Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Bắc giang - một xứ quân vô chính phủ

   Bắc giang nổi tiếng với ê kíp công an tạo dựng án oan, cướp đất của dân, đàn áp dân, đánh chết người tham gia giao thông khiến bạo loạn xảy ra với hàng ngàn người đập phá trụ sở ủy ban tỉnh...

 Bắc giang với nhiều vụ cưỡng đoạt đất đai của dân được chúng tôi đăng tải, dùng cả quân đội hỗ trợ cướp đất, đàn áp dân, cán bộ và côn đồ phối hợp để đàn áp nhà báo, cướp máy ảnh của phóng viên nhân dân, đánh phóng viên...Bắc giang hiện đang như một xứ quân loạn lạc.

Không ra quyết định thu hồi đất, lại tổ chức bảo vệ thi công?

(PL&XH) - Liên quan đến tỉnh lộ 293, tỉnh Bắc Giang qua huyện Lục Nam, UBND huyện tiếp tục có những thông báo, kế hoạch và thực hiện việc triển khai công tác hỗ trợ bảo vệ thi công công trình chưa phù hợp với quy định của pháp luật.



Nhiều hộ dân thuộc diện phải di dời nhưng lại không nhận được quyết định thu hồi đất cũng như quyết định cưỡng chế của UBND huyện.

Kế hoạch bảo vệ thi công?

Hộ ông Nguyễn Văn Phú, ở thôn An Phú, và hộ các ông Nguyễn Văn Hữu, Đặng Văn Khoản, Đặng Văn Tuấn, Lê Văn Tiến, các bà Nguyễn Thị Xa, Nguyễn Thị Tiêu, đều ở thôn An Thịnh, xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, rất bức xúc trước việc UBND huyện Lục Nam tiến hành bảo vệ thi công công trình cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 293 nhưng không hề có một quyết định thu hồi đất hay một quyết định cưỡng chế nào. 

Trong khi các hộ dân trên đều đang quản lý, sử dụng đất ven tỉnh lộ 293 và nguồn gốc đất của họ rất rõ ràng. Ví dụ như đất của hộ ông Khoản, ông Tuấn đều là đất của cha ông để lại năm 1968. Còn nguồn gốc đất của hộ ông Hữu, ông Tiến, bà Xa, bà Tiêu đều là đất tự khai hoang từ những năm 1978-1980 và đến năm 1987-1988 được địa phương cho phép làm đất ở. Riêng đất của hộ ông Phú được gia đình ông mua của địa phương từ năm 1993. Tất cả những thửa đất trên đều có nguồn gốc rõ ràng từ trước ngày 15-10-1993 và đã được địa phương xác minh cũng như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) từ năm 2000.  Quá trình sử dụng của các hộ dân không xảy ra bất kỳ tranh chấp gì và cũng chưa có quyết định nào từ cấp có thẩm quyền liên quan việc thu hồi đất. Vậy nhưng đến ngày 8-4-2014, UBND huyện Lục Nam lại ra một loạt thông báo về việc tháo dỡ tài sản bàn giao mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 293. 

Theo đó, UBND huyện Lục Nam đã căn cứ vào Kế hoạch số 47/KH-UBND ban hành ngày 7-4-2014 để yêu cầu các hộ dân phải tự tháo dỡ và bàn giao mặt bằng trước ngày 11-4-2014. Nếu quá thời gian trên mà các hộ dân không tự chấp hành thì UBND huyện sẽ áp dụng các biện pháp bắt buộc để giải phóng mặt bằng (GPMB).

Kế hoạch số 47/KH-UBND của UBND huyện Lục Nam không dựa trên chủ trương hay quyết định chi tiết nào liên quan đến các hộ dân này. Vậy nhưng UBND huyện vẫn huy động nhiều lực lượng công quyền để thực hiện kế hoạch này.  

Trong khi lẽ ra UBND huyện Lục Nam phải ban hành các quyết định thu hồi đất đối với từng hộ dân và yêu cầu các hộ dân tự tháo dỡ. Nếu các hộ dân không thực hiện thì UBND huyện mới ra quyết định cưỡng chế rồi xây dựng kế hoạch thực hiện việc cưỡng chế. Nhưng thay vì gọi là cưỡng chế, UBND huyện Lục Nam lại coi kế hoạch đó là hỗ trợ bảo vệ thi công. 

Tại Kế hoạch số 47/KH-UBND, UBND huyện Lục Nam ghi khá chi tiết việc tháo dỡ các tài sản liên quan, từ sân bê tông đến tường rào cũng như cây quả. Vậy đây được coi là cưỡng chế hay hỗ trợ bảo vệ thi công? Nếu coi là hỗ trợ bảo vệ thi công thì ai là người sẽ tháo dỡ các tài sản này khi không có quyết định cưỡng chế?

Đáng nói, nội dung của kế hoạch cũng như thông báo về việc tháo dỡ bàn giao mặt bằng của UBND huyện Lục Nam không đồng nhất. Đơn cử như trường hợp hộ bà Tiêu, trong thông báo thì không có tài sản tháo dỡ mà chỉ bảo vệ thi công ngoài vành đai. Nhưng trong kế hoạch, tài sản bảo vệ thi công lại bao gồm bê tông cốt thép, cổng sắt, cây cối,.... Vậy bà Tiêu sẽ phải thực hiện theo văn bản nào cho đúng để khỏi bị “cưỡng chế”?

Hay trường hợp hộ ông Hữu, toàn bộ tài sản tháo dỡ đã được gia đình ông thực hiện từ cách đây gần 1 năm. Nhưng trong cả kế hoạch và thông báo đều ghi chi tiết những tài sản đó. Hộ ông Hữu sẽ phải tháo dỡ tiếp gì theo kế hoạch?

Dự án cải tạo và nâng cấp tỉnh lộ 293 thuộc địa bàn huyện Lục Nam.    Ảnh: N.Tuấn 

Hai việc hoàn toàn khác nhau

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Duy Quảng, GĐ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Lục Nam (TTPTQĐ) cho rằng, không thể đền bù phần đất thuộc hành lang an toàn giao thông (HLATGT). Căn cứ mà UBND cũng như TTPTQĐ huyện Lục Nam đưa ra là theo Nghị định số 203-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 21-12-1982 về việc ban hành điều lệ bảo vệ đường bộ, theo Chỉ thị 13/CT-UB của UBND tỉnh Hà Bắc (cũ) ngày 11-8-1983 về việc thi hành điều lệ bảo vệ đường bộ kèm theo Nghị định 203. Đồng thời, cũng căn cứ theo Chỉ thị số 06/CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 3-1-1990.

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Đoàn luật sư TP Hà Nội nhận định, thu hồi đất mà không có quyết định thu hồi là trái pháp luật. Trong trường hợp này, các hộ dân đều phấn khởi ủng hộ dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 293 nhưng việc UBND huyện Lục Nam cho rằng việc cấp GCNQSDĐ năm 2000 cho một số hộ dân là sai khiến người dân bất bình. Lý do mà UBND huyện đưa ra là đất của người dân “chồng lấn” lên HLATGT trong khi đất đó đều có nguồn gốc rõ ràng và được người dân sử dụng ổn định trước năm 1993 cũng như trước thời điểm có cột mốc chỉ giới HLATGT được cắm vào năm 1995. “Vậy đất của người dân có trước chứ không phải HLATGT có trước”, luật sư Tuấn phân tích thêm.

Hiện các hộ dân trên cùng hàng chục hộ dân khác đã gửi đơn khởi kiện hành chính đến TAND huyện Lục Nam. Hiện TAND huyện đang tiến hành thụ lý và giải quyết. Báo PL&XH sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc.

Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, quy định về hành lang ATGT và quyết định thu hồi đất là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nếu cho rằng quy định về hành lang ATGT là quyết định thu hồi đất thì hoàn toàn sai, không đúng quy định của pháp luật. Bởi dù đã là hành lang ATGT thì đất đó vẫn thuộc quyền sử dụng của người dân, nên khi cần thu hồi phải ra quyết định thu hồi và bồi thường theo quy định. Vậy việc UBND huyện Lục Nam dựa trên Nghị định 203 để không ra quyết định thu hồi đất cũng như không bồi thường người dân trong trường hợp này xem ra không đúng với quy định của pháp luật(?).
Nguyễn Tuấn

5 nhận xét:

  1. Sự việc trên đúng hay sai sẽ được cơ quan có thẩm quyền điều tra làm rõ và giải thích thắc mắc cho nhân dân hiểu rõ. Có thể phía dưới cơ sở huyện Lục Nam đã thực hiện không đúng với trình tự mà bên trên giao làm, việc đó sẽ được xử lý nghiêm khắc. Pháp luật nhà nước Việt Nam sẽ nghiêm khắc trừng phạt những người có tội. Bọn phản động sẽ không thể lợi dụng những khuyết điểm này để công kích nhân dân, lật đổ chính quyền được đâu.

    Trả lờiXóa
  2. Bọn phản động chúng mày ngồi rảnh không có việc gì làm đi bới móc những "hạt cát" nhỏ để rồi phóng đại, bịa đặt nói xấu,... tất cả đều phục vụ cho mục đích bẩn thỉu là lật đổ chính quyền nhà nước Việt Nam. Nhưng mà bọn mày nhầm to. Một đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VIệt Nam đang ngày càng phát triển sẽ không bị những kẻ tiểu nhân như chúng mày làm cho lung lay được đâu. Đúng là không biết tự lượng sức mình gì cả.

    Trả lờiXóa
  3. Sự việc được đưa lên phương tiện thông tin đại chúng thì cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ. Chính quyền làm sai, giải phóng mặt bằng không đúng quy định của pháp luật thì phải xử lý để đem lại niềm tin cho nhân dân. Không có nhân dân ủng hộ thì chính quyền không thể giải quyết được vấn đề gì hết.

    Trả lờiXóa
  4. Sự việc trên cần có sự điều tra làm rõ.Có thể phía dưới cơ sở huyện Lục Nam đã thực hiện không đúng với trình tự mà bên trên giao làm, việc đó sẽ được xử lý nghiêm khắc. Pháp luật nhà nước Việt Nam sẽ nghiêm khắc trừng phạt những người có tội.Và những vụ việc tác giả đưa ra ở gần tiêu đề bài viết nên có những dẫn chứng rõ ràng.

    Trả lờiXóa
  5. Việc thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng ,công trình nhà nước giúp đất nước phát triển là điều cần được mọi người dân ủng hộ và hưởng ứng mạnh .Nhưng có một số đối tượng chống đối và có những hành vi đê hèn gây cản trở việc thi công công trình cùng với sự hỗ trợ của một số đối tượng kích động để cản trở và gây sức ép lên chính quyền.

    Trả lờiXóa