Chống tham nhũng ở VN ‘là mị dân’
- 3 tháng 12 2014
Nhìn lại “Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 13” ngày 26/11/2014. Với nỗ lực cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng đã đem đến hiệu quả ít nhiều.
Với kết quả chống tham nhũng năm 2014, thu hồi 46,9 tỷ đồng từ 54 vụ tham nhũng trên toàn quốc. Giá trị khiêm tốn trên cũng chỉ tương đương chi phí % đúng giá cho giao nhận và chi phí “ bôi trơn” khác của một dự án xây dựng cơ bản với tổng mức khoảng 500 tỷ đồng.
Chống tham nhũng ở Việt Nam ngày càng đi vào bế tắc. Bởi một nghịch lý đó là người thực thi pháp luật chống tham nhũng cũng chính là người dung dưỡng tham nhũng, đã từng phụng sự tham nhũng, đã tham nhũng hoặc vẫn đang trong lợi ích nhóm, đang là hậu duệ, có ân huệ, có quan hệ…với tổ chức, cá nhân tham nhũng.
Chống tham nhũng ở Việt Nam bản chất là cuộc chiến tương tàn giữa các tầng lớp đồng chí, dòng họ, ơn nghĩa thừa kế, có quan hệ chằng chịt về kinh tế, đã hoặc đang hoạt động chung lợi ích. Ngoài ra tham nhũng trong chính trị, từ những người làm chính sách trực tiếp hưởng lợi chớp nhoáng, cũng khó mà phát hiện và chống được. Do đó hiệu quả của công cuộc chống tham nhũng cũng chỉ dừng lại ở số ít cá nhân đại diện cho một bộ máy tham nhũng có hệ thống khổng lồ “bị lộ” qua phản ánh từ nước ngoài, qua doanh nghiệp phá sản, qua đấu đá nội bộ mà thôi.
Phụng sự tham nhũng
Tham nhũng hiện nay đã là thói quen, là văn hóa, tập quán của người Việt trưởng thành khi bước vào ngưỡng cửa công chức. Việc này làm cho xã hội bị đình trệ phát triển, một nguồn nhân lực lớn của đất nước chỉ mong xây dựng cuộc sống của mình gắn liền với quan niệm phải ổn định, được nhàn hạ, ít động não, làm ra thật nhiều tiền từ những trạng thái làm việc mơ hồ, hơn là tạo ra sản phẩm vật chất lẫn sản phẩm tinh thần có cạnh tranh, có ích cho xã hội.
Một tập thể lớn tri thức tham gia vào việc hợp thức hóa rửa tiền từ tham nhũng là công việc bình thường hàng ngày của họ, và họ không có khái niệm phạm tội, họ coi là bình thường việc đang tiếp tay cho tham nhũng.
Đã có nhiều quy định của chính phủ về quản lý giao dịch tiền mặt vốn là đặc trưng ở Việt Nam đến nay với mục đích chống rửa tiền, chống khủng bố. Nhưng vẫn tồn tại rất nhiều cửa để chung chi, bằng những con số tiền mặt rất lớn từ các doanh nghiệp phụng sự tham nhũng, và giá trị tham nhũng sẽ hoàn khép chứng từ để hoàn vốn một cách dễ dàng.
Hình thức giao dịch tham nhũng bằng tài sản, bằng trao đổi bổ nhiệm chức vụ, mua bán chức quyền và bằng nhiều hình thức tinh vi khác ngoài tiền thì hầu như vẫn đang diễn biến tốt đẹp.
Chắc chắn rằng không ai tự kết tội chính mình, dòng họ mình, phe cánh mình, đưa mình vào thế phản ơn, phản thầy một cách tự nguyện. Cho nên công cuộc chống tham nhũng hiện tại cũng chỉ là hình thức xoa dịu lòng dân, hình thành những tổ chức chống tham nhũng không ngoài mục đích đủ thành phần hành pháp, cân bằng quan hệ chính trị nhóm vì lợi ích.
Tham nhũng ở Việt Nam muôn hình vạn trạng, đang phát triển bình thường:
Hiện tại tham nhũng Việt Nam đang phát triển ngày càng tinh vi hơn, nguy hại hơn cho nền kinh tế đang bế tắc về phát triển với nhiều nợ công, nợ xấu. Dễ dàng nhìn thấy tham nhũng phát sinh hàng ngày khắp nơi, mọi chốn.
Việc mua sắm tài sản công, vật tư, nguyên liệu, thiết bị, đấu thầu theo quy định cũng dễ dàng thao túng hành vi “tham nhũng nhưng đúng luật” với hình thức cung cấp hồ sơ đấu thầu, chào thầu, quân xanh quân đỏ, chính từ người trực tiếp trúng thầu thực hiện, được bật đèn xanh bởi cả hệ thống điều hành. Luật bất thành văn, thống nhất chia chác tỷ lệ tham nhũng từ trên xuống dưới vẫn đang tiếp diễn.
Tham nhũng có giá trị lớn trong xây dựng cơ bản như trước đây thông qua giao nhận các dự án. Trực tiếp tham nhũng bằng cách thu theo tỷ lệ % dự án thì hiện tại biến hóa hơn, có tổ chức hơn. Các công ty mới, lợi ích nhóm mới hình thành có sự hỗ trợ mạnh từ ngân hàng. Mượn năng lực để hợp thức hóa giao nhận làm chủ dự án, chủ đầu tư và lách luật “cấm thầu phụ”, bằng hình thức biến hợp đồng các công ty có năng lực thật sự thành những đội trực thuộc, giao khoán và thu tỷ lệ % cao hơn nhiều. Vì cần việc làm để tồn tại, các doanh nghiệp chuyên nghiệp cũng trở thành nguyên nhân tiếp tay cho tham nhũng và làm giảm đi chất lượng công trình.
Người dân hàng ngày nhận hàng hóa từ nước ngoài qua cửa hải quan sân bay cũng được thỏa thuận đóng thuế hai mức giá, tùy thuộc vào việc lấy hóa đơn nộp thuế hay không.
Thậm chí tham nhũng của các cơ quan hành pháp, tư pháp phát sinh trên những cá nhân, tổ chức tham nhũng cũng là chuyện không hiếm.
Rất nhiều hình thức tham nhũng khác mà người dân ai cũng biết, liên quan đến cuộc sống của mình. Họ ngoan ngoãn tiếp tay tham nhũng có thể vì lợi ích trước mắt, và ít ai dám nói ra.
Những “đồng chí chưa bị lộ” còn lại, không phải là chưa lộ, mà hầu hết đã lộ giữa ban ngày, thể hiện qua khối tài sản không thể biện minh, là thực tế trên cả nước.
Bằng cách nào để chống tham nhũng một cách hữu hiệu thật sự?
Nhìn lại việc ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính Phủ. Chưa kể tham nhũng hay không, thì việc phạm luật trốn thuế thu nhập là điều chắc chắn. Và hầu hết các quan chức ở Việt Nam đều vi phạm luật thuế này.
Không riêng gì ông Truyền lúc tại vị, những phát biểu đình đám cho công tác phòng chống tham nhũng của những người đương nhiệm xét cũng chỉ thực hiện theo nhiệm vụ hơn là lương tâm và trách nhiệm.
Việt Nam đã từng tồn tại thuế thu nhập bất thường từ thời bao cấp, chủ yếu là từ việc trúng số kiến thiết. Cụ thể hơn theo Nghị định 147/2004/NĐ-CP và Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định thuế suất thu nhập cá nhân (hoặc bất thường) từ 5% đến 40% với giá trị thu nhập tương ứng.
Nếu nhìn vào tài sản bề nổi hiện tại, so sánh hồ sơ lưu trữ kê khai và nộp thuế tại các cơ quan thuế thì người dân ít nhiều là những đối tượng trốn thuế thu nhập. Hầu hết quan chức nhà nước lại là đối tượng trốn thuế thu nhập lớn hơn, chưa kể sau năm 2006 đảng viên mới được hợp thức làm kinh tế tư nhân.
Hợp thức hóa tài sản
Để hợp thức hóa tài sản, giảm giao dịch tiền mặt cho mục đích thực thi phòng chống tham nhũng hiệu quả, phải chăng nên làm một cuộc cách mạng “công nhận, hợp thức hóa tài sản sở hữu hợp pháp” bằng cách “truy thu thuế” thu nhập cá nhân hiện tại, và nhất là tài sản lớn của quan chức nhà nước.
Phải hợp thức một mặt bằng minh bạch tài sản, từ đó làm cơ sở quản lý chống rửa tiền từ tham nhũng và chống thất thu thuế là điều kiện cần bắt buộc. Đây là việc mà hầu hết các nước phát triển đã thực hiện từ lâu, nhằm quản lý thuế nhân sự, chống rửa tiền và phòng chống tham nhũng hiệu quả.
Nếu vẫn tồn tại vòng luẩn quẩn, mập mờ về tài sản quá khứ, hiện tại và tương lai thì công cuộc hô hào chống tham nhũng ở Việt Nam phải chăng chỉ là mục đích mị dân. Đẩy mạnh thực chất chống tham nhũng đối với các đối tượng quan chức, khác nào tự tạo nên cuộc chiến huynh đệ tương tàn, thậm chí tự giết chính bản thân mình, một việc làm quá ư trừu tượng.
Thực tế hóa việc phòng chống tham nhũng:
Việc phòng chống tham nhũng chỉ hữu hiệu khi quán triệt từ tư tưởng, từ chấp pháp, chứ không phải chống tham nhũng mà vẫn cứ chấp nhận tham nhũng từ lách luật, từ những biến hóa chứng từ hợp lý và từ lạm dụng ảnh hưởng chức quyền.
Đánh chuột hay giữ bình chỉ thiết thực khi hợp thức hóa, công nhận hình thành tài sản cá nhân hợp pháp của các quan chức thông qua kê khai và truy thu thế thu nhập, làm cơ sở pháp lý. Sau đó được kiểm soát hoạt động, thu nhập quan chức bằng công cụ thuế và dễ dàng giám sát từ toàn dân.
Vẫn phải “dùng chuột để diệt chuột”, vẫn duy trì “lách luật đúng quy trình” thay cho các biện pháp “thuốc diệt chuột”, và chuột cũng chính là chủ nhà, thì công cuộc chống tham nhũng bằng tự kê khai tài sản các quan chức ở Việt Nam mãi chỉ là câu chuyện khôi hài.
Có định hướng đi theo chủ nghĩa nào đi nữa, thì việc minh bạch tài sản và lành mạnh thu nhập, tuân thủ theo các qui định thuế là điều cần thiết tối thiểu cho một xã hội. Chủ động duy trì một mớ bòng bong tài sản nhập nhằng, thực hiện phòng chống tham nhũng bằng những lý thuyết suông mãi chỉ là mơ mộng viển vông.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả.
Nếu thực hiện tốt việc minh bạch tài sản và thực hiện tooys việc thu yhuees thu nhập cá nhân thì ngân sách nhà nước cũng tăng đáng kể
Trả lờiXóaNếu thực hiện tốt việc minh bạch tài sản và thực hiện tốt việc thu tốt thu nhập cá nhân thì ngân sách nhà nước cũng tăng đáng kể cho dù đó là tài sản tham nhũng còn việc chống tham nhũng như trên đúng chỉ là trò hề của ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
Trả lờiXóaĐúng là chống tham nhũng ở VN không khác gì đánh trận giả, thanh tra kiểm tra, rồi kiểm toán liên tục mà chẳng phát hiện ra điều sai trái gì, chỉ đến lúc nhân dân và báo chí (tức là công luận) ồn ào lên, phanh phui ra thì lúc đó tham nhũng mới bị "phát giác". Khi ấy bao nhiêu cơ quan liên quan tới việc chống tham nhũng cũng chẳng phải chịu trách nhiệm gì, đường lối chính sách của nước ta quả thật là LẠ ! Bên "TÂY" mà như thế thì mất chức hết. Bên TA thì không cách chức vì sợ ảnh hưởng tới sự đoàn kết đồng thuận, còn từ chức thì có thể nói gần như là KHÔNG !
Trả lờiXóaNói tới chủ đề này thật là chán, chán nhất là không thấy lối ra. Mọi người đừng mơ mộng vào một điều kì diệu mà hãy phân tích xem nguyên nhân cốt lõi vì sao lại như vậy Dân thường có tham nhũng đc o? Vậy những người tham nhũng là ai?
Trả lờiXóaTại sao tham nhũng nó không xảy ra ở những tập đoàn tư nhân như HAGL... mà chỉ xảy ra ở những tập đoàn nhà nước. Đơn giản vì tư nhân họ đâu để người khác lấy tiền của mình. Còn tập đoàn nhà nước thì tiền chùa, không đục hơi bị phí. Chỉ có dân đen è cổ ra đóng thuế trả nợ.
Trả lờiXóaCó ông ở phía dưới bình luận đúng ý mình đấy, không tính đến chuyện thất thoát, ít ra bộ xây dựng làm tốt còn cho tôi cơ hội mua nhà giá rẻ còn ông giao thông cho tôi ma trận phí, mỗi lần đi ô tô từ Hà Nội về Thái Bình mà thấy ức không chịu được, 100km - 4 trạm thu phí, đường thì nay sửa mai bảo trì... nhục.
Trả lờiXóaKhông một vị quan nào dám xây công trình nào có lợi cho dân cả, như nhà máy chế rác thải, nhà máy chế biến sản phẩm , toàn là công sở , tượng đài đâu đâu cũng có, bắt dân quyên góp tới ba năm chẳng hạn như huyện Hoài Nhơn ( Bình Định ) . Đó là cơ hội cho tham nhũng ,xây nhau rồi chia nhau , dân ta biết cả.
Trả lờiXóaTôi thấy Bộ Xây dựng còn hơn chán Bộ GT, báo cáo tiết kiệm hàng ngàn tỷ nhưng họ đẻ ra nhiều cái còn "hành dân" kinh hoàng hơn, như trạm thu phí BOT dăng khắp đất nước, đường thì chưa xong đá ổ voi, ổ ngựa, rồi phí lưu thông đường bộ... Ôi trời ơi! cái đấy đánh trực tiếp vào ví người dân ạ.
Trả lờiXóachắc ko có hồi kết, tham nhũng thất thoát tràn lan, quan thì hô hào chống tham nhũng lãng phí nhưng cuối cùng nó càng nặng nề thêm.dân nghèo thì khổ sở ko biết kêu ai. Việt Nam Ko chịu phát triển vì lí do j
Trả lờiXóaĐúng là chống tham nhũng ở VN không khác gì đánh trận giả, thanh tra kiểm tra, rồi kiểm toán liên tục mà chẳng phát hiện ra điều sai trái gì, chỉ đến lúc nhân dân và báo chí (tức là công luận) ồn ào lên, phanh phui ra thì lúc đó tham nhũng mới bị "phát giác". Khi ấy bao nhiêu cơ quan liên quan tới việc chống tham nhũng cũng chẳng phải chịu trách nhiệm gì, đường lối chính sách của nước ta quả thật là LẠ ! Bên "TÂY" mà như thế thì mất chức hết. Bên TA thì không cách chức vì sợ ảnh hưởng tới sự đoàn kết đồng thuận, còn từ chức thì có thể nói gần như là KHÔNG ! B
Trả lờiXóaXin hỏi trách nhiệm của các đơn vị Thanh tra, Kiểm toán, Thẩm định... trong những vụ như Vinalines, Vinashin là như thế nào nhỉ? Có phải là vô can? Nghĩ mà thương những chủ nhân tương lai của đất nước, đang ngây thơ, ngơ ngác gánh một đống nơ trên vai...
Trả lờiXóaNói tới chủ đề này thật là chán, chán nhất là không thấy lối ra. Mọi người đừng mơ mộng vào một điều kì diệu mà hãy phân tích xem nguyên nhân cốt lõi vì sao lại như vậy Dân thường có tham nhũng đc o? Vậy những người tham nhũng là ai?
Trả lờiXóaBài viết hay thì rõ rồi ,nhưng theo tôi cái đích chống tham nhũng không chỉ bắt kẻ tham nhũng mà cần phải thu hồi được số tiền của kẻ tham nhũng làm thất thoát của dân ,tất cả những người liên quan phải bồi thường đủ số tiền đó của dân ,không chỉ bắt tù kẻ tham nhũng là xong .Như vậy thì chống tham nhũng mới có ích cho dân ...
Trả lờiXóaĐây không phải là lần đầu báo chí nêu lên vấn đề này. Nếu như số tiền mà mỗi người dân Việt Nam phải gánh nợ kia không chui vào túi các Anh quan tham mà phục vụ cho an sinh xã hội thì con em và bản thân chúng ta đỡ khổ cực hơn nhiều. Tôi là người lao động nhung thiết nghĩ bất cứ ai tham nhũng, làm thất thoát tài sản nhà nước phải có hình thức xử lý cụ thể theo số tài sản làm mất. phải có những án tử hình, chung thân thì mới hạn chế được vấn nạn trên/
Trả lờiXóaMong sao có báo nào mổ xẻ lại những khái niệm: 1) Thế nào gọi là tham nhũng, lãng phí? kể cả vật chất lẫn phi vật chất (Tôi thấy, nhiều người vẫn lơ mơ cứ nghĩ vài trăm triệu mới là tham nhũng); 2) Tổ chức, quản lý xã hội là gì? 3) Thế nào là xã hội công khai minh bạch? Tạm thời như thế đã.
Trả lờiXóaquá đơn giản muốn nhận diện những người tham nhũng không có gì là khó cả, thế này nhé một cán bộ mà lương một tháng cao lắm cũng chỉ là trên dưới chục triệu, cứ cho là không ăn không uống đi thì làm thế nào mà có thê mua nhà mua xe sang hàng mấy tỷ đồng, giải thích hộ tôi cái
Trả lờiXóatôi thì tôi nghĩ như thế này cần phải xếp tội tham nhũng vào danh mục một trong những tội nặng nhất ,bởi hậu quả mà hành vi tham nhũng gây ra cho xa hội và đất nước là vô cùng nặng nề, chính vì vậy đảng và nhà nước cần phải quyết liệt hơn nữa trong việc đấu tranh với tội phạm tham nhũng
Trả lờiXóathực sự thì vấn đè tham nhũng lãng phí là một vấn đề hết sức nhức nhối ở nước ta, ai cũng biết cần phải loại trừ nó nhưng nó vấn còn tồn tại và gây hại cho đất nước ta, vì vậy hãy nghĩ tới sức mạnh của quần chúng, hãy để họ phát hiện và tố giác những người có biểu hiện của hành vi tham nhũng
Trả lờiXóabài viết đã cho người đọc thêm nhiều kinh nghiệm để phát hiện dấu hiệu tham nhũng. Qua bài viết nay thì tôi xin rút gọn lại là mọi người dân, cứ dùng con mắt của mình, để ý và quan sát những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, đây là những người có thể tham nhũng, và tham nhũng thì chỉ có những người này mà thôi, tham nhũng là ở chỗ họ có những tiêu cực để vụ lợi cho bản thân về vật chất và tinh thần, họ được một số lượng vật chất phi pháp, họ giàu lên một cách bất thường, khi tiền lương của họ sẽ không được như thế.
Trả lờiXóaTuy nhiên, có một lưu ý là không phải ai giàu lên bất thường đều tham nhũng, có thể ngoài làm việc công, họ còn làm thêm ngành nghề khác, vì vậy mà mọi người cần xem xét kĩ lượng, tránh oan cho người khác, làm ảnh hưởng tới uy tính của họ.
nếu nhận ra dâu hiệu của hành vi tham nhũng của cán bộ thì thiết nghĩ rằng mỗi người nên nghĩ ngay tới hành động đó là phải đi báo cơ quan có chức năng ,đó là một việc làm rất có ý nghĩa đối với đất nước, bởi đảng và nhà nước luôn quan tâm tới việc bài trừ tệ nạn tham nhũng
Trả lờiXóanhấn dân mà phát hiện được mấy cái thắng này thì cứ tố giác chúng nó, để những cơ quan có chức năng nhanh chóng phát hiện và xử lý bọn này ,toàn là những bọn hại dân hại nước ăn chặn tiền của nhân dân, khiến nước nhà suy yếu, chậm phát triển ,những tê này bắt được thì phải xử lý thật nặng vào
Trả lờiXóacứ người nào có chức vụ mà có thu nhập cao bất thường thì người đó có rất nhiều khả năng phạm tội tham nhũng , chứ còn gì nữa ,tôi không nói tất cả như vậy nhưng mọi người cứ để ý mà xem ,những người như vậy thì nên chú ý, nếu phát hiện được thì nên báo cáo cơ quan có chức năng
Trả lờiXóasức mạnh của quần chúng nhân dân có thể nói la vô tân, không nghi ngờ gì về điều đó nữa tất cả các vấn đề trong xã hội đểu có thể được giải quyết với sức mạnh của quần chúng nhân dân, vấn đề là làm thế nào để nhân dân có thể phát huy được sức mạnh đó mà thôi
Trả lờiXóanói nhiều không bằng hành động ngay, tội phạm tham nhũng có ảnh hưởng rất lớn tới đát nước, và có ảnh hưởng tới bản thân mỗi người dân chúng ta ,đâu tranh với tham nhũng chính là chúng ta đang đấu tranh cho bản thân chúng ta đồng thời góp phần xây dựng đất nước
Trả lờiXóaĐể kể ra những dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng thì nhiều lắm. Thời buổi kinh tế thị trường này lại đặc biệt có nhiều. Ai cũng vì lợi ích của bản thân mà quên đi trách nhiệm của mình với nhân dân. Chính việc đó làm cho tình hình tham nhũng ngày càng trở nên trầm trọng hơn
Trả lờiXóaTình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo.
Trả lờiXóaTôi cũng làm ở cơ quan nhà nước, thấy chủ yếu là “hành văn chính”. Trong cơ quan cũng có cảnh hành nhau, ví dụ: một văn bản chỉ bằng 1/2 tờ giấy A4 mà 5 -6 sếp (3 sếp phó phòng, 1 trưởng phòng, 1 phó giám đốc, giám đốc) sửa cả ngày không xong. Đây là căn bệnh giấy tờ nặng nề nhất trong khối nhà nước, sếp nào cũng cho mình là đúng. Chẳng trách gì các đơn vị cấp dưới và doanh nghiệp bị hành tới lui ít nhất 3 lần mới xong việc. Nói thật với các bác, tôi thấy kiểu làm việc chán thiệt. Hiện nay ngành “hành” nhất là Kho Bạc, làm cho nhiều đơn vị đi tới đi lui nhiều lần để thanh toán thu, chi ngân sách nhà nước. Bình quân 1 đơn vị hành chính sự nghiệp một năm có ít nhất 100 lần đến KBNN. Báo chí nên vi hành thử một đơn vị hành chính sự nghiệp thì biết ngay
Trả lờiXóavấn đề tham nhũng thực sự vô cùng rất nan giải, đây là nguyên nhân trực tiếp kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta ,đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển kinh tế hết sức mạnh mẽ ,không thể để những sự việc như thế này ảnh hưởng tiêu cực tới nó đươc, phải có biện pháp để ngăn chặn thôi
Trả lờiXóanhận thức được những vấn đề đó sẽ rất có lơi, khi biết được những dạng tham nhũng đang diễn ra hiện nay thì mọi người sẽ có cách để phát hiện họ một cách nhanh chóng hơn, từ đó hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng chống tham nhũng, đó là một điều rất tốt đói với đất nước ta
Trả lờiXóaDù là tham nhũng vật chất, tham chũng chính trị, tham nhũng địa vị, tham nhũng về kinh tế, hành chính, tham nhũng lớn hay nhỏ cũng đều phải lên án và loại bỏ càng sớm càng tốt. Nó như những cục ung bướu nếu không ngăn chặn kịp thời thì sẽ ngày càng lan rộng và để lại hậu quả rất lớn.
Trả lờiXóaThực sự thì nhiều người cũng đâu phải có ý tham nhũng đâu. Cũng phải nói rằng quan tham thì dân gian. Bởi lẽ dân thì không muốn chịu phạt nên đi hối lộ cho quan mà đã đánh vào lòng tham rồi thì mấy ai cưỡng lại được. Nên cái chuyện tham nhũng cũng là bình thường mà thôi
Trả lờiXóaỞ nước ta hiện nay, nếu không kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và quét sạch những kẻ thoái hóa, biến chất làm biến dạng quyền hạn và công vụ được nhân dân giao phó thì rất dễ nảy nòi một tầng lớp “tham quan ô lại mới” - một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang quyết tâm xây dựng. Điều cần thiết nhất bây giờ là phải xây dựng đội ngũ cán bộ không có tham nhũng mới mong tiến bộ xã hội được
Trả lờiXóaai cũng biết tham nhũng là có hại, rất có hại cho đất nước, thực tế thì đảng và nhà nước ta cũng đã rất quan tâm tới công tác đấu tranh với tội phạm tham nhũng rồi, tuy nhiên hiện nay thì tình hình tội phạm tham nhũng cũng vẫn còn rất nhức nhối, mọi người cần phải nhận ra dâu hiệu của tội phạm tham nhũng để góp phần đấu tranh với loại tội phạm này
Trả lờiXóaNói về tệ tham nhũng hiện nay thì CHẠY ÁN là một trong những chiêu "bọn sâu mọt" sử dụng phổ biến nhằm chạy tội, giảm tội,lại bằng chính những đồng tiền tham nhũng được . Vậy thì phải thừa nhận rằng "chạy án" đang tồn tại khách quan, như vậy đương nhiên những người chạy được án phải là những quan chức trong bộ máy chống tham nhũng có khả năng "đổi trắng thay đen",đã được "bọn sâu" trả công bằng những chiếc phong bì hậu hĩnh (cũng là tiền thuế của dân cả thôi!)Nay chúng ta nếu thực sự định đánh THAM NHŨNG chẳng học đâu xa hãy học TQ vừa rồi xử tội Bac hy Lai, một quan chức cỡ "rất bự" mà vẫn bị xử rất nghiêm minh .Nhân dân cả nước đang trông chờ Đảng chỉ đạo xử điểm 10 vụ TN trước mắt để tăng thêm lòng tin của xã hội.
Trả lờiXóatheo tôi việc chống tham nhũng không có gì là khó cả, nếu như các vị lãnh đạo thực sự là làm việc vì dân thì việc chống tham nhũng quá đơn giản là khác. Tôi nói không sai cả nếu không tin thì cứ đi vi hành là thấy rõ ngay thôi. ngay ở xã tôi cả năm nay chưa thấy ông bí thư xã và ông chủ tịch xã vào thôn xem bà con làm ăn thế nào, thì thử hỏi đã vì dân chưa?
Trả lờiXóaViệt Nam ta đang ở trong thời kỳ nạn tham nhũng hoành hành khủng khiếp nhất, nó như là giặc như là thù ở trong nước ấy. mà không nó còn ghê tởm hơn rất nhiều vì giặc hay thù thì còn biết mà đánh chứ bọn này bè phái, cấu kết nhau đục khoét của dân đúng là chẳng từ một cái gì.
Trả lờiXóaNói tới chủ đề này thật là chán, chán nhất là không thấy lối ra. Mọi người đừng mơ mộng vào một điều kì diệu mà hãy phân tích xem nguyên nhân cốt lõi vì sao lại như vậy Dân thường có tham nhũng đc o? Vậy những người tham nhũng là ai?
Trả lờiXóaai sẽ là người gánh chịu nhiều nhất vấn đề này?xin để mọi người tự suy ngẫm và trả lời.tôi chỉ mong mọi người hãy hành động và lên tường vì tương lai con e chúng ta được sống trong một đất nước hoà bình giàu đẹp.thanks
Trả lờiXóaTham nhũng thường gắn liền với “lợi ích nhóm”, “bè phái, cục bộ” là các hiện tượng tiêu cực đã được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phê phán. Vì “lợi ích nhóm”, một bộ phận cán bộ, đảng viên cùng cấu kết để bảo vệ quyền lợi, trục lợi cho riêng mình, cùng tham nhũng và bao che cho nhau trong hành vi tham nhũng. Lợi ích nhóm làm cho hành vi tham nhũng sâu sắc và tinh vi hơn nhiều (ví dụ, can thiệp vào việc xây dựng chính sách, đường lối nhằm định hướng, tạo điều kiện cho cơ hội tham nhũng sau này). Lợi ích nhóm gia tăng đồng nghĩa với việc gia tăng mất đoàn kết, đố kỵ, ghen ghét, bè phái trong Đảng. Đây là một trong những hình thức “tự diễn biến” cực kỳ nguy hiểm. Theo quy luật xã hội chung, một khi tồn tại “lợi ích nhóm” thì không có gì bảo đảm cho việc duy trì tương quan mong manh giữa “các nhóm”, “các phái”; luôn tồn tại nguy cơ bùng nổ tranh giành “lợi ích nhóm”. vì vậy để phòng được tham nhũng ở việt nam cần công khai mình bạch nghiêm khắc hơn nữa có thể sẽ cả nhóm cùng bị tội, không riêng việt nam các nước châu phi đang đầ phát triển cũng bị nạn tham nhũng hoàng hành
Trả lờiXóaMuốn trả lời cho câu này chúng ta phải ngồi từ từ và lần theo dấu vết. Bạn đọc sơ lốc hôm chưa, co nan edogawa chứ. Phải xem khái niệm tham nhũng là từ đâu. Về Việt Nam từ năm nào thì có thể giải thích được. :) đơn giản ở đâu có nhà nước ở đó có tham nhũng. Nó như là người bị bệnh mãn kinh lại thêm mấy bệnh khác, khi mình chữa khỏi bệnh khác thì mình vẫn còn bệnh mãn kinh. Nghĩa là bắt được một thằng tham nhũng thì cái nạn tham nhũng vẫn còn đó. Nên đừng ngồi đó mà nói người ta cũng có đấy mà hãy nghĩ ra biên pháp làm giảm căn bệnh mãn kinh này
Trả lờiXóa