tôi không đồng ý nhận bồi thường nên họ cũng chẳng vận động tôi chấp thuận. Nhiều khi thấy hai vợ chồng chúng nó về thăm bố mẹ mà mặt nặng mày nhẹ. Làm cha, làm mẹ ai không thương con, nhưng nhận số tiền đó rồi mất ruộng vĩnh viễn, không nghề nghiệp lấy gì để tồn tại” - ông Châu nói.
Không chỉ dùng phương pháp ép từ nơi con cái của những người nông dân đang công tác, làm việc, theo phản ánh của người dân, chính quyền nơi đây còn có những động thái không được minh bạch cho lắm, coi thường nông dân.
Để thông báo mức giá đền bù và phương án đền bù, chính quyền Hiệp Hòa in bằng một tờ giấy bé bằng bao thuốc lá. Là dự án xây dựng khu dân cư với vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, thế mà gần 200 hộ dân bị thu hồi đất lại nhận được thông báo phương án bồi thường giải phóng mặt bằng bé tẹo. Tờ giấy ghi 2 phương án bồi thường để người dân lựa chọn, ngoài ra không có bất kì thông tin gì về cơ quan phát hành thông báo, chữ ký của người có thẩm quyền…

Thông báo coi thường người dân của chính quyền huyện Hiệp Hòa.
Công khai “dùng vợ ép chồng, dùng con ép cha”
Để làm rõ các vấn đề trên, chiều ngày 19/3/2014, nhóm phóng viên có mặt tại trụ sở UBND huyện Hiệp Hòa để làm việc với bà Nguyễn Thị Hoa - Chủ tịch, ông Nguyễn Văn Chính - Phó Chủ tịch và một số lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn huyện Hiệp Hòa.
Một cô giáo tiểu học, một công nhân nhà máy phân đạm chẳng liên quan gì đến dự án, vậy mà họ cũng bị chính quyền huyện Hiệp Hòa lôi vào cuộc. Để rồi nảy sinh bi kịch phải lựa chọn giữa công việc và tình thân máu mủ.
Rất nhiều công văn "gây sức ép" được gửi đến nơi công tác của những người dân không nhận tiền đền bù.
Để yên ổn làm việc, họ phải ép buộc người thân trong gia đình nhận tiền bồi thường, nhiều người đã rớt nước mắt cầm tiền vì con cái. Nhiều người quyết giữ đất, họ phải đối mặt với chuyện “tình máu mủ bị sứt mẻ”, bố con cãi nhau, vợ chồng cãi chửi… Ấy vậy mà các “ông” trên huyện vẫn bảo “đó là chủ trương chính sách”. Như lời ông Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Chính quả quyết: “Chúng tôi vận động theo đúng pháp luật chứ có phạm pháp gì để phải tù tội đâu mà sợ”.
Về những “quái chiêu” này, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Chính thừa nhận đã có những công văn gửi đến các cơ quan của người dân để các cơ quan này có trách nhiệm yêu cầu những người này thực hiện chủ trương của chính quyền. Tuy nhiên, ông cho biết: “Đây là vấn đề đạo lý để vận động người nhà mình phải có trách nhiệm với chủ trương, nhất là các Đảng viên. Gửi công văn là một trong những biện pháp mà chính quyền huyện dùng để tác động cho người dân chấp nhận tiền bồi thường”.
Lý giải về việc, những người bị gửi công văn không liên quan trực tiếp đến mảnh đất giải tỏa, ông Nguyễn Văn Chính cho biết, tuy những người này không phải là chủ thể trực tiếp, nhưng họ phải có trách nhiệm thuyết phục người nhà thực hiện chủ trương của chính quyền. Những người này dứt khoát phải có trách nhiệm. “Nếu không gửi công văn cho nghỉ việc để ở nhà vận động gia đình nhận tiền đền bù thì chúng tôi biết làm thế nào”.
Khu đất 12 hecta của dự án
Liên quan đến công văn đề nghị cho cô giáo Hương nghỉ dạy để vận động chồng nhận đền bù, ông Phạm Văn Nghị - Trưởng Phòng Giáo dục đào tạo Hiệp Hòa khẳng định: “Đây là chủ trương, chính sách của huyện nên phòng phải chấp hành. Sau khi nhận được công văn của UBND huyện về việc tạo điều kiện cho cô giáo Hương nghỉ dạy để có thời gian vận động chồng nhận đền bù, tôi đã mời cô Hương lên phòng nói chuyện 3 lần. Chính tôi là người yêu cầu Hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Sơn cho cô hương nghỉ dạy một thời gian”.
Như vậy, qua buổi làm việc với phóng viên, chính quyền Hiệp Hòa đã công khai việc họ ép dân. Để người dân chấp thuận bán ruộng với giá rẻ mạt 277 ngàn đồng/m2, các cán bộ nơi đây đã không từ một thủ đoạn nào…
 Mọi đơn, thư, hồ sơ khiếu nại, tố giác của bạn đọc xin gửi về hộp thư:duyphong@giaoduc.net.vn. Hoặc địa chỉ: Ban Bạn đọc, Báo Giáo dục Việt Nam-Tầng 6, Tòa nhà 25T1, Khu N05, đường Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

31 nhận xét:

  1. Không chắc có chuyện ép buộc như thế này được, mà chẳng có thể ép buộc nhân dân thế này được, không nói đâu xa đây là nhiều hộ dân chứ không phải là một người dân, chính quyền ở đâu có quyền ép buộc nhân dân làm những việc ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, chúng ta cần phải xem xét lại thực hư vấn đề trước khi tin tưởng vào những lời nói này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ép bức thì người dân có quyền khiếu nại mà, nếu những sự việc đúng như ở đây thì người dân có thể bày tỏ kiến nghị của mình nên các cấp chính quyền, còn nếu không phải như vậy thì chỉ là xuyên tạc, bôi xấu người khác thôi như vậy là sai là không đúng với đạo đức và pháp luật rồi

      Xóa
    2. Làm gì có chuyện vô lí vậy xảy ra ở Bắc Giang. Nếu chuyện đó là thật, sao chủ bài viết ko tìm những công văn có dấu đỏ. những hình ảnh chụp chỉ là những bản photo. Vàn những mẩu trích dẫn " lành lặn" của chủ bài. Bạn nghĩ có nên tin hay không

      Xóa
    3. Bạn là người có đầu óc phân minh không như một số người vào đây có đầu mà không có óc.

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Mình đồng ý với ý kiến của bạn danna nguyen, làm gì có chuyện một chính quyền có thể đưa ra các chính sách ép buộc một cách vô lí như vậy. Không giao đất thì nghỉ việc. Bạn nghĩ việc này có thể xảy ra mà ko gây chấn đọng toàn xa hội không. Chúng ta cần xem xét kĩ trước khi tin vòa những tin này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://news.zing.vn/Nu-duoc-si-to-cao-tieu-cuc-da-bi-duoi-viec-post356977.html

      Xóa
  4. lật đổ đảng cộng sản việt nam

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn hay gia đình bạn có mối thâm thù đại hận mà muốn lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nước ta có được độc lập tự do như ngày hnay là do sự lãnh đạo của Dảng cung tinh thần đoàn kết của nhân dân. Bây giờ bạn muốn lật đổ chế độ. Há chẳng phải là qua cầu rút ván. Ăn cháo đá bát ak. Mong bạn suy nghĩ thật kĩ trước khi bình luận. Thân

      Xóa
  5. http://petrotimes.vn/news/vn/phong-su-dieu-tra/cuong-hao-moi-o-hiep-hoa-bac-giang-muon-kieu-ep-dan.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://plo.vn/xa-hoi/chong-khong-giao-dat-vo-bi-cho-nghi-day-455116.html

      Xóa
    2. Tạm nhiêu đó ti chưa hay còn ngoan cố ?.
      http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140326/buoc-nhan-tien-boi-thuong-bang-cach-cho-nghi-phep-dai-han.aspx

      Xóa
    3. Ngoan cố. Bạn trích dẫn những tin bài của các trang, gọi là trang" anh em" với nhau. Mang tính chất phản động thì kiểu gì mà nôi dung các tin bài chả giống nhau. Thì nội dung chính vẫn là bôi nhọ chính quyền là chính. Tiếp theo là bôi nhọ cánh tay phải của Đảng là ngành công an. Có gì đâu mà ngoan vói chả cố. Các bạn đừng ngoan cố mà bôi nhọ ĐẢng nữa

      Xóa
  6. đừng tranh cãi với dlv nữa cần cùng nhau làm gì đó thiết thực hơn để thay đổi thể chế thối nát hiện tại sau đó sẽ cắt hết lưỡi bọn này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh: Bạn thấy rằng xã hội này thối nát lắm sao? Tôi thì thấy thế này hiện nay quả thật đất nước ta còn có nhiều sự bất cập nhất định, nhưng điều đó thì xã hội đất nước nào mà chẳng gặp phải chứ. Nhưng đó đã đến mức bạn dùng từ thối nát chưa? Xin thưa rằng là chưa đâu, xã hội Việt Nam được thế giới công nhận là một xã hội ổn định, hòa bình bậc nhất trên thế giới đấy bạn à.

      Xóa
    2. Năc danh: Khi nhìn nhận một vấn đề ta nên có cách nhìn bao quát toan diện bạn à, không nên có cách nhìn phiến diện như vậy đâu. Trước hết nếu quả thật có vụ việc này thì đây chỉ là vụ việc cá biệt trong xã hội mà chính quyền làm sai thôi, như vậy bạn nói chế độ này thối nát là quá rồi đấy. HƠn nữa sự việc này còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng lắm như cái quyết định này có thật không vậy? CÓ việc chính quyền làm như thế không hay chỉ là sự bịa đặt? đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức gì cả

      Xóa

    3. Cái chế độ chính trị xã hội được hình thành ấy là một chế độ Độc Đảng và Toàn Trị (nổi cộm nhất là Cải tạo công thương ráo riết, cực đoan, chủ quan, mạnh tay bất cần dân chủ).
      Vì Đảng cộng sản công khai tuyên bố là Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, Đảng huy động bộ máy chính quyền quét sạch các thứ Đảng khác như Việt Quốc, Việt Cách, hạn chế các hoạt động tôn giáo, vận động (và thực chất là ép buộc) hai Đảng đồng minh trong Mặt trận tổ quốc phải tự giải thể và rút lui với lý do “đã hoàn thành sứ mệnh”, đó là Đảng dân chủ và Đảng xã hội.
      Trung tuong Tran Do QDNDVN

      Xóa
    4. Tướng Trần Độ có viết tiếp:
      Đã độc Đảng thì tất yếu phải kéo theo nhiều thứ “độc” khác: độc tài, độc đoán, độc quyền. Thế mà lại còn đòi lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, rồi lại còn thực hành chuyên chính của một giai cấp.
      Rõ ràng một chế độ như vậy mang theo đầy đủ tính chất của một chế độ không dân chủ và phải nói là phản dân chủ. Chế độ ấy rất có họ hàng với chế độ phát xít mà nhiều nhà trí thức thế giới đã nói.

      Xóa
    5. Tra loi Huong Nhai , tôi trích lời phát biểu của GS Trần Phương, cựu Phó Thủ tướng Chính phủ, cựu Bộ trưởng Bộ Nội Thương (1981-1982), cựu ủy viên Trung ương Đảng, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam. Phát biểu này của GS Trần Phương tại hội thảo góp ý cho văn kiện Đại hội 11

      ''...Thế bây giờ cái CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác!

      Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây? Có nhiều người bảo rằng thôi thì ta cứ đành lấy khẩu hiệu là gì, "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh", đó là CNXH. Tôi xin lỗi ông. Đấy không phải CNXH!

      Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh: anh đã bằng thằng Thụy Điển và thằng Na Uy chưa? Nó không xã hội dân chủ, cũng công bằng mà công bằng hơn ông, mà văn minh thì tất nhiên là hơn ông rồi. Thế thì cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu "dân giàu, nước mạnh" mấy cái câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy! Tôi nghĩ không đúng. Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông!.....

      Xóa
    6. Nặc danh@: Tôi là một người nông dân tôi không biết nhiều về chính trị nhưng tôi cảm nhận được sự hòa bình, ổn định dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, sáng suốt của Đảng Cộng sản, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt. Tôi như thế là quá tốt rồi, còn mong muốn gì hơn nữa chứ, chứ cứ như thằng Thái Lan, Ai cập suốt ngày biểu tình thì nhân dân khó sống lắm

      Xóa
    7. Độc đảng thì làm sao chứ nặc danh? Ở đâu thì tôi không biết nhưng ở VIệt Nam ta thì chỉ cần một đảng duy nhất lãnh đạo là quá đủ roiif. Chứ nhiều đảng lại tranh giành quyền lực, suốt ngày đấu đá với nhau thì khi đó có thời gian đâu mà lo cho cuộc sống hòa bình, ổn định của người dân chứ. Chính vì vậy chúng ta nên phản đối những cái gọi là đa nguyên đa đảng các bạn à , vì nó chẳng có gì tốt đẹp đâu

      Xóa
    8. Nặc danh@:Thử hỏi bạn đã làm gì được cho đất nước chưa mà lại có những hành động xoi mí, chửi bới như vậy chứ. Bạn nói cái gì cũng cần phải có các bằng chứng rõ ràng cụ thể chứ. Có thể thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng ta dất nước ta ngày một phát triển lớn mạnh hơn, bạn bè quốc tế cũng rất công nhận những nổ lực của nước ta trên trường quốc tế đấy thôi. Còn những vụ việc ở Bắc giang này thì thật sự khó tin khi mà tác giả chỉ nói chúng chung, trong khi cái quyết định kia chi=ưa biết thật hay giả vậy

      Xóa
    9. Quả thực khi đọc bài viết này của tác giả chúng ta chưa thể đưa ra được một cách chính xác là vụ việc này như thế nào. Liệu có sự việc này xảy trên thực tế hay không sao mà tôi chưa nghe bất kì phương tiện nào khác nói đến vậy nhỉ. Nhưng có một điều tôi rất không hài lòng đó là việc tác giả đã lấy cái bộ phận mà quy chụp toàn bộ vấn đề rồi, như vậy là thiếu khách quan và không chính xác đâu

      Xóa
  7. Nặc danh@: dlv là cái gì vậy bạn??? Đây là nơi chúng ta có thể bàn luận nêu các ý kiến của mình về vấn đề mà chúng ta quan tâm mà thì tại sao bạn lại bảo thế chứ. Có thể nói tôi thấy vấn đề này con nhiều uẩn khúc lắm các bạn à, không biết cái quyết định được đăng tải lên mạng cuả chính quyền nơi này liệu có đúng thật không nưa hay chỉ là sự giả tạo, bịa đặt, vu khống của bọn hại nước hại dân không vậy

    Trả lờiXóa
  8. là một dự án đã được nhà nước cấp thẩm quyền sau khi đã xem xét, nghiên cứu rất kĩ lưỡng về vấn đề tương lai của nó có lợi cho nước nhà thì họ mới làm, đó mới là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà nên chính quyền rất mong người dân ủng hộ bằng việc nhận tiền đền bù rồi giao đất cho dự án tiếp tục hoàn thiện, nhanh chóng đi vào hoạt động để thấy được hiệu quả của nó vì càng để lâu thì nó càng gây nhiều thiệt hại. Có thể có những người dân không chấp nhận nhưng là một giáo viên, một dảng viên, công nhân cán bộ nhà nước mà cũng không chấp hành thì cũng không thể hình dung được suy nghĩ của giáo viên ấy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trich'' nhà nước cấp thẩm quyền sau khi đã xem xét, nghiên cứu rất kĩ lưỡng '' Có thật vậy không ?




      Từ nay tới năm 2020, Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) sẽ lỗ hàng nghìn tỷ đồng ở hai dự án bauxite Tây Nguyên.
      Được biết, số tiền phải chi ra cho 2 dự án này lên tới hơn 32.000 tỷ đồng, trong đó, có 600 triệu USD (khoảng 13.000 tỷ ) vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh.

      Gánh lỗ hàng ngàn tỷ

      Sau cuộc kiểm tra 2 dự án bauxite Tây Nguyên của Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa qua, mới đây, Vinacomin và Bộ Công Thương đã tiếp tục phải giải trình về hiệu quả của các dự án này.

      Dù các đánh giá của Bộ Công Thương và chủ đầu tư đưa ra đầy lạc quan, thì kế hoạch doanh thu, lợi nhuận của 2 dự án bauxite vẫn là những con số lỗ liên tiếp lên tới hàng trăm tỷ mỗi năm.

      Năm 2013 vừa qua đi, dự án Tân Rai đã lỗ hơn 258 tỷ đồng. Trong năm, dự án đạt công suất 146.250 tấn với tổng doanh thu đạt 980,682 tỷ.

      Năm 2014, Vinacomin dự kiến, với công suất được nâng lên là 585.000 tấn, bauxite Tân Rai sẽ lỗ khoảng 176 tỷ đồng. Năm 2015, số lỗ được dự báo sẽ giảm đáng kế với con số là 25 tỷ đồng. Kể từ năm 2016 trở đi, Tập đoàn này cho biết mới bắt đầu có lãi, nhưng con số “khởi điểm” rất khiêm tốn: 9,3 tỷ đồng.

      Nếu như dự án Tân Rai được dự báo lỗ 3 năm đầu thì với dự án bauxite Nhân Cơ, ít nhất sẽ lỗ từ 5-7 năm. Cùng đó, số lỗ của Nhân Cơ “gặt hái” về còn khủng hơn nhiều, thậm chí, gấp đối số lỗ của dự án Tân Rai.

      Cụ thể, năm 2015, bauxite Nhân Cơ dự kiến sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng. Năm 2016, khoản lợi nhuận âm này giảm một chút còn 563 tỷ đồng.

      Năm 2017, dự án trên tiếp tục lỗ 589 tỷ đồng. Các năm sau, năm 2018: âm 478 tỷ đồng, năm 2019: âm 389 tỷ đồng và năm 2020, hiệu quả kinh doanh bauxite được ‘ấn định” con số âm 237 tỷ đồng.

      Tổng hợp lại, 3 năm đầu, dự án bauxite Tân Rai sẽ lỗ tới gần 500 tỷ đồng. Từ năm 2016 đến năm 2020, dự án này được tin tưởng sẽ lãi 870 tỷ đồng.

      Trong khi đó, ở dự án bauxite Nhân Cơ, 6 năm liên tiếp lỗ với tổng số lỗ lên tới 2.900 tỷ đồng. Chỉ 2 năm đầu, lỗ của dự án Nhân Cơ đã nuốt gọn số lãi của Tân Rai. Và tính bù trừ 2 dự án này, đến năm 2020, hiệu quả sản xuất, kinh doanh bauxite mang lại cho Vinacomin chỉ là con số âm 2.000 tỷ đồng.

      Nếu so với công bố của lãnh đạo Vinacomin hồi giữa năm ngoái, các mức lỗ bauxite đã tiếp tục tăng thêm ít nhất là 400 tỷ đồng....
      http://bongbvt.blogspot.ca/2014/03/boxit-tay-nguyen-tam-nhin-2020-tang-von.html#more

      Xóa
    2. Sau những vật nài xin ưu đãi nhiều thứ kể cả vốn đầu tư, thuế tài nguyên, môi trường…hai dự án bôxit Tây Nguyên (Tân Rai và Nhân Cơ) đã phải công khai thừa nhận từ nay đến năm 2020, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ lỗ hàng nghìn tỉ đồng. Riêng Tân Rai năm 2013 lỗ hơn 258 tỉ đồng, Nhân Cơ còn nặng nề hơn, dự kiến 2015 sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng vv…
      Thực tế bi đát của dự án này là điều có thể thấy trước và không làm ai ngạc nhiên. Nói theo nhà Phật thì “quả báo nhãn tiền” đã có ngay chứ không cần đợi đến kiếp sau.

      Nguy hiểm hơn, có vẻ như những người quyết định và đang theo đuổi dự án này đã lỡ ngồi trên lưng hổ rồi, nên cứ tiếp tục liều mạng bất chấp cái giá mà nhân dân và đất nước phải trả trong điều kiện nền kinh tế đang suy kiệt hiện nay. Việc cố tình che dấu tội lỗi thường mang lại hậu quả lớn hơn nhiều tội lỗi ban đầu.

      Theo Ts Nguyễn Thành Sơn mới đi khảo sát ở Tây Nguyên cho biết thực tế đã chứng minh: Bộ Công Thương và TKV đã giải trình không đúng sự thật để cố đấm ăn "khoai"! Giá thành chưa hạch toán đúng và đủ vì quyết toán chưa xong (mức khấu hao chưa đúng). Khâu cung cấp đầu vào là quặng bauxite do TKV chỉ định (người khai thác, cũng như giá bán bauxite). Thực chất là thuê ngoài (thông qua "đầu nậu" là một đơn vị thành viên của TKV). Khâu vận chuyển tiêu thụ về Gò Dầu cũng do TKV chỉ định và ép giá. Hoàn thổ qua dự án thí điểm tại chỗ sau 3 năm cho thấy chỉ có thể trồng cây keo, những loại cây khác không thể sống được. Công nghệ khí hóa than để cung cấp nhiệt cho khâu luyện alumina thuộc loại cổ điển cách đây khoảng 50 năm, nên phải dùng than cục đắt tiền (chở từ Quảng Ninh vào) và giống hệt như của các lò khí hóa của các lò gốm thủ công ở Bát Tràng, bên kia bờ sông Hồng của Hà Nội. Đặc biệt, nguy cơ nổ là rất lớn vv...

      Xóa
    3. Nặc danh@: Với những dự án có tầm quan trọng đặc biệt như vậy thì nhất định Đảng nhà nước ta đã có những sự tính toán hết sức kĩ càng rồi nên mới quyết đinh cho thi công dự án chứ. Nếu quả có những sai sót bất cập đó thì nhất định sẽ có các hướng đi cách giải quyết đúng đắn thôi. Chính vì vậy bạn đừng có bi quan quá, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà thông tin rác rất là nhiều bạn à

      Xóa
  9. Đất nhà bạn ví dụ giá 1triêu/m2 bồi thường 100 nghìn bạn là đảng viên bạn có chịu không ? Thường 100 nghìn ra mua đất quy hoạch 2 hay 3 triệu/m2 bạn có tiền đủ để mua hay không nếu bạn là công nhân lao động tay chân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh: Ha ha. Bạn quả là có năng khiếu hài hước đó Nặc danh. Bạn quả biết lấy so sánh. Từ 1 triệu/m2 thành 100 nghìn 1 m2. Bạn thấy có tin được vào những thông tin mà tác giả đăng. Những dẫn chứng, hình ảnh "cụ thể, rõ nét, đầy đủ" ở trên không. Những mẩu giấy quá là "lành lặn". Những hình ảnh là bản photo.

      Xóa
  10. http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/22759802-quang-ngai-cham-giai-phong-mat-bang-dan-buc-xuc-tien-den-bu.html

    Trả lờiXóa