Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Luật rừng tại Việt nam ?

Bắt Anh Ba Sàm là 'trái pháp luật'

  • 2 giờ trước

Ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt hồi tháng Năm năm nay

Xét trên cả bình diện pháp luật nội địa lẫn quốc tế, việc bắt và giam giữ blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) cùng cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy là hoàn toàn tùy tiện và trái pháp luật.

Quy trình tố tụng sai từ đầu

Vụ án Anh Ba Sàm mở màn ngày 5/5 với việc bắt khẩn cấp ông Nguyễn Hữu Vinh và sau đó là bà Nguyễn Thị Minh Thúy.

Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, quyết định bắt khẩn cấp khác với quyết định bắt thông thường ở chỗ nó không cần sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp trước khi thi hành. Việc phê chuẩn sẽ được tiến hành sau khi bắt người, trong vòng 12 tiếng kể từ khi Viện Kiểm sát nhận được đề nghị phê chuẩn từ cơ quan điều tra.
Quy định này trao cho cơ quan điều tra quyền hành động ngay lập tức, không chịu bất cứ sự kiểm soát nào, và hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin.
Tuy nhiên, quyết định bắt giữ khẩn cấp này của Cơ quan An ninh Điều tra (Bộ Công an) lại không nằm trong bất cứ trường hợp nào được phép bắt khẩn cấp theo quy định tại Điều 81, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.
Theo đó, việc bắt khẩn cấp chỉ được tiến hành trong trường hợp (i) khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; (ii) khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; và (iii) khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
Cả ba trường hợp nêu trên đều dễ dàng bị loại bỏ, bởi Điều 258, Bộ luật Hình sự không thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, không có người bị hại nào hoặc người nào có mặt tại nhà và văn phòng của ông Vinh và bà Thúy trông thấy họ đang thực hiện tội phạm gì, và cơ quan điều tra không chứng minh được dấu vết tội phạm gì ở người hoặc chỗ ở của hai người này. Bằng chứng là theo Bản Kết luận điều tra số 14/KLĐT ngày 30/10, tất cả các đồ vật thu giữ được tại nhà và văn phòng của họ đều được kết luận là “không liên quan trực tiếp đến vụ án”.
Việc sai phạm ngay từ khâu bắt giữ dẫn đến sai phạm của toàn bộ quy trình tố tụng sau đó.

Vi phạm quyền bí mật thông tin cá nhân

Bản Kết luận điều tra còn trực tiếp tiết lộ phương pháp thu thập chứng cứ trái pháp luật của cơ quan công an, mà những chứng cứ này lại được dùng làm cơ sở để ra quyết định bắt khẩn cấp đối với ông Vinh và bà Thúy.
Điều đó được thể hiện rõ ngay trang 1 của bản Kết luận điều tra, trình bày rằng vụ án đã được bắt đầu từ ngày 01/4 khi Cục Bảo vệ Chính trị 6 – Tổng cục An ninh I – Bộ Công an gửi Công văn cho Cơ quan An ninh Điều tra, cung cấp dữ liệu theo dõi hai thuê bao Internet (đăng ký với nhà mạng VDC và FPT) của ông Vinh và bà Thúy, với kết luận “thường xuyên đăng tải trên Internet các bài viết có dấu hiệu xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Điều này không khỏi khiến những ai quan tâm đặt ra một số câu hỏi: Liệu công an có được phép theo dõi và sao chép dữ liệu truy xuất Internet của người dùng hay không? Nếu công an muốn theo dõi và sao chép dữ liệu đó thì nhà mạng có nghĩa vụ cung cấp hay không? Và nhà mạng có được phép cung cấp dữ liệu của khách hàng cho công an hay không?
Một số người khác sẽ liên tưởng đến một chi tiết tuy nhỏ mà không nhỏ trong các vụ án ở phương Tây: Cảnh sát chỉ được phép nghe trộm điện thoại của công dân khi được tòa án cho phép.
Đối với pháp luật Việt Nam, câu trả lời có thể dễ dàng được tìm thấy tại Điều 38, Bộ luật Dân sự về quyền bí mật đời tư, theo đó, “thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật”.
Điều 72 của Luật Công nghệ thông tin cũng nghiêm cấm việc xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.
Tuy vậy, một số người có thể trích dẫn chính Điều 38, Bộ luật Dân sự để phản bác, rằng việc kiểm soát thư tín và thông tin điện tử vẫn có thể tiến hành theo quy định của pháp luật VÀ khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy nhưng quy định đó là quy định nào và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là quyết định nào thì bản Kết luận điều tra hoàn toàn không nhắc tới.
Nếu thực sự Bộ Công an được trao thẩm quyền theo dõi dữ liệu thuê bao Internet, và thực sự có quyết định của một cơ quan nào đó cho phép họ theo dõi thuê bao của ông Vinh và bà Thúy thì lại phải đặt một dấu hỏi lớn về tính hợp hiến, hợp pháp và hợp lý của các văn bản đó.
Cần lưu ý rằng, cho đến nay, hai văn bản trực tiếp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an là Nghị định số 77/2009/NĐ-CP và số 21/2014/NĐ-CP đều không được tìm thấy trên hệ thống công báo cũng như các website tra cứu văn bản pháp luật. Một số nguồn tin nói rằng chúng được đóng dấu Mật và không được phép công khai.

Bắt giữ tùy tiện


Một số blogger khác cũng đã bi bắt và phải ra tòa (trên ảnh là blogger Phạm Viết Đào)

Dưới lăng kính pháp luật quốc tế về nhân quyền, hành vi bắt và giam giữ ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy là sự vi phạm đối với quyền tự do thân thể của họ và được định nghĩa là hành vi bắt giữ tùy tiện.
Các Điều 9 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 và Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966 đều khẳng định “không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách tùy tiện”.
Việt Nam là thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc và đã ký kết, tham gia các văn kiện mang tính chất nền tảng và trụ cột này của luật nhân quyền quốc tế.
Quy định khá khái quát của hai văn kiện nêu trên, trong một nền pháp trị bình thường và với sự độc lập của hệ thống tư pháp, bao giờ cũng được giải thích và thực thi gần với công lý xã hội nhất, tiệm cận nhất có thể với điểm cân bằng giữa quyền của các cá nhân và sự an toàn của xã hội.
Vào năm 2000, Nhóm làm việc về bắt giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, một cơ quan bao gồm các chuyên gia nhân quyền độc lập chuyên điều tra các vụ bắt giữ tùy tiện ở các quốc gia thành viên, đã đưa ra một bộ ba tiêu chí cơ bản để xác định khi nào thì một hành vi bắt giữ được coi là tùy tiện.
Trong số ba tiêu chí đó, việc bắt giữ do thực thi các quyền tự do được quy định trong các văn kiện về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sẽ được coi là tùy tiện và được xếp vào Mục II (Category II).
Mặc dù ông Vinh và bà Thúy không khai nhận 24 bài viết được nêu trong bản Kết luận điều tra là do họ đăng tải, nhưng việc công an cho rằng họ đã đăng những bài viết đó và tiến hành bắt giữ họ, không gì khác hơn là sự vi phạm quyền tự do ngôn luận, và rơi vào Mục II nêu trên

18 nhận xét:

  1. Hoàng Trung Hải từ một công nhân tại nhà máy điện Phả Lại trong một lần Tổng Bí Thư Đỗ Mười thời bây giờ xuống thăm cùng với đoàn lãnh đạo cao cấp của Liên Xô, bỗng thấy một anh công nhân mà lại biết nói tiếng Nga… Làm cho cụ Tổng ‘lác’ mắt! Sau khi về Hà Nội cụ bắt đầu để ý tới và Hoàng Trung Hải từ vùng mù mịt than đen lấm lem được về Thủ Đô Hà Nội và sau khi lấy con gái của Uỷ viên Bộ chính Trị Nguyễn Văn An, trở thành đệ tử ruột của Thái Phụng nê và Đỗ Mười thì con đường quan lộ cũng cứ thế mà lên.
    Bố của Hoàng Trung Hải là người Trung Quốc 100% chứ chẳng phải lai gì. Có lẽ vì vậy mà ông quan này có một tấm lòng ưu ái đặc biệt với quê nội. Ông luôn miệng khen “công nhân Trung Quốc sang Việt Nam lương chỉ trả hơn 1 triệu đồng /tháng mà làm quần quật không người Việt Nam nào bằng!”. Hoàng Trung Hải cũng chẳng cần dấu giếm việc hướng về quê nội và muốn ông ta vui lòng giao cho dự án thì cứ tuyển thật nhiều công nhân Trung Quốc!
    Công bằng mà nói thì Hoàng Trung Hải cũng là người có trí, có tài, chỉ tiếc cho ông Phó Thủ Tướng gốc tàu này dù sinh đẻ tại Việt Nam song vẫn không bị thất truyền thói ăn tiền – Gốc rễ của việc ăn hối lộ, tham nhũng của các quan Việt Nam cũng xuất phát từ cội nguồn từ việc quen phải cống lễ cho các Quan sứ vi hành từ Trung Quốc.
    Các doanh nghiệp đặt biệt danh ‘Ông béo Nửa triệu đô’! Vì sao có cái biệt danh này? Chả là Hoàng Trung Hải là người có tiếng ăn ‘dày’! Dưới nửa triệu đô la Mỹ thì như người uống rượu khai vị chẳng xi nhê gì cả! Muốn ông ta động tay chân ký cho tờ giấy thì phải nửa triệu đô!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xuất thân của một con người thực sự chẳng quan trọng bằng việc người đó đã làm gì,đã cống hiến gì cho tổ quốc,Khi một con người muốn cống hiến cho tổ quốc thì bất kể người đó là ai,chỉ cần người đó làm những việc trong khuôn khổ pháp luật,mang lại những lợi ích cho đất nước và nhân dân Việt Nam thì chẳng có ai cấm,Ngược lại,với những con người mang tiếng là công dân Việt nam như bạn đã làm được gì??chưa bắt bỏ tù là may lắm rồi.

      Xóa
  2. Không có bằng chứng thì sao mà người ta dám bắt. Có tật giật mình. Phạm tội thì mới sợ chứ. Tuyên truyền chống phá nhà nước. Người bình thường họ đâu có sao. Đi chống phá chính quyền làm cái gì lại còn kêu bắt người đúng pháp luật với cả trái pháp luật. Trước khi kêu thì cũng nên coi lại bản thân xem đã làm gì rồi hãy kêu

    Trả lờiXóa
  3. Trịnh Hữu Long anh ta không biết đã tốt nghiệp ngành luật trường đại học nào chưa không biết mà dám xưng là luật gia vì trên thực tế anh ta chẳng hiểu biết chút luật pháp gì cả. Qua cá phương tiện thông tin đại chúng tôi biết được cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam bắt và khởi tố tên Nguyễn Hữu Vinh về tội được quy định trong điều 258 bộ luật hình sự đây là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là rất đúng nhưng thưa ông Trịnh Hữu Long ông chưa nói hết các biện pháp bắt người khẩn cấp được được quy định trong luật tố tụng hình sự là bắt người đang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan bắt người hoàn toàn đúng pháp luật không hề trái pháp luật Việt Nam và quốc tế.

    Trả lờiXóa
  4. Trịnh Hữu Long anh ta không biết đã tốt nghiệp ngành luật trường đại học nào chưa không biết mà dám xưng là luật gia vì trên thực tế anh ta chẳng hiểu biết chút luật pháp gì cả. Qua cá phương tiện thông tin đại chúng tôi biết được cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam bắt và khởi tố tên Nguyễn Hữu Vinh về tội được quy định trong điều 258 bộ luật hình sự đây là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là rất đúng nhưng thưa ông Trịnh Hữu Long ông chưa nói hết các biện pháp bắt người khẩn cấp được được quy định trong luật tố tụng hình sự là bắt người đang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan bắt người hoàn toàn đúng pháp luật không hề trái pháp luật Việt Nam và quốc tế.

    Trả lờiXóa
  5. Trịnh Hữu Long anh ta không biết đã tốt nghiệp ngành luật trường đại học nào chưa không biết mà dám xưng là luật gia vì trên thực tế anh ta chẳng hiểu biết chút luật pháp gì cả. Qua cá phương tiện thông tin đại chúng tôi biết được cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam bắt và khởi tố tên Nguyễn Hữu Vinh về tội được quy định trong điều 258 bộ luật hình sự đây là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là rất đúng nhưng thưa ông Trịnh Hữu Long ông chưa nói hết các biện pháp bắt người khẩn cấp được được quy định trong luật tố tụng hình sự là bắt người đang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan bắt người hoàn toàn đúng pháp luật không hề trái pháp luật Việt Nam và quốc tế.

    Trả lờiXóa
  6. Trịnh Hữu Long anh ta không biết đã tốt nghiệp ngành luật trường đại học nào chưa không biết mà dám xưng là luật gia vì trên thực tế anh ta chẳng hiểu biết chút luật pháp gì cả. Qua cá phương tiện thông tin đại chúng tôi biết được cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam bắt và khởi tố tên Nguyễn Hữu Vinh về tội được quy định trong điều 258 bộ luật hình sự đây là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là rất đúng nhưng thưa ông Trịnh Hữu Long ông chưa nói hết các biện pháp bắt người khẩn cấp được được quy định trong luật tố tụng hình sự là bắt người đang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan bắt người hoàn toàn đúng pháp luật không hề trái pháp luật Việt Nam và quốc tế.

    Trả lờiXóa
  7. Trịnh Hữu Long anh ta không biết đã tốt nghiệp ngành luật trường đại học nào chưa không biết mà dám xưng là luật gia vì trên thực tế anh ta chẳng hiểu biết chút luật pháp gì cả. Qua cá phương tiện thông tin đại chúng tôi biết được cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam bắt và khởi tố tên Nguyễn Hữu Vinh về tội được quy định trong điều 258 bộ luật hình sự đây là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là rất đúng nhưng thưa ông Trịnh Hữu Long ông chưa nói hết các biện pháp bắt người khẩn cấp được được quy định trong luật tố tụng hình sự là bắt người đang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan bắt người hoàn toàn đúng pháp luật không hề trái pháp luật Việt Nam và quốc tế.

    Trả lờiXóa
  8. Trịnh Hữu Long anh ta không biết đã tốt nghiệp ngành luật trường đại học nào chưa không biết mà dám xưng là luật gia vì trên thực tế anh ta chẳng hiểu biết chút luật pháp gì cả. Qua cá phương tiện thông tin đại chúng tôi biết được cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam bắt và khởi tố tên Nguyễn Hữu Vinh về tội được quy định trong điều 258 bộ luật hình sự đây là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là rất đúng nhưng thưa ông Trịnh Hữu Long ông chưa nói hết các biện pháp bắt người khẩn cấp được được quy định trong luật tố tụng hình sự là bắt người đang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan bắt người hoàn toàn đúng pháp luật không hề trái pháp luật Việt Nam và quốc tế.

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  10. Trịnh Hữu Long anh ta không biết đã tốt nghiệp ngành luật trường đại học nào chưa không biết mà dám xưng là luật gia vì trên thực tế anh ta chẳng hiểu biết chút luật pháp gì cả. Qua cá phương tiện thông tin đại chúng tôi biết được cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam bắt và khởi tố tên Nguyễn Hữu Vinh về tội được quy định trong điều 258 bộ luật hình sự đây là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là rất đúng nhưng thưa ông Trịnh Hữu Long ông chưa nói hết các biện pháp bắt người khẩn cấp được được quy định trong luật tố tụng hình sự là bắt người đang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan bắt người hoàn toàn đúng pháp luật không hề trái pháp luật Việt Nam và quốc tế.

    Trả lờiXóa
  11. không biết người viết bài này có hiểu gì vê pháp luật không mà nói nước ta dùng luật dừng chứ, pháp luật đã rõ rành rành, cứ thế mà thực hiện theo thôi chứ có gì phải làm khác chứ. Sai trái thì ắt sẽ bị xử lý trước pháp luật mà thôi, đừng có cố biện minh cho đồng bọn của mình làm gì, khôn hồn thì giúp hắn cải tạo tốt để nhận sự khoan hồng của nhà nước và pháp luật nhé, thật thất vọng với bài viết vớ vẩn, lệch lạc này quá

    Trả lờiXóa
  12. sao cứ nhắc đến những tên rận chủ tai tiếng là lại thấy những bài báo của những đồng bọn ra sức bênh vực hắn, mặc dù hắn là những kẻ vi phạm pháp luật trắng trợn, là những kẻ tán tận lương tâm, bán rẻ lương tâm. Vây nên đừng cố gắng gọi chúng bằng cái tên tù nhân lương tâm làm gì cho mệt, chúng làm gì có chút lương tâm nào chứ, vào tù là chuyện tất yếu nên không có cách nào khác giúp chúng ra tù được đâu, tất cả do chúng mà thôi

    Trả lờiXóa
  13. việc làm của Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là hoàn toàn sai trái nên bắt hắn ta chả có gì phải bất ngờ cả. Tại sao sau gần nửa năm thì đám rận chủ lại còn bới móc lại làm gì nữa cho mệt chứ, đã thế lại còn liệt kê ra những trường hợp của những tên rận chủ khác nữa chứ, toàn chuyện linh tinh, xuyên tạc không có bất kì ý nghĩa gì cả. Đúng là lũ rận chủ dỗi hơi bới móc linh tinh nhằm kiếm trác gì rồi

    Trả lờiXóa
  14. Không có lửa làm sao có khói?không có tật sao giật mình thế.Các người nói bắt ba sàm là sai pháp luật,Vậy hãy nhìn vào những gì mà Ba sàm làm trong thời gian qua xem.Tôi chưa nói là những cái mà ba sàm nói và viết đâu nhé.Ba sàm toàn đi ngược lại với sự thật,xem xem có nên bị bắt hay không?

    Trả lờiXóa
  15. Tôi thấy Ba sàm bị bắt là quá xứng đáng,hơn nữa phải xử phạt nghiêm minh với những con người như thế.Nếu không có căn cứ thì công an sẽ chẳng bao giờ dám đụng đến ai cả.Cứ để thời gian rồi biết,xem đến lúc đó các người có thể nói điều gì nữa.chỉ cần nhìn những lời lẽ từ trước đến giờ của Ba sàm thì bắt cũng chẳng có gì là oan uổng cả.

    Trả lờiXóa
  16. nếu để ý một chút thì việc bắt anh ba sàm là hoàn toàn đúng pháp luật anh ba sàm đã vi phạm pháp luật một cách rõ ràng và không thể trối cãi,các bài viết của anh đăng trên các trang dân quyền và chép sử việc đểu mang đậm tính chất thóa mạ anh hùng giải phóng của dân tộc, đặc biệt còn đăng lại các bài bẩn thỉu của thằng bùi tín để thóa mạ bác HỒ, phải chăng đó cũng không hoạt động phạm tội chắc

    Trả lờiXóa
  17. đọc cái bài đường lưỡi bò cho đến các bài viết ai thống trị việt nam ngày nay thì mới thấy được bản chất của thằng ba sàm này cũng chỉ là loại phản động chứ vô tội cái gì, tôn thờ lũ dẻ vàng bẩn thỉu thiểu năng thì làm sao mà có thể gọi là vô tội được những thằng nào muốn dựng lại việt nam cộng hòa thì chắc chắn là phạm tội đơn giản là lũ việt nam cộng hòa không được phép dựng lại, giờ thì bò vàng cali lại tuyền truyền dân chủ bất bạo động, cũng chẳng thể nào mà lôi kéo được quần chúng nhân dân đâu, chỉ lừa phỉnh được mấy đứa nhẹ dạ cả tin thôi

    Trả lờiXóa